TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỶ LỆ TÁI SỬ DỤNG MA TÚY<br />
CỦA HỌC VIÊN HỒI GIA TỪ CÁC TRUNG TÂM CAI NGHIỆN<br />
TẬP TRUNGTẠI HẢI PHÒNG<br />
Lê Minh Giang1,2, Trần Minh Hoàng1, Đinh Thanh Thúy1, Trần Khánh Toàn3<br />
1<br />
<br />
Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo HIV/AIDS - Đại học Y Hà Nội<br />
2<br />
Bộ môn Dịch Tễ - Đại học Y Hà Nội<br />
3<br />
Bộ môn Y học gia đình – Đại học Y Hà Nội<br />
<br />
Tỷ lệ tái sử dụng ma túy là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả của một chương<br />
trình can thiệp điều trị nghiện ma túy. Nghiên cứu phân tích số liệu thứ cấp trên bộ số liệu theo dõi dọc 216<br />
học viên hồi gia tại Hải Phòng, sử dụng phương pháp Kaplan - Meier và mô hình hồi quy Cox nhằm xác định<br />
tỷ lệ tái sử dụng ma túy và một số yếu tố liên quan đến tái sử dụng ma túy của học viên trong thời gian 1<br />
năm hồi gia tại Hải Phòng, năm 2013. Sau 1 năm trở về cộng đồng, 82,9% học viên tái sử dụng ma túy. Một<br />
số đặc điểm liên quan đến tỷ lệ tái sử dụng ma túy được tìm thấy bao gồm: đối tượng đã từng tiêm chích ma<br />
túy, có hành vi vi phạm pháp luật hoặc đã từng tham gia cai nghiện trước đây. Việc lựa chọn mô hình điều trị<br />
phù hợp và sự cam kết khi tham gia điều trị được khuyến cáo nhằm nâng cao hiệu quả, tránh lãnh phí nguồn<br />
lực trong công tác can thiệp điều trị nghiện.<br />
Từ khóa: Tái sử dụng ma túy, hồi gia, trung tâm 06<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
triển khai các chương trình can thiệp giảm tác<br />
Nghiện chích ma túy gây mất ổn định xã<br />
hội và là gánh nặng đối với hệ thống y tế. Tình<br />
trạng nghiện chích ma túy ở Việt Nam đang<br />
diễn biến phức tạp với chiều hướng ngày<br />
càng gia tăng. Uớc tính, mỗi năm cả nước có<br />
<br />
hại liên quan đến sử dụng ma túy. Nhiều mô<br />
hình đã được chứng minh tính hiệu quả trên<br />
thế giới và trong khu vực được áp dụng vào<br />
Việt Nam như: mô hình giáo dục đồng đẳng,<br />
<br />
thêm 7.000 người nghiện ma túy, đến năm<br />
<br />
trao đổi bơm kim tiêm, các chương trình cai<br />
nghiện và tư vấn cai nghiện, chương trình<br />
<br />
2014 có khoảng 205.000 người sử dụng các<br />
<br />
điều trị Methadone... Mô hình trung tâm cai<br />
<br />
loại ma túy khác nhau như heroin, thuốc<br />
<br />
nghiện tập trung (trung tâm 06) là mô hình cai<br />
nghiện chủ đạo ở Việt Nam trong suốt 20 năm<br />
<br />
phiện, các chất ma túy tổng hợp và cần sa,<br />
trong đó tỷ lệ tiêm chích heroin là 83%[1].<br />
Tiêm chích ma túy vẫn là nguyên nhân chính<br />
gây bùng nổ dịch HIV tại Việt Nam, chiếm<br />
khoảng 35% trên tổng số 227.114 các trường<br />
hợp nhiễm HIV được báo cáo tính đến hết 6<br />
tháng đầu năm 2015 [2].<br />
Từ những năm 1990, Việt Nam đã bắt đầu<br />
Địa chỉ liên hệ: Lê Minh Giang, Viện Đào tạo YHDP và<br />
YTCC, Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Email: leminhgiang@hmu.edu.vn<br />
Ngày nhận:<br />
Ngày được chấp thuận: 26/02/2016<br />
<br />
TCNCYH 99 (1) - 2016<br />
<br />
qua. Theo báo cáo của Bộ Lao động –<br />
Thương binh – Xã hội, năm 2014 có khoảng<br />
32.200 người nghiện đang được cai nghiện<br />
tập trung tại 142 trung tâm trên cả nước [1].<br />
Tái sử dụng ma túy sau khi kết thúc các<br />
chương trình cai nghiện khá phổ biến, chiếm<br />
tỷ lệ từ 70 – 90% ở các nước Bangladesh,<br />
Trung Quốc, Australia và Thụy Sỹ trong<br />
khoảng từ 1 tháng đến 1 năm sau khi hoàn<br />
thành các chương trình cai nghiện [3 - 6].<br />
Nhiều yếu tố được báo cáo có liên quan đến<br />
tái sử dụng ma túy, bao gồm: thu nhập, tình<br />
<br />
155<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
trạng nhà ở, sự kỳ thị của cộng đồng, các hỗ<br />
<br />
được mời tham gia vào nghiên cứu. Tổng số<br />
<br />
trợ tâm lý, xã hội sau cai… [3; 4]. Tính đến<br />
thời điểm hiện tại, ở Việt Nam chưa có nghiên<br />
<br />
550 thư mời được phát ra, trong đó 30% thư<br />
mời bị trả lại vì địa chỉ không có người nhận.<br />
<br />
cứu đầy đủ về tỷ lệ tái sử dụng ma túy sau khi<br />
hồi gia từ các trung tâm 06, mặc dù một số<br />
<br />
Trong tổng số 385 học viên nhận được thư<br />
mời, nhóm nghiên cứu đã tiếp cận và mời<br />
<br />
thông tin từ những người làm chương trình<br />
cho thấy, tỷ lệ này ước tính từ 60 - 75%[7].<br />
<br />
tham gia nghiên cứu thành công 216 người.<br />
<br />
Bởi vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
<br />
Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin<br />
Đối tượng nghiên cứu được đánh giá ở 4<br />
<br />
này với mục tiêu: Xác định tỷ lệ tái sử dụng<br />
ma túy và một số yếu tố liên quan đến tái sử<br />
<br />
thời điểm: ban đầu (vào thời điểm học viên<br />
<br />
dụng ma túy của học viên trong thời gian 1<br />
năm hồi gia tại Hải Phòng, năm 2013.<br />
<br />
mới hồi gia), sau 3 tháng, 6 tháng và 12<br />
tháng. Tại các thời điểm đánh giá, thông tin về<br />
<br />
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
điểm nhân khẩu; tình trạng gia đình, xã hội;<br />
<br />
1. Đối tượng<br />
<br />
đặc điểm của người tham gia (bao gồm: đặc<br />
tình trạng vi phạm pháp luật), thông tin về<br />
hành vi sử dụng ma túy và thông tin tiếp cận<br />
<br />
Học viên mới hoàn thành chương trình<br />
điều trị cai nghiện bắt buộc (kéo dài 2 năm) và<br />
<br />
với chương trình can thiệp của đối tượng<br />
<br />
trở về cộng đồng trong năm 2013 từ 03 trung<br />
tâm 06 ở Hải Phòng (Gia Minh, Tiên Lãng và<br />
<br />
vấn trực tiếp sử dụng bộ câu hỏi cấu trúc.<br />
<br />
Cát Bi). Đây là trung tâm cai nghiện tập trung<br />
lớn ở Hải Phòng với cách thức tổ chức cai<br />
nghiện tập trung nghiêm ngặt và quy mô.<br />
Trung tâm Cát Bi được thành lập từ năm<br />
1991, là trung tâm cai nghiện lâu đời nhất ở<br />
Hải Phòng với công suất học viên là 200<br />
người. Để ứng phó với tình trạng người<br />
nghiện chích ma túy tăng nhanh vào giai đoạn<br />
cuối những năm 1990 đầu năm 2000, Thành<br />
phố Hải Phòng đã quyết định thành lập thêm<br />
hai trung tâm là Gia Minh với công suất 1.200<br />
học viên (năm 2003) và Tiên Lãng với công<br />
suất 1.500 học viên (năm 2006).<br />
2. Thiết kế nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu thuần tập tiến cứu, đối<br />
tượng nghiên cứu được tuyển chọn tại thời<br />
điểm mới hồi gia và được theo dõi đến thời<br />
điểm 1 năm sau khi trở về cộng đồng.<br />
Mẫu và chọn mẫu<br />
Tất cả học viên hồi gia trong năm 2013 (1<br />
– 11/2013) từ 3 trung tâm 06 ở Hải Phòng<br />
156<br />
<br />
nghiên cứu được thu thập thông qua phỏng<br />
Đồng thời tại các thời điểm đánh giá, đối<br />
tượng nghiên cứu cũng được lấy mẫu nước<br />
tiểu để làm xét nghiệm khẳng định tình trạng<br />
sử dụng ma túy. Đối tượng nghiên cứu được<br />
đánh giá là bỏ cuộc nếu không liên lạc được<br />
bằng bất kỳ hình thức nào trong vòng 1 tuần<br />
và không quay trở lại tham gia nghiên cứu<br />
trong vòng 2 tuần tính từ ngày hẹn tham gia<br />
nghiên cứu.<br />
3. Xử lý và phân tích số liệu<br />
Số liệu được xử lý bằng chương trình phần<br />
mềm Stata 10.0.<br />
Phương pháp Kaplan - Meier được sử<br />
dụng để xây dựng đường cong mô tả tỷ lệ tái<br />
sử dụng ma túy theo thời gian và ước lượng<br />
tỷ suất tái sử dụng ma túy trong các khoảng<br />
thời gian theo dõi. Bên cạnh đó, mô hình hồi<br />
quy Cox được sử dụng để xác định nguy cơ<br />
tái sử dụng ma túy của học viên sau 1 năm<br />
hồi gia. Các phân tích đơn biến sẽ được thực<br />
hiện để tìm hiểu các yếu tố nguy cơ ban đầu.<br />
Kỹ thuật stepwise (với lựa chọn mức tương<br />
TCNCYH 99 (1) - 2016<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
quan pr = 0,3) được sử dụng trong mô hình<br />
<br />
nhập hàng tháng để mua ma túy, 20% báo<br />
<br />
hồi quy Cox đa biến cuối cùng. Các đặc điểm<br />
được tìm thấy mối liên quan ở mức ý nghĩa<br />
<br />
cáo dùng thu nhập để hỗ trợ gia đình và 45%<br />
<br />
thống kê p < 0,05 được báo cáo cùng Tỷ số<br />
nguy cơ tương đối Hazard (Relative Hazard<br />
Ratio) và khoảng tin cậy 95% (95% CI).<br />
4. Đạo đức nghiên cứu<br />
<br />
dùng cho các nhu cầu cá nhân khác.<br />
Có 13,4% đối tượng nghiên cứu đã từng<br />
tham gia vào các hành vi vi phạm pháp luật<br />
(trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, buôn bán ma<br />
túy…) trong vòng 3 tháng trước khi vào trung<br />
<br />
Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng<br />
đạo đức của Trường Đại học Y Hà Nội tại văn<br />
bản chấp thuận số 106/HĐĐĐ-ĐHYHN ngày<br />
<br />
tâm cai nghiện; 64,4% báo cáo đã từng tiêm<br />
<br />
2/10/2012.<br />
<br />
vào trung tâm.<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
<br />
chích heroin, 38% đã từng cai nghiên tại trung<br />
tâm cai nghiên tập trung ít nhất 1 lần trước khi<br />
<br />
2. Tỷ lệ tái sử dụng ma túy theo thời<br />
gian hồi gia<br />
<br />
1. Đặc điểm chung của đối tượng<br />
nghiên cứu<br />
<br />
Từ 216 học viên tham gia nghiên cứu tại<br />
thời điểm bắt đầu hồi gia, tỷ lệ đối tượng<br />
<br />
Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên<br />
<br />
nghiên cứu tiếp tục duy trì ở các vòng theo dõi<br />
<br />
cứu là 34 tuổi (dao động từ 20,3 đến 59,3<br />
<br />
tiếp theo lần lượt là 87,5% (189 người) sau 3<br />
<br />
tuổi), khoảng 65% đối tượng tham gia nghiên<br />
<br />
tháng, 83,3% (180 người) sau 6 tháng và<br />
<br />
cứu có tuổi trên 30. Hơn một nửa số đối<br />
<br />
80,1% (173 người) sau 12 tháng hồi gia.<br />
<br />
tượng chưa học đến Trung học phổ thông<br />
(59,2%), chỉ có khoảng dưới 7% đối tượng có<br />
trình độ Trung cấp hoặc Dạy nghề. Tại thời<br />
điểm trước khi vào trung tâm cai nghiện,<br />
51,8% người tham gia nghiên cứu chưa từng<br />
kết hôn. Hầu hết đối tượng nghiên cứu<br />
(95,4%) sống cùng với gia đình bao gồm bố<br />
mẹ, vợ con, anh, chị, em và họ hàng, chỉ một<br />
tỷ lệ rất thấp sống một mình hoặc sống cùng<br />
bạn bè (4,6%).<br />
<br />
Tình trạng sử dụng ma túy của đối tượng<br />
nghiên cứu được xác định thông qua 2 nguồn<br />
số liệu: 1) Qua phỏng vấn trực tiếp học viên tự<br />
báo cáo tại các thời điểm nghiên cứu và 2)<br />
Kết quả xét nghiệm nước tiểu xác định chất<br />
dạng thuốc phiện tại thời điểm phỏng vấn<br />
nghiên cứu. Trong bài báo này, táisử dụng ma<br />
túy được xác định là: học viên tự báo cáo có<br />
sử dụng ma túy trong vòng 1 tháng trước cuộc<br />
phỏng vấn nghiên cứu hoặc dương tính với<br />
<br />
Trước khi vào trung tâm cai nghiện, 75,9%<br />
<br />
xét nghiệm nước tiểu xác định chất dạng<br />
<br />
đối tượng nghiên cứu có việc làm, công việc<br />
<br />
thuốc phiện vào thời điểm phỏng vấn.Biểu đồ<br />
<br />
của họ chủ yếu là lao động tự do (55,1%), chỉ<br />
<br />
1 thể hiện tỷ lệ tái sử dụng ma túy của học<br />
<br />
có khoảng 8% đối tượng có công việc ổn định<br />
<br />
viên theo thời gian hồi gia, sử dụng phương<br />
<br />
(công nhân hoặc nhân viên/ cán bộ tại cơ<br />
<br />
pháp ước lượng Kaplan - Meier. Sau 1 năm<br />
<br />
quan). 76% đối tượng nghiên cứu báo cáo có<br />
<br />
trở về cộng đồng, 82,9% học viên đã tái sử<br />
<br />
thu nhập hàng tháng, với thu nhập trung bình<br />
<br />
dụng ma túy, đáng chú ý phần lớn (trên 50%)<br />
<br />
khoảng 3,6 triệu đồng/tháng. Toàn bộ người<br />
<br />
số trường hợp tái sử dụng xảy ra vào thời<br />
<br />
tham gia nghiên cứu nói rằng họ dùng thu<br />
<br />
điểm trong vòng 6 tháng hồi gia.<br />
<br />
TCNCYH 99 (1) - 2016<br />
<br />
157<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
Biểu đồ 1. Tỷ lệ tái sử dụng ma túy theo thời gian hồi gia<br />
Trong thời gian theo dõi học viên 1 năm sau khi trở về cộng đồng, có tổng số 49 học viên tái<br />
sử dụng tại thời điểm 3 tháng, 111 học viên tái sử dụng tại thời điểm 6 tháng và 179 học viên tái<br />
sử dụng tại thời điểm 12 tháng. Tỷ suất tái sử dụng ma túy trung bình trong 1 năm hồi gia là<br />
14,1/100 người - tháng, khoảng tin cậy 95%: 12,1 - 16,3/100 người - tháng.<br />
Bảng 1. Tổng hợp tỷ suất tái sử dụng ma túy theo thời gian hồi gia<br />
Thời gian<br />
hồi gia<br />
<br />
Tổng số<br />
người - tháng<br />
<br />
Số người tái<br />
sử dụng<br />
<br />
Tỷ suất tái sử dụng/<br />
100 người - tháng<br />
<br />
KTC 95%<br />
<br />
0 - 3 tháng<br />
<br />
571,4<br />
<br />
49<br />
<br />
8,6<br />
<br />
6,5 - 11,3<br />
<br />
3 - 6 tháng<br />
<br />
382,5<br />
<br />
62<br />
<br />
16,2<br />
<br />
12,6 - 20,8<br />
<br />
6 - 12 tháng<br />
<br />
320,0<br />
<br />
68<br />
<br />
21,3<br />
<br />
16,8 - 27,0<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
1273,9<br />
<br />
179<br />
<br />
14,1<br />
<br />
12,1 - 16,3<br />
<br />
3. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tái<br />
sử dụng ma túy<br />
<br />
chích Heroin trước khi vào trung tâm cai<br />
nghiện. Cụ thể: những học viên có hành vi vi<br />
phạm pháp luật trong vòng 3 tháng trước khi<br />
<br />
Áp dụng mô hình hồi quy Cox đa biến, sử<br />
<br />
vào trung tâm có nguy cơ tái sử dụng ma túy<br />
<br />
dụng kỹ thuật stepwise (lựa chọn mức tương<br />
<br />
cao gấp 1,67 lần những học viên không có<br />
<br />
quan pr = 0,3); sau khi hiệu chỉnh với biến số<br />
<br />
hành vi vi phạm pháp luật (RHR = 1,67; KTC<br />
<br />
tuổi, kết quả cho thấy các yếu tố nguy cơ tái<br />
<br />
95% = 1,09 – 2,58); nguy cơ tái sử dụng ma<br />
<br />
sử dụng ma túy bao gồm: có hành vi vi phạp<br />
<br />
túy trong nhóm học viên đã từng tiêm chích<br />
<br />
pháp luật (trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, buôn<br />
<br />
Heroin trước khi vào trung tâm cao gấp 1,4<br />
<br />
bán ma túy…) trong vòng 3 tháng trước khi<br />
<br />
lần trong nhóm học viên chưa từng tiêm chích<br />
<br />
vào trung tâm cai nghiện và Đã từng tiêm<br />
<br />
(RHR = 1,4; KTC 95% = 1,01 – 1,94).<br />
<br />
158<br />
<br />
TCNCYH 99 (1) - 2016<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Việc trước đây đã từng tham gia cai nghiện<br />
<br />
nguy cơ tái sử dụng ma túy thấp hơn 29% so<br />
<br />
tại các trung tâm cai nghiện tập trung (không<br />
kể lần cai nghiện vừa rồi) chính là yếu tố bảo<br />
<br />
với những học viên chưa từng cai nghiện ở<br />
trung tâm lần nào (RHR = 0,71; KTC 95% =<br />
<br />
vệ. Cụ thể: những học viên đã từng cai nghiện<br />
tại trung tâm không tính lần vừa mới hồi gia có<br />
<br />
0,51 – 0,98).<br />
<br />
Bảng 2. Một số yếu tố liên quan tỷ lệ tái sử dụng ma túy của học viên<br />
sau 1 năm hồi gia từ mô hình hồi quy Cox<br />
Mô hình đơn biến<br />
<br />
Biến độc lập<br />
<br />
RHR<br />
<br />
p<br />
<br />
(KTC 95%)<br />
<br />
Mô hình đa biến<br />
<br />
aRHR<br />
(KTC 95%)<br />
<br />
p<br />
<br />
Test of<br />
Proportional<br />
Hazards<br />
rho<br />
<br />
p<br />
<br />
LR chi2(5) = 13,19<br />
Tuổi (tính theo năm)<br />
Thu nhập trung bình theo<br />
Có hành vi vi phạm pháp<br />
luật trong vòng 3 tháng<br />
trước khi vào trung tâm cai<br />
nghiện*<br />
Đã từng tham gia cai<br />
nghiện tại các trung tâm<br />
cai nghiên tập trung ít nhất<br />
1 lần (không kể lần cai<br />
Đã từng tiêm chích Heroin<br />
trước khi vào trung tâm cai<br />
nghiện*<br />
<br />
1,00<br />
(0,99 - 1,02)<br />
<br />
0,63<br />
<br />
1,01<br />
(0,99 – 1,03)<br />
<br />
0,24<br />
<br />
-0,10<br />
<br />
0,17<br />
<br />
0,95<br />
<br />
0,11<br />
<br />
0,94<br />
<br />
0,07<br />
<br />
0,08<br />
<br />
0,34<br />
<br />
0,02<br />
<br />
0,01<br />
<br />
0,90<br />
<br />
0,05<br />
<br />
0,02<br />
<br />
0,81<br />
<br />
0,04<br />
<br />
0,09<br />
<br />
0,20<br />
<br />
1,46<br />
(0,96 - 2,21)<br />
<br />
0,84<br />
(0,62 – 1,14)<br />
<br />
1,26<br />
(0,93 – 1,73)<br />
<br />
0,08<br />
<br />
0,28<br />
<br />
0,14<br />
<br />
1,67<br />
(1,09 - 2,58)<br />
<br />
0,71<br />
(0,51 – 0,98)<br />
<br />
1,40<br />
(1,01 – 1,94)<br />
<br />
* Mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
RHR: tỷ số nguy cơ tương đối Hazard (Relative Hazard Ratio);<br />
aRHR: tỷ số nguy cơ tương đối Hazard hiệu chỉnh (adjusted Relative Hazard Ratio);<br />
rho: tương quan giữa biến độc lập và thời gian.<br />
<br />
TCNCYH 99 (1) - 2016<br />
<br />
159<br />
<br />