intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mộ Ông Ðá

Chia sẻ: Mi Hong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

53
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Quê tôi tỉnh Phú Thọ, có đền Hùng. Hàng năm dân cả nước về Ðền Hùng đi trẫy hội, gọi là Hội Ðền Hùng vào ngày 10/3 Âm lịch. Tôi về thăm quê cha đất tổ nhiều lần, vừa rồi mới được cậu em con ông chú dẫn đi thăm thú các nơi. Ðất đai miền trung du vốn đã cằn cỗi, trải qua mấy mươi năm chiến tranh, cải tạo xã hội chủ nghĩa nên càng xơ xác thêm. Ðồi trọc lơ thơ mấy cây cọ, những rẫy mì cây bé khẳng khiu, đồng ruộng manh mún. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mộ Ông Ðá

  1. Mộ Ông Ðá 1. Quê tôi tỉnh Phú Thọ, có đền Hùng. Hàng năm dân cả nước về Ðền Hùng đi trẫy hội, gọi là Hội Ðền Hùng vào ngày 10/3 Âm lịch. Tôi về thăm quê cha đất tổ nhiều lần, vừa rồi mới được cậu em con ông chú dẫn đi thăm thú các nơi. Ðất đai miền trung du vốn đã cằn cỗi, trải qua mấy mươi năm chiến tranh, cải tạo xã hội chủ nghĩa nên càng xơ xác thêm. Ðồi trọc lơ thơ mấy cây cọ, những rẫy mì cây bé khẳng khiu, đồng ruộng manh mún. Một hôm trên đường lên đền Hùng về, lúc ấy vào khoảng xế chiều, chúng tôi băng qua một khu đồi nhỏ xanh rợp bóng tre. Tre mọc giao cành, nắng không xuyên qua được. Màu xanh ngăn ngắt của tre thật khác lạ với màu cây lá chung quanh, như được chăm sóc đặc biệt. Thấy tôi dừng chân có vẻ lưu luyến, cậu em lên tiếng: “Ðấy là Mộ Lão Thạch. Nhân đây anh em mình ghé lại đốt nén hương” Cậu lâm râm khấn vái, nét mặt thành kính. Trời về chiều, trong khu mộ rợp bóng tre, không gian nhuốm một màu u tịch. Cậu kể cho tôi nghe câu chuyện về Lão Thạch mà dân gian vẫn gọi là Ông Ðá. Ðây cũng là câu chuyện truyền tụng. Gọi là Mộ Ông Ðá, nhưng mới nhìn thoáng qua khó nhận biệt, vì ngôi mộ không phải xây như bình thường, mà chỉ là một đống đá chồng lên nhau. Nhưng tôi thấy lạ, là đống đá rất to, hình chóp nón như kim tự tháp, đường kính khoảng mười thước và cao hơn năm thước, như một quả đồi nhỏ, rất uy nghi. Câu chuyện cậu em kể giản dị tôi không thỏa mãn, nên hôm sau tôi lại ra mộ. Tôi thắp hương rồi đi quanh quẩn vào làng, cố tình gặp những bô lão để hỏi thăm. Nhưng tất cả những người tôi gặp chỉ làm tôi thất vọng. Cho đến khi viết những dòng này, ngoài những lời truyền tụng trong dân gian, tôi cũng chưa biết những điều thực sự gọi là sử liệu. 2. Các bô lão gọi là Lão Thạch. Dân gian, trẻ con gọi là Ông Ðá. Về ngôi mộ, nếu nói một đống đá chồng chất lên nhau, khó nhận ra thì e không đúng. Nhìn thật kỹ thì sẽ biết đó là
  2. một nấm mộ, vì ở một phía - có lẽ định vị trí là chân – có bát nhang, cắm vào giữa những khe đá. Bát nhang khá lớn, cũ lẫn mới, chứng tỏ hằng ngày vẫn có người ghé viếng. Và một chi tiết khác, khá quan trọng, là những viên đá làm thành ngôi mộ. Chúng không phải là đá bình thường như kiểu “đá cục đá hòn”. Ðây là những viên đá mang hình tượng, được sàng lọc qua một tình cảm, một tâm thức sáng tạo của một con người. Mặc dù người đó không trực tiếp đục đẽo, nhưng thiên nhiên đã làm nên và con người góp phần thổi vào đó một hồn thiêng, cho nó một tên gọi, và từ đó nó có mặt như một tác phẩm. Ngôi mộ được chất lên bằng những cục đá như thế, lớn nhỏ đủ cỡ, nhiều màu sắc, đen, xám, nâu, trắng . . . nhẵn nhụi như được một bàn tay tài hoa đẽo gọt kỹ lưỡng. Tuy không mang hình tượng gì cụ thể để gọi tên, nhưng mỗi cục đá mường tượng một dáng dấp con người, mang một hồn thiêng, sống động, có đời sống riêng, biết nói với người xem bằng một ngôn ngữ đặc biệt. Không ai biết rõ ràng về người được gọi là Lão Thạch hay Ông Ðá, nhưng dân làng từ già đến trẻ đều tỏ lòng kính trọng ông, và hỏi thăm thì mỗi người một chuyện chắp nối lại thành cuộc đời ông. Và cho đến nay ông vẫn còn sống trong ký ức của các bô lão, trong lòng của thế hệ hiện tại. Theo như lời kể của một bô lão hiện nay đã ngoài trăm tuổi, chuyện ông còn nhớ được của ông cố, tính ra thời gian đã sấp sĩ ba trăm năm. Ba trăm năm đối với dòng thời gian miên viễn không là gì, nhưng với trí óc con người , những nỗi chìm khuất cũng là điều đáng kể! Vậy mà ngôi mộ không xây cất, trống trải giữa đất trời vẫn còn đó, trải bao cuộc bể dâu vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Câu chuyên LãoThạch và sự kính trong còn đó với những nén nhang nghi ngút hàng ngày nói lên tấm lòng của nhân dân, Mộ Lão Thach tồn tại qua bao thời gian vì câu chuyện về việc làm nhân ái, được nhân dân quí trọng. Lo thay những tượng đài, những lăng mộ nguy nga được xây lên nhưng ở ngoài lòng người. Tôi gặp một đứa trẻ chăn trâu đang cho trâu ăn ở một khu đất khô cằn. Qua câu chuyện trao đổi tôi thấy em có một sự kính trọng đối với Ông Ðá, mặc dù nhuốm chút màu huyền hoặc. Tôi chỉ mộ Ông Ðá hỏi:
  3. “Chỗ này cỏ tốt, sao cháu không đưa trâu đến ăn?” Em làm bộ điệu co đầu rút cổ “ Không dám đâu chú. Ông Ðá linh thiêng lắm. Làm điều gì ông không hài lòng, ông bắt đau đó” Không ai còn nhớ tên chàng thư sinh đó nữa. Người mà ngày nay dân gian gọi là Lão Thạch hay Ông Ðá theo hình ảnh ngôi mộ được chất lên bằng đá của ông. Cách đây hơn ba trăm năm, làng Vân Cương bị dịch bệnh lớn. Dân làng chết quá nửa, không kịp chôn cất. Vào một đêm rằm trăng sáng vằng vặc, chàng thư sinh bày hương án ra giữa trời khấn vái, xin trời đất để ông chết thay cho dân làng khỏi bệnh. Liền đó cơn dịch lắng xuống và qua đi. Ðể tỏ lòng biết ơn, dân làng chôn cất chàng trên một khu đồi, trồng tre trúc chung quanh và thể theo ý chàng, mộ không xây, trên mộ chỉ chất những viên đá chàng để lại mà thôi. Cũng có người kể rằng, ngôi mộ hiện nay là nhà của ông. Ông thu thập đá để chật cả nhà, chỉ chừa một chỗ vừa nằm. Năm ấy, sau cả vái, vài hôm sau ông phát bệnh. Biết là lời xin ứng nghiệm, ông viết di chúc để lại, sau khi ông chết, cứ để nguyên tại chỗ, phủ đá lên trên, gọi là “thạch tán”. Ông căn dặn trong vòng nửa năm không được đến mộ ông. Học trò và dân làng nghe theo. Sau đó họ trồng tre chung quanh mộ, hàm ý tôn ông là người quân tử. Tre phát triển dần trở thành một khu rừng như ngày nay. 3. Làng Vân Cương lúc bấy giờ chỉ là một xóm nhỏ, sự xuất hiện một nho sinh là một biến cố lớn. Chàng khoảng hai mươi tuổi, măt mũi khôi ngô, dáng nho nhã. Không ai biết chàng từ đâu tới. Dân làng tiếp đón chàng như một người quen đi xa mới trở về. Chàng mở trường dạy học. Tiếng lành đồn xa. Những gia đình giàu có con gái bắn tiếng tuyển chàng làm rễ. Nhưng cuối cùng họ đều xa lánh, măc dù rất kính trọng chàng, vì tính tình khác lạ. Chàng dạy học nhưng không lấy tiền, sống giản dị, khiêm tốn. Học trò từ giàu đến nghèo, chỉ trả công bằng ngũ cốc, hoa màu, bao nhiêu cũng được. Ðặc biệt là chàng rất thích sưu tầm đá. Những viên đá có hình dáng mà chàng cho là đẹp. Những viên đá lấy trên núi hay
  4. trong lòng suối được chàng đem về, lau chùi sạch sẽ và chưng bày như những tác phẩm nghệ thuật. Chàng đặc tên cho từng viên đá, giảng giải cho các học trò nghe về ý nghĩa của mỗi viên, nào là “Mẹ con”, “Trăng chìm đáy nước”, “Cô đơn”, “Người suy tư” . . . Học trò biết ý thầy, khi nào tìm được “viên đá đẹp” đem đến biếu, thầy rất quí. Nhưng cũng có khi thầy không nhận. Thầy nói viên đá không đẹp. Chàng giải thích cho cậu hoc trò hiểu. Lần lần nhà thầy chật cả đá. Ngoài chỗ dành cho học trò và một chỗ ngủ, mọi nơi đều để đá. Hết trong nhà, ra đến ngoài sân, chung quanh nhà. Có giai thoại về chàng và cô con gái một phú hộ. Một hôm, theo lời mời, chàng đến nhà ông ta để xem mặt cô gái. Chàng mang theo một viên đá để làm quà cho nàng. Viên đá chàng rất quí, đặt tên là “Niềm yêu”. Nhưng khi nghe chàng giảng nghĩa, nàng cười phá lên và chạy vào nhà, vừa chạy vừa nói to,“ niềm yêu, một cục đá mà là niềm yêu. Khùng quá, khùng quá !!!” Chàng ôm “Niêm yêu” về và từ đó không bao giờ chàng để ý đến những cô gái con nhà giàu nữa. Cho đến một hôm, có một cô gái nghèo, dắt đứa em đến xin học. Nàng sờ “Niềm yêu”, nhìn chàng và nói: “Viên đá này đẹp quá”. Chàng kinh ngac nhìn cô và thấy gương mặt cô sáng lên như tỏa hào quang. Chàng thầm thì như nói một mình “Niềm yêu”. Cô gái reo lên: “Niềm yêu! Ðúng là niềm yêu. Em thấy như hai mái đầu trai gái nép vào nhau, phải không thầy?” Sau này, người con gái đó trở nên vợ chàng. Hai người sống với nhau đến tuổi già, sinh hàng đàn con cháu. Ngôi nhà được cất rộng thêm ra để có chỗ cho những viên đá “người mơ mộng”, “giác ngộ”,“ say trăng” . . . Chuyện “Người Mê Ðá” - đó là tên riêng tôi đặt cho Lão Thạch - là một chuyện ẩn dụ, nói lên sự quan trọng của Con người trong nghệ thuật. Con người là một yếu tố không thể thiếu trong tiến trình sáng tạo. Không có con người, không có sáng tạo, không có sản phẩm nghệ thuật, gọi là tác phẩm. Những viên đá nằm hàng triệu năm trên núi, trong lòng suối, bên vệ đường sẽ mãi mãi chỉ là đá, cho đến khi, có ánh mắt của một con người soi đến, nâng nó lên, truyền cho nó một tình cảm, thổi cho nó một hồn thiêng, đặt tên cho nó, từ đó nó trở thành một tác
  5. phẩm nghệ thuật. Lão Thạch chính là con người đó, một nghệ sĩ, ông hợp tác với thiên nhiên để tạo ra những bức tượng như một nhà điêu khắc thực sự./. 7/2010 Kinh Dương Vương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2