MÔ PHỎNG MONTE CARLO BỘ PHÁT TERAHERTZ<br />
DỰA TRÊN HIỆU ỨNG DEMBER QUANG<br />
NGUYỄN VĂN NINH - ĐINH NHƯ THẢO<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày mô phỏng bộ phát TeraHertz dựa trên hiệu ứng<br />
Dember quang được kích thích bởi nguồn laser quang sợi bằng phương pháp<br />
mô phỏng Monter Carlo tập hợp tự hợp. Các kết quả chỉ ra rằng, điện tử chủ<br />
yếu chuyển động theo phương x. Ngoài ra, bán dẫn InGaAs pha tạp loại p<br />
bức xạ Terahertz hiệu quả hơn bán dẫn loại n ở cùng năng lượng laser kích<br />
thích.<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Cùng với sự phát triển của máy tính thì chương trình mô phỏng vận chuyển bức xạ ngày<br />
càng được sử dụng rộng rãi. Năm 2006, K. Liu mô đã phỏng bức xạ TeraHertz phát ra<br />
từ các loại bán dẫn InAs khác nhau sử dụng mô hình trôi dạt khuếch tán [1]. Tuy vậy,<br />
mô hình này vẫn chưa đủ mạnh để mô phỏng bức xạ TeraHertz phát ra từ bề mặt bán<br />
dẫn. Năm 2011, G. Klatt cùng các cộng sự công bố công trình nghiên cứu thực nghiệm<br />
bức xạ TeraHertz phát ra từ một lớp mỏng InGaAs loại n và p dưới ảnh hưởng của hiệu<br />
ứng Dember quang được kích thích bởi nguồn laser quang sợi [2]. Kết quả cho thấy<br />
rằng bộ phát TeraHertz dựa trên hiệu ứng Dember quang [3] không cần phải có điện thế<br />
bên ngoài. Các kết quả thực nghiệm có thể kiểm chứng thông qua phương pháp có tính<br />
chính xác và tính ổn định như phương pháp Monte Carlo tập hợp tự hợp. Đây là phương<br />
pháp bán cổ điển với tốc độ tán xạ được tính toán dựa trên qui tắc vàng Fermi [3], việc<br />
khảo sát động lực học của hạt tải dựa trên các phương trình động học của Newton. Bởi<br />
vậy, phương pháp Monte Carlo đã được nhóm các tác giả [4], [5] áp dụng vào mô<br />
phỏng bài toán động học hạt tải trong các linh kiện nano bán dẫn, kết quả thu được đã<br />
giải thích tường minh bức tranh vật lý bên cạnh các kết quả thực nghiệm. Tuy vậy, các<br />
công trình trên chỉ mô phỏng linh kiện bán dẫn một chiều. Trong bài báo này tôi thực<br />
hiện mô phỏng ba chiều Monter Carlo bộ phát TeraHertz dựa trên hiệu ứng Dember<br />
quang bởi nguồn laser quang sợi.<br />
2. MÔ HÌNH LINH KIỆN<br />
Quá trình mô phỏng được thực hiện trên bán dẫn InGaAs, các điện tử và lỗ trống được<br />
kích thích bởi nguồn laser quang sợi pha trộn Erbium. Nguồn laser phát ra bước sóng<br />
dài 1,55 µm và 0,78 µm ứng với mức năng lượng lần lượt là 0,8 eV và 1.57 eV và chiều<br />
dài xung là 20 fs. Nguồn bức xạ tương ứng với mật độ kích thích quang là 1,25×1017<br />
cm-3. Khi phát bộ TeraHertz dựa trên hiệu ứng Dember quang không cần phải có điện<br />
thế bên ngoài. Các tham số vật liệu của InGaAs sử dụng trong quá trình mô phỏng được<br />
cho ở Bảng 1.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(24)/2012: tr. 35-39<br />
<br />
36<br />
<br />
NGUYỄN VĂN NINH – ĐINH NHƯ THẢO<br />
<br />
Bảng 1. Các tham số vật liệu bán dẫn InGaAs ở 300 K<br />
Đại lượng<br />
Mật độ khối lượng<br />
Hằng số điện môi tĩnh<br />
Hằng số điện môi với tần số<br />
cao<br />
Vận tốc truyền sóng âm<br />
Khối lượng hiệu dụng của<br />
điện tử trong các thung lung<br />
<br />
Giá trị<br />
5500 kg/m<br />
<br />
3<br />
<br />
13.9ε0 F/m<br />
11.6ε0 F/m<br />
3240 m/s<br />
m*eL=0.041m0<br />
m*eX = 0.290m0<br />
m*eΓ = 0.680m0<br />
<br />
Đại lượng<br />
Năng lượng phonon<br />
quang dọc<br />
Năng lượng phonon<br />
quang ngang<br />
Khối lượng hiệu dụng<br />
của lỗ trống nặng<br />
Thế biến dạng phonon âm<br />
Thế biến dạng phonon<br />
quang<br />
Độ rộng khe năng lượng<br />
<br />
Giá trị<br />
0.03681 eV<br />
0.0332 eV<br />
m*h=0.450m0<br />
5.3 eV<br />
1×1011 eV<br />
0.74 eV<br />
<br />
Ta khảo sát bộ phát TeraHertz phát ra từ bề mặt bán dẫn InGaAs loại n và loại p bằng<br />
cách pha tạp nồng độ hạt tải tương ứng là 5×1017 cm-3 và 1×1017 cm-3. Với mô hình<br />
linh kiện InGaAs thì chúng ta chọn kích thước ô lưới ∆x = ∆y = ∆z = 50×10-10 m. Bước<br />
thời gian cho quá trình mô phỏng ∆t = 0.5 fs.<br />
3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN<br />
<br />
Hình 1. Đồ thị vận tốc điện tử trong bán dẫn<br />
InGaAs loại n với xung laser kích thích tại 1.57 eV <br />
<br />
<br />
Hình 2. Đồ thị vận tốc điện tử trong bán dẫn<br />
InGaAs loại p với xung laser kích thích tại 1.57 eV<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1 và Hình 2 mô tả vận tốc trôi dạt của điện tử theo thời gian theo phương x, y, z và<br />
vận tốc toàn phần lần lượt của bán dẫn loại n và loại p (chiều x là chiều chiếu tia laser<br />
kích thích, chiều y, z vuông góc với chiều laser kích thích sao cho x, y, z tạo thành một<br />
tam diện thuận). Nhìn trên đồ thị ta thấy, các điện tử trôi dạt theo phương x có độ biến<br />
thiên nhanh và có đóng góp chủ yếu vào chuyển động trôi dạt toàn phần. Các điện tử<br />
chuyển động theo phương y và z biến thiên chậm hơn rất nhiều so với phương x. Bởi<br />
khi chiếu laser theo phương x và vuông góc với bề mặt bán dẫn thì các hạt tải nhận được<br />
năng lượng kích thích từ xung laser và chuyển động chủ yếu theo phương x. Các hạt tải<br />
nhận được năng lượng kích thích của laser nên vận tốc của điện tử tăng nhanh đến một<br />
giá trị nào đó thì không tăng nữa và giảm dần. Điều này có thể hiểu là do xung laser<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MÔ PHỎNG MONTE CARLO BỘ PHÁT TERAHERTZ…<br />
<br />
37<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
kích thích trong một thời gian ngắn và các điện tử bị tán xạ bởi các cơ chế khác nhau<br />
nên có sự mất mát năng lượng trong quá trình chuyển động nên vận tốc đến một giá trị<br />
nào đó thì không tăng nữa. Tuy nhiên kết quả mô phỏng ở Hình 1 và Hình 2 cho chúng<br />
ta thấy ban đầu vận tốc điện tử tăng nhanh và vượt xa giá trị bão hòa rồi sau đó giảm<br />
nhanh về giá trị bão hòa. Hiện tượng này gọi là hiện tượng vượt quá vận tốc.<br />
Hình 3 mô tả sự phụ thuộc vận tốc trôi dạt<br />
toàn phần của điện tử theo thời gian của<br />
bán dẫn InGaAs pha tạp loại n với xung<br />
laser kích thích tại 0.8 eV và 1.57 eV. Ta<br />
thấy năng lượng kích thích càng cao thì<br />
hiện tượng vượt quá vận tốc càng xảy ra<br />
sớm và nhanh chóng giảm về trạng thái<br />
bão hòa hơn. Để thu được dạng bức xạ<br />
của tia TeraHertz, chúng ta tính đạo hàm<br />
bậc hai của vận tốc hạt tải theo thời gian.<br />
Từ Hình 4 và Hình 5 ta thấy rằng bán dẫn<br />
Hình 3. Đồ thị vận tốc điện tử trong bán dẫn<br />
pha tạp loại p phát tia TeraHertz hiệu quả<br />
InGaAs<br />
loại p với xung laser kích thích lần lượt tại<br />
hơn bán dẫn pha tạp loại n. Điều này có<br />
0.8 eV và 1.57 eV<br />
thể hiểu là do sự chắn trong bán dẫn<br />
<br />
<br />
InGaAs loại n chủ yếu từ các điện tử pha tạp, trong khi đó sự chắn trong bán dẫn<br />
InGaAs loại p chủ yếu từ các lỗ trống pha tạp. Bên cạnh đó, độ linh động của điện tử<br />
trong InGaAs lớn hơn nhiều so với độ linh động của lỗ trống nên ảnh hưởng bởi sự chắn<br />
của điện tử trong bán dẫn InGaAs loại n lớn hơn nhiều so với sự chắn lỗ trống trong bán<br />
dẫn InGaAs loại p. Biến đổi Fourier của thông số cường độ ta có các đồ thị biên độ của<br />
bức xạ TeraHertz như một hàm của tần số. Từ đồ thị Hình 6 và Hình 7 ta thấy rằng<br />
ngoài dao động có tần số xấp xỉ tần số của dao động plasma còn có các tần số dao động<br />
có biên độ nhỏ hơn. Bởi trong bán dẫn InGaAs, mật độ hạt tải là không đồng nhất nên<br />
tại điểm khảo sát có sự dao động chồng chập của nhiều dao động có tần số khác nhau.<br />
<br />
Hình 4. Dạng xung bức xạ TeraHertz phát ra tử<br />
bề măt InGaAs loại n với xung laser kích thích<br />
tại 1.57 eV<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Dạng xung bức xạ TeraHertz phát ra tử<br />
bề măt InGaAs loại p với xung laser kích thích<br />
tại 1.57 eV<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
38<br />
<br />
NGUYỄN VĂN NINH – ĐINH NHƯ THẢO<br />
<br />
Hình 6. Sự phụ thuộc của biên độ bức xạ<br />
TeraHertz vào tần số trong bán dẫn InGaAs loại n<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Sự phụ thuộc của biên độ bức xạ<br />
TeraHertz vào tần số trong bán dẫn InGaAs loại p<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Chúng tôi đã mô phỏng động lực học của hạt tải cho cả hai loại bán <br />
dẫn InGaAs pha tạp<br />
loại n và loại p dưới ảnh hưởng của hiệu ứng Dember quang. Chúng tôi đã đưa ra được<br />
dạng của bức xạ TeraHertz dựa trên hiệu ứng Dember quang gây <br />
ra bởi chuyển động<br />
siêu nhanh của các điện tử và lỗ trống bằng cách sử dụng nguồn laser quang sợi. Chúng<br />
tôi cũng tiến hành khai triển Fourier để đưa ra được dạng đồ thị mô tả sự phụ thuộc biên<br />
độ của bức xạ TeraHertz vào tần số. Kết quả cho thấy bức xạ TeraHertz bán dẫn<br />
InGaAs pha tạp loại p hiệu quả hơn bán dẫn loại n ở cùng năng lượng laser kích thích.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]<br />
[2]<br />
[3]<br />
[4]<br />
[5]<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
K. Liu, T. Yuan, and C. X. Zhang (2006), TeraHertz radiation from induced by carrier<br />
diffusion and drift, Phys. Rev. B(73), 155330.<br />
G. Klatt, B. Surrer, D. Stephan, O. Schubert, M. Fischer, J. Faist, A. Leitenstorfer, R.<br />
Huber, and T. Dekorsy (2011), Photo-Dember TeraHertz emitter excited with an<br />
Er:fiber laser, Applied Physics Letters, Japan.<br />
K. Tomizawa (1993), Numerical simulation of submicron semiconductor devices,<br />
Artech House, Boston London.<br />
D. N. Thao, S. Katayama, and K. Tomizawa (2004), Numerical simulation of THz<br />
radiation by coherent LO phonons in GaAs p-i-n diodes under high electric fields,<br />
Journal of the Physical Society of Japan 73, 3177 – 3181.<br />
D. N. Thao, N. Q. Hung, and V. D. Tuan (2007), Monte Carlo simulation of THz<br />
radiation from InAs surfaces under the influence of the photo Dember effect, Presented<br />
at the 32nd Viet Nam National Conference on Theoretical Physics, Nha Trang, 8/2007.<br />
<br />
MÔ PHỎNG MONTE CARLO BỘ PHÁT TERAHERTZ…<br />
<br />
39<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Title: MONTE CARLO SIMULATION OF PHOTO-DEMBER TERAHERTZ EMITTER<br />
Abstract: The paper presents the simulation of Photo-Dember TeraHertz emitter excited with<br />
an Photo-fiber laser by means of self-consistent ensemble Monte Carlo method. The simulation<br />
results show that electrons almost move along x-axis. Moreover, the p-type doped InGaAs<br />
radiates more effectively than the n-type one with the same photon energy.<br />
NGUYỄN VĂN NINH<br />
Học viên Cao học, Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Huế<br />
ĐT: 01655.158.698, Email: nguyen.ninh0502@gmail.com<br />
TS. ĐINH NHƯ THẢO<br />
Phòng KHCN-HTQT, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
ĐT: 0996.867.668, Email: dnthao@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />