Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIỐNG VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TƯỚI NƯỚC<br />
TRÊN MỘT SỐ GIỐNG CÀ PHÊ VỐI CHẤT LƯỢNG CAO<br />
TẠI TÂY NGUYÊN<br />
Nguyễn Thị Thanh Mai, Đinh Thị Tiếu Oanh, Chế Thị Đa, Nguyễn Đình Thoảng,<br />
Vũ Thị Danh, Nông Khánh Nương, Lại Thị Phúc, Lê Văn Bốn,<br />
Lê Văn Phi, Hạ Thục Huyền, Nguyễn Phương Thu Hương<br />
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên<br />
TÓM TẮT<br />
Kết quả đánh giá các dòng cà phê vối chín muộn cho thấy các dòng này sinh trưởng phát triển<br />
tốt, giai đoạn kinh doanh cho năng suất cao và ổn định, trung bình từ 4,97 - 5,48 tấn nhân/ha, cao hơn<br />
có ý nghĩa so với dòng đối chứng TR6; khối lượng 100 nhân (18,6 - 23,0g), tỷ lệ hạt trên sàng 16 đạt<br />
(92,6 - 97,4%), kháng cao với bệnh gỉ sắt. Việc tưới muộn 25 ngày và chu kỳ tưới 35 ngày cho các<br />
dòng cà phê vối chín muộn không những không ảnh hưởng đến năng suất mà còn tiết kiệm được một<br />
đợt tưới trong mùa khô, từ đó sẽ giảm chi phí đầu tư cho sản xuất, tiết kiệm nguồn nước và bảo vệ<br />
môi trường. Các mô hình sử dụng các giống cà phê vối chín muộn đều sinh trưởng phát triển tốt, sau<br />
30 tháng trồng cho năng suất cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng, đặc biệt đối với mô hình ở Đắk<br />
Lắk (năng suất >4 tấn nhân/ha).<br />
Từ khóa: Dòng vô tính, chín muộn, cà phê vối, Tây Nguyên.<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Mặc dù, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu<br />
cà phê Robusta hàng đầu thế giới nhưng giá trị<br />
xuất khẩu lại không đi cùng với thứ hạng của<br />
nó do chất lượng cà phê của Việt Nam còn<br />
thấp. Trong bối cảnh hiện nay, để tăng tính<br />
cạnh tranh ngành cà phê Việt Nam thì cần phải<br />
tập trung nghiên cứu các vật liệu giống cà phê<br />
vối chất lượng cao nhằm nâng cao giá trị xuất<br />
khẩu của mặt hàng này trên thị trường thế giới.<br />
Bên cạnh đó, sự thiếu hụt nước tưới do suy<br />
giảm nguồn nước ngầm, khô hạn kéo dài,... có<br />
xu hướng gia tăng. Giống và các biện pháp<br />
canh tác thích hợp để canh tác cà phê bền vững<br />
là yêu cầu cấp bách để giảm bớt mức độ khai<br />
thác nguồn nước ngầm ngày càng cạn kiệt như<br />
hiện nay. Xuất phát từ tình hình thực tế trong<br />
sản xuất chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu<br />
chọn tạo giống cà phê vối chất lượng cao cho<br />
Tây Nguyên”.<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
2.1. So sánh và khảo nghiệm các dòng cà phê<br />
vối chín muộn<br />
+ Thí nghiệm so sánh các dòng cà phê<br />
vối chín muộn: Gồm 5 dòng cà phê vối chín<br />
muộn TR14, TR15, TR16, IV33-2, IV24-16 và<br />
đối chứng TR6), được bố trí theo khối đầy đủ<br />
ngẫu nhiên, 4 lần nhắc, mỗi ô cơ sở 10 cây,<br />
<br />
mật độ trồng 1.111 cây/ha (3m x 3m), tại Đắk<br />
Lắk. Quy mô 0,5 ha, trồng năm 2001.<br />
+ Khảo nghiệm các dòng cà phê vối chín<br />
muộn: Gồm 4 dòng cà phê vối chín muộn<br />
(TR14, TR15, TR16) và đối chứng (TR6),<br />
được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên, 4 lần<br />
nhắc, mỗi ô cơ sở 40 cây, trồng với mật độ<br />
1.111 cây/ha (3m x 3m), tại 3 địa điểm: Buôn<br />
Ma Thuột - Đắk Lắk, Iagrai - Gia Lai, Bảo Lộc<br />
- Lâm Đồng. Quy mô: 0,5 ha/địa điểm; trồng<br />
năm: 2006.<br />
2.2. Xây dựng mô hình áp dụng các giống<br />
mới<br />
Gồm 3 dòng cà phê vối chín muộn:<br />
TR14, TR15 và dòng đối chứng TR6. Mô hình<br />
được trồng theo hàng với 3 lần lặp lại, mỗi ô cơ<br />
sở 80 cây, mỗi dòng 240 cây, khoảng cách<br />
trồng 3m x 3m, tại Krông Pắk - Đắk Lắk,<br />
Iagrai - Gia Lai, Lâm Hà - Lâm Đồng. Quy<br />
mô: 01 ha/địa điểm, trồng năm: 2012 - 2013.<br />
2.3. Nghiên cứu một số biện pháp canh tác cho<br />
các dòng cà phê vối chín muộn<br />
+ Thí nghiệm 1: Nghiên cứu xác định thời<br />
điểm tưới cho các dòng cà phê vối chín muộn<br />
(TR14, TR15, TR6) thời kỳ kinh doanh<br />
Thí nghiệm được bố trí theo băng gồm 2<br />
công thức với 4 lần lặp. Mỗi ô cơ sở 60 cây,<br />
<br />
693<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
mỗi công thức 240 cây, tại Đắk Lắk. Diện tích:<br />
0,5 ha, năm trồng: 2006.<br />
TĐ1: Tưới theo sản xuất đại trà<br />
TĐ2: Tưới muộn hơn CT1 25 ngày<br />
+ Thí nghiệm 2: Nghiên cứu xác định chu kỳ<br />
tưới cho các dòng cà phê vối chín muộn<br />
(TR14, TR15, TR6) thời kỳ kinh doanh<br />
Thí nghiệm được bố trí theo băng gồm 2<br />
công thức với 4 lần lặp. Mỗi ô cơ sở 60 cây,<br />
mỗi công thức 240 cây, tại Đắk Lắk và Gia Lai.<br />
Diện tích: 0,5 ha/địa điểm; trồng năm: 2006.<br />
CK1: tưới như quy trình (Chu kỳ 25<br />
ngày)<br />
CK2: kéo dài hơn so với quy trình 10<br />
ngày (Chu kỳ 35 ngày)<br />
Thời điểm tưới lần đầu của thí nghiệm<br />
này cùng lúc với sản xuất đại trà.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO<br />
LUẬN<br />
3.1. So sánh và khảo nghiệm các dòng cà phê<br />
vối chín muộn<br />
3.1.1. So sánh các dòng cà phê vối chín muộn<br />
<br />
Thời điểm chín là yếu tố quan trọng<br />
trong việc bố trí cơ cấu giống hợp lý. Đối với<br />
các dòng cà phê vối chín muộn ở thời kỳ đầu<br />
kinh doanh thời điểm chín chủ yếu tập trung<br />
vào giữa tháng 12 đến cuối tháng 1 năm sau.<br />
Những dòng này khi vào kinh doanh ổn định<br />
có thời điểm chín kéo dài hơn và tập trung chủ<br />
yếu vào cuối tháng 1 đến cuối tháng 2.<br />
Bên cạnh khả năng chín muộn thì các<br />
dòng này cho năng suất khá cao. Trong 5 dòng<br />
cà phê vối chín muộn có 4 dòng TR14; TR15;<br />
TR16; IV24-16 cho năng suất trung bình 4 vụ<br />
đầu trên 3 tấn nhân/ha và ổn định qua các năm.<br />
Các dòng này có khối lượng 100 nhân cao hơn<br />
đối chứng có ý nghĩa thống kê. Dòng IV33-2,<br />
IV24-16 và TR15 có khối lượng 100 nhân >23g,<br />
tỷ lệ hạt trên sàng 16 đạt >90,0% cao hơn so với<br />
đối chứng TR6 (75,2%). Tỷ lệ tươi/nhân trung<br />
bình từ 4,0 - 5,1; trong đó dòng IV33-2 có tỷ lệ<br />
tươi/nhân cao nhất. Dòng TR15 đã bị nhiễm<br />
bệnh gỉ sắt nhưng chỉ ở cấp độ nhẹ, không ảnh<br />
hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất.<br />
Dòng IV24-16 bị nhiễm bệnh gỉ sắt ở mức trung<br />
bình, do đó cần phải loại bỏ do không đáp ứng<br />
được tiêu chí chọn lọc.<br />
<br />
* Thời điểm chín của các dòng cà phê<br />
vối chín muộn<br />
Bảng 1: Đặc điểm của các dòng cà phê vối chín muộn (trung bình 4 vụ)<br />
DVT<br />
TR14<br />
TR15<br />
TR16<br />
IV33-2<br />
IV24-16<br />
TR6 (đ/c)<br />
<br />
Năng suất<br />
(tấn<br />
nhân/ha)<br />
3,58<br />
3,78<br />
3,53<br />
2,51<br />
3,26<br />
3,01<br />
<br />
P 100 nhân<br />
(g)<br />
<br />
Tỷ lệ hạt ><br />
sàng 16 (%)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
tươi /nhân<br />
<br />
CSB gỉ sắt<br />
(%)<br />
<br />
21,9<br />
23,9<br />
19,9<br />
23,1<br />
23,7<br />
17,5<br />
<br />
93,0<br />
95,3<br />
96,5<br />
96,6<br />
94,4<br />
75,2<br />
<br />
4,4<br />
4,0<br />
4,0<br />
5,1<br />
4,0<br />
4,6<br />
<br />
0<br />
0,1<br />
0<br />
0<br />
2,3<br />
0<br />
<br />
Như vậy, kết quả so sánh các dòng cà<br />
phê vối chín muộn cho thấy: có 3 dòng TR14,<br />
TR15 và TR16 đáp ứng được các tiêu chí lựa<br />
chọn là cho năng suất cao (trung bình 4 vụ đầu<br />
>3,5 tấn nhân/ha), ổn định, chất lượng tốt,<br />
kháng cao với bệnh gỉ sắt và chín khá muộn.<br />
Các dòng này tiếp tục được khảo nghiệm ở một<br />
số vùng trồng cà phê trọng điểm để đánh giá<br />
khả năng thích nghi của giống.<br />
<br />
694<br />
<br />
3.1.2. Khảo nghiệm các dòng cà phê vối chín<br />
muộn<br />
Để đánh giá khả năng thích ứng của<br />
giống, cần xét ảnh hưởng của các địa điểm<br />
khảo nghiệm đến năng suất trung bình 4 vụ của<br />
các dòng cà phê vối chín muộn. Kết quả bảng 2<br />
cho thấy năng suất trung bình của các dòng tại<br />
Đắk Lắk đạt cao nhất (5,25 tấn nhân/ha), ở<br />
Lâm Đồng đạt thấp nhất (4,84 tấn nhân/ha).<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai<br />
<br />
Bảng 2: Năng suất các dòng cà phê vối chín muộn (trung bình 4 vụ)<br />
Năng suất (tấn nhân/ha)<br />
Đắk Lắk<br />
Gia Lai<br />
Lâm Đồng<br />
5,63a<br />
5,15cd<br />
4,93d<br />
5,30bc<br />
5,19bc<br />
4,90d<br />
5,42ab<br />
5,15cd<br />
5,06cd<br />
4,67e<br />
4,46e<br />
4,46e<br />
<br />
Giống<br />
TR14<br />
TR15<br />
TR16<br />
TR6 (đ/c)<br />
TB<br />
<br />
5,25a<br />
<br />
5,02b<br />
<br />
Ở 3 địa điểm khảo nghiệm, các dòng cà<br />
phê vối chín muộn có năng suất trung bình 4<br />
vụ cao hơn hẳn so với đối chứng TR6, các<br />
dòng này có năng suất đạt từ 5,13 - 5,24 tấn<br />
nhân/ha, trong khi đó dòng TR6 chỉ đạt 4,58<br />
tấn nhân/ha.<br />
Do có sự tương tác giữa các địa điểm và<br />
các dòng cà phê vối chín muộn nên năng suất<br />
trung bình 4 vụ của các dòng này có sự biến<br />
động khá lớn từ 4,46 dến 5,63 tấn nhân/ha,<br />
chênh lệch về năng suất lên đến trên 1 tấn<br />
nhân/ha. Trong đó, tại Đắk Lắk dòng TR14 cho<br />
năng suất trung bình 4 vụ cao nhất (5,63 tấn<br />
nhân/ha), cao hơn có ý nghĩa so với dòng này ở<br />
Gia Lai và Lâm Đồng.<br />
Tại các vùng khảo nghiệm các dòng<br />
TR14, TR16 và đối chứng TR6 không bị nhiễm<br />
<br />
4,84c<br />
<br />
Trung bình giống<br />
5,24a<br />
5,13a<br />
5,21a<br />
4,58b<br />
CV(%) = 3,24<br />
<br />
bệnh gỉ sắt, riêng dòng TR15 ở Đắk Lắk bị<br />
nhiễm bệnh gỉ sắt nhưng ở mức độ nhẹ (0,1%),<br />
ở Gia Lai và Lâm Đồng dòng này chưa biểu<br />
hiện bị nhiễm bệnh.<br />
Chất lượng hạt cà phê của các dòng cà<br />
phê vối chín muộn khá tốt, khối lượng 100 nhân<br />
ở cả 3 vùng đạt từ 19,1 - 24,9 g; cao hơn hẳn so<br />
với dòng đối chứng TR6 chỉ đạt từ 18,4 - 19,4 g.<br />
Ở các địa điểm khảo nghiệm khối lượng 100<br />
nhân được sắp xếp theo chiều giảm dần như sau:<br />
Lâm Đồng > Đắk Lắk > Gia Lai. Tuy nhiên,<br />
dòng TR15 có khối lượng 100 nhân ở Đắk Lắk<br />
lại cao hơn so với ở Lâm Đồng. Điều này có thể<br />
dòng TR15 có khả năng tích lũy chất khô tốt<br />
trong điều kiện khắc nghiệt hơn so với các dòng<br />
khác trong cùng một điều kiện.<br />
<br />
Bảng 3: Chất lượng hạt và khả năng kháng bệnh gỉ sắt của các dòng cà phê vối chín muộn tại các<br />
địa điểm khảo nghiệm<br />
Địa điểm<br />
<br />
Đắk Lắk<br />
<br />
Gia Lai<br />
<br />
Lâm Đồng<br />
<br />
DVT<br />
TR14<br />
TR15<br />
TR16<br />
TR6 (đ/c)<br />
TR14<br />
TR15<br />
TR16<br />
TR6 (đ/c)<br />
TR14<br />
TR15<br />
TR16<br />
TR6 (đ/c)<br />
<br />
Khối lượng 100<br />
nhân (g)<br />
20,9<br />
24,9<br />
20,0<br />
19,4<br />
20,5<br />
22,0<br />
19,1<br />
18,4<br />
22,4<br />
23,5<br />
20,2<br />
19,2<br />
<br />
Ở cả 3 vùng khảo nghiệm hầu hết các<br />
dòng cà phê vối chín muộn có tỷ lệ hạt trên<br />
sàng 16 cao đạt >90% và tỷ lệ tươi/nhân thấp<br />
biến thiên trong khoảng 4,2 - 4,5.<br />
<br />
Tỷ lệ hạt >sàng số<br />
16 (%)<br />
97,8<br />
98,1<br />
94,3<br />
92,7<br />
95,4<br />
97,9<br />
93,2<br />
91,5<br />
95,7<br />
96,3<br />
91,2<br />
90,0<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
tươi/nhân<br />
4,3<br />
4,2<br />
4,3<br />
4,3<br />
4,2<br />
4,2<br />
4,3<br />
4,4<br />
4,3<br />
4,3<br />
4,3<br />
4,5<br />
<br />
CSB gỉ sắt<br />
(%)<br />
0<br />
0,1<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
Ngoài việc đánh giá chất lượng cà nhê<br />
nhân sống thì chất lượng cà phê còn được đánh<br />
giá thông qua thử nếm chất lượng nước uống.<br />
<br />
695<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai<br />
<br />
Bảng 4: Kết quả thử nếm chất lượng nước uống của các dòng cà phê vối<br />
chín muộn tại Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk<br />
Mùi hương<br />
(Aroma)<br />
Đặc trưng<br />
Đặc trưng<br />
Đặc trưng<br />
Đặc trưng<br />
<br />
DVT<br />
TR14<br />
TR15<br />
TR16<br />
TR6 (đ/c)<br />
<br />
Mùi vị<br />
(Flavour)<br />
Khá<br />
Khá<br />
Khá<br />
Khá<br />
<br />
Axít<br />
(Acidity)<br />
Trung bình<br />
Trung bình<br />
Trung bình<br />
Trung bình<br />
<br />
Thể chất<br />
(Body)<br />
Tốt<br />
Tốt<br />
Tốt<br />
Tốt<br />
<br />
Xếp loại<br />
Tốt<br />
Tốt<br />
Tốt<br />
Tốt<br />
<br />
(Đơn vị giám định: Công ty Giám định Cà phê và Hàng hóa Xuất Nhập khẩu - CAFECONTROL, chi<br />
nhánh Tây Nguyên)<br />
<br />
Kết quả thử nếm cà phê tách cho thấy:<br />
mùi vị và thể chất của các mẫu đánh giá đều<br />
tốt, hương vị nước uống đặc trưng, độ chua đạt<br />
trung bình và được đánh giá tổng thể là rất tốt.<br />
Điều này thể hiện tính nổi trội của các dòng cà<br />
phê vối chín muộn về chất lượng hạt và chất<br />
lượng cà phê tách đang rất được chú trọng hiện<br />
nay. Kết quả đánh giá trên cũng cho thấy đặc<br />
tính của giống chín muộn là thời gian tích lũy<br />
chất khô dài, quá trình làm đầy hạt chậm có<br />
ảnh hưởng rõ đến chất lượng cà phê tách.<br />
Từ kết quả khảo nghiệm đánh giá khả<br />
năng thích nghi của các dòng cà phê vối chín<br />
muộn tại 3 tỉnh trồng cà phê chủ yếu ở Tây<br />
Nguyên là Đắk Lắk, Gia Lai và Lâm Đồng cho<br />
thấy: các dòng này đều cho năng suất khá cao ở<br />
<br />
cả 3 vùng > 4,5 tấn nhân/ha và thích nghi tốt hơn<br />
trong điều kiện Đắk Lắk, cho năng suất trung<br />
bình 4 vụ đạt cao nhất 5,25 tấn nhân/ha. Trong<br />
đó dòng TR14 tỏ ra thích nghi ở điều kiện Đắk<br />
Lắk hơn so với các dòng khác đạt 5,63 tấn<br />
nhân/ha. Các dòng này kháng cao đối với bệnh<br />
gỉ sắt, cho năng suất trung bình 4 vụ khoảng 5<br />
tấn nhân/ha, cao hơn so với dòng đối chứng<br />
(TR6); chất lượng cà phê nhân khá tốt, kích<br />
thước hạt lớn và đặc biệt là có thời gian chín<br />
muộn hơn so với đối chứng từ 15 - 25 ngày.<br />
Riêng dòng TR16 có thời gian chín trung bình,<br />
thời điểm chín tập trung vào cuối tháng 12, vì<br />
vậy không được xếp vào bộ giống chín muộn.<br />
3.2. Xây dựng mô hình ứng dụng các giống<br />
mới<br />
<br />
Bảng 5: Sinh trưởng của các dòng cà phê vối chín muộn sau 18 tháng trồng<br />
DVT Đường kính (mm) Dài lóng thân (cm)<br />
TR14<br />
35,0 - 42,0<br />
6,1 - 6,6<br />
TR15<br />
33,0 - 43,0<br />
5,5 - 6,3<br />
TR6 (đ/c)<br />
30,0 - 40,0<br />
5,8 - 7,4<br />
<br />
Cặp cành Dài lóng cành (cm)<br />
15,7 - 18,0<br />
5,1 - 6,4<br />
16,7 - 18,9<br />
3,8 - 5,7<br />
14,5 - 14,9<br />
5,8 - 7,5<br />
<br />
TB<br />
<br />
15,6 - 17,3<br />
<br />
32,7 - 41,7<br />
<br />
5,8 - 6,8<br />
<br />
Nhìn chung sau 18 tháng trồng các dòng<br />
cà phê vối chín muộn ở cả 3 vùng sinh trưởng<br />
và phát triển khá tốt, hầu hết các chỉ tiêu sinh<br />
<br />
Số đốt/cành<br />
13,5 - 17,7<br />
13,1 - 18,2<br />
12,0 - 15,7<br />
<br />
4,9 - 6,5<br />
<br />
12,9 - 17,2<br />
<br />
trưởng đều vượt trội hơn so với dòng đối chứng<br />
TR6.<br />
<br />
Bảng 6: Năng suất của các dòng cà phê vối chín muộn sau 30 tháng trồng<br />
DVT<br />
<br />
Krông Pắk - Đắk Lắk<br />
<br />
Iagrai - Gia Lai<br />
<br />
Lâm Hà - Lâm Đồng<br />
<br />
TR14<br />
<br />
4,88a<br />
<br />
1,30 b<br />
<br />
2,80 b<br />
<br />
TR15<br />
<br />
4,21 b<br />
<br />
1,59a<br />
<br />
3,27a<br />
<br />
TR6 (đ/c)<br />
<br />
3,64<br />
<br />
1,02 c<br />
<br />
1,81<br />
<br />
CV (%)<br />
<br />
8,34<br />
<br />
4,21<br />
<br />
7,48<br />
<br />
LSD.05<br />
<br />
0,695<br />
<br />
0,105<br />
<br />
0,434<br />
<br />
696<br />
<br />
c<br />
<br />
c<br />
<br />
704<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai<br />
<br />
Bên cạnh khả năng sinh trưởng vượt trội<br />
của các dòng cà phê vối chín muộn thì tại các<br />
địa điểm xây dựng mô hình sau 30 tháng trồng<br />
các dòng này cũng thể hiện rất rõ sự vượt trội<br />
về năng suất so với đối chứng.<br />
Tại Đắk Lắk sau 30 tháng trồng các dòng<br />
cà phê vối chín muộn đã cho năng suất vụ bói<br />
rất cao (từ 3,64 - 4,88 tấn nhân/ha), giữa các<br />
dòng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
Trong đó dòng TR14 cho năng suất cao nhất<br />
đạt (4,88 tấn nhân/ha), cao hơn hẳn so với các<br />
dòng còn lại. Khác với ở Đắk Lắk, trong điều<br />
kiện Gia Lai, dòng TR15 cho năng suất cao<br />
nhất đạt 1,59 tấn nhân/ha, kế đến là dòng TR14<br />
năng suất đạt 1,30 tấn nhân/ha. Tại Lâm Đồng,<br />
các dòng cà phê vối chín muộn cho năng suất<br />
từ 2,80 - 3,27 tấn nhân/ha và dòng TR6 (đ/c)<br />
chỉ đạt 1,81 tấn nhân/ha.<br />
<br />
Bảng 7: Chất lượng hạt của các dòng cà phê vối chín muộn sau 30 tháng trồng<br />
DVT<br />
<br />
Khối lượng 100 nhân (g) Tỷ lệ hạt trên sàng 16 (%) Tỷ lệ tươi/nhân Chỉ số bệnh gỉ sắt<br />
<br />
TR14<br />
<br />
20,6<br />
<br />
94,6<br />
<br />
4,5<br />
<br />
0<br />
<br />
TR15<br />
<br />
23,4<br />
<br />
99,0<br />
<br />
4,2<br />
<br />
0<br />
<br />
TR6 (đc)<br />
<br />
17,9<br />
<br />
87,0<br />
<br />
4,8<br />
<br />
0<br />
<br />
Về chất lượng hạt, ở vụ bói các dòng cà<br />
phê vối chín muộn có khối lượng 100 nhân cao<br />
hơn so với đối chứng TR6, khối lượng 100<br />
nhân của các dòng này đạt từ 20,6 - 23,4 g,<br />
trong khi đó dòng đối chứng TR6 chỉ đạt 17,9<br />
g. Tỷ lệ hạt trên sàng 16 của các dòng đạt từ<br />
94,6 - 99,0% và dòng đối chứng chỉ đạt 87,0%.<br />
Tỷ lệ tươi/nhân của các dòng này ở vụ bói biến<br />
<br />
thiên từ 4,2 - 4,5 và dòng đối chứng là 4,8. Ở<br />
thời kỳ kiến thiết cơ bản các dòng này chưa bị<br />
nhiễm bệnh rỉ sắt.<br />
3.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh<br />
tác cho các dòng cà phê vối chín muộn<br />
3.3.1. Xác định thời điểm tưới cho các dòng<br />
cà phê vối chín muộn<br />
<br />
Bảng 8: Năng suất của các dòng cà phê vối chín muộn qua 4 vụ thu hoạch tại các thời điểm tưới<br />
(tấn nhân/ha)<br />
TĐT<br />
<br />
Vụ 2011<br />
<br />
Vụ 2012<br />
<br />
Vụ 2013<br />
<br />
Vụ 2014<br />
<br />
TB 4 vụ<br />
<br />
TĐ1 ( đ/c)<br />
<br />
3,37 a<br />
<br />
2,95 b<br />
<br />
3,99<br />
<br />
5,20<br />
<br />
3,68<br />
<br />
TĐ2<br />
<br />
2,37 b<br />
<br />
3,68 a<br />
<br />
3,67<br />
<br />
5,00<br />
<br />
3,88<br />
<br />
CV (%)<br />
<br />
5,06<br />
<br />
4,01<br />
<br />
5,05<br />
<br />
8,91<br />
<br />
2,93<br />
<br />
P<br />
<br />
0,02<br />
<br />
0,004<br />
<br />
ns<br />
<br />
ns<br />
<br />
ns<br />
<br />
Năng suất trung bình 4 vụ của các dòng<br />
cà phê vối chín muộn tại các thời điểm tưới đạt<br />
từ 3,68 - 3,88 tấn nhân/ha, giữa các thời điểm<br />
tưới năng suất không có sự khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ thời điểm<br />
tưới khác nhau (kéo dài 25 ngày) không ảnh<br />
hưởng đến năng suất của các dòng cà phê vối<br />
chín muộn.<br />
Tuy nhiên thời điểm tưới nước đã ảnh<br />
hưởng đến đặc tính sinh lý của các dòng cà phê<br />
vối chín muộn, tưới muộn hơn 25 ngày so với<br />
đại trà đã tạo điều kiện cho các dòng cà phê vối<br />
chín muộn có đủ thời gian để phân hóa mầm<br />
<br />
hoa, giúp cho hoa nở đồng loạt và trái chín tập<br />
trung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu<br />
hoạch có hiệu quả.<br />
3.3.2. Xác định chu kỳ tưới cho các dòng cà<br />
phê vối chín muộn<br />
Năng suất của các năm 2011, 2013, 2014<br />
và trung bình 4 vụ tại các chu kỳ tưới không có<br />
sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Năng suất<br />
trung bình tại các chu kỳ tưới đạt gần tương<br />
đương nhau từ 4,61 - 4,56 tấn/ha. Tuy nhiên<br />
năm 2012 năng suất ở chu kỳ tưới 25 ngày cao<br />
hơn so với chu kỳ tưới 35 ngày, điều này là do<br />
năm 2012 thời tiết khí hậu vào những tháng<br />
<br />
697<br />
<br />