Mô hình tưới tiết kiệm nước cho cây cà phê & hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Bình Phước tại xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập
lượt xem 4
download
Bài viết "Mô hình tưới tiết kiệm nước cho cây cà phê & hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Bình Phước tại xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập" bàn về các phương pháp, kỹ thuật tưới thông thường (tưới truyền thống) thì lượng nước tổn thất còn rất lớn. Mục đích tưới nước là đưa đủ nước vào trong đất để đảm bảo cho Cà phê và Hồ tiêu sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mô hình tưới tiết kiệm nước cho cây cà phê & hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Bình Phước tại xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập
- MÔ HÌNH TƢỚI TIẾT KIỆM NƢỚC CHO CÂY CÀ PHÊ & HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC TẠI XÃ ĐỨC HẠNH, HUYỆN BÙ GIA MẬP PGS. TS. Huỳnh Phú; KS. Vũ Thị Lan Phƣơng Bộ môn Kỹ thuật môi trường Viện khoa học ứng dụng Hutech, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế tưới nước cho cây Cà phê và cây Hồ tiêu là việc lựa chọn và áp dụng phương pháp, kỹ thuật tưới thích hợp vì các kỹ thuật tưới đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp, phân bố nước trực tiếp đến cây trồng và quyết định lượng nước tổn thất nhiều hay ít. Với các phương pháp, kỹ thuật tưới thông thường (tưới truyền thống) thì lượng nước tổn thất còn rất lớn. Mục đích tưới nước là đưa đủ nước vào trong đất để đảm bảo cho Cà phê và Hồ tiêu sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Với các kỹ thuật tưới đã được phổ biến trước đây thường là không duy trì được độ ẩm theo yều cầu thích hợp mà phạm vi thay đổi độ ẩm trong đất khá lớn, cao hoặc thấp hơn so với độ ẩm thích hợp, gây bất lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Đối với các vùng khí hậu khô hạn như tỉnh Bình Phước, chỉ có tưới nước mới có thể duy trì được sự phát triển của Cà phê và Hồ tiêu, vấn đề nước tưới ở đây cũng trở nên cấp thiết hơn ở bất cứ nơi nào khác. Từ khóa: Khô hạn; Cây Cà phê, Hồ tiêu; Tưới tiết kiệm nước; Đức Hạnh, Bù Gia Mập. 1. GIỚI THIỆU Những năm vừa qua, tình trạng hạn hán kéo dài do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Năm 2016 hạn hán kéo dài gây ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, có khoảng 27.565,5 ha cây công nghiệp bị thiếu nước tưới trầm trọng trong đó có nhiều hecta cây hồ tiêu bị chết. Bình Phước là tỉnh có diện tích và sản lượng hồ tiêu, cà phê phát triển rất nhanh trong vài năm gần đây và là tỉnh có diện tích hồ tiêu lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ với hơn 17.000 ha hồ tiêu đang trong thời kỳ khai thác. Mỗi khi mùa khô đến, diện tích hồ tiêu, cà phê luôn đối diện với thực trạng thiếu nước tưới, hồ tiêu bị chết nhanh, chết chậm ngày càng khốc liệt do gặp phải hiện tượng thời tiết cực đoan. Trái đất nóng dần lên dẫn tới nhiều hệ lụy và đang ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất nông nghiệp. Để giúp người trồng tiêu nói riêng và các loại cây trồng chủ lực của tỉnh nói chung, Bình Phước đang triển khai dự án hỗ trợ hệ thống tưới tiết kiệm cho các nông hộ trồng tiêu, cà phê, cây ăn trái trên địa bàn tỉnh và đây là lần đầu tiên dự án được triển khai theo cơ chế hợp tác công tư với mục đích tạo động lực, niềm tin, tư duy mới, cách nhìn mới của người dân trong sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất an toàn, thích ứng với biến đối khí hậu, hạn chế ảnh hưởng do hạn hán… Mỗi mô hình tưới tiết kiệm không chỉ có giá trị sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước, mà còn giúp người dân nâng cao nhận thức trong bảo vệ tài nguyên nước; đồng thời còn giúp người dân vượt qua khó khăn thích ứng với biến đổi khí hậu và nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản. 876
- 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU – Nghiên cứu các phương pháp tưới tiết kiệm nước, lựa chọn xây dựng mô hình tưới tiết kiệm nước phù hợp cho hồ tiêu, cà phê – Xác định chế độ tưới cho cây hồ tiêu và cây cà phê thuộc vùng khô hạn Đông Nam Bộ thông qua việc xây dựng 2 mô hình tưới tiết kiệm nước của Israel. – Làm chủ được công nghệ tưới tiết kiệm nước và xây dựng các hướng dẫn/quy trình quản lý vận hành hệ thống tưới kỹ thuật tưới cho cây hồ tiêu và cây cà phê để làm cơ sở cho việc nhân rộng mô hình, góp phần phát triển sản xuất, cải thiện đời sống người dân. 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nội dung nghiên cứu Cây trồng cạn được lựa chọn xây dựng mô hình tưới tiết kiệm là cây hồ tiêu, cà phê, những cây chủ lực và có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Bình Phước. Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường và ổn định sản xuất. Khảo sát điều tra thực địa và chọn địa điểm, trên cơ sở kết quả phân tích lý luận và thực tiễn lựa chọn, triển khai xây dựng mô hình tưới cho hồ tiêu, cà phê phù hợp với địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu khu vực tỉnh Bình Phước. 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Ngoài phương pháp tổng hợp tài liệu về các phương pháp tưới tiết kiệm nước, kỹ thuật tưới tiết kiệm cho hồ tiêu và cà phê. Khảo sát chọn địa điểm, hộ dân có đủ điều kiện tham gia để triển khai thực hiện mô hình. So sánh: Số liệu nghiên cứu so sánh với các số liệu có được của các nông hộ tham gia thực hiện mô hình và đánh giá hiệu quả. Nghiên cứu phương pháp tưới cho hồ tiêu và cà phê, sử dụng các thông số khác nhau, kế thừa các nghiên cứu trước đó đánh giá là hiệu quả nhằm xác định được phương pháp tưới tiết kiệm nước phù hợp với đặc tính sinh học của cây trồng, điều kiện tự nhiên, địa hình, thổ nhưỡng… vùng Đông Nam Bộ để mang lại hiệu quả sử dụng tài nguyên đất, nước cao. Trên cơ sở đó triển khai áp dụng mô hình của các hộ nông dân. 3.3. Lựa chọn vùng nghiên cứu Xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, Bình Phước được chọn triển khai xây dựng mô hình tưới tiết kiệm nước cho cây hồ tiêu, cà phê bởi tính đại diện cho vùng đất đỏ bazan, khả năng thích nghi các loại cây công nghiệp như cà phê, tiêu ở vùng Đông Nam Bộ. Xã Đức Hạnh huyện Bù Gia Mập là một trong 8 xã thuộc huyện Bù Gia Mập của Bình Phước, có khoảng 6.000 người với 1.486 hộ gia đình sống chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp là điều, tiêu, cao su, cà phê, cây ăn trái… Vào mùa khô hạn, tình trạng thiếu nước tưới cho cây trồng thường xuyên xảy ra, đặc biệt là cây hồ tiêu gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp của người dân, một trong các giải pháp hữu hiệu để thích nghi và ứng phó với hạn hán như hiện nay là áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng; các phương pháp tưới rãnh và tưới tràn gây lãng phí nước, ảnh hưởng đến cấu tượng và dinh dưỡng đất. Hơn nữa, lượng nước tưới lớn, làm xói mòn đất, mất cân bằng dinh dưỡng cho cây, làm cho cây sinh trưởng và phát triển kém. Sau khi khảo sát địa bàn, chọn 3 hộ dân có đủ điều kiện tham gia triển khai xây dựng mô hình tưới tiết kiệm nước cho hồ tiêu, cà phê (2 hộ trồng tiêu, 1 hộ trồng cà phê), thử nghiệm 0,5ha/mô hình/hộ. 877
- Vị trí xây dựng mô hình xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập Hình 1. Sơ đồ vùng nghiên cứu 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Xây dựng được 3 mô hình tưới phun mưa cho cây hồ tiêu, cà phê tại xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Diện tích mỗi mô hình là 0,5 ha. Sau 1,5 năm các mô hình này vẫn vận hành ổn định, các thiết bị có chất lượng tốt, bảo đảm phục vụ cho công tác nghiên cứu của đề tài và sản xuất của nông hộ. Đã tiến hành đánh giá được hiệu quả của công nghệ tưới cũng như hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của mô hình. Do tính hiệu quả của mô hình, hiện nay kỹ thuật tưới này đang được nhân rộng cho các nông hộ lân cận trong xã bằng nguồn vốn của dân. 2. Xác định được chế độ tưới cho cây hồ tiêu và cây cà phê như xác định được khoảng độ ẩm thích hợp cho các giai đoạn phát triển của cây trồng bảo đảm phát triển tốt, năng suất và chất lượng cao, tiết kiệm lượng nước tưới và công lao động… Từ kết quả đó đã đề xuất được quy trình tưới nước cho 2 loại cây trên. 3. Làm chủ được công nghệ tưới phun mưa. Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất quy trình lắp đặt, vận hành hệ thống tưới phun mưa. 4. Tổ chức hội thảo tại UBND xã Đức Hạnh để tuyên truyền, phổ biến các kết quả thực hiện xây dựng mô hình. 4.1. Công nghệ tƣới, chế độ tƣới cho cây hồ tiêu 4.1.1. Chế độ tưới cho cây hồ tiêu Chế độ tưới cho cây hồ tiêu được xây dựng trên việc tổng hợp các yếu tố về đất, nước, phân bón và giống cây trồng kết hợp kế thừa và tham khảo các nghiên cứu trước đây, kinh nghiệm tưới ở vùng trồng hồ tiêu khác. 878
- Lượng nước tưới phun mưa 1720 m3/ha; tưới nhỏ giọt 1280 m3/ha. Tưới nhỏ giọt tiết kiệm lượng nước rất lớn. 4.1.2 Chế độ tưới cho cây cà phê Dựa trên một số kết quả khảo nghiệm về chế độ tưới, đặc điểm sinh trưởng của cây trồng và chi phí đầu tư để phân tích lựa chọn phương pháp tưới cho cà phê phù hợp với địa hình thổ nhưỡng, đặc điểm khí hậu khu vực tỉnh Bình Phước, tại xã Đức Hạnh huyện Bù Gia Mập. Các kết quả khảo nghiệm: Lượng nước tưới phun mưa 2101 m3/ha; tưới nhỏ giọt 1276 m3/ha. Tưới nhỏ giọt tiết kiệm lượng nước rất lớn. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Hiện nay, đặc biệt là vào mùa khô, nắng hạn gay gắt thì việc sử dụng nước tưới tiết kiệm là rất cần thiết, do đó việc triển khai xây dựng mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho hồ tiêu và cà phê tại tỉnh Bình Phước có ý nghĩa rất lớn góp phần thúc đẩy năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống cộng đồng. Nông dân rất phấn khởi với mô hình, các hộ dân đã đầu tư xây dựng thêm bể chứa nước và tự mua thêm các vật tư khác để hỗ trợ hệ thống tưới. Các hộ tham gia dự án và các địa phương lân cận rất hài lòng với mô hình tưới tiết kiệm, qua theo dõi mô hình vào mùa khô hạn thì hiệu quả của mô hình này đã được người dân thấy rõ và rất thích. Vì vậy, khi dự án triển khai thực hiện được chính quyền địa phương và đông đảo bà con nông dân hưởng ứng tham gia. Dự án thực hiện đã đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp bằng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; góp phần thay đổi nhận thức và nâng cao trình độ sản xuất hồ tiêu, cà phê thúc đẩy phát triển bền vững tại địa phương. Bên cạnh đó, về mặt môi trường, áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước sẽ giảm ô nhiễm môi trường nhờ sử dụng hợp lý và tiết kiệm phân bón, hạn chế suy thoái tài nguyên nước ngầm do khai thác quá ngưỡng cho phép ở các vùng nguồn nước khan hiếm. 5.2. Kiến nghị Hiện tại toàn tỉnh chỉ mới có 3.265,4 ha cây trồng lâu năm được áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Để đạt mục tiêu đến năm 2020 tỉnh Bình Phước có 8.000 ha cây trồng cạn chủ lực được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo Quyết định số 462/QĐ-UBND ngày 13/3/2019 của UBND tỉnh Bình Phước ban hành Kế hoạch phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2019-2020 thì nhiệm vụ đặt ra cho các Sở, ngành liên quan như: quy hoạch các vùng chuyển đổi sản xuất, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao nhằm tạo ra giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, chuỗi sản xuất ổn định có gắn với tưới tiết kiệm nước để thu hút, tạo niềm tin và động lực cho doanh nghiệp, người dân đầu tư áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước. Cùng với đó, gắn với tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản và theo từng hệ thống công trình thủy lợi hiện có để nâng cao hiệu quả khai thác công trình thủy lợi, sử dụng đất và thu nhập của người dân; đầu tư xây dựng các mô hình mẫu về tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; mô hình trình diễn nông nghiệp thông minh gắn với công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; tổ chức liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thành vùng chuyên canh gắn với việc hình thành các vùng nông nghiệp công nghệ cao… Xác định giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là một giải pháp hữu hiệu, có tính đột phá cho khu vực thiếu nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp vào mùa khô hạn như tỉnh Bình Phước, ứng dụng làm tăng giá trị nông sản, cải thiện đời sống người dân. Đây được coi là giải pháp căn cơ để chủ động thích ứng, ứng phó hiệu quả với tình hình thiếu nước sản xuất. 879
- TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đào Xuân Học. (2001). ”Nghiên cứu các giải pháp giảm nhẹ thiên tai hạn hán ở các tỉnh duyên hải miền Trung” – Đề tài NCKH cấp Nhà nước. [2] Nguyễn Quang Kim và NNK. (2005). “Nghiên cứu dự báo hạn hán vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên và xây dựng các giải pháp phòng chống”. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH và CN cấp nhà nước – Mã số: KC.08-22. [3] Huỳnh Phú (2018). “Nghiên cứu chỉ số cán cân nguồn nước để xây dựng bản đồ khô hạn trên địa bàn Ninh thuận”. Hội thảo Khoa học công nghệ 7/2018. Trường Đại học công nghệ TP Hồ Chí Minh- Hutech [4] Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Phước, Quyết định số 235/QĐ-SNN-KH 30/6/2017 xây dựng mô hình tưới tiết kiệm nước và chuyển giao mô hình cho nông dân xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập. 880
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nên Tưới tiết kiệm cho cà phê
2 p | 136 | 40
-
Hiệu quả của mô hình tưới nước tiết kiệm kết hợp với biện pháp ba giảm ba tăng trong sản xuất lúa
2 p | 157 | 17
-
Ứng dụng mô hình tưới tiết kiệm: Lợi cả đôi đường
2 p | 93 | 9
-
Đánh giá hiệu quả kinh tế và tiết kiệm nước mô hình tưới phun mưa tự động cho cây hành tím tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
12 p | 132 | 9
-
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho 20 ha măng tây, xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
6 p | 56 | 8
-
Đánh giá hiệu quả mô hình tưới nước tiết kiệm và kiến nghị phương pháp tưới phù hợp cho cây măng tây xanh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
10 p | 51 | 8
-
Các yếu tố tác động đến việc lựa chọn công nghệ tưới nhỏ giọt của các hộ nông dân trồng nho ở Ninh Thuận
19 p | 45 | 7
-
Tưới nước tiết kiệm cho cà phê
2 p | 81 | 6
-
Ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt trong sản xuất tại vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần mía đường Sơn Dương
9 p | 16 | 5
-
Kết quả nghiên cứu giống và xây dựng mô hình tưới nước trên một số giống cà phê vối chất lượng cao tại Tây Nguyên
7 p | 47 | 4
-
Xác định nhu cầu sử dụng nước tưới trong trồng trọt đối với một số cây trồng chính trên địa bàn thành phố Đà Lạt bằng mô hình Cropwat
8 p | 55 | 4
-
Xây dựng quy trình thiết kế hệ thống tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn
0 p | 46 | 3
-
So sánh hiệu quả kỹ thuật giữa hai mô hình tưới thấm và tưới nhỏ giọt lên dưa hấu tại tỉnh Trà Vinh
6 p | 34 | 3
-
Mô hình tưới nước tiết kiệm và bón phân qua hệ thống tưới cho cây hồ tiêu ở Tây Nguyên
6 p | 27 | 3
-
Thực trạng cơ giới hóa trong canh tác cà phê và mô hình canh tác cà phê đa thân theo hướng cơ giới hóa
0 p | 40 | 2
-
Nghiên cứu kỹ thuật tưới tiết kiệm nước kết hợp phân bón qua nước cho cây cà phê ở Tây Nguyên
7 p | 5 | 2
-
Kết quả xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp cà phê đạt hiệu quả, bền vững và được chứng nhận tại Tây Nguyên
10 p | 25 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn