intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình tam giác ngược (tiếp theo)

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

305
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối chiếu các màu trong “Nguyên liệu 5” và “tin hoàn chỉnh 5” dưới đây với các màu tương ứng trong bản thông cáo báo chí gửi cho nhà báo, chúng ta sẽ thấy các thông tin được lượm lặt, chắt lọc, và xử lý để thành tin chính thức thế nào. Hai điều chú ý quan trọng nhất khi xử lý tư liệu: 1. Hầu hết tư liệu nhận được không sử dụng ngay được cho báo chí vì đơn giản đối tượng đích của tài liệu gửi và đối tượng đích của báo chí muốn phát hành khác nhau...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình tam giác ngược (tiếp theo)

  1. Mô hình tam giác ngược (tiếp theo) Đối chiếu các màu trong “Nguyên liệu 5” và “tin hoàn chỉnh 5” dưới đây với các màu tương ứng trong bản thông cáo báo chí gửi cho nhà báo, chúng ta sẽ thấy các thông tin được lượm lặt, chắt lọc, và xử lý để thành tin chính thức thế nào. Hai điều chú ý quan trọng nhất khi xử lý tư liệu: 1. Hầu hết tư liệu nhận được không sử dụng ngay được cho báo chí vì đơn giản đối tượng đích của tài liệu gửi và đối tượng đích của báo chí muốn phát hành khác nhau rất xa 2. Luôn xác định tư liệu hay thông cáo báo chí nhận được phải qua xử lý 3. Việc xử lý dựa trên nhiều tiêu chí mà hai trong số tiêu chí quan trọng đầu tiên là xác định thời gian định đăng tin/bài lấy thông tin từ tư liệu hoặc thông cáo báo chí, và vấn đề chính định truyền tải đến độc giả đích 4. Đảm bảo mối quan hệ logic giữa nội dung tít (headline), phần mở đầu (lead), và thân tin/bài (text body). Sự không logic về nội dung giữa ba thành phần trên là một trong những lỗi hay xảy ra nhất đối với biên tập viên 5. Các màu bôi ở nguyên liệu và ở tin hoàn chỉnh cho thấy, thông tin từ nguyên liệu được lần lượt xử lý và sử dụng thế nào trong tin hoàn chỉnh. Đáng chú ý, đoạn tin bôi màu vàng trong tin hoàn chỉnh không phải lấy từ
  2. nguyên liệu mà từ các nguồn khác như liên lạc với đại diện cơ quan chức năng (ở đây là Bộ Tài nguyên&Môi trường), và từ internet. Điều đó cho thấy, một trong những kỹ năng quan trọng của biệp tập tin từ thông cáo báo chí là không chỉ dựa trên thông cáo báo chí mà phải từ nhiều nguồn khác nhau tùy điều kiện và khả năng cụ thể. Nguyên liệu 5 Đất ngập nước – Trái tim của châu Á Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Đất ngập nước châu Á lần thứ tư tại Hà Nội, 22-25/6/2008 Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/6/2008 (Bộ TN&MT, Trung tâm Ramsar Nhật Bản và IUCN) – Tồn tại khắp nơi trến trái đất và là nguồn sống hàng ngày của hàng trăm triệu người, đất ngập nước đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì một trái đất với dân số khỏe mạnh. Ở châu Á, đất ngập nước gắn liền với sản xuất lúa và là một phần của di sản văn hóa. Tuy vậy, các vùng đất ngập nước lại là những hệ sinh thái bị đe dọa nhiều nhất trên hành tinh của chúng ta. Các vấn đề về sử dụng khôn khéo và quản lý bền vững các vùng đất ngập nước của châu Á đang được thảo luận trong một diễn đàn khu vực tổ chức tại Hà Nội.
  3. Hội nghị này do Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (Bộ TN&MT), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Trung tâm Ramsar Nhật Bản (RCJ) đồng tổ chức. “Hội nghị Đất ngập nước châu Á là diễn đàn quy tụ tất cả các bên liên quan đến đất ngập nước, gồm các nhà quản lý, các tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và các nhóm bản địa vào một cuộc đối thoại về các vấn đề, cách tiếp cận và những ưu tiên trong quản lý các vùng đất ngập nước của châu Á”, TS. Motokazu Ando, Chủ tịch RCJ phát biểu. RCJ là tổ chức có sáng kiến thành lập diễn đàn này năm 1992. Tổ chức 3 năm một kỳ, hội nghị lần này là diễn đàn đất ngập nước châu Á lần thứ tư. Hội nghị là một bước chuẩn bị để tiến tới Hội nghị Các bên tham gia Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Công ước Ramsar) lần thứ 10 sẽ diễn ra tại Hàn Quốc vào tháng 10 năm nay. Những đóng góp của các hội nghị đất ngập nước châu Á đã được công nhận trong Nghị quyết số 19: “Yêu cầu các thành viên tham gia công ước hợp tác với Ban thư ký Công ước Ramsar và các tổ chức phi chính phủ quốc tế ủng hộ và tham gia vào các Hội nghị về Đất ngập nước Châu Á”. “Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên tham gia công ước Ramsar, cho thấy Việt Nam đã sớm nhìn nhận được tầm quan trọng của các vùng đất ngập nước. Từ đó đến nay, Việt Nam đã luôn nỗ lực để khuyến khích việc sử dụng khôn khéo và quản lý bền vững các vùng đất ngập nước. Chúng tôi rất tin tưởng rằng hội nghị lần này sẽ mang lại những đóng góp tích cực và giúp Hội nghị Các bên tham gia
  4. Công ước Ramsar lần thứ 10 sắp tới thành công”, TS. Nguyễn Công Thành, thứ trưởng Bộ TN &MT phát biểu. Hội nghị đất ngập nước châu Á lần này lấy chủ đề chính là “Đất ngập nước – Trái tim của châu Á”. Hội nghị sẽ thảo luận các giá trị và các vấn đề về đất ngập nước tai châu Á trong mười lĩnh vực sau: Hướng tới sự lành mạnh của các vùng đất ngập nước; Hợp tác quốc tế trong quản lý các vùng đất ngập nước xuyên biên giới; Các vùng đất ngập nước và sản xuất nông nghiệp bền vũng; Lồng ghép bảo tồn đất ngập nước vào phát triển; Đất ngập nước và sinh kế bền vững; Giáo dục, đào tạo về đất ngập nước; Di sản văn hoá và quản lý đất ngập nước; Biến đổi khí hậu và các vùng đất ngập nước; Đất ngập nước và đa dạng sinh học, và Đất ngập nước Việt Nam. Hội nghị sẽ qui tụ các chuyên gia đất ngập nước hàng đầu của châu Á, giới thiệu các sáng kiến và thành tựu mới trong lĩnh vực bảo tồn và quản lý bền vững các vùng đất ngập nước, và các nhà lãnh đạo môi trường trẻ tuổi trong khu vực. Sẽ có khoảng 100 bài tham luận về các vấn đề liên quan đến đất ngập nước được trình bày tại hội nghị. Đây sẽ là cơ hội để tìm hiểu sâu về các vấn đề hiện tại cũng như các mối nguy cơ tiềm tàng đối với hệ sinh thái đất ngập nước, ví dụ nguy cơ từ biến đổi khí hậu. “IUCN coi hội nghị đất ngập nước là một cơ hội rất tốt để nâng cao nhận thức chung và chia sẻ kiến thức về đất ngập nước. Việc này là thiết yếu nếu muốn bảo tồn các vùng đất ngập nước của châu Á,” TS. Vũ Văn Triệu, Trưởng đại diện của IUCN tại Việt Nam phát biểu, “Chúng tôi hết sức ủng hộ sáng kiến tổ chức hội
  5. nghị với mạng lưới chuyên gia toàn cấu và khả năng tập hợp các đối tác của IUCN.” Một ‘Nghị quyết kêu gọi hành động từ Hà Nội’ sẽ được soạn thảo khi hội nghị kết thúc, và sẽ được trình bày tại Hội nghị lần thứ 10 các Bên tham gia Công ước Ramsar sắp tới. Lưu ý Hội nghị xin mời tất cả các phóng viên quan tâm tới tham dự và đưa tin về diễn đàn này tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong. Để có thêm thông tin, xin liên hệ Bà Lê Thanh Bình (Trưởng phòng Bảo tồn Thiên nhiên Để bố trí phỏng vấn, xin liên hệ Chị Nguyễn Thị Bích Huệ (Điều phối viên về Truyền thông IUCN Việt Nam; ĐT: +84 4 726 1575/6 số lẻ 124; Email: hue@iucn.org.vn
  6. Ảnh có tại văn phòng IUCN Việt Nam . Xin liên hệ với chị Nguyễn Thị Bích Huệ để tìm ảnh trong tư liệu ảnh của văn phòng. ---------------------------------------------------------------- Về Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập theo Nghị quyết số 02/2002/QH11 được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 5/8/2002. Bộ đảm trách các công việc về địa chính, khí tượng thuỷ văn, địa chất và khoáng sản, quản lý môi trường, quản lý tài nguyên nước và công trình thuỷ lợi. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm bao quát việc quản lý các vùng đất ngập nước của VIệt Nam, và là đầu mối của Việt Nam tại Công ước Quốc tế về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, thường được biết đến với tên gọi Công ước Ramsar Về Trung tâm Ramsar Nhật Bản
  7. Trung tâm Ramsar Nhật Bản (RCJ) là một tổ chức phi chính phủ theo hình thức tham gia thành viên có trụ sở tại Tokyo . Thành lập năm 1990, RCJ hiện có 100 thành viên cá nhân từ 13 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á gồm Úc, Băng-la-det, Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xia, I-ran, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ma-lay-xia, Nê- pan, Phi-lip-pin, Đài Loan và Thái Lan. Thông qua việ hỗ trợ xúc tiến các diễn đàn đối thoại, như Hội nghị đất ngập nước châu Á, RCJ đã có nhiều sáng kiến để thúc đẩy việc trao đổi thông tin và thảo luận chuyên đề về bảo tồn và quản lý đất ngập nước với các nhóm có liên quan, gồm các chính phủ và chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và các cộng đồng địa phương. Về Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) IUCN, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, là mạng lưới môi trường toàn cầu có tuổi đời và quy mô lớn nhất thế giới. IUCN là một hiệp hội dân chủ có hơn 1.000 tổ chức chính phủ và phi chính phủ là thành viên, với khoảng 10.000 nhà khoa học tình nguyện viên ở hơn 150 quốc gia. Các hoạt động của IUCN được tiến hành với sự hỗ trợ của 1.100 cán bộ chuyên môn tại 62 quốc gia và hàng trăm đối tác ở các khu vực công cộng, phi chính phủ và tư nhân trên toàn thế giới. IUCN giúp thế giới tìm ra các giải pháp thiết thực cho các thách thức cấp thiết nhất về môi trường và phát triển, thông qua việc hỗ trợ nghiên cứu khoa học, quản lý các dự án trên thực địa, và làm cầu nối giúp các chính phủ, tổ chức phi chính
  8. phủ, liên hiệp quốc, các tổ chức công ước quốc tế và các công ty tư nhân cùng nhau xây dựng những chính sách, luật và phương thức hoạt động tốt nhất. ...Để biết thêm thông tin chi tiết, xin xem tại www.iucn.org Tin hoàn chỉnh 5 (viết vào thời điểm chưa tổ chức sự kiện, và dự định đăng báo một tuần trước khi diễn ra sự kiện) Lần đầu tiên Hội nghị Đất ngập nước Châu Á ở Việt Nam Lần đầu tiên, hội nghị về đất ngập nước khu vực Châu Á được tổ chức ở Việt Nam, đúng 19 năm kể từ khi Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tham gia công ước quốc tế Ramsar về đất ngập nước. Tại hội nghị diễn ra từ ngày 22-25/6 ở Hà Nội, các nhà bảo tồn hàng đầu châu Á sẽ cùng nhau thảo luận mười lĩnh vực xoay quanh chủ đề “Đất Ngập nước – Trái tim Châu Á”. Trong số 100 tham luận, đáng chú ý, sẽ có thảo luận về ảnh hưởng của đất ngập nước đến sản xuất nông nghiệp, vai trò của đất ngập nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu, và tình hình đất ngập nước Việt Nam nói riêng.
  9. Quan chức thuộc Liên minh Bảo tồn Quốc tế (IUCN), một trong ba đơn vị tổ chức hội nghị, cho biết, một ‘nghị quyết kêu gọi hành động từ Hà Nội’ sẽ được soạn thảo khi hội nghị kết thúc, và sẽ được trình bày tại hội nghị lần thứ 10 các bên tham gia công ước Ramsar diễn ra ở Hàn Quốc sắp tới. Theo IUCN, tồn tại khắp nơi trên trái đất và là nguồn sống hàng ngày của hàng trăm triệu người, đất ngập nước đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì một trái đất với dân số khỏe mạnh. Ở châu Á, đất ngập nước gắn liền với sản xuất lúa và là một phần của di sản văn hóa. Tuy vậy, “các vùng đất ngập nước lại là những hệ sinh thái bị đe dọa nhiều nhất trên hành tinh”. Tham gia tổ chức hội nghị này, diễn ra ba năm một lần và là hội khị lần thứ tư trong khu vực Châu Á, ngoài IUCN, còn có Bộ Tài nguyên&Môi trường Việt Nam và Trung tâm Ramsar Nhật Bản (RCJ). Thứ trưởng Bộ Tài nguyên&Môi trường Việt Nam, TS Nguyễn Công Thành, nhấn mạnh, Việt Nam, với tư cách quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tham gia Công ước Ramsar (công ước quốc tế về bảo tồn đất ngập nước), mong hội nghị lần này mang lại những đóng góp tích cực và giúp Hội nghị các Bên Tham gia Công ước Ramsar tổ chức ở Hàn Quốc tháng 10/2008 “thành công”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2