Module Giáo viên mầm non 11: Kỹ năng sơ cứu, phòng tránh và xử lý một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp ở trẻ em
lượt xem 0
download
Tài liệu "Module Giáo viên mầm non 11: Kỹ năng sơ cứu, phòng tránh và xử lý một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp ở trẻ em" nhằm giúp bạn đọc phân tích được các tình huống nguy hiểm, nhận diện được các biểu hiện về bệnh thường gặp ở trẻ em trong cơ sở GDMN; vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá mức độ thực hiện kĩ năng sơ cứu, xử lý một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp cho trẻ em trong cơ sở GDMN. Đề xuất được một số biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện sơ cứu và phòng tránh, xử lí được một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp ở trẻ em trong cơ sở GDMN. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Module Giáo viên mầm non 11: Kỹ năng sơ cứu, phòng tránh và xử lý một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp ở trẻ em
- Modul 11 KỸ NĂNG SƠ CỨU, PHÒNG TRÁNH VÀ XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM, BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM A. MỤC TIÊU - Phân tích được các tình huống nguy hiểm, nhận diện được các biểu hiện về bệnh thường gặp ở trẻ em trong cơ sở GDMN. - Vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá mức độ thực hiện kĩ năng sơ cứu, xử lý một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp cho trẻ em trong cơ sở GDMN. - Đề xuất được một số biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện sơ cứu và phòng tránh, xử lí được một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp ở trẻ em trong cơ sở GDMN. B. MÔ TẢ NỘI DUNG 1. Quy trình và cách thức xử lý một số tình huống nguy hiểm đối với trẻ em: choáng; vết thương hở; gãy xương; dị vật rơi vào mắt, tai, mũi; điện giật, bỏng, đuối nước. 2. Nhận biết, phòng tránh và xử lí một số bệnh thường gặp ở trẻ em. - Nhận biết, phòng tránh và xử lí bệnh về dinh dưỡng ở trẻ em. - Nhận biết, phòng tránh và xử lí bệnh ngoài da ở trẻ em. - Nhận biết, phòng tránh và xử lí bệnh về hô hấp ở trẻ em. - Nhận biết, phòng tránh và xử lí bệnh về tâm lí thần kinh ở trẻ em. C. NỘI DUNG CỤ THỂ LÝ THUYẾT (10 tiết) I. Quy trình và cách thức xử lý một số tại nạn thường gặp 1. Vì sao phải cấp cứu ban đầu - Chăm sóc ban đầu khi trẻ bất ngờ trở bệnh hay chấn thương, và không có cha mẹ/nhân viên y tế. - Giúp tình trạng trẻ không trầm trọng hơn chứ không nhằm thay thế việc điều trị y khoa phù hợp.
- - Sau sơ cứu, giáo viên cần thông báo cho cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ. 2. Quy trình chung cấp cứu ban đầu cho trẻ Bước 1: Quan sát hiện trường Đánh giá nhanh vị trí nơi trẻ bị bệnh hoặc bị thương: 1. Xung quanh có an toàn hay không? 2. Có ai liên quan? 3. Chuyện gì đang xảy ra? 4. Đảm bảo trẻ khác được giám sát Bước 2: Đánh giá ABC Tới gần trẻ, xem xét 1.Appearance/Airway - Diện mạo/Đường thở 2.Breathing - hơi thở 3.CirculaIon - tuần hoàn Cần làm trong vòng 15 - 30 giây hay ít hơn, để quyết định có nên gọi cấp cứu hay không Bước 3: Đánh giá ABCDE Kiểm tra: 1. Appearance/Airway - Diện mạo/Đường thở 2. Breathing - Thở 3. CirculaIon - Tuần hoàn 4. Disability - Thần kinh 5. Everything else - những điều khác Để quyết định có cần gọi cấp cứu không và cần sơ cứu những gì. Bước 4: Sơ cứu Tiến hành sơ cứu phù hợp với từng loại chấn thương và bệnh tật Bước 5: Thông báo – Giải thích – Trấn an • Thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ càng sớm càng tốt. • Trấn an và giải thích cho trẻ được sơ cứu • Trò chuyện với trẻ khác chứng kiến việc chấn thương cũng như quá trình sơ cứu Bước 6: Hồ sơ Hoàn tất thủ tục báo cáo sự việc xảy ra II. Quy trình sơ cứu trẻ trong một số trường hợp tai nạn cụ thể
- 1. Quy trình và cách thức xử lý khi trẻ bị choáng, ngất Có nhiều nguyên nhân gây choáng ở trẻ. Do thời tiết ngày càng oi bức khi vào hè, nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của trẻ. Đảm bảo trẻ ăn uống đầy đủ và không đứng lâu dưới trời nắng nóng. Nếu trẻ thấy chóng mặt, hãy cho trẻ nằm xuống, chân cao hơn đầu để tăng lượng máu chảy nên não. Khi trẻ bình phục, cho trẻ ngồi dậy từ từ. Bài tập tình huống: Sau khi đến lớp được 10 phút thì trẻ bỗng nhiên ngất đi, da ửng đỏ và khô, giáo viên kiểm tra thấy trẻ có dấu hiệu sốt. Thời tiết đang là mùa hè, trời nắng gắt. Anh/chị hãy đánh giá tình hình và đưa ra các biện pháp xử lý Đánh giá tình hình: tổ chức thảo luận nhóm Gợi ý cách xử lý: Xác định nguyên nhân xem trẻ có phải say nắng hay không (Say nắng hay xảy ra khi đi giữa trưa trời nắng, khi có ánh nắng chiếu thẳng vào đầu vào gáy) Dấu hiệu say nắng Da nóng, đỏ và khô (không có mồ hôi) Sốt cao có khi lên đến 40oC Thường bất tỉnh Phòng tránh nắng cho trẻ: Tránh đi giữa trưa trời nắng, nhất là để đầu trần Không để trẻ chơi nghịch ngoài nắng, luôn kiểm tra trẻ đội mũ nón trong mùa hè Xử trí: Đưa trẻ vào chổ mát, thoáng khí (tránh đám đông vây quanh trẻ), quạt mát cho trẻ Đắp khăn ướt, lạnh vào người ( có nước đá càng tốt) đặt thêm túi nước đá ở trán, hai bên bẹn. Liên tục thay khăn, cứ khô lại thay Làm như vậy cho đến khi hạ sốt Nếu trẻ tỉnh, cho uống nước lạnh, nước quả, Oresol
- Có thể cho uống thuốc hạ nhiệt Paraxetamol, Analgin. Nếu không thấy trẻ đỡ cần đưa đến cơ sở y tế. 2. Quy trình và cách thức xử lý khi trẻ bị vết thương hở - Dùng miếng vải sạch hay miếng gạc nhỏ và xà phòng rửa sạch vết thương bằng nước chín - Bôi cồn iốt hay thuốc đỏ vào vết thương để sát trùng, bôi theo hình xoáy trôn ốc từ trong ra ngoài, bôi cả da xung quanh vết thương. - Dùng gạc hay vải sạch phủ lên vết thương, có thể đặt một miếng bông hút nước lên trên. Rồi dùng băng sạch băng vết thương lại (Giữ nguyên như vậy và tháo băng sau 5 ngày. Trong 5 ngày đó nếu trẻ bị sốt hay mở băng thấy có mùi có mủ hoặc dịch chảy ra cần đưa trẻ đến y tế) Bài tập tình huống : Trong giờ ra chơi, khi trẻ đang chạy thì va vào góc trụ bê – tông và chảy mãu ở trán. Anh/chị hãy đánh giá tình hình và mô tả cách thức xử lý. Đánh giá tình hình: tổ chức thảo luận nhóm Gợi ý cách xử lý: (như quy trình trên) 3. Quy trình và cách thức xử lý khi trẻ bị gãy xương Trẻ bị gãy xương thường do ngã từ trên cao xuống do trượt chân ngã hoặc va chạm, húc mạnh và vật cứng Xương bị gãy có các dấu hiệu sau: - Chỉ bị gãy (chân hoặc tay bị gãy) không thể cử động được - Đau chói khi ta ấn ngón tay vào chổ bị gãy - Chi bị biến dạng ( mất hình dáng bình thường) Khi phát hiện trẻ bị ngã phải làm gì? - Xem trẻ có bị chảy máu không? Nếu có xử trí như vết thương phần mềm - Xem trẻ có bị gãy xương không? Dựa vào các dấu hiệu trên để kiểm tra
- * Nếu gãy kín ở bên trong, quan trọng nhất là phải cố định giữ cho chi ở tư thế bất động, làm như vậy để trẻ đỡ đau, khi di chuyển đi bệnh viện xương không bị di lệch - Cách cố định xương gãy: dùng hai miếng gỗ hoặc hai thanh tre to bản, có chiều dài lớn hơn khoảng cách giữa hai khớp kề bên, đặt bám sát hai bên xương gãy. Dùng cuộn băng hay miếng vải dài buộc chặt (không quá chặt) hai miếng nệp vào chi bị gãy suốt từ đầu này đến đầu kia miếng nẹp. - Gãy chi dưới, có thể cuộn băng chặt hai chân lại với nhau để cố định - Gãy cẳng tay sau khi đã cố định dùng một miếng vải quàng qua cổ để treo tay lên, cố định theo tư thế cẳng tay và cánh tay làm thành một góc vuông, bàn tay úp vào bụng. Sau đó đưa trẻ đến bệnh viện * Nếu gãy xương hở (xương gãy chọc ra ngoài) Dùng gạc hoặc vải sạch thấm nước muối sạch, lau vết thưng, lấy hết các thứ bẩn ra rồi bôi cồn iốt lên vết thương và băng kín lại bằng băng vải sạch Sau đó cố định như trường hợp gãy xương kín. Chú ý: Trong quá trình cố định gãy xương và chuyển trẻ đi bệnh viện phải làm nhẹ nhàng, tránh để trẻ đau thêm, và làm di lệch chỗ xương gãy. 4. Quy trình và cách thức xử lý khi trẻ bị hóc dị vật 4.1. Phương pháp vỗ lưng ấn ngực (Vận dụng xử lý khi trẻ dưới 2 tuổi bị sặc sữa, cháo, hóc dị vật) TT Quy trình 1 Lau dịch trong miệng trẻ (có thể dùng miệng hút dịch, sữa ra) 2 Úp người trẻ xuống trên cánh tay, đầu xuống dưới 3 Vỗ lưng 5 cái (giữa hai xương bả) 4 Ấn ngực (bên trái nữa dưới xương ức) bằng hai ngón tay 5 Hà hơi thổi ngạt bằng cách ngậm cả miệng và mũi trẻ
- 6 Theo dõi trẻ và đưa đến cơ sở y tế 4.2. Phương pháp Heimlich ( Vận dụng xử lý khi trẻ trên 2 tuổi bị hóc dị vật) TT Quy trình 1 Để cho trẻ đứng. Người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. 2 Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ 3 Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh liên tiếp. Nếu chưa hóc dị vật ra thì có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần 4 Trong tình huống bệnh nhân hôn mê và không thở được thì trước tiên phải bắt đầu bằng hà hơi thổi ngạt 5 Nếu dị vật vẫn chưa ra, trẻ vẫn chưa thở được thì cần thì kết hợp vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn, cho đến khi dị vật văng ra hoặc bệnh nhân khóc, thở được, hồng hào hơn. 6 Chuyển đến cơ sở ý tế gần nhất 5. Quy trình và cách thức xử lý khi trẻ bị điện giật 5.1. Đặc điểm Điện giật là một tai nạn do điện truyền qua cơ thể Da trẻ có đặc điểm mỏng, nhiều nước vì vậy sức cản điện kém, do đó khi bị điện giật thường bị tổn thương nặng. 5.2. Triệu chứng - Trường hợp nhẹ: Khi dòng điện qua cơ thể trong thời gian ngắn, trẻ bị giật cơ, co cứng, rối loạn nhịp tim. Sau khi bị giật và thoát khỏi nguồn điện, cơn co cứng và rối loạn nhịp tim sẽ hết nhanh, không cần xử trí.
- - Trường hợp nặng: Khi dòng điện chạy qua cơ thể lâu sẽ gây cho trẻ mất ý thức nhanh. Nếu dòng điện tiếp tục qua cơ thể, trẻ sẽ bị ngạt thở và ngừng thở. Trẻ có thể chết trong vài phút nếu không được cứu kịp thời. - Da có thể bị bỏng do điện: nhẹ nhất là da bị đỏ lên hoặc tím bầm, nặng hơn da bị sạm đen như bị cháy. 5.3. Đề phòng điện giật - Phích điện, ổ cắm điện... Phải để cao trên tầm với của trẻ. - Thường xuyên kiểm tra dây điện, các đồ dùng bằng điện, khi thấy không an toàn phải sữa chữa ngay. 5.4. Quy trình xử lý tại chỗ - Cứu trẻ thoát khỏi dòng điện bằng cách nhanh chóng ngắt cầu dao (hoặc rút cầu chì), dùng gậy gỗ khô gỡ dây điện khỏi cơ thể trẻ, hoặc kéo trẻ khỏi nguồn điện (Tránh điện truyền sang người cứu, không được dùng tay không, phải đeo găng tay cao su hoặc quấn ni lông, vải khô, chân đi guốc, dép khô hoặc đứng trên tấm ván khô). - Nếu trẻ ngạt thở, tim ngừng đập trong khi chờ y tế đến hoặc trước khi đưa trẻ đi bệnh viện, phải khẩn trường, kiên trì thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực cho tới khi trẻ thở lại (có khi phải làm 3 - 4 giờ mới hồi phục được) - Nếu có vết thương bỏng: Phủ kín vết thương bằng cách băng khô vết bỏng trước khi chuyển đi. 6. Quy trình và cách thức xử lý khi trẻ bị bỏng 6.1. Đề phòng tránh bị bỏng - Không nên cho trẻ đến gần lửa, gần nước sôi nồi canh nóng, bàn là, bếp điện, lò sưởi điện, bếp dầu, bếp than. - Không nên cho trẻ nghịch diêm, bật hoả - Cần quay cán xoong nồi, chảo ở trên bếp vào phía trong để trẻ không với tới 6.2.Cách xử trí ban đầu nơi xảy ra bỏng
- - Cần loại bỏ ngay nguyên nhân gây bỏng như dập tắt lửa, đưa trẻ khỏi nguồn nước sôi, cắt cầu dao điện v…v… - Ngay sau khi bị bỏng, ngâm vùng bọ bỏng ngay vào nước lạnh sạch, hoặc cho vòi nước chảy từ 20 -30 phút. Nếu chậm ngâm nước lạnh sẽ ít tác dụng. a. Nếu bỏng chỉ là đỏ da (bỏng độ I) Chỉ cần ngâm chổ bị bỏng vào nước lạnh, nước đá b. Nếu bỏng chỉ gây phỏng da ( bỏng độ II) - Vết bỏng chưa vỡ: Đừng cho vết bỏng, dùng miếng vải sạch, rửa nhẹ chổ bị bỏng bằng nước xà phòng. Dùng vài hay cuộn băng nhẹ vết bỏng. Tháo băng sau một tuần. - Vết bỏng đã vỡ Rửa nhẹ nhàng bằng nước đun sôi để nguội, giữ vết bỏng cho sạch (không bôi bất kỳ thứ gì lên vết bỏng) Để tránh nhiễm trùng có thể phủ lên vết bỏng một khăn sạch cần đưa trẻ đến y tế - Nếu bỏng nặng (vết bỏng rông, sâu lòi cả thịt dưới vết bỏng) Đặt trẻ lên cáng, phủ lên vùng bị bỏng một miếng vải sạch, ủ ấm cho trẻ Cho trẻ uống nhiều nước (nước chè đường, nước cháo đường ấm…) rồi chuyển đi bệnh viện Lưu ý: Bỏng không những gây đau đớn mà còn có thể làm chết người. Diện tích da bị bỏng càng rộng, và bỏng càng sâu thì bỏng càng nặng. Diện tích bỏng nhỏ và nông thì không nguy hiểm. Người ta coi diện tích bỏng là lớn, khi bị bỏng ở toàn bộ cánh tay, đùi, đầu, nửa lưng hay quá nửa ngực Bài tập tình huống 1: Chuẩn bị giờ ăn trưa, tất cả các cháu đang ngồi ở bàn ăn, bỗng một cháu chạy ra hành lang va vào cô giáo đang bưng mâm với nhiều tô sup nóng và bị bỏng? Anh/chị hãy đánh giá tình hình và nêu biện pháp xử lý tình huống đó của giáo viên?
- Bài tập tình huống 2: Trong giờ giải lao, một nhóm trẻ tập trung lại đốt đồ chơi do có một trẻ lén mang bật lửa lên lớp. Kết quả là có một trẻ bị bỏng. Anh/chị hãy đánh giá tình hình và nêu biện pháp xử lý tình huống đó của giáo viên? 7. Quy trình và cách thức xử lý khi trẻ bị đuối nước 7.1. Đề phòng đuối nước - Không để trẻ chơi một mình gần hồ, ao,sông suối.... - Giếng nước, bể nước phải xây cao thành và có nắp đậy chắc chắn. Các dụng cụ chứa nước như chum vại... cũng cần có nắp đậy. - Ở các nhà trẻ, không nên để trẻ nhỏ một mình vào nơi chứa nước kể cả xô nước, chậu nước. 7.2. Xử lý tại nơi xảy ra tai nạn Khi trẻ ngã xuống nước, nước ngập vào phổi nên không thở được, nếu không được cấp cứu kịp thời trẻ có thể bị chết đuối. Việc cấp cứu nhanh là điều kiện chủ yếu để cứu sống, mỗi giây phút lãng phí chậm trễ trong lúc này sẽ làm giảm khả năng cứu sống trẻ Vì vậy ngay sau khi vớt được trẻ lên phải làm nhanh các việc sau đây: - Cởi nhanh quần áo ướt - Làm thông đường thở bằng cách dốc ngược đầu xuống thấp rồi lay mạnh, ép vào lồng ngực để tháo nước ở đường hô hấp ra ngoài. - Sau đó lau sạch miệng và tiến hành hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt) xoa bóp tim ngoài lồng ngực (xem phần thực hành cách hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực) - Cần kiên trì thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực cho đến khi trẻ thở lại, tim đập lại Khi trẻ bắt đầu thở lại, tim đập lại, phải lau khô người, xoa dầu cho nóng toàn thân, quấn chăn ấm và chuyển ngay tới cơ sở y tế gần nhất
- Trong khi chuyển trẻ đến y tế, vẫn phải theo dõi sát, nếu cần phải tiếp tục thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực II. Quy trình và cách thức xử lý một số bệnh lý thường gặp 1. Nhận biết, phòng tránh và xử lí bệnh về dinh dưỡng ở trẻ em. 1.1 . Bệnh tiêu chảy 1.1.1. Tình hình - Tiêu chảy (i.c) cấp là hiện tường ngày ỉa trên 3 lần, phân lỏng nhiều nước, kéo dài vài giờ đến vài ngày. - Nếu tiêu chảy (i.c) kéo dài trên 2 tuần thì gọi là tiêu chảy (i.c) mãn tính. - Trong tiêu chảy (i.c ) cấp, sự mất nước thường kéo dài theo mất muối natri, kali và máu nhiềm toan. I.c cấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh SDD và tử vong cao ở trẻ em trong các nước đang phát triển. Người ta ước tính hàng năm 750 triệu lượt i.c ở trẻ dưới 5 tuổi ở Châu Á (không kể Trung quốc), Phi và Mỹ la tinh và khoảng 4 - 5 triệu trẻ em ở lứa tuổi này tử vong do mất nước. Một tiến bộ có ý nghĩa to lớn trong mấy thập kỷ gần đây là việc phát hiện dung dịch Ô - rê - don (Oresol) để bù nước và muối một cách an toàn hữu hiệu, góp phần giảm tỷ lệ tử vong một cách đáng kể. 1.1.2. Nguyên nhân - Trẻ bị i.c là do ăn uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm bẩn. - Trẻ tiếp xúc với phân người bệnh rồi đưa tay lên miệng, không rửa tay trước khi ăn. - Nuôi trẻ bằng sữa bò, dùng bình sữa không sạch - Trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn khác như sởi, viêm phổi rồi bị ỉa chảy. - Do dùng kháng sinh bừa bãi huỷ diệt các vi sinh vật có ích trong ruột, gây rối loạn tiêu hoá. - Tác nhân gây bệnh chủ yếu là virut (Ở Việt nam chiếm 21,5%) E.Coli( 8,2 - 8,6%). Ngoài ra do các vi khuẩn khác ký sinh trùng. Chúng tiết ra độc tố gây rối
- loạn chức năng tế bào biểu mô ruột, làm cho nước và điện giải bị mất qua đường ruột nhiều hơn bình thường. 1.1.3. Triệu chứng Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ, trẻ có các triệu chứng sau: - Ỉa chảy phân loãng hoặc té nước, đi nhiều lần có khi 10 - 15 lần/ ngày). Phân có mùi chua khó ngửi, có mũi nhầy hoặc có máu. Nôn ít hoặc nhiều làm tăng nguy cơ mất nước và điện giải. - Nếu trường hợp trẻ phải ăn sữa bò thì cần cho ăn bằng thìa, cốc và pha đúng liều lượng, vệ sinh. Không dùng sữa quá hạn. - Ăn sam đúng lúc và đúng cách. Không ăn thức ăn ôi thiu. - Uống nước sạch đã đun sôi kỹ. - Rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Người lớn cần rửa tay sạch trước khi cho trẻ ăn hoặc chuẩn bị thức ăn cho trẻ. Nghiên cứu cho thấy nhờ áp dụng biện pháp vệ sinh đơn giản này mà tỷ lệ i.c giảm 14 -18% ở Mỹ, Guatêmala và một số nước khác. - Giữ vệ sinh môi trường, sử dụng nguồn nước sạch. - Tủ thuốc ở nhà trẻ, lớp mẫu giáo và gia đình cần có mấy gói Orêsol (ORS). - Giáo dục sức khoẻ, dinh dưỡng cho bà mẹ và cô NDT. - Tiêm chủng đầy đủ, nhất là tiêm phòng sởi. 1.1.4. Xử lý bệnh Ba nguyên tắc cơ bản khi trẻ bị ỉa chảy là: phòng mất nước, bù dịch nếu có mất nước; và tiếp tục cho ăn, không bắt trẻ nhịn ăn. - Phòng mất nước: Khi trẻ mới ỉa chảy cần tiếp tục cho trẻ ăn uống (bú mẹ, ăn sữa bò pha loãng, ăn súp, cháo, uống nước hoa quả hoặc nước sôi để nguội). Thức ăn nấu mềm,lỏng hơn bình thường cho dễ tiêu, chia thành nhiều bữa. - Bù dịch tại nhà;
- Khi trẻ vẫn tiệp tục ỉa chảy và có dấu hiệu mất nước ( nhẹ hoặc trung bình) cần bù ngay nước và điện giải cho cơ thể, tại nhà bằng các loại sau; Dung dịch Oresol - Công thức của ORS do TCYTTG đề nghị. Thành phần trong một gói ORS để pha với 1 lít nước gồm có: + Natri clorua 3,5g + Natri bicacbonat 2,5 g + Kali clorua 1,5 g + Đường Glucoza 20,0 g Khối lượng trên đủ cung cấp số lượng điện giải bị thiếu hụt do ỉa chảy cấp. Sự có mật của đường Glucoza sẽ làm cho natri và nước hấp thụ nhanh hơn. Sử dụng gói ORS cần theo đúng hướng dẫn mới có tác dụng, đồng thời đảm bảo thời hạn (bột màu trắng khô). - Cách pha xem phần thực hành. Chú ý pha cả gói trong 1 lít nước chin - Cách cho uống Oresol: + Có thể cho trẻ uống bằng thìa và cốc + Đối với trẻ nhỏ nếu ỉa chảy nhẹ: sau mỗi lần đi ỉa chảy cho uống 50ml/kg cân nặng/4 giờ đầu; mất nước vừa cho uống 100ml/ kg / 4 giờ đầu( khoảng ¼ đến ½ lít) Trẻ lớn và người lớn cho uống theo nhu cầu. Cần kiên trì cho uống từng thìa, uống đủ số lượng + Nếu trẻ bị nôn nhiều không thể uống được, hoặc trẻ ỉa chảy nhiều trong 2 ngày không đỡ, có dấu hiệu mất nước nặng( khát, mệt lả, có sốt…). Cần đưa ngay đến y tế để truyền dịch. Nước cháo muối - Các nghiên cứu gần đây cho thấy bột gạo nấu có thể thay thế dung dịch Oresel vì bột gạo sẽ chuyển hoá thành đường ở ruột non. Công thức: 30g bột gạo tẻ + 1 gạt thìa cà phê muối ăn + 1 lít nước (5 bát ăn cơm, tương đương 1 lít nước, hoặc đong bằng 2 chai bia loại vừa lít) đun sôi 4 - 5 phút
- - Hoặc 50g (1 nắm) gạo tẻ + 3,5 gam muối + 6 bát nước, đun nhỏ cho nhừ hạt gạo, chắt đủ 5 bát; 1 lít nước cháo này cho 175 kcal và chất dinh dưỡng cho trẻ. - Duy trì dinh dưỡng - Để tránh sút cân, suy dinh dưỡng, không bắt trẻ nhịn ăn. Cần cho trẻ tiếp tục bú mẹ (nếu trẻ còn bú mẹ), hoặc cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như sữa bò, súp rau thịt, cháo, nước quả, nước dừa, chuối, ăn nhiều bữa. Sau khi trẻ hết ỉa chảy cho ăn đặc dần, ăn thêm bữa để trẻ mau chóng hồi phục. Việc sử dụng các loại thuốc khác. - Trong ỉa chảy cấp không dùng kháng sinh và các thuốc cầm ỉa - Chỉ dung kháng sinh đặc hiệu khi chuẩn đoán đúng do tả, lị hoặc viêm tai giữa. 1.2. Suy dinh dưỡng 1.2.1. Tình hình Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trước tuổi đến trường đặc biệt trẻ dưới 3 tuổi là chỉ số nhạy cảm nhất về mức sống và sự phát triển của trẻ. Ở các nước đang phát triển trong đó có nước ta, suy dinh dưỡng đang là bệnh chiếnm tỷ lệ cao và mang tính chất bệnh xã hội. Những đánh giá gần đây cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng( cân nặng/ tuổi) của trẻ em dưới 5 tuổi trung bình là 41,8 đến 52%; trong đó suy dinh dưỡng nặng và vừa chiếm 14 - 15%; khoảng 14% trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2500 gam do bị thiếu dinh dưỡng ngay trong bụng mẹ. Ở nông thôn trẻ em bị suy dinh dưỡng cao hơn thành thị và ở miền núi cao hơn đồng bằng. So sánh với các nước trong khu vực, Việt Nam xếp hạng cuối cùng vì có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cao nhất. tỷ lệ suy dinh dưỡng cao và thường xuyên của trẻ em trước tuổi đến trường, đe doạ sự phát triển đầy đủ nguồn nhân lực của đất nước trong tươi lai. Riêng với bản thân trẻ, suy dinh dưỡng gây ra tình trạng cơ thể thấp bé nhẹ cân, hay ốm yếu, bệnh tật đe dọa tử vong, và có thể ảnh hướng đến sự phát triển trí tuệ. 1.2.2 Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em Có nhiều nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu ở các nước đang phát triển và ở nước ta cho thấy các nguyên nhân trực tiếp và sâu xa như sau:
- - Do việc chăm sóc bà mẹ khi mang thai và khi cho con bú chưa tốt. Nguyên nhân sinh con thiếu tháng hoặc thiếu cân (Dưới 2500 gam) là do người mẹ ăn uống kiêng khem trong thời kỳ mang thai. Bình thường trước khi sinh cơ thể người mẹ phải tăng được 12 kg so với lúc chưa có thai (Trong đó 3 tháng có thai đầu chỉ tăng lên 1kg, 3 tháng thứ hai tăng thêm 5kg, và ba tháng cuối tăng thêm 6kg). Nếu người mẹ ăn uống thiếu chất, 3 tháng cuối, cân hầu như không tăng, trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ. Sau khi sinh con, mẹ không được ăn uống đầy đủ nên sức khoẻ suy yếu, thiếu sữa nuôi con. Ngoài ra nhiều bà mẹ còn phải lao động nặng nhọc, tham công tiếc việc đến tận ngày ở cữ, ảnh hưởng đến sức khoẻ và bào thai trong bụng mẹ. - Do sai lầm trong cách nuôi con như: không cho trẻ bú sữa non, không nuôi con bằng sữa mẹ, hoặc chưa tận dụng triệt để sữa mẹ để nuôi con trong 3 - 4 tháng đầu. Trẻ bị cai sữa mẹ sớm, hoặc ăn sam sớm và không đầy đủ về số lượng và chất lượng, khẩu phần mất cân đối, gây ra thiếu năng lượng, thiếu đạm, và các vi lượng cần cho sự lớn và phát triển khoẻ mạnh của trẻ (Sắt, Đồng, Kẽm, Iốt, hoặc các vitamin A,D). Nhiều bà mẹ trẻ chưa được chuẩn bị đầy đủ kiến thức nuôi con. Các phong tục, tập quán thói quen lạc hậu. - Do kết quả của các bệnh như tiêu chảy, viêm phổi, sởi, lao, giun, sốt rét v..v., gây rối loạn chuyển hoá các chất, trẻ biếng ăn sụt cân. Suy dinh dưỡng là nguyên nhân thuận lợi cho các bệnh phát triển, ngược lại bệnh tật làm nặng thêm tình trạng suy dinh dưỡng, tạo ra vòng luẩn quẩn khó cắt. - Các nguyên nhân cơ bản khác có liên quan đến suy dinh dưỡng, đó là: trình độ kinh tế, văn hoá, xã hội kém phát triển dẫn đến nghèo nàn lạc hậu. Tỷ lệ mù chữ cao đặc biệt ở phụ nữ, tỷ lệ sinh đẻ cao, thiếu nước sạch, môi trường ô nhiễm, dịch vụ phòng chữa bệnh yếu kém. Ngoài ra thiên tai gây mất mùa, hậu quả chiến tranh. 1.2.3. Phân loại suy dinh dưỡng Có nhiều cách phân loại suy dinh dưỡng căn cứ vào chỉ tiêu cân nặng so với tuổi(cân/tuổi), chiều cao so với tuổi(cao/tuổi) hoặc cân nặng so với chiều cao(cân/cao)
- và so với chuẩn quy định. Ở các cơ sở y tế và nhà trẻ, trường mẫu giáo nước ta hiện nay thống nhất sử dụng các phân loại của tổ chức y tế thế giới (TCYTTG): - Suy dinh dưỡng khi trọng lượng dưới 80% (-2 SD). - Teo đét (marasmus) khi trọng lượng dưới 60% (-3 SD). - Suy dinh dưỡng thể phù ( Kwashiorkor). - Suy dinh dưỡng thể trung gian vừa có phù vừa teo đét. Hiện nay người ta sử dụng " biểu đồ phát triển" để giúp các bà mẹ và cô bảo mẫu phát hiện và theo dõi suy dinh dưỡng trên trẻ. Trên biểu đồ có chia 4 kênh ký hiệu A, B, C và D căn cứ vào chỉ số nhạy nhất là cân/ tuổi. Kênh A: trẻ khoẻ mạnh Kênh B: Suy dinh dưỡng độ 1(nhẹ) Kênh C: Suy dinh dưỡng độ 2 (trung bình) Kênh D: Suy dinh dưỡng độ 3 (nặng ) trọng lượng giảm dưới 60%. Trẻ gầy gò da bọc xương, có thể có phù nề. Thông thường những trẻ này phải nằm viện vì mắc một chứng bệnh hiểm nghèo khác như viêm phổi, tiêu chảy mất nước, viêm loét giác mạc hoặc mù do thiếu vitamin A, hoặc có mảng thâm nhiễm loét trên da. 1.2.4. Các biểu hiện của suy dinh dưỡng Trẻ bị suy dinh dưỡng có thể có các biểu hiện bên ngoài như: - Biểu hiện sớm nhất là trẻ chậm hoặc không lên cân, hoặc giảm cân. Có thể thấy dễ dàng nếu theo dõi trên biểu đồ phát triển, cân nặng nằm trong hoặc dưới kênh B. - Da xanh xao, niêm mạc miệng và mắt nhợt nhạt do thiếu máu.Thịt nhão. - Tóc thay đổi màu, khô, mất độ bóng và mềm mại tự nhiên, dễ rụng. - Quáng gà, hoặc khô giác mạc do thiếu vitamin A. Hoặc chốc mép, chảy máu chân răng, lỡ miệng do thiếu vitamin nhóm B và C. - Trạng thái tinh thần thờ ơ với xung quanh, ít hoạt động.(Hình ảnh suy dinh dưỡng nặng). - Cơ thể ốm yếu hoặc mắc bệnh.
- - Suy dinh dưỡng nặng có biểu hiện gầy gò, teo cơ ở cánh tay, mông và teo lớp mỡ dưới da (marasmus), hoặc phù nề kèm theo các mảng sắc tố ở bẹn, mông (Kwashiorkor). 1.2.5. Phòng bệnh Trước hết cần làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ người mẹ khi có thai và thời kỳ cho con bú. đối với trẻ sau khi sinh, có 4 biện pháp phòng bệnh trực tiếp đã được tổ chức y tế thế giới tổng kết và phổ biến: - Nuôi con bằng sữa mẹ càng sớm càng tốt và kéo dài đến 2 tuổi. Cho ăn sam đúng cách, đủ chất, đủ lượng và vệ sinh sạch sẽ. - Tiêm chủng đầy đủ phòng các bệnh, đặc biệt là sởi và lao. - Chữa khỏi bệnh kịp thời cho trẻ, nhất là đối với tiêu chay, sởi và viêm phổi. Chú ý chăm sóc và tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ ốm. - Theo dõi cân nặng thường xuyên bằng biểu đồ phát triển để kịp thời phát hiện tình trạng suy dinh dưỡng và can thiệp sớm. Ba biện pháp phòng bệnh khác cần thực hiện đồng bộ đối với cộng đồng và gia đình đó là: - Tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng cho các bà mẹ và phổ cập giáo dục cơ sở cho phụ nữ và trẻ em gái. - Thực hiện kế hoạch hoá gia đình. - Thực hiện ô dinh dưỡng gia đình, trường học, bao gồm cả ở nhà trẻ mẫu giáo. Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm 1994 nước ta đã xây dựng" Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em và bà mẹ" Và các mục tiêu về dinh dưỡng đến năm 2000 (do Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em quản lý, điều phối chương trình này, phối hợp chặt chẽ với các chương trình quốc gia khác như chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em và kế hoạch hoá gia đình; chăm sóc sức khoẻ ban đầu; phòng chống các bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu vitamin A, thiếu sắt, thiếu iốt; xoá đói giảm nghèo,cho vay vốn; VAC, chương trình sản xuất và chế biến lương thực thực phẩm; và chương trình phát triển
- trể thơ, giáo dục các bậc cha mẹ của Bộ giáo dục và đào tạo. Riêng nghành giáo dục có nhiệm vụ nghiên cứu đưa chương trình giáo dục dinh dưỡng sức khoẻ bà mẹ và trẻ em vào chương trình giáo dục chính thức ở các trường đại học, phổ thông, sư phạm mầm non; xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng về dinh dưỡng cho đội ngũ cán bộ giáo viên các trường đại học, phổ thông và nhà trẻ, mẫu giáo( bao gồm chính quy và dân lập); chỉ đạo hệ thống nhà trường, lớp mẫu giáo, nhà trẻ, các cấp phối hợp tham gia ban chỉ đạo chương trình dinh dưỡng tại địa phương và cộng đồng. 1.2.6 Xử lý bệnh - Trước hết cần chữa khỏi các bệnh trẻ đang mắc - Đối với suy dinh dưỡng trung bình chủ yếu xem xét và điều chỉnh chế độ ăn hợp lý hoặc nâng khẩu phần ăn cả về số lượng và chất lượng đa dạng hoá khẩu phần. Đối với trẻ nhỏ bếp ăn còn quan trọng hơn cả tủ thuốc. - Thể nặng cần đưa đến bệnh viện hoặc trung tâm sức khoẻ xã để kết hợp chữa các bệnh khác. - Việc phục hồi suy dinh dưỡng phải kiên trì. CÂU HỎI 1.Vì sao trẻ bị suy dinh dưỡng? 2. Trên biểu đồ phát triển, số cân của trẻ nằm ở kênh nào là trẻ bị suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng độ mấy? 3. Nêu các biểu hiện của bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em ? 4. Biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ? 1.3. Bệnh còi xương 1.3.1. Tình hình Bệnh còi xương do thiếu vitamin D (còn gọi là bệnh còi xương dinh dưỡng) là bệnh phổ biến ở trẻ em dưới 3 tuổi. Theo điều tra của Viện nhi tỷ lệ mắc bệnh còi xương ở trẻ em dưới 3 tuổi ở miền bắc việt nam trung bình từ 9 - 11,7%; ở các tỉnh miền nam tỷ lệ thấp hơn.
- Trẻ em bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hoá canxi và phốt pho. Hai chất này cần thiết cho sự phát triển của xương. Có hai nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể trẻ em, đó là nguồn do thức ăn chủ yếu là sữa mẹ ( nhưng hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ và sữa bò rất ít), ngoài ra từ gan, lòng đỏ trứng. Nguồn thứ hai là do cơ thể tổng hợp được từ tiến vitamin D có trong lớp mỡ dưới da dưới tác dụng của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời. Trung bình mỗi ngày cơ thể tổng hợp được từ 50 - 1000 đơn vị vitamin D, đủ thoả mãn nhu cầu cơ thể. Vì vậy một trong những nguyên nhân chủ yếu gây còi xương ở nhà trẻ là do thiếu ánh sáng mặt trời. Vitamin D có tác dụng đối với sự hấp thụ canxi ở ruột và huy động canxi ở xương vào máu. Hócmon tuyến cận giáp có tác dụng điều hoà chuyển hoá canxi. 1.3.2. Nguyên nhân bệnh còi xương - Do thiếu ánh sáng mặt trời; do trẻ em sống trong những căn nhà chật chội thiếu ánh sáng; do tập quán kiêng khem không cho trẻ ra ngoài trời; trẻ em sinh vào mùa đông, ở các vùng cao nhiều mây mù, nhà trẻ thiếu ánh sáng mặt trời. - Do chế độ ăn uống; trẻ ăn sữa bò (nuôi bộ), ăn bột đường hoặc bột muối dễ bị còi xương vì thức ăn này có lượng vitamin D quá thấp, hoặc tỷ lệ canxi và phốt pho không thích hợp. - Trẻ đẻ non, sinh đôi do dự trữ vitamin D thấp, hoặc do hệ thống enzim tham gia vào quá trình chuyển hoá vitamin D có hoạt tính yếu. Trẻ bị nhiễm khuẩn cấp, đặc biệt bị bệnh ỉa chảy cấp. 1.3.3. Triệu chứng Bệnh còi xương không những ảnh hưởng đến hệ thống xương mà còn đến các hệ cơ, thần kinh, máu, v...... v..... Các triệu chứng thay đổi tuỳ theo từng thời kỳ tiến triển của bệnh. - Các biểu hiện thần kinh: thường xuất hiện sớm, trẻ quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, vã mồ hôi.
- - Các biểu hiện ở xương: Xương sọ mềm, thóp trước rộng, bờ mềm, chậm kín thóp. Có các bướu đỉnh và trán làm đầu to. Chậm mọc răng. Chậm phát triển vận động như chậm lẫy, bò, ngồi hoặc đi. Có chuỗi hạt sườn, ngực nhô kiểu ngực gà tạo ra rãnh Philatôp - Harison. Chân cong hình chữ X hoặc chữ O. Cột sống có thể gù vẹo. Khung chậu hẹp, đối với trẻ gái sẽ gây khó khăn đến sự sinh đẻ sau này. - Giảm trương lực cơ, bụng to bè, cơ nhẽo. Thiếu máu thường gặp ở trẻ bị còi xương nặng. - Chụp X quang xương và xét nghiệm phốtpho, canxi máu (giảm) và enzim photphataza kiềm trong máu (tăng) sẽ giúp xác định bệnh. 1.3.4. Tiến triển vầ biến chứng Bệnh còi xương diễn biến qua 4 thời kỳ: - Khởi phát: có các biểu hiện thần kinh và máu - Toàn phát: có đầy đủ các triệu chứng kể trên - Giai đoạn phục hồi: các triệu chứng thần kinh giảm, các xét nghiệm trở lại bình thường nhưng trên phim X quang xương có biểu hiện lắng đọng vôi. - Giai đoạn di chứng có thể để lại các biến dạng ở xương Trẻ bị còi xương giảm canxi máu thường bị các cơn co giật, cơ thể ốm yếu, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn. 1.3.5. Phòng bệnh - Nuôi trẻ bằng sữa mẹ. Nếu trẻ ăn sữa bò phải cho thêm vitamin D liều 400 đơn vị/ngày, uống suốt năm đầu sau khi sinh và nhất là về mùa đông. - Đưa trẻ ra ngoài nắng dịu buổi sáng hàng ngày, chú ý để chân tay, mặt lưng, ngực bụng trẻ lộ ra ngoài. - Ăn uống đủ chất - Chăm sóc bà mẹ lúc mang thai và cho con bú. Người mẹ cần tiếp xúc với ánh sang mặt trời, ăn uống đủ chất. Vào các tháng cuối nên ăn nhiều thức ăn có vitamin D, canxi, phốt pho và nếu có điều kiện thì uống thêm dầu cá.
- - Khi trẻ có biểu hiện sớm nghi ngờ còi xương cần khuyên cha mẹ đưa con đến y tế để khám chữa kịp thời. 1.3.6. Xử lý bệnh Còi xương chủ yếu cho trẻ tắm nắng và uống vitamin D theo đơn bác sĩ. CÂU HỎI 1. Vì sao trẻ bị còi xương? 2. Nêu những triệu chứng của bệnh còi xương? 3. Cách phòng chống bệnh còi xương? 2. Nhận biết, phòng tránh và xử lí bệnh ngoài da ở trẻ em. 2.1. Bệnh ghẻ 2.1.1. Nguyên nhân - Bệnh ghẻ do một loại ký sinh trùng là con ghẻ (Sarcoptes scabiei hômnis) gây nên. Bệnh có ở hầu khắp mọi nơi nhất là những vùng vệ sinh kém. - Con ghẻ cái đào những luống trên da mặt, mỗi ngày có thể đào một luống dài từ 2 - 5 mm và đẻ trứng vào đấy, mỗi ngày đẻ từ 3 - 4 trứng, cả đời ghẻ cái có thể đẻ từ 40 - 50 trứng. Khoảng 8 ngày trứng nở thành ấu trùng, 15 ngày sau khi nở, ấu trùng phát triển thành con ghẻ trưởng thành. Ghẻ sống được từ 4 - 6 tuần sau khi đã đẻ hết trứng. - Số lượng ghẻ nhân lên rất nhanh chóng từ một con có thể phát triển thành hàng trăm con trong vòng 2 - 3 tháng. 2.1.2. Đường lây truyền Bệnh ghẻ lan truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc, nằm chung hoặc dung chung quần áo, chăn chiếu. Bệnh hay gặp nhất ở những trẻ em và tập thể thiếu vệ sinh. 2.1.3. Tác hại và triệu chứng - Ghẻ thường gây ngữa nhiều ngứa thường xuất hiện sau thời gian lây bệnh khoảng một tuần, ngứa thường tăng lên về đêm. Đối với người thần kinh dễ bị kích thích, ngứa có thể kéo dài suốt đêm làm mất ngủ.
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn