TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐỂN KHẢ NĂNG<br />
ĐÓNG TỰ NHIÊN CỦA ỐNG ĐỘNG MẠCH Ở TRẺ ĐẺ NON<br />
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG<br />
Nguyễn Thu Vân1, Lê Ngọc Lan1, Nguyễn Thị Quỳnh Nga1, Lê Thị Hà2,<br />
Chu Lan Hương2, Nguyễn Thị Hoa2, Phan Thị Nga2, Trương Thị Lan Anh2<br />
1<br />
<br />
Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Khoa Hồi sức cấp cứu Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương.<br />
<br />
2<br />
<br />
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng tự nhiên cuả<br />
ống động mạch ở trẻ đẻ non. Kết quả cho thấy ống động mạch đóng tự nhiên ở 47,8% trẻ đẻ non, 45,3% trẻ<br />
phải can thiệp điều trị (thuốc và/hoặc phẫu thuật), tỷ lệ tử vong là 6,9%. Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng<br />
đóng tự nhiên của ống động mạch bao gồm: tuổi thai thấp (OR: 0,74; p = 0,001), cân nặng lúc sinh thấp<br />
(OR: 0,86; p = 0,002), tình trạng suy hô hấp cần hỗ trợ hô hấp áp lực dương (OR: 0,73; p = 0,04), suy tim<br />
(OR: 0,23; p = 0,01), kích thước ống lớn: tỷ lệ đường kính ống/cân nặng (mm/kg) (OR:0.16; p < 0,001) và tỷ<br />
lệ nhĩ trái/động mạch chủ (OR: 0,04; p < 0,001). Từ đó có thể kết luận, ở trẻ đẻ non ống động mạch có khả<br />
năng đóng tự nhiên (bao gồm cả những trường hợp còn ống động mạch có triệu chứng). Việc theo dõi triệu<br />
chứng lâm sàng và siêu âm cho phép tiên lượng khả năng tự đóng của ống động mạch.<br />
Từ khóa: còn ống động mạch, ống động mạch đóng tự nhiên<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ống động mạch - cấu trúc mạch nối giữa<br />
động mạch chủ và động mạch phổi - tồn tại ở<br />
mọi thai nhi và sẽ đóng lại sau sinh. Ở trẻ sơ<br />
sinh đủ tháng, ống động mạch tự đóng lại về<br />
mặt chức năng sau 24 - 48 giờ sau sinh và<br />
đóng về mặt giải phẫu trong một vài tuần sau<br />
đó. Ở trẻ đẻ non, tồn tại ống động mạch kéo<br />
dài sau sinh chiếm tỷ lệ 30 - 50% số trẻ sống<br />
tùy thuộc vào tuổi thai của trẻ [1; 2]. Các<br />
nghiên cứu trên Thế giới đã chỉ ra một số yếu<br />
tố liên quan đến khả năng tự đóng của ống<br />
động mạch bao gồm: tuổi thai, cân nặng khi<br />
sinh, tình trạng suy hô hấp, sử dụng corticoid<br />
<br />
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thu Vân, Bộ môn Nhi, Trường<br />
Đại học Y Hà Nội<br />
Email: vantn86@gmail.com<br />
Ngày nhận: 21/8/2017<br />
Ngày được chấp thuận: 26/11/2017<br />
<br />
TCNCYH 109 (4) - 2017<br />
<br />
trước sinh, tình trạng nhiễm trùng, quá tải<br />
dịch… [3 - 7]. Việc điều trị ống động mạch<br />
bằng thuốc hay phẫu thuật đã đạt được<br />
những hiệu quả nhất định, tuy nhiên, các<br />
phương pháp này đều có tác dụng không<br />
mong muốn (suy thận, giảm tiểu cầu máu,<br />
biến chứng của phẫu thuật…). Mặc dù, còn<br />
ống động mạch ở trẻ đẻ non là một vấn đề<br />
thường gặp, cho đến nay, tiêu chuẩn điều trị<br />
đóng ống động mạch vẫn còn nhiều tranh cãi<br />
[8 - 10]. Tại Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có<br />
một nghiên cứu hệ thống nào về những yếu tố<br />
liên quan đến khả năng tự đóng của ống động<br />
mạch ở trẻ đẻ non, cũng như yếu tố tiên<br />
lượng khả năng ống động mạch có thể đóng<br />
tự nhiên hay cần can thiệp. Xuất phát từ vấn<br />
đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với<br />
mục tiêu: tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến<br />
khả năng đóng tự nhiên của ống động mạch ở<br />
trẻ sơ sinh đẻ non tại Khoa Hồi sức cấp cứu<br />
Sơ sinh bệnh viện Nhi Trung ương.<br />
<br />
45<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
<br />
Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS<br />
22.0, đánh giá các yếu tố liên quan đến đóng<br />
<br />
1. Đối tượng<br />
<br />
ống tự nhiên dựa trên phân tích hồi quy cho<br />
<br />
107 bệnh nhân sơ sinh đẻ non trên 48 giờ<br />
<br />
từng biến và sử dụng đường cong ROC tìm<br />
<br />
tuổi, được siêu âm tim sàng lọc chẩn đoán<br />
<br />
điểm cắt trong tiên lượng khả năng đóng ống<br />
<br />
còn ống động mạch đơn thuần tại Khoa Hồi<br />
<br />
động mạch tự nhiên.<br />
<br />
sức cấp cứu Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung<br />
ương trong thời gian từ 01/10/1014 đến<br />
30/06/2015.<br />
<br />
3. Đạo đức nghiên cứu<br />
Nghiên cứu quan sát, không can thiệp vào<br />
điều trị hay làm chậm quá trình điều trị của<br />
<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn<br />
<br />
bệnh nhân. Các bệnh nhân ống động mạch<br />
<br />
Trẻ đẻ non được siêu âm tim sàng lọc<br />
<br />
trong nghiên cứu được đánh giá lâm sàng. Tư<br />
<br />
chẩn đoán xác định: Còn ống động mạch đơn<br />
<br />
vấn cho người nhà bệnh nhi về cách theo dõi<br />
<br />
thuần (bao gồm các trường hợp còn lỗ dục) ở<br />
<br />
và chăm sóc trẻ trong quá trình nằm viện cũng<br />
<br />
thời điểm trên 48 giờ tuổi.<br />
<br />
như khi tái khám sau xuất viện.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Trẻ có kèm theo dị tật tim bẩm sinh khác.<br />
Trẻ bệnh nặng, tử vong trong vòng 48 giờ<br />
sau chẩn đoán.<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu nhằm phục vụ cho<br />
mục đích nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu<br />
không có hại cho bệnh nhân. Mọi thông tin về<br />
bệnh nhân được bảo mật và tôn trọng.<br />
Nghiên cứu không làm tăng chi phí cho<br />
<br />
2. Phương pháp<br />
<br />
bệnh viện cũng như gia đình bệnh nhân. Các<br />
<br />
- Nghiên cứu quan sát – tiến cứu<br />
<br />
lần siêu âm được thực hiện để theo dõi bệnh<br />
<br />
- Các bệnh nhân đẻ non được nhập vào<br />
khoa Hồi sức cấp cứu Sơ sinh, được siêu âm<br />
<br />
và nghiên cứu.<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
<br />
tim sàng lọc chẩn đoán xác định còn ống động<br />
mạch ở thời điểm trên 48 giờ tuổi. Mỗi trẻ<br />
<br />
Từ tháng 10/2014 - 06/2015 có 115 trẻ đẻ<br />
<br />
được đánh giá tình trạng lâm sàng (tuổi thai,<br />
<br />
non còn ống động mạch được đưa vào nghiên<br />
<br />
cân nặng lúc sinh, hô hấp hỗ trợ, suy tim,<br />
<br />
cứu (với tuổi thai trung bình 30,9 tuần, cân<br />
<br />
viêm phổi, viêm ruột), đánh giá độ lớn của ống<br />
<br />
nặng lúc sinh trung bình 1500g, tỷ lệ nam/nữ:<br />
<br />
động mạch trên siêu âm (đường kính ống<br />
<br />
1,56/1). Có 8 trẻ tử vong (6,9%). Trong 107 trẻ<br />
<br />
động mạch, tỷ lệ đường kính ống/cân nặng<br />
<br />
sống có 55 trẻ ống động mạch đóng tự nhiên.<br />
<br />
(mm/kg), tỷ lệ nhĩ trái/động mạch chủ. Tiến<br />
hành theo dõi tiến triển của ống động mạch<br />
<br />
1. Đặc điểm lâm sàng và siêu âm tim<br />
của nhóm ống động mạch đóng tự nhiên<br />
<br />
trên siêu âm tim đến khi ống động mạch đóng<br />
<br />
và nhóm can thiệp<br />
<br />
(tự đóng hoặc do can thiệp đóng bằng thuốc<br />
hay phẫu thuật).<br />
<br />
46<br />
<br />
TCNCYH 109 (4) - 2017<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng và siêu âm tim của nhóm ống động mạch đóng tự nhiên và<br />
nhóm can thiệp<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Nhóm tự đóng (n = 55)<br />
<br />
Nhóm can thiệp (n = 52)<br />
<br />
Tuổi thai (tuần)*<br />
<br />
31,9 2.5<br />
<br />
29,9 ± 2,9<br />
<br />
Cân nặng lúc sinh (100g)*<br />
<br />
17,1 ± 5.8<br />
<br />
13,2 ± 4,9<br />
<br />
Hô hấp hỗ trợ áp lực dương, n (%)*<br />
<br />
37 (67,3)<br />
<br />
44 (84,6)<br />
<br />
Viêm phổi, n (%)<br />
<br />
39 (70,9)<br />
<br />
37 (71,2)<br />
<br />
Suy tim, n (%)*<br />
<br />
5 (9,1)<br />
<br />
16 (38,8)<br />
<br />
Viêm ruột, n (%)<br />
<br />
6 (10,5)<br />
<br />
6 (11,9)<br />
<br />
2,3 ± 0,76<br />
<br />
2,5 ± 0,60<br />
<br />
1,4 ± 0,49<br />
<br />
2,0 ± 0,71<br />
<br />
1,3 ± 0,25<br />
<br />
1,6 ± 0,34<br />
<br />
Đường kính ống (mm)<br />
Tỷ lệ đường kính ống/cân nặng (mm/kg)<br />
Tỷ lệ nhĩ trái/động mạch chủ (mm/mm)<br />
<br />
*<br />
<br />
*<br />
<br />
*: p < 0,05 (kiểm định T - test và kiểm định 2).<br />
Có sự khác biệt về tuổi thai, cân nặng lúc sinh, tình trạng suy hô hấp phải hỗ trợ hô hấp áp lực<br />
dương, tình trạng suy tim, tỷ lệ đường kính ống/cân nặng và nhĩ trái/động mạch chủ (p < 0,05)<br />
giữa nhóm ống động mạch tự đóng và nhóm cần can thiệp điều trị đóng ống động mạch.<br />
2. Yếu tố tiên lượng khả năng đóng tự nhiên của ống động mạch theo hồi quy Logistic<br />
đơn biến<br />
Bảng 2. Yếu tố tiên lượng khả năng đóng tự nhiên của ống động mạch<br />
theo hồi quy Logistic đơn biến<br />
Yếu tố<br />
<br />
OR<br />
<br />
Khoảng tin cậy 95%<br />
<br />
Giá trị p<br />
<br />
Tuổi thai (tuần)<br />
<br />
1,35<br />
<br />
1,15 - 1,60<br />
<br />
0,001<br />
<br />
Cân nặng lúc sinh (100g)<br />
<br />
1,16<br />
<br />
1,06 - 1,26<br />
<br />
0,002<br />
<br />
Hô hấp hỗ trợ áp lực dương, n (%)<br />
<br />
0,37<br />
<br />
0,15 - 0,96<br />
<br />
0,04<br />
<br />
Viêm phổi, n (%)<br />
<br />
0,99<br />
<br />
0,43 - 2,23<br />
<br />
0,98<br />
<br />
Suy tim, n (%)<br />
<br />
0,23<br />
<br />
0,08 - 0,67<br />
<br />
0,01<br />
<br />
Viêm ruột, n (%)<br />
<br />
1,07<br />
<br />
0,32 - 3,54<br />
<br />
0,92<br />
<br />
Đường kính ống (mm)<br />
<br />
0,63<br />
<br />
0,36 - 1,11<br />
<br />
0,263<br />
<br />
Tỷ lệ đường kính ống/cân nặng (mm/kg)<br />
<br />
0,16<br />
<br />
0,06 - 0,40<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Tỷ lệ nhĩ trái/động mạch chủ (mm/mm)<br />
<br />
0,04<br />
<br />
0,01 - 0,22<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
TCNCYH 109 (4) - 2017<br />
<br />
47<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Phân tích hồi quy logistic cho thấy có 6 yếu tố liên quan đến khả năng đóng tự nhiên của ống<br />
động mạch bao gồm: tuổi thai, cân nặng lúc sinh, suy hô hấp cần hỗ trợ hô hấp áp lực dương,<br />
suy tim, tỷ lệ đường kính ống/cân nặng, tỷ lệ nhĩ trái/động mạch chủ (p < 0,05).<br />
3. Điểm cắt (cutoff) của các biến liên tục tiên lượng khả năng đóng tự nhiên<br />
của ống động mạch<br />
Bảng 3. Điểm cắt (cutoff) của các biến liên tục tiên lượng khả năng đóng tự nhiên<br />
của ống động mạch<br />
Biến số<br />
<br />
AUC (%)<br />
<br />
Điểm cắt<br />
<br />
Độ nhạy<br />
<br />
Độ đặc hiệu<br />
<br />
Tuổi thai (tuần)<br />
<br />
70,8<br />
<br />
31,5<br />
<br />
61,8<br />
<br />
75,0<br />
<br />
Cân nặng lúc sinh (100g)<br />
<br />
70,7<br />
<br />
1420<br />
<br />
70,9<br />
<br />
65,4<br />
<br />
Tỷ lệ đường kính ống/cân nặng (mm/kg)<br />
<br />
75,2<br />
<br />
1,54<br />
<br />
78,8<br />
<br />
67,9<br />
<br />
Tỷ lệ nhĩ trái/động mạch chủ (mm/mm)<br />
<br />
72,6<br />
<br />
1,44<br />
<br />
61,5<br />
<br />
73,6<br />
<br />
AUC: diện tích dưới đường cong ROC.<br />
<br />
IV. BÀN LUẬN<br />
<br />
tích hồi quy logistic cho yếu tố tuổi thai và cân<br />
<br />
Trong nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có<br />
<br />
nặng lúc sinh nhận thấy cả yếu tố này đều có<br />
<br />
6 yếu tố liên quan đến khả năng đóng tự<br />
<br />
giá trị tiên lượng khả năng đóng của ống động<br />
<br />
nhiên của ống động mạch bao gồm: tuổi thai,<br />
<br />
mạch. Khi tuổi thai của trẻ tăng 1 tuần tuổi thì<br />
<br />
cân nặng khi sinh, tình trạng suy hô hấp cần<br />
<br />
khả năng đóng của ông động mạch tăng xấp<br />
<br />
hỗ trợ áp lực dương, tình trạng suy tim, tỷ lệ<br />
<br />
xỉ 1,4 lần (OR:1,35, 95% CI:1,15 - 1,60).<br />
<br />
đường kính ống động mạch/cân nặng (mm/kg)<br />
<br />
Phân tích một số triệu chứng lâm sàng<br />
<br />
và tỷ lệ đường kính nhĩ trái/động mạch chủ.<br />
<br />
nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về<br />
<br />
Kết quả này cũng phù hợp với nhiều nghiên<br />
<br />
tỷ lệ trẻ suy hô hấp cần hỗ trợ áp lực dương ở<br />
<br />
cứu của các tác giả khác trên thế giới.<br />
<br />
nhóm bệnh nhân có ống động mạch tự đóng<br />
<br />
Tuổi thai và cân nặng lúc sinh là hai yếu tố<br />
<br />
so với nhóm cần can thiệp điều trị (p < 0,05).<br />
<br />
liên quan đến khả năng đóng tự nhiên của<br />
<br />
Kết quả cho thấy, với bệnh nhân còn ống<br />
<br />
ống động mạch. Kiểm định Student T - test<br />
<br />
động mạch, có suy hô hấp cần hỗ trợ áp lực<br />
<br />
cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về<br />
<br />
dương thì khả năng đóng tự nhiên của ống<br />
<br />
cả tuổi thai và cân nặng khi sinh giữa nhóm<br />
<br />
động mạch bằng 0,37 lần so với nhóm không<br />
<br />
trẻ đẻ non có ống động mạch tự đóng với<br />
<br />
có suy hô hấp (95% CI: 0,15 - 0,96). Kết quả<br />
<br />
nhóm phải can thiệp điều trị đóng ống (p <<br />
<br />
này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả<br />
<br />
0,05). Các nghiên cứu của các tác giả trên thế<br />
<br />
khác cho thấy suy hô hấp có liên quan đến độ<br />
<br />
giới cho thấy tỷ lệ đóng tự nhiên của ống động<br />
<br />
lớn của ống động mạch, khả năng tự đóng<br />
<br />
mạch tăng lên đáng kể theo mức tăng của tuổi<br />
<br />
của ống động mạch cũng như tiên lượng tiến<br />
<br />
thai và cân nặng khi sinh của trẻ [3 - 5]. Phân<br />
<br />
triển đóng tự nhiên của ống động mạch [6; 7].<br />
<br />
48<br />
<br />
TCNCYH 109 (4) - 2017<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Trong nghiên cứu này, nhóm bệnh nhân<br />
<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bệnh<br />
<br />
điều trị ống động mạch có tỷ lệ suy tim cao<br />
<br />
nhân có ống động mạch tự đóng có tỷ lệ là<br />
<br />
hơn rõ rệt so với nhóm ống động mạch tự<br />
<br />
1,31 ± 0,25, thấp hơn rõ rệt so với nhóm bệnh<br />
<br />
đóng (30,8% và 9,1% với p = 0,01, OR: 0,23,<br />
<br />
nhân phải can thiệp điều bằng thuốc (1,45 ±<br />
<br />
95% CI: 0,08 - 0,67). Phân tích hồi quy logistic<br />
<br />
0,29) và nhóm phẫu thuật (1,60 0,36). Phân<br />
<br />
cho thấy suy tim là yếu tố có giá trị tiên lượng<br />
<br />
tích hồi quy logistic cho thấy, tỷ lệ nhĩ trái/<br />
<br />
khả<br />
<br />
mạch<br />
<br />
động mạch chủ có giá trị tiên lượng khả năng<br />
<br />
(p < 0,05). Kết quả này cho thấy, ở bệnh nhân<br />
<br />
đóng tự nhiên của ống động mạch với OR =<br />
<br />
còn ống động mạch nếu có triệu chứng suy<br />
<br />
0,04, 95% CI: 0,01 - 0,22. Kết quả này cũng<br />
<br />
tim trên lâm sàng thì cơ hội ống động mạch<br />
<br />
phù hợp với các tác giả trong và ngoài nước<br />
<br />
đóng tự nhiên bằng 0,23 lần so với bệnh nhân<br />
<br />
[11; 14; 15]. Tuy nhiên, với những hạn chế<br />
<br />
không có suy tim (95% CI: 0,08 - 0,67).<br />
<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi, khi phân tích<br />
<br />
năng<br />
<br />
đóng<br />
<br />
của<br />
<br />
ống<br />
<br />
động<br />
<br />
Tỷ lệ đường kính ống/cân nặng (mm/kg) là<br />
<br />
đường cong ROC và tìm điểm cắt cho thấy,<br />
<br />
chỉ số được nhiều tác giả quan tâm trong<br />
<br />
diện tích dưới đường cong của giá trị tỷ lệ nhĩ<br />
<br />
đánh giá mức độ lớn của ống động mạch<br />
<br />
trái/động mạch chủ là 72.6%. Vì vậy mà việc<br />
<br />
cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng huyết<br />
<br />
xác định điểm cắt theo nguyên tắc Youden với<br />
<br />
động của ống động mạch [11 - 14]. Trong<br />
<br />
tỷ lệ nhĩ trái/động mạch chủ là 1.44 cho kết<br />
<br />
nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ này của nhóm<br />
<br />
quả độ nhạy, độ đặc hiệu còn chưa cao (xấp<br />
<br />
ống động mạch đóng tự nhiên và nhóm cần<br />
<br />
xỉ 70%).<br />
<br />
can thiệp có sự khác biệt rõ rệt. Khi phân tích<br />
<br />
V. KẾT LUẬN<br />
<br />
hồi quy logistic cho thấy tỷ lệ đường kính ống/<br />
cân nặng (mm/kg) là yếu tố có giá trị tiên<br />
<br />
Ống động mạch có khả năng tự đóng bao<br />
<br />
lượng khả năng đóng tự nhiên của ống động<br />
<br />
gồm cả trường hợp ống động mạch có triệu<br />
<br />
mạch (p < 0,001, OR: 0,16, 95% CI: 0,06 -<br />
<br />
chứng. Các yếu tố ảnh hưởng khả năng đóng<br />
<br />
0,40). Phân tích đường cong ROC cho thấy tỷ<br />
<br />
của ống động mạch bao gồm: tuổi, cân nặng<br />
<br />
lệ đường kính ống/cân nặng (mm/kg) có giá trị<br />
<br />
khi sinh thấp, tình trạng suy hô hấp cần hỗ trợ<br />
<br />
tiên lượng khả năng đóng tự nhiên của ống<br />
<br />
áp lực dương, triệu chứng suy tim, kích thước<br />
<br />
động mạch với điểm cắt (cutoff) được xác<br />
<br />
ống động mạch theo cân nặng lớn và dấu hiệu<br />
<br />
định theo nguyên tắc Youden là 1,54. Giá trị<br />
<br />
giãn buồng tim trái. Việc theo dõi các triệu<br />
<br />
này có cao hơn so với giá trị tỷ lệ đường kính<br />
<br />
chứng lâm sàng và siêu âm tim cho phép tiên<br />
<br />
ống/cân nặng (mm/kg) hiện nay đang được áp<br />
<br />
lượng ống động mạch có khả năng tự đóng<br />
<br />
dụng để đánh giá ống động mạch với shunt có<br />
<br />
hay cần can thiệp điều trị.<br />
<br />
ý nghĩa cần tiến hành can thiệp (≥ 1,4). Tuy<br />
nhiên, độ nhạy và độ đặc hiệu chỉ đạt xấp xỉ<br />
70%.<br />
<br />
Lời cảm ơn<br />
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành<br />
sâu sắc tới Ban giám đốc cùng các phòng<br />
<br />
Tỷ lệ nhĩ trái/động mạch chủ được đánh<br />
<br />
ban, Ban Chủ nhiệm Bộ môn Nhi, các Thầy,<br />
<br />
giá như một chỉ số đánh giá mức độ ảnh<br />
<br />
Cô cùng các đồng nghiệp trong Bộ môn đã tạo<br />
<br />
hưởng huyết động của ống động mạch và hậu<br />
<br />
điều kiện và động viên tinh thần cho tôi trong<br />
<br />
quả của ống động mạch (giãn buồng tim trái).<br />
<br />
quá trình làm nghiên cứu.<br />
<br />
TCNCYH 109 (4) - 2017<br />
<br />
49<br />
<br />