intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô phỏng mô hình tăng acid uric và viêm khớp do gout trên chuột nhắt - ứng dụng khảo sát tác dụng của cao ethyl acetat từ lá Tía tô (Perilla frutescens (L.) Britt.)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày tình trạng tăng acid uric máu kéo dài dẫn đến lắng đọng tinh thể urat ở các khớp, gây viêm khớp và có thể gây biến dạng khớp. Nghiên cứu nhằm xây dựng mô hình viêm khớp do tăng acid uric trên chuột thực nghiệm và áp dụng để khảo sát hiệu quả của cao ethyl acetat từ lá Tía tô (cao EA).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô phỏng mô hình tăng acid uric và viêm khớp do gout trên chuột nhắt - ứng dụng khảo sát tác dụng của cao ethyl acetat từ lá Tía tô (Perilla frutescens (L.) Britt.)

  1. Nghiên cứu Dược học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học;27(4):55-62 ISSN : 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.07 Mô phỏng mô hình tăng acid uric và viêm khớp do gout trên chuột nhắt - ứng dụng khảo sát tác dụng của cao ethyl acetat từ lá Tía tô (Perilla frutescens (L.) Britt.) Trần Viễn Thông1, Đỗ Thuỳ Ánh Hằng1, Lê Nguyễn Anh Thư1, Văn Bình1, Lưu Thị Nghĩa1, Huỳnh Ngọc Trinh1,* Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 1 Tóm tắt Đặt vấn đề: Tình trạng tăng acid uric máu kéo dài dẫn đến lắng đọng tinh thể urat ở các khớp, gây viêm khớp và có thể gây biến dạng khớp. Nghiên cứu nhằm xây dựng mô hình viêm khớp do tăng acid uric trên chuột thực nghiệm và áp dụng để khảo sát hiệu quả của cao ethyl acetat từ lá Tía tô (cao EA). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chuột nhắt đực Swiss albino do Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cung cấp. Chuột được gây tăng acid uric máu kéo dài bằng cách tiêm cách ngày kali oxonat với liều giảm dần (từ 300 mg/kg xuống 150 mg/kg) trong vòng 2 tuần, kết hợp tiêm tinh thể urat vào khớp cổ chân chuột ở ngày thứ 8 để gây sưng phù. Allopurinol và diclofenac được dùng làm thuốc đối chiếu để đánh giá đáp ứng của mô hình. Cao EA được chiết bằng cách lắc phân bố với ethyl acetat từ cao toàn phần lá Tía tô. Kết quả: Tiêm lặp lại kali oxonat làm tăng acid uric ổn định trong suốt thử nghiệm nhưng không làm lắng đọng acid uric tại khớp. Do đó, cần tiêm tinh thể urat vào khớp cổ chân vào ngày 8 để gây sưng phù khớp cổ chân chuột và mô phỏng tình trạng viêm khớp do gout. Allopurinol làm giảm rõ acid uric máu ở ngày 1 và ngày 7, thấp hơn cả lô sinh lý ở ngày 15. Diclofenac làm giảm mức độ sưng phù khớp cổ chân của lô chuột đối chiếu và không khác biệt so với lô sinh lý vào cuối thử nghiệm. Cao EA chưa thể hiện rõ tác động làm hạ acid uric cũng như tác động giảm viêm trên mô hình chuột viêm khớp do gout. Kết luận: Mô hình có thể áp dụng để khảo sát đồng thời tác động hạ acid uric và kháng viêm của các dược liệu tiềm năng trong điều trị bệnh gout. Từ khoá: acid uric, cao ethyl acetat, gout, lá Tía tô Abstract SIMULATING THE MODEL OF INCREASING URIC ACID AND GOUTY ARTHRITIS IN MICE - APPLICATION TO INVESTIGATE THE EFFECTS OF ETHYL ACETAT EXTRACT FROM PERILLA LEAVES (PERILLA FRUTESCENS (L.) BRITT.) Tran Vien Thong, Do Thuy Anh Hang, Le Nguyen Anh Thu, Van Binh, Luu Thi Nghia, Huynh Ngoc Trinh Ngày nhận bài: 18-09-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 28-10-2024 / Ngày đăng bài: 28-10-2024 *Tác giả liên hệ: Huỳnh Ngọc Trinh. Bộ môn Dược lý - Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: hntrinh@ump.edu.vn © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. https://www.tapchiyhoctphcm.vn 55
  2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4* 2024 Introduction: Prolonged hyperuricemia can lead to urate crystal deposition in joints, causing arthritis and joint deformities. The study aimed to establish a model of arthritis caused by increased uric acid in experimental mice and apply it to investigate the effectiveness of ethyl acetat extract from Perilla leaves (EA extract). Methods: Male Swiss albino mice were provided by Pasteur Institute in Ho Chi Minh City. Mice were induced prolonged hyperuricemia by injecting potassium oxonate every other day at decreasing doses (from 300 mg/kg to 150 mg/kg) for 2 weeks, combined with urate crystals injection into the ankle joints of mice on day 8 to induce swelling. Allopurinol and diclofenac were used as reference drugs to evaluate the response of the model. EA extract was obtained by shaking distribution with ethyl acetate from the total extract of Perilla leaves. Results: Repeated injections of potassium oxonate sustainably increased uric acid levels throughout the experiment but did not cause uric acid deposition in the joint. Therefore, it was necessary to inject urate crystals into the ankle joint of mice on day 8 to induce swelling of the ankle joint of mice and simulate gouty arthritis. Allopurinol significantly reduced serum uric acid on days 1 and 7, lower than those of the physiological group on day 15. Diclofenac lowered the degree of swelling of ankle joint in the control group and was not different from the physiological group at the end of the experiment. EA extract did not clearly show the hypouricemic effect as well as the anti-inflammatory effect in this gouty arthritis mouse model. Conclusion: The model can be applied to simultaneously investigate the uric acid-lowering and anti-inflammatory effects of potential medicinal herbs in the treatment of gout. Keywords: uric acid; ethyl acetate extract; gout; Perilla leaves 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, đa số các thử nghiệm đánh giá hiệu quả điều trị gout thông qua các mô hình thực nghiệm trên động vật được gây tăng acid uric máu cấp tính bằng kali oxonat nhưng chưa Bệnh gout (thống phong) được đặc trưng bởi tình trạng gia khảo sát đồng thời tác dụng điều trị viêm khớp do lắng đọng tăng acid uric trong máu kéo dài dẫn đến việc tích tụ các tinh tinh thể urat tại khớp và xung quanh khớp do tình trạng tăng thể urat trong và xung quanh khớp gây viêm khớp, biến dạng acid uric máu kéo dài. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích khớp và gây đau đớn cho người bệnh [1]. Hiện tỷ lệ mắc mô phỏng mô hình gây tăng acid uric máu kéo dài bằng kali bệnh gout ngày càng gia tăng và trẻ hóa ở Việt Nam cũng oxonat và gây viêm khớp do tinh thể urat trên chuột nhắt như trên thế giới. Lựa chọn đầu tay trong điều trị vẫn luôn là trắng, đồng thời đánh giá đáp ứng của mô hình với các thuốc các thuốc ức chế xanthin oxidase, enzym quan trọng tham đối chứng (allopurinol và diclofenac) cũng như hiệu quả gia vào quá trình tổng hợp acid uric, như allopurinol và giảm acid uric và kháng viêm của cao chiết phân đoạn ethyl febuxostat. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc này gây nhiều acetat từ lá Tía tô. phản ứng có hại, nhất là các phản ứng dị ứng da, có thể gặp hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử da [2,3]. Chính vì vậy, việc điều trị chứng tăng acid uric và viêm khớp do gout bằng 2. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP các chế phẩm từ tự nhiên thay thế cho các dạng thuốc tổng NGHIÊN CỨU hợp ngày càng được quan tâm do tính an toàn khi sử dụng thời gian dài. Trong đó, một số nghiên cứu gần đây còn cho 2.1. Động vật nghiên cứu thấy cao chiết từ lá Tía tô (Perilla frutescens L. Britt, Chuột nhắt đực trưởng thành, khoẻ mạnh chủng Swiss albino, Lamiaceae) có tác dụng ức chế xanthin oxidase [4]. Ngoài trọng lượng 20-25 g, được cung cấp từ viện Pasteur thành ra, nhiều tác dụng sinh học khác nhau của lá Tía tô cũng phố Hồ Chí Minh. Chuột được nuôi trong lồng nhựa kích đã được chứng minh như chống oxy hóa, kháng khuẩn, thước 30 x 25 x 15 cm và để ổn định 3-5 ngày trong phòng kháng dị ứng, chống viêm, chống ung thư, chống trầm thí nghiệm trước khi tiến hành nghiên cứu. Chuột được chăm cảm và bảo vệ thần kinh [5-7]. sóc, nuôi bằng thức ăn dạng viên (do viện Pasteur thành phố 56 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.07
  3. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4 * 2024 Hồ Chí Minh cung cấp), nước uống đầy đủ. Chuột được cho (Ngày 1 tiêm 300 mg/kg, ngày 3 tiêm 250 mg/kg, ngày 5 nhịn đói qua đêm (ít nhất 12 giờ) trước các ngày lấy máu tiêm 200 mg/kg, ngày 7 tiêm 150 mg/kg) và duy trì liều chuột để định lượng nồng độ acid uric huyết thanh. 150 mg/kg cho đến cuối thử nghiệm (Ngày 15). Vào ngày thứ 8 của thử nghiệm chuột được gây viêm khớp bằng cách 2.2. Hoá chất - Thuốc thử nghiệm tiêm hỗn dịch MSU (0,05 ml/chuột) vào khớp cổ chân phải bằng kim 27G [9]. Acid uric (Bide Pharmatech, Trung Quốc), kali oxonat (Bide Pharmatech, Trung Quốc), allopurinol 300 mg Chuột thử nghiệm được chia ngẫu nhiên thành các lô, mỗi (Domesco, Việt Nam), Sodium Carboxymethyl Cellulose lô 6 chuột như sau: (Na-CMC, Xilong, Trung Quốc), diclofenac 75 mg (Uphace, Lô sinh lý: chỉ tiêm IP dung dịch NaCl 0,9%. Việt Nam), bộ kit định lượng acid uric (EliTechGroup, Pháp). Lô bệnh 1: tiêm IP kali oxonat và tiêm vào khớp tinh thể MSU. 2.3. Cao phân đoạn ethyl acetat từ lá Tía Tô Bột lá Tía tô khô do Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thiên Lô bệnh 2: tiêm IP kali oxonat và tiêm vào khớp dung dịch Nhiên Việt cung cấp. Bột được làm ẩm bằng cồn 50%, sau NaCl 0,9%. đó được chiết bằng phương pháp ngấm kiệt trong cồn 50% Vào các ngày 1, ngày 7 và ngày 15, tiến hành lấy máu cho đến khi dịch chiết thu được không còn phản ứng với chuột 2 giờ sau khi tiêm kali oxonat để định lượng nồng độ thuốc thử FeCl3 5%. Gom dịch chiết và cô quay dưới áp suất acid uric máu bằng bộ kít định lượng acid uric dựa trên thấp để bay hơi dung môi thu được cao lỏng toàn phần. Cao phương pháp enzym màu tại bước sóng 546 nm. này được lắc phân bố với ethyl acetat cho đến khi lớp ethyl Theo dõi tình trạng sưng phù khớp cổ chân chuột mỗi acetat không còn phản ứng với thuốc thử FeCl3 5%. Gom ngày sau tiêm tinh thể MSU bằng cách đo khoảng cách giữa dịch chiết ethyl acetat và cô quay thu hồi dung môi để thu 2 mặt trước sau và khoảng cách giữa 2 mặt bên của khớp mắt được cao chiết phân đoạn ethyl acetat (cao EA) có độ ẩm cá chân chuột ở các thời điểm trước và mỗi ngày sau khi tiêm dưới 20% và hiệu suất chiết xuất là 3,48%. Cao EA được bảo MSU bằng thước kẹp điện tử vernier, từ đó tính chu vi mắt quản ở nhiệt độ 2 - 8°C để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo cá chân phải của chuột thử nghiệm theo công thức sau [10]: trên động vật. Chu vi = 2𝜋 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Mô phỏng mô hình gây tăng acid uric và Trong đó: viêm khớp do gout a: khoảng cách giữa 2 mặt bên khớp cổ chân chuột. Kali oxonat được phân tán trong Na-CMC 0,5% (đã ngâm b: khoảng cách giữa 2 mặt trước sau khớp cổ chân chuột. trương nở trong dung dịch NaCl 0,9%) bằng cách siêu âm. Từ đó tính mức độ sưng phù khớp cổ chân chuột sau tiêm Bột acid uric được hòa tan trong dung dịch NaOH và điều tinh thể MSU so với ban đầu như sau: chỉnh pH dung dịch khoảng 7,2 bằng HCl; sau đó, dung dịch được làm lạnh trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm để kết tinh % sưng phù = tinh thể monosodium urat (MSU) [8]. Lọc các tinh thể bằng giấy lọc và sấy khô trong tủ sấy ở 500C cho đến khi khô hoàn Ct là chu vi khớp cổ chân ở các thời điểm sau tiêm tinh thể toàn. Nghiền tinh thể sau khi sấy thành bột mịn và rây qua MSU. rây cỡ lỗ 250 𝜇m để được các tinh thể MSU. Tinh thể MSU C0 là chu vi khớp cổ chân lúc ban đầu. được phân tán trong hỗn hợp nước muối sinh lý và Tween 80 2.4.2. Khảo sát đáp ứng của mô hình với thuốc (8:2) với nồng độ 25 mg/kg. đối chiếu và hiệu quả điều trị của cao EA Chuột được gây tăng acid uric huyết kéo dài bằng cách Chuột được gây tăng acid uric bằng cách tiêm IP kali tiêm qua phúc mạc (IP) cách ngày hỗn dịch kali oxonat từ oxonat và gây viêm khớp bằng cách tiêm vào khớp cổ chân khi bắt đầu thử nghiệm với liều giảm dần từ ngày 1 đến 7 https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.07 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 57
  4. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4* 2024 phải tinh thể MSU, ngoại trừ lô sinh lý chỉ tiêm NaCl 0,9%. tăng acid uric máu kéo dài trong suốt quá trình thử nghiệm. Lô chuột đối chiếu được điều trị bằng cách cho uống Bên cạnh đó, việc tiêm hỗn dịch tinh thể MSU vào khớp cổ allopurinol (liều 10 mg/kg) 1 giờ sau khi tiêm kali oxonat và chân chuột ở lô bệnh 1 không cho thấy ảnh hưởng đến nồng diclofenac liều 10 mg/kg, 01 lần/ngày mỗi ngày từ ngày 8 độ acid uric máu của các chuột thử nghiệm. cho đến cuối thử nghiệm. Lô chuột điều trị bằng cao EA Bảng 1. Nồng độ acid uric máu của các lô chuột trong thử được cho uống cao mỗi ngày 1 lần với liều 26,26 mg/kg nghiệm mô phỏng mô hình trong suốt quá trình thử nghiệm. Nồng độ acid uric (mg/dL) Lô chuột Các lô chuột thử nghiệm (6 chuột/lô) như sau: Ngày 1 Ngày 7 Ngày 15 Lô sinh lý: chỉ cho uống nước cất Sinh lý 0,58 ± 0,03 0,53 ± 0,03 0,78 ± 0,02 Lô bệnh: chỉ cho uống nước cất Bệnh 1 1,29 ± 0,15** 1,07 ± 0,17* 1,10 ± 0,08** Lô đối chiếu: uống allopurinol ngày 1, 7 và 15 và uống Bệnh 2 1,08 ± 0,10** 0,82 ± 0,02* 1,18 ± 0,11** diclofenac mỗi ngày từ ngày 8 đến ngày 15. *, ** lần lượt p < 0,05 và p < 0,01 so với lô sinh lý Lô EA: uống cao EA mỗi ngày từ ngày 1 đến ngày 15 Việc tiêm hỗn dịch tinh thể MSU vào khớp cổ chân chuột Chuột được lấy máu vào ngày 1, ngày 7 và ngày 15 ở thời gây sưng phù cổ chân chuột lô bệnh dẫn đến kích thước cổ điểm 2 giờ sau khi tiêm kali oxonat để xác định nồng độ acid chân chuột tăng lên 30,6% so với lô sinh lý (p < 0,001) ở uric máu và được đo kích thước cổ chân phải mỗi ngày từ ngày 9; sau đó kích thước cổ chân chuột giảm dần cho đến ngày 7 (trước và sau khi tiêm MSU) để đánh giá mức độ ngày 14 nhưng mức độ sưng phù vẫn cao hơn 12,9% so với sưng phù chân chuột. lô sinh lý (p < 0,001). Trong khi đó, đối với lô bệnh 2, cổ chân chuột không có biểu hiện sưng phù sau khi tiêm dung dịch NaCl 0,9% và kích thước cổ chân đo được xấp xỉ so với 2.5. Phân tích kết quả và xử lý số liệu thống kê lô sinh lý. Điều này cho thấy việc gia tăng acid uric máu dài Kết quả được trình bày dưới dạng trung bình ± sai số hạn bằng kali oxonat không gây sưng phù khớp cổ chân chuẩn của giá trị trung bình (Mean ± SEM), phân tích thống chuột. Do đó, cần tiêm tinh thể MSU để mô phỏng tình trạng kê so sánh giữa các nhóm được xác định bằng kiểm tra lắng đọng tinh thể urat tại khớp cổ chân chuột (Hình 1). ANOVA (hậu kiểm bằng Dunnett test) và giữa hai nhóm bằng Student’s T test. Khác biệt có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05. 3. KẾT QUẢ 3.1. Mô hình gây tăng acid uric và viêm khớp do gout Nồng độ acid uric máu của các nhóm chuột trong quá trình thử nghiệm được trình bày ở Bảng 1. Kết quả thử nghiệm Hình 1. Mức độ sưng phù khớp cổ chân chuột theo thời gian trong thử nghiệm mô phỏng mô hình cho thấy ở liều tiêm kali oxonat 300 mg/kg vào ngày 1, nồng độ acid uric máu ở cả 2 lô bệnh đều tăng đáng kể, gấp khoảng Như vậy, để mô phỏng mô hình gây tăng acid uric và viêm 2 lần so với lô sinh lý (p < 0,01). Nồng độ acid uric ở chuột khớp do gout, cần tiến hành tiêm lặp lại kali oxonat với liều bệnh vẫn duy trì ở mức cao ở ngày 7 và ngày 15; đồng thời giảm dần từ 300 mg/kg đến 150 mg/kg trong tuần đầu tiên không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 lô bệnh ở các thời và duy trì tiếp tục liều này cho đến cuối thử nghiệm. Ngoài điểm định lượng. Như vậy, tiêm cách ngày kali oxonat với ra, cần kết hợp tiêm hỗn dịch MSU để gây tình trạng lắng liều giảm dần từ 300 mg/kg còn 150 mg/kg trong tuần đầu đọng acid uric tại khớp cổ chân chuột và gây sưng viêm khớp và duy trì liều 150 mg/kg đến cuối thử nghiệm gây tình trạng cổ chân chuột. 58 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.07
  5. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4 * 2024 3.1. Tác động hạ acid uric và giảm viêm khớp của 4. BÀN LUẬN các thuốc đối chiếu và cao EA Nồng độ acid uric máu của lô bệnh tại các thời điểm khảo Kali oxonat một chất ức chế enzym uricase, enzym thoái sát tăng từ 1,8-2,2 lần và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với hoá acid uric, dẫn dến tăng acid uric máu và thường được sử lô sinh lý (p < 0,05). Thuốc đối chiếu allopurinol làm giảm dụng trong nhiều nghiên cứu trên chuột [10,11]. Bằng cách có ý nghĩa nồng độ acid uric ở ngày 1 và ngày 7, chỉ còn 42% tiêm cách ngày trong suốt 2 tuần, đề tài đã mô phỏng được so với lô bệnh và ở mức xấp xỉ bằng lô sinh lý; ở ngày 15, tình trạng tăng acid uric máu dài hạn, trong vòng 15 ngày nồng độ acid uric còn thấp hơn cả lô sinh lý (p < 0,001). Lô trên chuột nhắt như đã thực hiện trong các nghiên cứu trước chuột điều trị bằng cao EA có nồng độ acid uric ở ngày thứ đây [9,12]. Lô đối chiếu cho uống allopurinol đã cho thấy tác 1 giảm 30% so với lô bệnh nhưng chưa khác biệt có ý nghĩa dụng làm hạ acid uric máu trên chuột bị tăng acid uric cấp và thống kê; hiệu quả làm acid uric máu của cao EA không thể mạn tính. Allopurinol là thuốc đối chiều được sử dụng ở hầu hiện rõ ở thời điểm ngày 7 và ngày 15 (Bảng 2). hết các nghiên cứu. Ở ngày thứ 1 và 7 allopurinol đã làm acid Sau khi tiêm tinh thể MSU, khớp cổ chân chuột lô bệnh ở uric trở về mức sinh lý, ở ngày thứ 15 allopurinol đã gây hạ ngày thứ 9 sưng phù rõ rệt thông qua kích thước cổ chân acid uric lên đến 60,4% so với lô sinh lý. Allopurinol là chất chuột tăng 26,2% so với lô sinh lý (p < 0,001); tình trạng ức chế mạnh enzym xanthin oxidase, được sử dụng cho bệnh sưng phù này vẫn duy trì đến ngày 14. Ở lô đối chiếu, mức nhân khi nồng độ acid uric máu cao. Allopurinol thường độ sưng phù chân chuột trong 3 ngày đầu không khác biệt so dùng đến khi acid uric niệu hay acid uric máu trở về mức với lô bệnh, tuy nhiên, sau 4 ngày điều trị bằng diclofenac, bình thường và dựa trên kết quả xét nghiệm acid uric máu kích thước cổ chân chuột ở ngày 12 giảm rõ và tiếp tục giảm mà cần giảm liều hoặc ngừng sử dụng allopurinol [13,14]. nhanh đầu ở ngày 13 và 14. Trong khi đó, kích thước cổ chân Do đó, việc tiếp tục sử dụng allopurinol ở lô chuột đối chiếu chuột lô điều trị bằng cao EA mặc dù có giảm ngay từ ngày khi nồng độ acid uric máu của chuột đã trở về mức bình 9 nhưng cổ chân chuột vẫn còn sưng với mức độ sưng phù thường có thể gây hạ acid uric quá mức ở ngày 15. còn 10% so với ban đầu vào ngày cuối thử nghiệm (Hình 2). Tình trạng tăng acid uric máu kéo dài có thể gây lắng đọng Bảng 2. Nồng độ acid uric máu chuột trong thử nghiệm với cao EA của các tinh thể MSU tại các khớp gây đau dữ dội tại các Hàm lượng acid uric (mg/dl) khớp trong cơn gout cấp, theo thời gian có thể gây viêm khớp Lô chuột mạn tính nếu không điều trị, đặc trưng bởi hiện tượng sưng Ngày 1 Ngày 7 Ngày 15 khớp, biến dạng khớp [15]. Bằng cách tiêm tinh thể MSU Sinh lý 0,57 ± 0,04 0,55 ± 0,03 0,72 ± 0,05 vào khớp cổ chân chuột ở lô bệnh 1, nghiên cứu đã mô phỏng Bệnh 1,25 ± 0,18* 1,05 ± 0,18* 1,35 ± 0,17* tình trạng sưng phù với kích thước tăng cực đại ở ngày thứ 9 và vẫn cao hơn có ý nghĩa thống kê so với lô sinh lý cho đến Đối chiếu 0,53 ± 0,04# 0,54 ± 0,09# 0,28 ± 0,07## ngày 14. Lô bệnh 2 chỉ tiêm dung dịch sinh lý vào khớp cổ Cao EA 0,87 ± 0,06 1,16 ± 0,10 1,16 ± 0,08 chân không làm gây sưng phù chân chuột mặc dù nồng độ *p < 0,05 so với lô sinh lý, # p < 0,05 so với lô chứng bệnh, acid uric không khác biệt so với lô bệnh 1. Điều này chứng ## p < 0,001 so với lô chứng bệnh. tỏ tình trạng tăng acid uric máu kéo dài bằng cách tiêm kali oxonat chưa đủ để gây lắng đọng tinh thể urat tại khớp. Do đó, cần tiêm trực tiếp tinh thể urat vào khớp cổ chân để mô phỏng tình trạng viêm khớp do gout. Tinh thể MSU được tiêm vào khớp gây kích thích tế bào hoạt dịch, bạch cầu đơn nhân, đại thực bào và bạch cầu trung tính giải phóng các cytokin như IL-1β, IL-6, TNF-α [16]. Ngoài ra, hình ảnh vi thể khớp cổ chân chuột sau tiêm tinh thể MSU cho thấy có sự hiện diện của tinh thể MSU cùng với sự xâm nhập của Hình 2. Mức độ sưng phù khớp cổ chân chuột theo thời gian bạch cầu và sự tắc nghẽn các mạch máu tại khớp cổ chân trong thử nghiệm đánh giá hiệu quả của cao EA chuột [17]. Như vậy, việc tiêm trực tiếp tinh thể MSU vào https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.07 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 59
  6. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4* 2024 khớp cổ chân chuột tương đồng với tình trạng viêm khớp do 5. KẾT LUẬN lắng đọng tinh thể urat quanh khớp trong cơn gout cấp ở người. Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi kỹ thuật tiêm tinh thể Đề tài đã xây dựng được mô hình gây tăng acid uric kèm MSU vào khớp cổ chân của chuột và nếu chỉ tiêm tinh thể viêm khớp do lắng đọng urat tại khớp trên chuột nhắt trắng MSU tại khớp thì không gây được tình trạng tăng acid uric để mô phỏng tình trạng viêm khớp do gout. Mô hình có thể máu ở động vật thử nghiệm [18]. ứng dụng để đánh giá hiệu quả hạ acid uric và kháng viêm Tình trạng sưng viêm khớp sau tiêm tinh thể urat giảm của các dược liệu tiềm năng trong điều trị bệnh gout. Cao đáng kể khi cho chuột uống thuốc đối chiếu diclofenac [19]. ethyl acetat từ lá Tía tô ở liều 26,26 mg/kg chưa thể hiện rõ Sau 4 ngày điều trị, kích thước cổ chân chuột đã trở về mức tác động hạ acid uric và kháng viêm do gout. xấp xỉ với lô sinh lý. Như vậy, nghiên cứu đã xây dựng được Lời cảm ơn mô hình gây tăng acid uric máu kéo dài kết hợp với tình trạng sưng phù khớp do tinh thể urat bằng cách tiêm lặp lại kali Chúng tôi xin chân thành cảm ơn bộ môn Dược lý và bộ môn oxonat và tiêm tại khớp tinh thể MSU. Mô hình này cũng Hóa sinh, khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí đáp ứng với tác động hạ acid uric và kháng viêm của các Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi thực hiện thuốc đối chứng, bao gồm allopurinol và diclofenac. Do đó, nghiên cứu này. có thể sử dụng mô hình để đánh giá đồng thời tác động hạ Nguồn tài trợ acid uric và kháng viêm của đối tượng nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu này không nhận tài trợ. Nghiên cứu đã áp dụng mô hình này để đánh giá hiệu Xung đột lợi ích quả giảm acid uric và kháng viêm của cao chiết phân đoạn ethyl acetat từ lá Tía tô (cao EA). Nghiên cứu gần Không có xung đột lợi ích nào liên quan đến nghiên cứu này. đây đã chứng minh hiệu quả bảo vệ gan của cao chiết ORCID toàn phần từ lá Tía tô dùng đường uống với liều 100 mg/kg trên mô hình chuột nhắt bị tổn thương gan gây bởi Trần Viễn Thông thioacetamid nhờ tác động chống oxy hóa và kháng https://orcid.org/0009-0006-5398-5853 viêm theo cơ chế làm giảm cytokin IL-6, tăng biểu hiện Đỗ Thuỳ Ánh Hằng enzym gluthathion peroxidase và bax mRNA [20]. Hiệu suất chiết của cao EA từ cao toàn phần (đã trừ độ https://orcid.org/0009-0000-4675-6418 ẩm của các cao) đạt 26,26 % nên trong nghiên cứu này, Lê Nguyễn Anh Thư bước đầu chúng tôi đánh giá hiệu quả điều trị của cao https://orcid.org/0000-0002-1290-2250 EA liều 26,26 mg/kg. Ở mức liều này, các tác động của cao EA chưa thể hiện rõ do nồng độ acid uric máu của Văn Bình chuột điều trị vẫn còn cao, mức độ sưng phù khớp cổ orcid.org/0000-0002-2289-6923 chân chuột mặc dù giảm so với lô bệnh nhưng chưa Lưu Thị Nghĩa khác biệt có ý nghĩa thống kê và cao hơn so với lô sinh lý. Trong khi đó, nhiều nghiên chứng minh rằng một số orcid.org/0009-0008-9959-414X flavonoid được tìm thấy trong Tía tô có hoạt tính ức Huỳnh Ngọc Trinh chế enzym xanthin oxidase và kháng viêm đáng kể như https://orcid.org/0000-0003-2473-4482 luteolin, acid rosmarinic [21-23]. Điều này có thể do mức liều khảo sát trong nghiên cứu của chúng tôi còn Đóng góp của các tác giả thấp nên cao EA chưa thể hiện rõ hiệu quả hạ acid uric Ý tưởng nghiên cứu: Huỳnh Ngọc Trinh. và kháng viêm. Do đó, các nghiên cứu sâu hơn với các mức liều cao hơn có thể được thực hiện nhằm đánh giá Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Trần Viễn Thông, Huỳnh Ngọc Trinh. tiềm năng sử dụng trong điều trị của cao Tía tô. 60 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.07
  7. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4 * 2024 Thực hiện thí nghiệm và thu thập dữ liệu: Trần Viễn Thông, 6. Wang XF, Li H, Jiang K, Wang QQ, Zheng YH, Đỗ Thuỳ Ánh Hằng, Lê Nguyễn Anh Thư, Văn Bình, Lưu Tang W, et al. Anti-inflammatory constituents from Thị Nghĩa. Perilla frutescens on lipopolysaccharide-stimulated RAW264.7 cells. Fitoterapia. 2018;130:61-65. Doi: Phân tích dữ liệu: Trần Viễn Thông, Lưu Thị Nghĩa, Huỳnh 10.1016/j.fitote.2018.08.006. Ngọc Trinh. 7. Yu H, Qiu JF, Ma LJ, Hu YJ, Li P, Wan JB. Viết bản thảo đầu tiên: Trần Viễn Thông, Đỗ Thuỳ Ánh Phytochemical and phytopharmacological review of Hằng, Huỳnh Ngọc Trinh. Perilla frutescens L. (Labiatae), a traditional edible- Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Trần Viễn Thông, medicinal herb in China. Food Chem Toxicol. Đỗ Thuỳ Ánh Hằng, Lê Nguyễn Anh Thư, Văn Bình, Lưu 2017;108(Pt B):375-391. Doi: Thị Nghĩa, Huỳnh Ngọc Trinh. 10.1016/j.fct.2016.11.023. Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu 8. Chen L, Mola M, Deng X, Mei Z, Huang X, Shu G, et al. Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban Dolichos falcata Klein attenuated the inflammation biên tập. induced by monosodium urate crystals in vivo and in vitro. J Ethnopharmacol. 2013;150(2):545-52. Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức Doi: 10.1016/j.jep.2013.08.063 Nghiên cứu đã được hội đồng đạo đức trong nghiên cứu trên 9. Nguyen MT, Awale S, Tezuka Y, Shi L, Zaidi SF, Ueda động vật tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh chấp JY, et al. Hypouricemic effects of acacetin and 4,5-o- thuận (Quyết định số 588/GCN-HĐĐĐNCTĐV ngày dicaffeoylquinic acid methyl ester on serum uric acid 12/06/2023). levels in potassium oxonate-pretreated rats. Biol Pharm Bull. 2005;28(12):2231-4. Doi: 10.1248/bpb.28.2231 TÀI LIỆU THAM KHẢO 10. Patil T, Soni A, Acharya S. A brief review on in vivo models for gouty arthritis. Metabol Open. 1. Dehlin M, Jacobsson L, Roddy E. Global epidemiology 2021;11:100100. Doi:10.1016/j.metop.2021.100100. of gout: prevalence, incidence, treatment patterns and 11. Jiang Y, Lin Y, Hu YJ, Song XJ, Pan HH, Zhang HJ. risk factors. Nat Rev Rheumatol. 2020;16(7):380-390. Caffeoylquinic acid derivatives rich extract from 2. Yaseen W, Auguste B, Zipursky J. Allopurinol Gnaphalium pensylvanicum willd. ameliorates hypersensitivity syndrome. CMAJ. 2023;195(13):E483. hyperuricemia and acute gouty arthritis in animal model. 3. Jordan A, Gresser U. Side Effects and Interactions of the BMC Complement Altern Med. 17 2017;17(1):320. xanthine oxidase inhibitor febuxostat. Pharmaceuticals Doi:10.1186/s12906-017-1834-9 (Basel). May 25 2018;11(2). Doi: 10.3390/ph11020051. 12. Wang SY, Yang CW, Liao JW, Zhen WW, Chu FH, 4. Liu Y, Hou Y, Si Y, Wang W, Zhang S, Sun S, et al. Chang ST. Essential oil from leaves of Isolation, characterization, and xanthine oxidase Cinnamomum osmophloeum acts as a xanthine inhibitory activities of flavonoids from the leaves of oxidase inhibitor and reduces the serum uric acid levels Perilla frutescens. Nat Prod Res. 2020;34(18):2566- in oxonate-induced mice. Phytomedicine. 2572. Doi: 10.1080/14786419.2018.1544981 2008;15(11):940-5. Doi: 10.1016/j.phymed.2008.06.002. 5. Tran L, Das S, Zhao L, Finn MG, Gaucher EA. Oral 13. Day RO, Graham GG, Hicks M, McLachlan AJ, Stocker delivery of nanoparticles carrying ancestral uricase SL, Williams KM. Clinical pharmacokinetics and enzyme protects against hyperuricemia in knockout pharmacodynamics of allopurinol and oxypurinol. Clin mice. Biomacromolecules. 2023;24(5):2003-2008. Doi: Pharmacokinet. 2007;46(8):623-44. Doi: 10.1021/acs.biomac.2c01388. 10.2165/00003088-200746080-00001. https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.07 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 61
  8. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4* 2024 14. Murrell GA. Rapeport WG. Clinical pharmacokinetics of 23. Sanbongi C, Takano H, Osakabe N, Sasa N, Natsume M, allopurinol. Clin Pharmacokinet. 1986;11(5):343-53. Yanagisawa R, et al. Rosmarinic acid in perilla extract Doi:10.2165/00003088-198611050-00001. inhibits allergic inflammation induced by mite allergen, in a mouse model. Clin Exp Allergy. 2004;34(6):971-7. 15. Sabina EP, Nagar S, Rasool M. A role of piperine on Doi:10.1111/j.1365-2222.2004.01979x. monosodium urate crystal-induced inflammation--an experimental model of gouty arthritis. Inflammation. 2011;34(3):184-92. Doi:10.1007/s10753-010-9222-3. 16. McMillan RM, Vater CA, Hasselbacher P, Hahn J, Harris ED. Induction of collagenase and prostaglandin synthesis in synovial fibroblasts treated with monosodium urate crystals. J Pharm Pharmacol. 1981;33(6):382-3. Doi:10.1111/j.2042-7158.1981.tb13809.x. 17. Shi L, Xu L, Yang Y, Song H, Pan H, Yin L. Suppressive effect of modified simiaowan on experimental gouty arthritis: an in vivo and in vitro study. J Ethnopharmacol. 2013;150(3):1038-44. Doi:10.1016/j.jep.2013.10.023 18. Rde CLL, Ferrari FC, Souza MRd, Pereira BMdS, Paula CAd, Saude-Guimaraes DA. Effects of extracts of leaves from Sparattosperma leucanthum on hyperuricemia and gouty arthritis. J Ethnopharmacol. 2015;161:194-9. Doi:10.1016/j.jep.2014.11.051. 19. Todd PA, Sorkin EM. Diclofenac sodium. A reappraisal of its pharmacodynamic and pharmacokinetic properties, and therapeutic efficacy. Drugs. 1988;35(3):244-85. doi:10.2165/00003495-198835030-00004. 20. Thanh Dang Minh, Ngoc Le Duong Thi, Quoc Hoa To, Trinh Le Van, Hai Nhung Truong, Ngoc Trinh Huynh. Perilla frutescens (L.) Britt extract alleviating acute liver injury in mice induced by thioacetamide. Research Journal of Biotechnology. 2023;18:188-195. Doi:10.25303/1808rjbt1880195 21. Huo LN, Wang W, Zhang CY, Shi HB, Liu Y, Liu XH, et al. Bioassay-guided isolation and identification of xanthine oxidase inhibitory constituents from the leaves of Perilla frutescens. Molecules. 2015;20(10):17848-59. Doi:10.3390/molecules201017848 22. Jeon IH, Kim HS, Kang HJ, Lee HS, Jeong SI, Kim SJ, et al. Anti-inflammatory and antipruritic effects of luteolin from Perilla (P. frutescens L.) leaves. Molecules. 2014;19(6):6941-51. Doi:10.3390/molecules19066941. 62 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.07
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2