PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MÔ HÌNH VĂN HÓA TIÊU BIỂU TRONG XÂY DỰNG<br />
NÔNG THÔN MỚI: NHÌN TỪ HUYỆN CẦN ĐƯỚC, TỈNH LONG AN<br />
NCS. Trương Đức Thuận*<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
L<br />
à huyện thuần nông, nhưng với sự năng động, sáng tạo trong<br />
công tác lãnh đạo và quản lý, huyện Cần Đước, tỉnh Long An đã<br />
có những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, tạo sự đột<br />
phá mới về kinh tế gắn với việc bảo đảm an sinh xã hội. Để có được diện mạo<br />
như hôm nay, địa phương này đã vận dụng linh hoạt kết hợp vừa xây dựng văn<br />
hóa gắn với xây dựng nông thôn mới và giờ đây đã, đang từng bước trở thành<br />
mô hình văn hoá tiêu biểu, có sức lan tỏa, tác động tích cực và sâu rộng trên<br />
phạm vi toàn tỉnh; ngày càng đáp ứng được ý chí, nguyện vọng của Đảng bộ và<br />
nhân dân toàn huyện. Với những thành tích nổi trội đạt được, nhiều năm liền<br />
dẫn đầu phong trào thi đua của tỉnh, được Đảng, Nhà nước ghi nhận… đó là cơ<br />
sở để huyện Cần Đước, tỉnh Long An vinh dự đón nhận danh hiệu “Huyện Anh<br />
hùng Lao động thời kỳ đổi mới” vào 2016, trở thành mô hình có thể vận dụng<br />
đối với những địa phương có nét tương đồng.<br />
<br />
<br />
1. Chủ trương đúng đắn, sát hợp với thực tiễn<br />
Cần Đước là một huyện với đặc trưng văn hóa lúa nước, địa bàn có nhiều<br />
sông rạch; trong quá trình khai phá, chống giặc ngoại xâm, xây dựng quê hương<br />
đã để lại nhiều di sản, di tích lịch sử có giá trị văn hóa; nhiều nghề truyền thống<br />
nổi tiếng, đặc biệt nổi tiếng với địa danh đặc sản “Gạo Nàng thơm Chợ Đào”,<br />
đây còn là một trong những nơi khởi nguồn phong trào đờn ca tài tử cải lương<br />
Nam bộ. Là huyện có16 xã và 01 thị trấn, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm<br />
phía Nam của tỉnh Long An. Từ một huyện thuần nông đất hẹp, người đông,<br />
Cần Đước đã chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp -<br />
nông nghiệp - thương mại dịch vụ, từ đó tạo bước đột phá mới, hiệu quả kinh tế<br />
- xã hội rất rõ nét, diện mạo nông thôn đổi mới, đảm bảo phát triển kinh tế gắn<br />
với giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, đời sống tinh thần và vật chất của<br />
nhân dân ngày được cải thiện, nâng cao.<br />
Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng<br />
bộ và nhân dân huyện Cần Đước đã góp phần làm nên những chiến tích lịch sử,<br />
<br />
349<br />
được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.<br />
Bước vào thời kỳ đổi mới, với tinh thần tự lực, tự cường trong xây dựng, phát<br />
triển, nhân dân, cán bộ huyện Cần Đước được Nhà nước tặng thưởng Huân<br />
chương lao động hạng II giai đoạn 2001- 2005. Ngoài ra, Cần Đước còn được<br />
biết đến là địa phương có phong trào văn hoá văn nghệ và thể dục thể thao phát<br />
triển mạnh, nhiều năm liền dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện phong trào “Toàn<br />
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; các thiết chế văn hóa như nhà truyền<br />
thống, thư viện, trung tâm văn hóa - thể thao huyện được xây dựng mới, đưa<br />
vào sử dụng từ nhiều năm qua; hầu hết các xã đều đã quy hoạch đất, cũng như<br />
xây dựng trung tâm văn hóa - thể thao xã và nghĩa trang nhân dân theo quy<br />
định.<br />
Tuy nhiên, nhiều năm trước đây, huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn<br />
chế nhất định: đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân chỉ ở mức trung bình;<br />
tỷ lệ học sinh bỏ học ở vùng sâu còn diễn ra; một số tiêu chí về trường, trạm y<br />
tế đạt chuẩn quốc gia chưa cao; giao thông nông thôn còn khó khăn; danh hi ệu<br />
các mô hình về văn hoá tuy đạt tỷ lệ cao nhưng thiếu bền vững, chưa toàn diện;<br />
hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở nhiều nơi chưa được xây dựng, tệ nạn xã hội<br />
vẫn còn, cảnh quan môi trường chưa chuyển biến tốt, một số nơi công tác quản<br />
lý đối với hoạt động dịch vụ văn hoá có tính nhạy cảm thiếu chặt chẽ; một số<br />
xã vùng sâu (Phước Tuy, Long Hựu Đông, Long Hựu Tây) còn nhiều khó khăn,<br />
sự chênh lệch về đời sống văn hoá tinh thần giữa các xã này so với thị trấn và<br />
các xã còn lại ở mức cao; tỉ lệ sinh con thứ 3 giảm chưa đáng kể. Mặt trái của<br />
nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hoá đã xuất hiện diễn biến phức tạp<br />
trong đời sống văn hoá xã hội, phát sinh tiêu cực làm ảnh hưởng đến đời sống<br />
văn hoá tinh thần của nhân dân.<br />
Xuất phát từ thực tiễn, vào đầu tháng 4-2010 Tỉnh ủy đã ra chủ trương<br />
cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đề án quyết định xây dựng huyện Cần Đước<br />
trở thành huyện điểm, điển hình về văn hoá của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 và<br />
định hướng đến năm 2020 (1) (Đề án) với mục tiêu: Đẩy mạnh phong trào<br />
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với thực hiện tốt Chương<br />
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, làm cho văn hóa thấm sâu<br />
<br />
(1)<br />
Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND, ngày 07-4-2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An về<br />
việc Ban hành Đề án xây dựng huyện Cần Đước là huyện điểm, điển hình về văn hoá của tỉnh (giai<br />
đoạn 2010- 2015 và định hướng đến năm 2020)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
350<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng<br />
tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan<br />
hệ con người; giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc<br />
và các giá trị văn hóa tiêu biểu của địa phương, tạo sự chuyển biến tích cực về<br />
đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh<br />
và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại<br />
hoá nông nghiệp và nông thôn; nâng cao dân trí, cải thiện đời sống người dân;<br />
đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh,<br />
giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của huyện.<br />
<br />
<br />
2. Nhiều kết quả đạt được đáng ghi nhận<br />
Nhìn vào thực tiễn cho thấy, để thực hiện đạt kế hoạch của cấp trên đề ra,<br />
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa X, nhiệm kỳ 2010-2015 xác định xây<br />
dựng huyện văn hóa là một trong 4 chương trình trọng điểm; đồng thời chú<br />
trọng thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Vì thế,<br />
huyện đã xây dựng chương trình hành động, kế hoạch triển khai các nghị quyết,<br />
Đề án của tỉnh sâu rộng trong hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn với<br />
nhiều hình thức, thông qua các cuộc hội họp của ban, ngành đoàn thể, các<br />
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân bảo vệ<br />
an ninh Tổ quốc”, “Xây dựng mô hình gia đình văn hóa, ấp, khu phố, xã văn<br />
hóa”. Tuyên truyền trên hệ thống của đài truyền thanh huyện, trạm truyền thanh<br />
xã, thị trấn bằng việc mở chuyên mục hàng ngày có thời lượng 10 phút/ngày<br />
qua thể loại tin, bài viết, phỏng vấn với các chuyên đề “Câu chuyện xóm làng”,<br />
“Câu chuyện về trật tự xã hội”; truyền thanh trực tiếp “Diễn đàn của bạn”;<br />
tuyên truyền cổ động trực quan qua hình ảnh, băng rôn, panô, ápphích, phát<br />
thanh lưu động, triển lãm ảnh về xây dựng huyện văn hóa… Qua đó, vận động,<br />
giáo dục người dân nâng cao ý thức đóng góp nguồn lực, vật lực và giữ gìn, bảo<br />
tồn, trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, thiết chế văn hóa.<br />
Bên cạnh đó, công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ được quan tâm,<br />
nhất là tập trung nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ chủ chốt từ huyện đến cơ<br />
sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng huyện văn hóa gắn với xây dựng nông<br />
thôn mới.<br />
Huyện đã tận dụng tốt sự hỗ trợ của Trung ương, tranh thủ ngoại lực và<br />
nguồn lực tại chỗ để đầu tư xây dựng các tiêu chí huyện văn hóa với tổng kinh<br />
<br />
<br />
<br />
351<br />
phí là 606,232 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương là 31,02 tỷ đồng,<br />
chiếm 5,1%; ngân sách tỉnh là 270,146 tỷ đồng, chiếm 44,3%; ngân sách huyện<br />
là 261,889 tỷ đồng, chiếm 43,2%; ngân sách xã là 13,565 tỷ đồng, chiếm 2,2%,<br />
nhân dân đóng góp tiền mặt là 13,329 tỷ đồng, chiếm 2,2%, đất là 250.508 m2<br />
trị giá 16,283 tỷ đồng, chiếm 3%. Theo đó, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước<br />
tập trung vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (giao thông,<br />
trường học, y tế, các thiết chế văn hóa…); nguồn vận động xã hội hóa sử dụng<br />
xây dựng giao thông nông thôn, xây dựng các công trình thủy lợi; xây dựng nhà<br />
văn hóa ấp, khu phố; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể<br />
thao; chăm sóc, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích; xây dựng nhà ở cho gia<br />
đình chính sách, hộ nghèo, chăm lo cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Ngoài ra,<br />
Sở Kế hoạch và đầu tư phối hợp các sở, ngành của tỉnh và huyện kêu gọi đầu tư<br />
các dự án ngoài ngân sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện<br />
Cần Đước.<br />
Điểm nổi bật nữa là, để trở thành mô hình văn hóa tiêu biểu của tỉnh,<br />
huyện Cần Đước đã chú trọng việc triển khai xây dựng, phát triển văn hóa phải<br />
gắn chặt với xây dựng nông thôn mới, nên mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn<br />
trong phát triển kinh tế, nhưng ngân sách vẫn tập trung đầu tư cho nông nghiệp,<br />
nông thôn; ngoài ra, các địa phương đã chủ động làm tốt công tác vận động,<br />
huy động nguồn lực của nhân dân và xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới.<br />
Đơn cử: là địa phương tiêu biểu của huyện, xã Tân Lân được công nhận là xã<br />
đạt chuẩn nông thôn mới (từ năm 2014), có được kết quả này là nhờ sự đầu tư<br />
vốn từ nhiều nguồn, sự quyết tâm thông qua chương trình hành động cụ thể, sự<br />
đồng tình hưởng ứng của nhân dân, với thành tích này xã đã vinh dự được Chủ<br />
tịch nước Trương Tấn Sang về thăm (ngày 6-12-2014), qua đó Chủ tịch nước đề<br />
nghị nhân rộng kinh nghiệm, cách làm ở xã Tân Lân trong xây dựng nông thôn<br />
mới. Cuối năm 2014, xã Mỹ Lệ cũng là địa phương về đích sớm để được công<br />
nhận là xã nông thôn mới, với kinh nghiệm phát huy nội lực để vận động cộng<br />
đồng góp sức, vì thế khi vận động người dân đóng góp cần làm cho họ thấy<br />
được lợi ích trong xây dựng nông thôn mới, vì thế hội nông dân xã luôn quan<br />
tâm chăm lo đời sống hội viên, hỗ trợ phát triển sản xuất, nhờ đó dù còn khó<br />
khăn, nhưng người dân vẫn nhiệt tình tham gia hiến trên 400m2 đất, đóng góp<br />
trên 700 triệu đồng để làm đường làng liên ấp, liên thôn. Tính đến hết năm<br />
2017, huyện Cần Đước có 16 xã xây dựng nông thôn mới và hiện có 6 xã được<br />
công nhận đạt chuẩn nông thôn mới gồm: Mỹ Lệ, Tân Lân, Phước Vân, Long<br />
<br />
<br />
<br />
352<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trạch, Tân Chánh và Phước Tuy, chiếm 37,5% tổng số xã trên địa bàn huyện.<br />
Thời gian qua, huyện Cần Đước đầu tư kinh phí trên 53 tỷ đồng thực hiện các<br />
công trình, dự án để củng cố và nâng chất các tiêu chí nông thôn mới ở các xã<br />
đã đạt chuẩn. Đến nay, các xã hầu hết đã đạt thêm bình quân từ 1 đến 2 tiêu chí<br />
so với năm 2015, trong đó có 9 xã đạt từ 15 -18 tiêu chí, 2 xã đạt 12-13 tiêu<br />
chí. Hiện nay, Cần Đước đang tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hình<br />
thành 28 hợp tác xã và tổ hợp tác, 78 trang trại, ứng dụng sản xuất VietGap,<br />
qua đó phát triển kinh tế hộ gia đình đi đôi với xây dựng môi trường xanh sạch<br />
đẹp xây dựng nông thôn mới, phát triển bền vững.<br />
Để phát huy và giữ vững những thành tựu đạt được, năm 2017, địa<br />
phương này đã chủ động xây dựng và tập trung thực hiện 2 chương trình đột<br />
phá: Chương trình đầu tư khai thác nguồn nước phục vụ sinh hoạt; Chương<br />
trình nông nghiệp phát triển toàn diện, chất lượng cao và bền vững. Việc tập<br />
trung thực hiện 2 chương trình này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần<br />
đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, bảo<br />
đảm sự phát triển bền vững của huyện nhà về lâu dài, từng bước cải thiện và<br />
nâng cao đời sống người dân. Song song đó, các công trình trọng điểm trên địa<br />
bàn huyện cũng được đẩy mạnh về mặt tiến độ, trong đó dự án Công viên văn<br />
hóa huyện đã khởi công các hạng mục: san nền, quảng trường, đường nội bộ, hệ<br />
thống cấp điện, cấp nước; đang hoàn chỉnh công tác chuẩn bị đầu tư các hạng<br />
mục theo lộ trình năm 2018 như: thư viện, trung tâm hội nghị sinh hoạt….<br />
<br />
<br />
3. Mô hình có thể vận dụng để nhân rộng<br />
Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta luôn<br />
xác định văn hóa là “nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội<br />
sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc<br />
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Do đó, việc<br />
phát triển văn hóa nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới đã, đang và sẽ<br />
vừa là mục tiêu, vừa là động lực và là yêu cầu của sự phát triển bền vững của<br />
huyện Cần Đước; nó là nhiệm vụ cấp bách, chủ trương có tầm chiến lược đặc<br />
biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng mang tính nhân văn sâu sắc của<br />
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.<br />
Nhận thức được điều đó, tỉnh Long An đã chủ động chọn Cần Đước làm<br />
huyện điểm về văn hóa bởi địa phương này có nhiều giá trị văn hóa lịch sử<br />
<br />
<br />
353<br />
truyền thống và cách mạng. Theo đó, để thực hiện hiệu quả Đề án, các cơ quan<br />
hữu quan của tỉnh và huyện đã xây dựng 31 chỉ tiêu để triển khai, nên quan<br />
điểm chỉ đạo của huyện Cần Đước thể hiện sự nhất quán và rõ ràng:<br />
Thứ nhất, xây dựng huyện văn hoá là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn<br />
quân và toàn dân, phải coi trọng việc xây dựng văn hoá theo quan điểm của<br />
Đảng: “Xây dựng kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hoá là<br />
nền tảng tinh thần của xã hội”.<br />
Thứ hai, xây dựng huyện văn hoá phải huy động sức mạnh của toàn dân<br />
do Đảng lãnh đạo, đây là sự nghiệp lâu dài, cần phải có bước đi phù hợp, lộ<br />
trình cụ thể; phải có ý chí tiến công, sự kiên trì, luôn coi trọng công tác bảo tồn<br />
và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.<br />
Thứ ba, quá trình xây dựng huyện văn hoá phải gắn chặt với quá trình<br />
phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá, xây dựng nông<br />
thôn mới, đảm bảo quốc phòng an ninh, thực hiện cải cách hành cháíh, phát huy<br />
dân chủ cơ sở có hiệu quả.<br />
Thứ tư, xây dựng huyện văn hoá phải đồng thời với chăm lo xây dựng hệ<br />
thống chính trị vững mạnh toàn diện, xây dựng con người mới gắn với cuộc vận<br />
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.<br />
Thứ năm, với quyết tâm thực hiện có hiệu quả 31 chỉ tiêu của Đề án gắn<br />
chặt với 19 tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông<br />
thôn mới trên địa bàn, Cần Đước đặc biệt quan tâm và xem như chương trình<br />
đột phá trong phương châm chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện, đó là luôn xem văn hóa<br />
vừa là động lực, vừa là mục tiêu cho sự phát triển. Đáng chú ý là, khi bắt tay<br />
thực hiện xây dựng huyện điểm điển hình về văn hóa từ năm 2010, huyện gặp<br />
rất nhiều khó khăn nhưng từ sự giúp sức của tỉnh và các nguồn lực từ nhân dân,<br />
doanh nghiệp và sự nỗ lực của các cấp chính quyền, nên dần dần những vướng<br />
mắc được tháo gỡ. Vì vậy, đến nay kết quả bước đầu đã đem lại nhiều thành<br />
quả đáng trân trọng, trong đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được<br />
nâng cao, hạ tầng ngày càng phát triển, các tiềm năng và lợi thế được phát huy,<br />
tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ổn định, tình làng nghĩa xóm<br />
ngày thêm bền chặt.<br />
Nổi rõ là sự chuyển đổi trong nhận thức của người dân ngày càng sâu<br />
sắc, thể hiện qua sự tích cực chủ động hưởng ứng các chủ trương, chính sách đề<br />
ra, điều này chính là chiều sâu, là nhân tố quan trọng có tính quyết định sự<br />
<br />
<br />
354<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
thành bại khi thực hiện bất cứ chủ trương, chính sách nào của Đảng và Nhà<br />
nước đề ra. Bởi vậy, huyện Cần Đước đã có một bước chuyển vượt bậc từ cơ sở<br />
hạ tầng đến văn hóa, tinh thần, đó là do ngay khi thực hiện Đề án xây dựng<br />
huyện điểm điển hình về văn hóa thì huyện đã quan tâm nâng chất cuộc sống<br />
người dân. Điều này được thể hiện rõ qua các số liệu đã thực hiện được như tỷ<br />
lệ hộ có nhà ở kiên cố và bán kiên cố hiện nay hơn 99%, tỷ lệ hộ nghèo giảm<br />
chỉ còn 2,3%, thu nhập bình quân đầu người của huyện đã đạt 46 triệu đồng;<br />
ngoài ra, tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%, hộ sử dụng điện là 99%.<br />
Tính đến hết năm 2017, huyện Cần Đước có có 118/118 ấp, khu phố văn hóa và<br />
17/17 xã, thị trấn được công nhận xã, thị trấn văn hóa.<br />
Thứ sáu, với quan điểm hoàn thành các chỉ tiêu và đạt chuẩn nông thôn<br />
mới đã khó, giữ vững càng khó hơn, vì thế thường vào cuối năm Cần Đước tiến<br />
hành phúc tra công nhận các xã văn hóa. Theo đó, Ủy ban nhân dân huyện đã<br />
thành lập đoàn phúc tra và công nhận “xã đạt chuẩn văn hóa - nông thôn mới”.<br />
Điều cần nói thêm ở đây là, danh hiệu “xã đạt chuẩn văn hóa - nông thôn mới”<br />
là một sáng tạo của huyện Cần Đước, bởi địa phương này vừa tiến hành đồng<br />
thời xây dựng huyện điểm văn hóa, vừa xây dựng nông thôn mới, vì vậy khi xã<br />
nào đó vừa đạt xã văn hóa, vừa đạt chuẩn nông thôn mới thì sẽ vinh dự đạt<br />
được danh hiệu xã “đạt chuẩn văn hóa - nông thôn mới”.<br />
Qua nghiên cứu, có thể khẳng định rằng, việc xây dựng và phát triển văn<br />
hóa ở nông thôn ở Cần Đước được chú trọng xây dựng nền tảng phát triển văn<br />
hóa từ gốc rễ, đó là: đã chú trọng nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp<br />
luật và các quy định về văn hóa của người dân ở nông thôn; tạo ra những giá trị<br />
mới của nông thôn, làm cho tư tưởng và hạnh động trong người dân ngày càng<br />
thích nghi với môi trường mới, với một diện mạo nông thôn hiện đại thể hiện<br />
bằng các giá trị mới về kinh tế, xã hội và văn hóa. Đồng thời, từng bước hoàn<br />
chỉnh và tổ chức thực hiện các quy ước về nếp sống văn hóa, xây dựng quy ước<br />
thôn, ấp văn hóa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; các quy ước xây<br />
dựng thôn văn hóa, con người văn hóa không ngoài việc tạo ra lối sống văn<br />
minh, lịch sự, đề cao tình làng nghĩa xóm, đùm bọc giúp đỡ nhau, chung tay<br />
xây dựng khu dân cư xanh - sạch - đẹp. Các thiết chế văn hóa truyền thống và<br />
hiện đại được tập trung đầu tư xây dựng, củng cố, tạo điều kiện để người dân ở<br />
nông thôn nâng cao mức hưởng thụ, tham gia hoạt động và sáng tạo văn hóa;<br />
nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa, thực<br />
hiện các tiêu chí phát triển văn hóa nông thôn mới, tạo nền tảng vững chắc<br />
<br />
<br />
355<br />
để xây dựng nông thôn mới ở cơ sở,… ngày càng đáp ứng nhu cầu cơ bản của<br />
người dân, giúp người dân ngày càng được sinh sống và hưởng thụ một môi<br />
trường mới, không gian mới tốt đẹp hơn.<br />
Thứ bảy, việc xây dựng nông thôn mới ở Cần Đước không có sự biểu<br />
hiện chạy theo thành tích, các địa phương cấp xã nơi đây triển khai, thực hiện<br />
xây dựng nông thôn mới theo lộ trình cụ thể, từng bước đi vững chắc, mà<br />
không giống như một số địa phương khác vay vốn triển khai các hạng mục<br />
(nhất là các thiết chế văn hóa), dẫn đến nông thôn mới thì về đích, nhưng lại<br />
đứng trên một đống nợ về ngân sách và chưa biết khi nào có thể trả được.<br />
Thứ tám, điểm mới, được xem là sự thích nghi, biến đổi, sáng tạo của<br />
Cần Đước trong quá trình xây dựng nông thôn mới là: có khoảng gần 70 ấp văn<br />
hóa không xây dựng nhà văn hóa ấp mà đã tận dụng cơ sở tín ngưỡng (10 cơ sở<br />
tín ngưỡng) và 60 điểm mẫu giáo để làm điểm sinh hoạt văn hóa. Việc làm này<br />
vừa tiết kiệm được nhiều kinh phí, vừa góp phần phát huy giá trị thiết chế văn<br />
hóa truyền thống trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Để xây dựng Cần Đước<br />
thành huyện điển hình về văn hóa theo đó, tại Quyết định số 13/2010/QĐ-<br />
UBND ngày 07-4-2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An về việc ban hành Đề<br />
án xây dựng huyện Cần Đước là huyện điểm điển hình về văn hóa của tỉnh giai<br />
đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020 đã đề ra 31 chỉ tiêu (xem Phụ<br />
lục kèm theo), tiếp đó, khi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông<br />
thôn mới ra đời kèm theo 19 tiêu chí, đã được Cần Đước triển khai lồng ghép<br />
với nhau, nên có rất nhiều thuận lợi, bởi nó cùng bổ trợ cho nhau trong quá<br />
trình thực hiện. Và, vào ngày 30-8-2015, huyện Cần Đước, tỉnh Long An đã<br />
vinh dự đón nhận danh hiệu huyện điểm điển hình về văn hóa của tỉnh; đặc biệt<br />
vào tháng 4-2016 địa phương này vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lao<br />
động thời kỳ đổi mới.<br />
Đó là những lý do vì sao, theo chúng tôi, Cần Đước có thể trở thành một<br />
mô hình điển hình về xây dựng môi trường văn hóa để các địa phương khác ở<br />
tỉnh Long An. Hay rộng hơn nữa là, các địa phương có những nét tương đồng<br />
như Cần Đước ở vùng đồng bằng sông Cửu Long vận dụng, sáng tạo vào thực<br />
tiễn trong quá trình triển khai, thực hiện xây dựng nông thôn mới được vững<br />
chắc hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
356<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4. Phát huy thành tựu để giữ vững danh hiệu trước yêu cầu mới<br />
Thực tế đã khẳng định rằng, việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án<br />
là một chủ trương đúng, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của Đảng bộ và nhân<br />
dân của huyện. Bên cạnh những kết quả đạt được đáng ghi nhận trên, thì thực tế<br />
việc xây dựng huyện văn hóa ở Cần Đước vẫn còn một số vướng mắc, hạn chế<br />
cần sớm khắc phục đó là: việc theo dõi, hỗ trợ cơ sở của các ban, ngành của<br />
tỉnh và Huyện ủy trong việc xây dựng xã, ấp “văn hóa” có lúc, có nơi chưa thật<br />
sự sâu sát, kịp thời. Việc vận động nhân dân phát huy vai trò chủ thể, cùng<br />
chung tay xây dựng huyện “văn hóa”, xây dựng nếp sống, tác phong, phong<br />
cách, xây dựng con người “văn hóa” chưa thể hiện rõ nét; phong trào giữ gìn<br />
cảnh quan môi trường, đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp có mặt còn hạn<br />
chế. Nguyên nhân hạn chế trên được xác định là, do cấp ủy địa phương và các<br />
sở, ngành tỉnh chưa thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát việc<br />
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án. Các cấp, các ngành và địa phương chưa phối<br />
hợp chặt chẽ, kịp thời để giải quyết các khó khăn trong quá trình triển khai,<br />
thực hiện. Chưa phát huy đúng mức vai trò chủ thể của người dân trong quá<br />
trình xây dựng huyện văn hóa.<br />
Để khắc phục những hạn chế, vướng mắc trên, theo chúng tôi, huyện Cần<br />
Đước cần tiếp tục tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm:<br />
1. Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong các cơ quan, đoàn thể các<br />
cấp trên địa bàn huyện, coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống<br />
chính trị trong sạch, vững mạnh để làm tốt công tác chuẩn bị đại hội đảng các<br />
cấp, tiến tới Đại hội tỉnh Đảng bộ lần X và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.<br />
2. Tiếp tục xây dựng huyện điểm điển hình về văn hóa gắn với triển khai<br />
thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần 9 (khóa XI) về “Xây dựng và<br />
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững<br />
đất nước”, thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn<br />
hóa” gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới góp<br />
phần nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị, nhất là nhân dân địa phương<br />
về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng Cần Đước trở thành huyện điểm,<br />
điển hình về văn hóa của tỉnh.<br />
3. Làm tốt hơn nữa công tác vận động nhân dân, phát huy vai trò chủ thể<br />
của người dân trong xây dựng gia đình, xã, thị trấn, huyện “văn hóa”; chú trọng<br />
chăm lo xây dựng con người “văn hóa” có nhân cách, lối sống đẹp; vận động<br />
<br />
<br />
357<br />
nhân dân tạo cảnh quan môi trường, đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp; đầu<br />
tư, bảo dưỡng công trình văn hóa hiện có, xây dựng thiết chế văn hóa ở xã, ấp<br />
theo hướng vận dụng linh hoạt, tận dụng các cơ sở vật chất có sẵn.<br />
4. Tập trung nguồn lực thực hiện hoàn thành các tiêu chí chưa đạt, tiếp<br />
tục giữ vững, phát huy các tiêu chí đã đạt một cách bền vững, đặc biệt là các<br />
tiêu chí về an sinh xã hội, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân; gắn các<br />
hoạt động văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh<br />
với xây dựng nông thôn mới.<br />
5. Thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và những<br />
năm tiếp theo, tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp sản xuất<br />
kinh doanh, góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của huyện, tăng thu nhập<br />
bình quân đầu người, để tạo động lực cho huyện sớm hoàn thành chương trình<br />
phát triển đô thị của huyện trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt./.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Đức Thuận, “Phát triển làng nghề ở huyện Cần Đước trong bối cảnh xây<br />
dựng nông thôn mới”, Hồ sơ - Sự kiện, chuyên san của Tạp chí Cộng sản,<br />
(2015).<br />
2. Đức Thuận (2015), “Xây dựng nông thôn mới ở huyện Cần Đước, tỉnh<br />
Long: Phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế”, Hồ sơ - Sự kiện, chuyên<br />
san của Tạp chí Cộng sản, (2015).<br />
3. Trương Đức Thuận (2013), “Phát huy vai trò chủ thể của người nông dân<br />
trong xây dựng nông thôn mới ở Long An”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đẩy<br />
mạnh tuyên truyền trên báo Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đồng<br />
bằng sông Cửu Long do Tạp chí Cộng sản phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh<br />
Hậu Giang tổ chức năm 2013.<br />
4. Trương Đức Thuận (2015), Cần Đước trong quá trình trở thành mô hình văn<br />
hóa tiêu biểu, Tạp chí Cộng sản.<br />
5. Trương Đức Thuận (2016), Luận văn “Sự thích nghi văn hóa trong quá trình<br />
xây dựng nông thôn mới (trường hợp huyện Cần Đước, tỉnh Long An”.<br />
6. Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND, ngày 07-4-2010 của Ủy ban nhân dân<br />
tỉnh Long An về việc Ban hành Đề án xây dựng huyện Cần Đước là huyện điểm,<br />
điển hình về văn hoá của tỉnh (giai đoạn 2010- 2015 và định hướng đến năm<br />
2020)<br />
<br />
<br />
358<br />