intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình toán phục vụ đánh giá sức tải môi trường khu vực vịnh Hạ Long - Bái Tử Long

Chia sẻ: Nhi Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

53
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở ứng dụng mô hình tổng hợp 3 chiều (Delft3D) với kịch bản được thiết lập khác nhau của mô hình TĐL, CLN, vận chuyển trầm tích và mô hình sinh thái ở khu vực vịnh Hạ Long (VHL)-Bái Tử Long (BTL), những kết quả nhận được đã có đóng góp quan trọng cho việc đánh giá sức tải môi trường ở khu vực này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình toán phục vụ đánh giá sức tải môi trường khu vực vịnh Hạ Long - Bái Tử Long

Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, tập 17. 2012. ISSB 978-604-913-106-6<br /> <br /> MÔ HÌNH TOÁN PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ SỨC TẢI MÔI TRƯỜNG KHU<br /> VỰC VỊNH HẠ LONG- BÁI TỬ LONG<br /> VŨ DUY VĨNH, TRẦN ĐỨC THẠNH, CAO THỊ THU TRANG<br /> <br /> Viện Tài nguyên và Môi trường biển, 246 Đà Nẵng Ngô Quyền, Hải Phòng<br /> Email: vinhvd@imer.ac.vn<br /> 1. MỞ ĐẦU<br /> Khái niệm sức tải môi trường lần đầu tiên được các nhà khoa học Mỹ sử dụng khi xác<br /> định mật độ chăn thả gia súc phù hợp tại cao nguyên Kaibad vào đầu thế kỷ 20 [6]. Đến nay,<br /> việc đánh giá sức tải đã được áp dụng vào nhiều lĩnh vực trong đó có tài nguyên và môi<br /> trường biển. Đối tượng đánh giá sức tải môi trường không chỉ là một vài yếu tố liên quan trực<br /> tiếp mà tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau có tác động qua lại chịu ảnh hưởng lẫn nhau [3].<br /> Vì vậy cần có những đánh giá tổng hợp, có tính hệ thống và mang tính định lượng.<br /> Trong các thủy vực cũng như các hệ sinh thái luôn diễn ra sự tương tác của rất nhiều yếu<br /> tố khác nhau [10] cần tính đến trong việc đánh giá sức tải môi trường mà để tổng hợp chúng<br /> thì chỉ có thể sử dụng các mô hình toán (MHT) học [3, 7]. Những ứng dụng mô hình đầu tiên<br /> có thể kể đến là các kết quả của mô hình thủy động lực (TĐL) để đánh giá các điều kiện TĐL,<br /> giới hạn hoạt động và di chuyển của các khối nước, trao đổi nước [1, 9, 18].<br /> Ngoài mô hình TĐL, các mô hình chất lượng nước (CLN)- sinh thái học được sử dụng để<br /> để nghiên cứu biến đổi, chuyển hóa của các nhóm chất dinh dưỡng, hữu cơ hòa tan trong môi<br /> trường nước [6, 7, 8, 13]. Những kết quả của mô hình theo hướng này không chỉ cung cấp sự<br /> hiểu biết về diễn biến của các quá trình chuyển hóa vật chất trong thủy vực mà còn có thể đưa<br /> ra những đánh giá định lượng về khả năng tiếp nhận thêm các chất gây ô nhiễm vào khu vực<br /> nghiên cứu [2, 9, 13]. Đóng góp khác của MHT cho đánh giá sức tải môi trường cũng đã được<br /> thực hiện là tính toán vận chuyển bùn cát và biến đổi địa hình của thủy vực [11, 14].<br /> Khu vực nghiên cứu nằm ở vùng biển ven bờ phía Đông Bắc của Việt Nam, giới hạn<br /> trong khoảng 106°58'-107°22' kinh Đông và 20°45'-21015 vĩ Bắc, thuộc tỉnh Quảng Ninh<br /> cách thủ đô Hà Nội khoảng 150km về phía Đông – Đông Bắc. Đây là vùng biển giàu tài<br /> nguyên thiên nhiên và tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội nhưng cũng đã và đang phải đối<br /> mặt với những thách thức về môi trường biển. Chính vì vậy, vấn đề đánh giá giới hạn tiếp<br /> nhận chất gây ô nhiễm hay sức tải môi trường ở khu vực này rất có ý nghĩa thực tiễn, đặc biệt<br /> là các kết quả mang tính định lượng. Trên cơ sở ứng dụng mô hình tổng hợp 3 chiều<br /> (Delft3D) với kịch bản được thiết lập khác nhau của mô hình TĐL, CLN, vận chuyển trầm<br /> tích và mô hình sinh thái ở khu vực vịnh Hạ Long (VHL)-Bái Tử Long (BTL), những kết quả<br /> nhận được đã có đóng góp quan trọng cho việc đánh giá sức tải môi trường ở khu vực này.<br /> 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> <br /> 2.1. Tài liệu<br /> Các tài liệu cần thiết đã được sử dụng bao gồm các tài liệu thu thập và khảo sát về địa<br /> hình, khí tượng, thủy văn hải, CLN, sinh thái trong khuôn khổ đề tài: Nghiên cứu đánh giá<br /> sức tải môi trường và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường VHL-BTL.<br /> Ngoài ra, các tài liệu về phương pháp ứng dụng mô hình và tài liệu liên quan khác cũng<br /> đã được sử dụng. Trên cơ sở những tài liệu này, các MHT học được thiết lập theo những kịch<br /> bản khác nhau cho khu vực này đã được tiến hành. MHT được sử dụng ở đây là các nhóm mô<br /> hình TĐL, chất lượng nước, vận chuyển trầm tích và mô hình sinh thái trên cơ sở mô hình<br /> 213<br /> <br /> Delft3D do Viện thủy lực Delft (Hà Lan) nghiên cứu phát triển.<br /> <br /> 2.2. Phương pháp<br /> Để có số liệu cho các biên mở biển của mô hình TĐL khu vực VHL-BTL, phương pháp<br /> NESTHD [4] đã được sử dung. Theo phương pháp này, các kết quả của mô hình với phạm vi<br /> lớn hơn (lưới thô) đã được sử dụng làm đầu vào cho các điều kiện biên mở của lưới tính khu<br /> vực nghiên cứu (lưới chi tiết).<br /> Lưới tính thô của mô hình cũng là hệ lưới cong trực giao với phạm vi vùng tính mở rộng<br /> ra tới gần đảo Bạch Long Vĩ (BLV). Miền tính này có kích thước khoảng 129km theo phương<br /> đông tây và 122km theo phương bắc nam, diện tích mặt nước khoảng 7905.94km2 được chia<br /> thành 130 x 128 điểm tính với các ô lưới có kích thước biến đổi từ 262.75-1357.75m. Theo<br /> phương thẳng đứng, lưới tính thô cũng sử dụng hệ tọa độ  với 3 lớp nước với tỷ lệ từ mặt<br /> xuống đáy lần lượt là 33%, 34% và 33% độ sâu cột nước. Điều kiên biên của mô hình này là<br /> các hằng số điều hòa của các sóng triều chính O1, K1, P1, Q1, M2, S2 trong cơ sở dữ liệu thủy<br /> triều Fes2004 [12]. Điều kiện biên nhiệt-muối của mô hình này lấy từ số liệu trung bình tháng<br /> trong cơ sở dữ liệu WOA09 [19]. Số liệu gió dùng cho mô hình là số liệu quan trắc với tần<br /> suất 6h/lần tại BLV.<br /> Lưới tính chi tiết là hệ lưới cong trực giao, có phạm vi vùng tính bao gồm các vùng nước<br /> của VHL, vịnh BTL, vịnh Cửa Lục. Miền tính có kích thước khoảng 78 km theo chiều đông<br /> tây và 56 km theo chiều bắc nam, với diện tích mặt nước khoảng 1987.4km2 được chia thành<br /> 327 x 286 điểm tính, kích thước các ô lưới biến đổi từ 65.25 đến 296.5m (hình 1). Các ô lưới<br /> tính theo chiều thẳng đứng sử dụng hệ toạ độ  với 3 lớp nước với tỷ lệ từ mặt xuống đáy lần<br /> lượt là 33%, 34% và 33%.<br /> Đối với các điều kiện biên sông của mô hình chi tiết, sử dụng số liệu lưu lượng nước,<br /> nhiệt độ, độ mặn trung bình của các sông Chanh, sông Kinh Trai, sông Bình Hương, sông<br /> Trới, sông Diên Vọng và sông Mông Dương.<br /> <br /> Ghi chú:<br /> <br /> vị trí các biên mở<br /> <br /> Hình 1. Luới tính và vị trí biên mở mô hình thuỷ động lực vịnh Hạ Long- Bái Tử Long<br /> Mô hình vận chuyển trầm tích lơ lửng (TTLL) được xây dựng trên cơ sở các kết quả tính<br /> toán dự báo của mô hình TĐL, trong đó có phạm vi miền tính. Phạm vi vùng tính của mô hình<br /> lan truyền TTLL bao gồm các vùng nước của VHL-BTL, vịnh Cửa Lục, phía tây nam đảo<br /> Tuần Châu. Các biên mở sông là những nguồn cung TTLL chủ yếu cho khu vực tính bao<br /> gồm: sông Chanh, sông Hốt, khu vực Hùng Thắng, Sông Trới, sông Man, sông Diên Vọng và<br /> sông Mông Dương (Cửa Ông). Để đánh giá biến động địa hình ở một số khu vực trong VHLBTL, một số điểm tính của mô hình theo các mặt cắt (từ bờ ra) đã được đưa ra tại các khu vực<br /> phía ngoài Tuần Châu, Bãi Cháy, Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông và Mông Dương.<br /> 214<br /> <br /> Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, tập 17. 2012. ISSB 978-604-913-106-6<br /> <br /> Mô hình CLN và sinh thái học được thiết lập trên cơ sở các kết quả của mô hình TĐL.<br /> Các kết quả đó gồm: phạm vi miền tính, các vị trí biên cứng và biên mở, trường dòng chảy,<br /> độ sâu, trường nhiệt muối...v.v. Các thông số tính toán của mô hình CLN bao gồm: NO3,<br /> NH4, PO4, Si2O3, BOD, COD, năng suất sơ cấp do thực vật nổi (TVN).<br /> Các nhóm mô hình này được thiết lập và chạy với những kịch bản khác nhau, bao gồm:<br /> Hiện trạng (đặc trưng mùa): mùa mưa (tháng 9 năm 2008); mùa khô tháng 12 năm 2008). Các<br /> kịch bản này sử dụng các số liệu đo đạc tính toán thực tế ở khu vực nghiên cứu trong thời<br /> gian tính toán. Các kịch bản dự báo theo sự gia tăng tải lượng thải của các nhóm chất dinh<br /> dưỡng, hữu cơ và TTLL. Nhằm đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến<br /> biến đổi địa hình đáy khu vực nghiên cứu chúng tối đã thiết lập thêm các trường hợp tính: có<br /> khai thác khoáng sản và không có khai thác khoáng sản và so sánh hai trường hợp này.<br /> Điều kiện ban đầu cho lần chạy đầu tiên sử dụng các giá trị trung bình mùa của nhiệt độ,<br /> và các giá trị 0 cho độ mặn, mực nước và các nhóm dinh dưỡng, hữu cơ, TTLL. Sau lần chạy<br /> đầy tiên, điều kiên ban đầu của mô hiình sử dụng kết quả của trường nhiệt độ, độ muối và<br /> mực nước sau 30 ngày tính.<br /> Hiệu chỉnh và kiểm chứng độ tin cậy của mô hình<br /> Để đánh giá và hiệu chỉnh cho mô hình TĐL khu vực nghiên cứu, đã tiến hành phân tích<br /> và so sánh kết quả tính của mô hình với một số quan trắc về mực nước, dòng chảy, chất lượng<br /> nước trong thời gian tính toán. Đối với mực nước, sau lần hiệu chỉnh cuối, các kết quả tính<br /> toán cho thấy sai số bình phương trung bình giữa mực nước quan trắc và tính toán đều có giá<br /> trị nhỏ hơn 0.2m. Sai số này có thể chấp nhận được trong điều kiện địa hình khu vực tính<br /> phức tạp và biên độ dao động mực nước lớn như ở khu vực VHL-BTL. Dao động mực nước<br /> tính toán của mô hình với mực nước trong bảng thủy triều và quan trắc cũng cho thấy có sự<br /> phù hợp về pha triều và độ lớn. So sánh kết quả tính của mô hình và quan trắc dòng chảy, hàm<br /> lượng một số chất dinh dưỡng, hữu cơ trong khu vực nghiên cứu cũng cho thấy sự phù hợp.<br /> 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> 3.1. Điều kiện thủy động lực và khả năng trao đổi nước<br /> Điều kiện TĐL có vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển, phát tán, hòa tan các chất<br /> gây ô nhiễm. Nó cũng là cơ sở để tính toán, đánh giá phân bố và biến động theo không gian và<br /> thời gian của các nhóm chất gây ô nhiễm. Đối với khu vực VHL-BTL, kết quả mô phỏng điều<br /> kiện TĐL ở đây cho thấy chế độ dòng chảy của khu vực này liên quan chặt chẽ đến dao động<br /> của thuỷ triều và dòng chảy tổng hợp thể hiện tính chất của dòng triều. Trường dòng chảy<br /> trong khu vực có vận tốc nhỏ khi mực nước đạt các cực trị và vận tốc lớn hơn trong các pha<br /> triều lên hoặc xuống. Trong pha triều xuống, vận tốc dòng chảy cực đại thường lớn hơn trong<br /> pha triều lên do sự kết hợp của dòng triều và dòng chảy từ sông đưa ra. Trường dòng chảy khu<br /> vực VHL-BTL có các hướng chủ đạo liên quan đến pha triều là hướng Bắc - Đông Bắc và Tây<br /> Bắc (triều lên) và hướng Nam - Tây Nam và Đông Nam (triều xuống). Tính chất dòng chảy<br /> tổng hợp giữa mùa mưa và mùa khô không có sự khác biệt nhiều do dòng triều quyết định tính<br /> chất của dòng chảy tổng hợp.<br /> Chính do tính chất dòng chảy tổng hợp biến động theo pha triều lên trong pha triều<br /> xuống, các chất gây ô nhiễm được dòng nước đưa mạng từ bờ ra phía ngoài (hình 2-a). Ngược<br /> lại trong pha triều lên, một phần nó lại bị đẩy trở lại vùng ven bờ (hình 2-b). Điều này khá<br /> quan trọng khí muốn giảm ảnh hưởng của chất ô nhiễm đến môi trường nước thì có thể chọn<br /> thời điểm xả thải hợp lý.<br /> <br /> 215<br /> <br /> (a)<br /> <br /> (b)<br /> <br /> Hình 2. Trường dòng chảy khu vực vịnh Hạ Long - Bái Tử Long (a-triều lên; - triều xuống)<br /> <br /> Khả năng trao đổi nước là một trong những đặc điểm TĐL quan trọng ảnh hưởng lớn đến<br /> các quá trình biến đổi chất gây ô nhiễm trong thuỷ vực cũng như khả năng tiếp nhận chất ô<br /> nhiễm. Việc tính toán khả năng trao đổi nước được thực hiện qua đánh giá lưu lượng nước vào<br /> (ra) và thể tích nước của thủy vực. Những yếu tố này rất khó xác định hay đánh giá từ số liệu<br /> khảo sát vì thể tích, diện tích mặt cắt không chế khu vực trao đổi nước và vận tốc dòng chảy<br /> luôn biến động theo thời gian theo dao động của thủy triều. Tuy nhiên khi ứng dụng MHT thì<br /> <br /> 216<br /> <br /> Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, tập 17. 2012. ISSB 978-604-913-106-6<br /> <br /> vấn đề này lại được giải quyết một cách khá dễ dàng do trong MHT việc tính toán này được<br /> thực hiện bằng phương pháp tích phân.<br /> Bảng 1. Lượng nước và tỷ lệ nước trao đổi trung bình ngày tại Vịnh Hạ Long –Bái Tử Long<br /> Lượng nước trao đổi<br /> (triệu m3)<br /> Khu vực<br /> <br /> Tỷ lệ nước trao đổi<br /> <br /> Diện tích Thể tích**<br /> (tr. m2)<br /> <br /> (tr. m3)<br /> <br /> Mùa mưa<br /> <br /> Mùa khô<br /> <br /> vào<br /> <br /> ra<br /> <br /> vào<br /> <br /> ra<br /> <br /> 90,0<br /> <br /> 90,3<br /> <br /> 114,2<br /> <br /> 109,2<br /> <br /> Mùa mưa<br /> <br /> Mùa khô<br /> <br /> vào<br /> <br /> vào<br /> <br /> ra<br /> <br /> ra<br /> <br /> Bãi Cháy<br /> <br /> 22,4<br /> <br /> 128,9<br /> <br /> Cẩm Phả<br /> <br /> 117,0<br /> <br /> 1003,3<br /> <br /> 1304,0 1360,5 1591,8 1643,1<br /> <br /> 1,3<br /> <br /> 1,356 1,586 1,638<br /> <br /> Giữa Vịnh BTL<br /> <br /> 183,1<br /> <br /> 2207,1<br /> <br /> 2670,9 2688,3 3256,9 3263,1<br /> <br /> 1,21<br /> <br /> 1,28 1,476 1,479<br /> <br /> Giữa Vịnh HL<br /> <br /> 275,8<br /> <br /> 2652,0<br /> <br /> 1850,4 1877,3 2286,0 2300,7 0,698 0,708 0,862 0,868<br /> <br /> Vịnh Hạ Long<br /> <br /> 361,6<br /> <br /> 2927,2<br /> <br /> 1760,6 1882,2 2219,8 2289,2 0,601 0,643 0,758 0,782<br /> <br /> Vịnh BTL<br /> <br /> 359,6<br /> <br /> 3755,1<br /> <br /> 2442,7 2434,2 2963,3 2933,7<br /> <br /> Vịnh Cửa Lục<br /> <br /> 22,9<br /> <br /> 125,1<br /> <br /> Vịnh HL-BTL *<br /> <br /> 721,1<br /> <br /> 6682,3<br /> <br /> 27,7<br /> <br /> 70,4<br /> <br /> 45,0<br /> <br /> 70,0<br /> <br /> 4203,3 4316,4 5183,1 5222,8<br /> <br /> 0,698 0,701 0,886 0,848<br /> <br /> 0,65<br /> <br /> 0,648 0,789 0,781<br /> <br /> 0,222 0,563 0,36 0,559<br /> 0,63<br /> <br /> 0,65<br /> <br /> 0,78 0,78<br /> <br /> Ghi chú: * giới hạn bởi bờ và các mặt cắt HL1, HL5, HL6, BTL1, BTL1, BTL2, BTL3, 4SL4; ** tính<br /> trung bình khi dao động mực nước biến đổi từ 0-4m<br /> <br /> Đối với khu vực VHL, để tính toán trao đổi nước, đã chia khu vực này thành các miền<br /> nhỏ ứng với mỗi khu vực nhỏ khác nhau. Các miền nhỏ này bao gồm Bãi Cháy, Cẩm Phả, khu<br /> vực giữa VHL, giữa Vịnh BTL, cả VHL, cả Vịnh BTL và toàn bộ khu vực VHL-BTL. Tỷ lệ<br /> nước trao đổi được tính bằng tỷ số giữa lượng nước trao đổi (vào hoặc ra trên thể tích vực<br /> nước). Các kết quả tính toán (bảng 1) cho thấy tỷ lệ nước vào (hoặc ra) so với thể tích thủy<br /> vực ở VHL trong một ngày đêm dao động trong khoảng từ 60 - 78%, khu vực Vịnh BTL tỷ lệ<br /> này khoảng 65-79%. Tỷ lệ nước vào (ra) so với thể tích toàn bộ VHL-BTL dao động trong<br /> khoảng 63-78% trong một ngày đêm. Khu vực ven bờ Cẩm Phả và giữa VHL có tỷ lệ trao đổi<br /> nước với xung quanh lớn hơn các khu vực khác. Trong khi đó, tỷ lệ nước vào (ra) so với thể<br /> tích khối nước ở vịnh Cửa Lục với giá trị biến đổi từ 22 đến 56% trong một ngày đêm, khá<br /> thấp so với các khu vực khác.<br /> Nhìn trên tổng thể toàn khu vực VHL-BTL, trao đổi nước mùa khô tốt hơn và cân bằng<br /> vào ra với tỷ lệ đều 78%, trao đổi nước mùa mưa kém hơn hẳn với tỷ lệ vào 63% và ra 65%<br /> với sự đóng góp của khối nước sông. Tuy nhiên, nhìn vào từng tiểu khu vực thì thấy bức tranh<br /> trao đổi nước không đồng nhất và thay đổi phức tạp giữa các tiểu khu vực và theo mùa. Nói<br /> chung, ở tất cả các tiểu khu vực trao đổi nước mùa mưa đều kém hơn mùa khô và cân bằng ra<br /> lớn hơn cân bằng vào, trừ vịnh BTL ít chịu ảnh hưởng của sông, cân bằng này là tương đương.<br /> Vào mùa khô có hiện tượng dồn nước cục bộ ở VHL, đặc biệt là tại Bãi Cháy do hiện tượng<br /> 217<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2