YOMEDIA
ADSENSE
Mối liên quan giữa nghiện internet và trí tuệ cảm xúc ở sinh viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
1
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết trình bày mục tiêu: Nghiện internet đang ngày càng trở nên phổ biến và là một trong những vấn đề đáng quan tâm ở giới trẻ. Trí tuệ cảm xúc được xem là một yếu tố quan trọng có thể dự báo tình trạng nghiện. Vì vậy, xác định tỉ lệ nghiện internet và tìm các yếu tố liên quan là cần thiết để kịp thời đưa ra các can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe sinh viên.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mối liên quan giữa nghiện internet và trí tuệ cảm xúc ở sinh viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 27(5):111-118 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.05.13 Mối liên quan giữa nghiện internet và trí tuệ cảm xúc ở sinh viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Phạm Tú Quyên1, Quách Thanh Lâm1,* 1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Mục tiêu: Nghiện internet đang ngày càng trở nên phổ biến và là một trong những vấn đề đáng quan tâm ở giới trẻ. Trí tuệ cảm xúc được xem là một yếu tố quan trọng có thể dự báo tình trạng nghiện. Vì vậy, xác định tỉ lệ nghiện internet và tìm các yếu tố liên quan là cần thiết để kịp thời đưa ra các can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe sinh viên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 402 sinh viên khoa Y tế Công cộng, từ tháng 10/2023 – 05/2024. Số liệu nghiên cứu được lấy theo phương pháp phân tầng thông qua bộ câu hỏi tự điền về đặc điểm dân số xã hội, tình trạng nghiện internet và điểm trí tuệ cảm xúc. Kết quả: Tỉ lệ sinh viên khoa Y tế Công cộng nghiện internet là 59,7%, điểm trí tuệ cảm xúc là 121,0 ± 11,8 và có mối quan hệ nghịch với nghiện internet với PR=0,99 (p=0,001, KTC 95% 0,98 - 0,99). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan giữa nghiện internet với các yếu tố như áp lực học tập và mục đích sử dụng internet cho học tập. Kết luận: Tỉ lệ nghiện internet ở sinh viên khoa Y tế Công cộng là khá cao và điểm trung bình trí tuệ cảm xúc ở sinh viên ở mức trung bình. Cần có các biện pháp nâng cao khả năng trí tuệ cảm xúc và can thiệp kịp thời các yếu tố nguy cơ để giảm thiểu tình trạng nghiện internet. Từ khoá: nghiện internet; trí tuệ cảm xúc; sinh viên Abstract THE CORRELATION BETWEEN INTERNET ADDICTION AND EMOTIONAL INTELLIGENCE AMONG STUDENTS OF UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY IN HO CHI MINH CITY Pham Tu Quyen, Quach Thanh Lam Objectives: Internet addiction is increasingly prevalent and is a concerning issue among young people. Emotional intelligence is considered a crucial factor in predicting addiction tendency. Therefore, determining the prevalence of internet addiction and identifying related factors are essential to implement timely interventions aimed at improving students' well-being. Ngày nhận bài: 25-09-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 15-11-2024 / Ngày đăng bài: 18-11-2024 *Tác giả liên hệ: Quách Thanh Lâm. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: drquachlam@yahoo.com © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. https://www.tapchiyhoctphcm.vn 111
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 5 * 2024 Methods: A cross-sectional study was conducted among 402 students of Faculty of Public Health at University of Medicine and Pharmacy in Ho Chi Minh City from October 2023 to May 2024. Data was taken by a stratified method through a set of self administered questions about demographics, internet addiction and emotional intelligence. Results: The prevalence of internet addiction among Public Health students was 59,7%. The average score of emotional intelligence was 121,0 ± 11,8, showing a negative correlation with internet addiction (PR=0,99, p=0,001). Additionally, the study identified a correlation between internet addiction and factors such as academic pressure and using the internet for learning. Conclusion: The rate of Internet addiction in students of the Faculty of Public Health was relatively high and their average emotional intelligence score was moderate. Measures should be taken to improve emotional intelligence and timely intervention of risk factors to minimize internet addiction. Keywords: internet addiction; emotional intelligence; students 1. ĐẶT VẤN ĐỀ nghiên cứu này được thực hiện với kì vọng phản ánh được tình trạng nghiện internet cũng như trí tuệ cảm xúc và các yếu tố liên quan ở sinh viên khoa YTCC, từ đó giúp cải thiện mức Những năm gần đây, internet đang phát triển với tốc độ độ sử dụng internet, góp phần nâng cao sức khỏe tinh thần và nhanh chóng và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống mỗi chất lượng cuộc sống của sinh viên. cá nhân và cả xã hội. Tại Việt Nam, số người sử dụng internet đã đạt hơn 84 triệu người trên tổng dân số 98 triệu người, trở thành một trong những quốc gia có số lượng người dùng 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP internet cao nhất thế giới [1]. Mặc dù internet đem lại những NGHIÊN CỨU lợi ích và giá trị to lớn, tuy nhiên việc lạm dụng internet có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc, mất kiểm soát và có thể gây 2.1. Đối tượng nghiên cứu nghiện. Nghiện internet được xem là một dạng bệnh lý liên Sinh viên các lớp Y học Dự phòng, Y tế Công cộng, Dinh quan đến sức khỏe cộng đồng khi có thể dẫn đến nhiều vấn dưỡng đang theo học tại khoa YTCC, Đại học Y Dược Thành đề cả sức khỏe thể chất lẫn tâm thần như các bệnh về mắt, béo phố Hồ Chí Minh có mặt vào thời điểm nghiên cứu và đồng phì, trầm cảm lo âu, ảo tưởng và vô cảm [2]. Trong đó, trí tuệ ý tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng cảm xúc (EI - Emotional Intelligence) được xem là một yếu 10/2023 đến tháng 05/2024. tố quan trọng có thể dự báo tình trạng nghiện và là một trong những yếu tố bảo vệ chống lại sự phát triển của các hành vi 2.1.1. Tiêu chuẩn loại gây nghiện [3]. Theo một phân tích gộp ở 31 quốc gia trên thế Sinh viên vắng mặt 2 lần thời điểm điều tra viên tiếp cận giới, tỉ lệ nghiện internet toàn cầu chiếm nhiều nhất là độ tuổi thực hiện nghiên cứu. thiếu niên 15-24 tuổi [4]. Sinh viên là đối tượng có nguy cơ nghiện cao nhất do nhu cầu sử dụng internet cho các hoạt 2.2. Phương pháp nghiên cứu động học tập, kết nối xã hội và vui chơi giải trí. Tại Khoa Y 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu tế Công cộng (YTCC), Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), tỉ lệ nghiện internet trên sinh viên vào năm Nghiên cứu cắt ngang mô tả. 2023 là 62,5%, tăng hơn 3 lần so với năm 2016 là 17,2% [5]. 2.2.2. Cỡ mẫu Tỉ lệ này tương đối cao hơn so với các nghiên cứu về nghiện Sử dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỉ lệ, với internet trên cùng đối tượng sinh viên. Tuy nhiên các nghiên p = 0,625 [5], sau khi dự trù 10% phiếu trả lời không đầy đủ, cứu trước chỉ tập trung khảo sát tình trạng nghiện internet với tính được cỡ mẫu cần lấy là 402 sinh viên. trầm cảm lo âu hay chất lượng giấc ngủ. Đến nay chưa có nghiên cứu nào tại Khoa YTCC khảo sát tình trạng nghiện 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu internet với trí tuệ cảm xúc và các yếu tố liên quan. Do đó, Chọn mẫu phân tầng nhiều bậc theo tỉ lệ ngành học và năm 112 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.05.13
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 5 * 2024 học. Năm 2024 Khoa YTCC có tổng cộng 1134 sinh viên, số liệu bằng phần mềm Stata 17. Thống kê mô tả với các biến dựa vào số lượng sinh viên hiện có ở mỗi lớp để tính tỉ lệ. Sau được biểu thị bằng tần số và tỉ lệ phần trăm (%) để mô tả các khi có số lượng sinh viên cần lấy ở mỗi lớp, tiến hành lấy mẫu biến số về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Mức độ liên thuận tiện cho đến khi đạt số mẫu cần thiết. Những đối tượng quan được xác định bằng tỉ số PR với KTC 95%, có ý nghĩa đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được phát bộ câu hỏi tự điền, thống kê với p
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 5 * 2024 Đặc tính mẫu Tần số Tỉ lệ (%) bao gồm bốn thang đo thành phần lần lượt là: nhận thức cảm Không bao giờ 14 3,5 xúc của bản thân (34,8 ± 4,2 điểm), quản lý cảm xúc bản thân Cảm nhận áp lực Hiếm khi 50 12,4 (34,3 ± 3,9), nhận biết cảm xúc người khác (29,0 ± 3,6), tận học tập Thỉnh thoảng 188 46,8 dụng cảm xúc (22,7 ± 3,0) (Bảng 2). Thường xuyên 120 29,9 Luôn luôn 30 7,4 3.3. Tình trạng nghiện internet của sinh viên Gia đình gắn kết tham gia nghiên cứu tốt 204 50,7 Tính gắn kết gia Gia đình gắn kết Bảng 3. Tỉ lệ nghiện internet của sinh viên (N=402) 155 38,6 đình không tốt 43 10,7 Đặc tính mẫu Tần số Tỉ lệ (%) Gia đình không gắn kết Không 162 40,3 Nghiện internet Học tập 388 96,5 Có 240 59,7 Mục đích sử Mạng xã hội 374 93,0 Mức độ sử Nhẹ - trung bình 236 98,3 dụng internet Giải trí 362 90,1 dụng internet (n=240) Nặng 4 1,7 Game online 247 61,4 Khác 8 2,0 Điểm IAT (Trung bình ± độ lệch chuẩn) 52,3 ± 11,2 Kết quả Bảng 3 cho thấy tỉ lệ nghiện internet ở sinh viên 3.2. Điểm trí tuệ cảm xúc của sinh viên khoa YTCC là 59,7%. Trong đó phần lớn sinh viên nghiện Bảng 2. Điểm trí tuệ cảm xúc theo thang đo SSREI của sinh viên internet ở mức độ nhẹ - trung bình chiếm tỉ lệ 98,3%. Điểm (n=402) số nghiện internet IAT ở sinh viên là 52,3 ± 11,2. Điểm số Trung Độ lệch nghiện internet IAT ở sinh viên là 52,3 ± 11,2. Thành phần bình chuẩn Nhận thức cảm xúc bản thân 34,8 4,2 3.4. Mối liên quan giữa nghiện internet và các Quản lý cảm xúc bản thân 34,3 3,9 yếu tố bản thân, xã hội của sinh viên Nhận biết cảm xúc người khác 29,0 3,6 Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê Tận dụng cảm xúc 22,7 3,0 giữa nghiện internet với áp lực học tập, tính gắn kết gia đình Điểm trí tuệ cảm xúc (thang đo SSREI) 121,0 11,8 và mục đích sử dụng internet cho học tập (p 0,05) (Bảng 4). Bảng 4. Mối liên quan giữa nghiện internet và các yếu tố bản thân, xã hội (N=402) Nghiện internet Giá trị Đặc điểm dân số xã hội PR (KTC 95%) Có (%) (n=240) Không (%) (n=162) p Giới tính Nữ 165 (58,9) 115 (41,1) 1 Nam 75 (61,5) 47 (38,5) 0,632 1,04 (0,88 – 1,24) Ngành học Y học Dự phòng 129 (59,5) 88 (40,5) 1 Y tế Công cộng 41 (53,9) 35 (46,1) 0,419 0,91 (0,72 – 1,15) Dinh dưỡng 70 (64,2) 39 (35,8) 0,396 1,08 (0,90 - 1,29) Năm học Năm 1 57 (55,9) 45 (44,1) 1 Năm 2 44 (61,1) 28 (38,9) 0,488 1,09 (0,85 – 1,41) Năm 3 55 (64,7) 30 (35,3) 0,218 1,16 (0,92 – 1,46) Năm 4 47 (61,8) 29 (38,2) 0,422 1,11 (0,86 – 1,42) Năm 5 16 (47,1) 18 (52,9) 0,396 0,84 (0,57 – 1,25) Năm 6 21 (63,6) 12 (36,4) 0,412 1,14 (0,83 – 1,56) 114 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.05.13
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 5 * 2024 Nghiện internet Giá trị Đặc điểm dân số xã hội PR (KTC 95%) Có (%) (n=240) Không (%) (n=162) p Tình trạng làm thêm Không 185 (60,7) 120 (39,3) 1 Có 55 (56,7) 42 (43,3) 0,489 0,93 (0,77 – 1,14) Tham gia CLB, đội, nhóm Không 94 (58,0) 68 (42,0) 1 Có 146 (60,8) 94 (39,2) 0,573 1,05 (0,89 – 1,24) Áp lực học tập Không bao giờ/Hiếm khi 21 (32,8) 43 (67,2) 1 Thỉnh thoảng 110 (58,5) 78 (41,5) 0,002 1,78 (1,23 – 2,58) Thường xuyên 87 (72,5) 33 (27,5)
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 5 * 2024 so với những sinh viên không sử dụng internet để học tập xúc (p=0,001 và KTC 95% 0,98 – 0,99). Cụ thể, cứ mỗi một (p=0,029 và KTC 95% 0,58 – 0,97). Có mối liên quan có ý điểm trí tuệ cảm xúc tăng thêm thì tỉ lệ nghiện internet sẽ giảm nghĩa thống kê giữa nghiện internet và tổng điểm trí tuệ cảm 1% (Bảng 7). Bảng 7: Mô hình hồi quy đa biến tổng quát giữa nghiện internet và các yếu tố liên quan (n=402) Đặc tính PRthô (KTC 95%) PRhc (KTC 95%) Giá trị phc Áp lực học tập (Không bao giờ/Hiếm khi) Thỉnh thoảng 1,78 (1,23 – 2,58) 1,78 (1,24 - 2,56) 0,002 Thường xuyên 2,21 (1,53 – 3,19) 2,13 (1,49 – 3,06)
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 5 * 2024 cho thấy áp lực học tập trung bình làm tăng tỉ lệ nghiện Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan giữa nghiện internet ở sinh viên lên 1,58 lần so với sinh viên không có áp internet với các yếu tố áp lực học tập và mục đích sử dụng lực học tập. Có thể giải thích điều này là khi áp lực học tập internet cho học tập. Do đó, sinh viên nên sắp xếp thời gian tăng cao, nhiều sinh viên có xu hướng tìm đến internet như và mục đích sử dụng internet hợp lý, dành thời gian chăm sóc một cách giải stress, bày tỏ cảm xúc, đối phó và tránh né thực và nuôi dưỡng cảm xúc thông qua các hoạt động cộng đồng tại, lâu dần lại trở thành thói quen khó bỏ [9]. tự tin năng giao tiếp và thể hiện bản thân, từ đó phát triển trí tuệ cảm xúc, đồng thời giữ được một tinh thần thoải mái, Xét về mục đích sử dụng internet, nghiên cứu của chúng giảm bớt áp lực học tập. tôi ghi nhận những sinh viên sử dụng internet để học tập có thể làm giảm tỉ lệ nghiện internet 25% so với sinh viên không sử dụng internet cho học tập (p=0,029 và KTC 95% 0,58 – Lời cảm ơn 0,97). Theo những kết quả trước đây, việc tìm cách giới hạn Nhóm nghiên cứu trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ từ các Thầy thời gian online và vạch ra mục đích sử dụng rõ ràng là những Cô, các sinh viên tại Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược giải pháp để phòng ngừa nghiện internet, giúp sinh viên sử TP. HCM trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. dụng internet một cách hợp lý để phát huy hết tác dụng học tập và giải trí của internet, từ đó phát triển kĩ năng và tiếp cận Nguồn tài trợ xã hội một cách toàn diện hơn mà không gây ảnh hưởng đến Nghiên cứu này không nhận tài trợ. sức khỏe [5]. Nhiều nghiên cứu khác cho thấy mối quan hệ gia đình là Xung đột lợi ích một trong những yếu tố báo động mạnh mẽ cho tình trạng Không có xung đột lợi ích tiềm ẩn nào liên quan đến bài viết nghiện internet [10]. Tuy nhiên, sau khi chạy mô hình đa biến, này được báo cáo. nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa nghiện internet với tính gắn kết gia đình. Trong tương lai, có thể thực hiện ORCID thêm các nghiên cứu chuyên sâu hơn về mối liên hệ này, đồng Phạm Tú Quyên thời xem xét các yếu tố khác như sức khỏe tinh thần, thói quen sinh hoạt. https://orcid.org/0009-0005-6604-9223 Quách Thanh Lâm Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu https://orcid.org/0009-0001-1411-7555 Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu phân tầng theo tỉ lệ ngành học và năm học nên có thể đại diện cho dân số Đóng góp của các tác giả mục tiêu. Các thang đo được sử dụng có độ tin cậy cao, đã Ý tưởng nghiên cứu: Phạm Tú Quyên, Quách Thanh Lâm được chuẩn hóa và áp dụng rộng rãi tại Việt Nam, do đó kết Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Phạm Tú Quyên, quả nghiên cứu phản ánh chính xác tình hình thực tế của sinh Quách Thanh Lâm viên khoa YTCC. Tuy nhiên, bộ câu hỏi tự điền không thể tránh khỏi có thể gây ra sai lệch thông tin trong quá trình hồi Thu thập dữ liệu: Phạm Tú Quyên, Quách Thanh Lâm tưởng. Qua nghiên cứu, chúng tôi cung cấp thêm thông tin về Giám sát nghiên cứu: Phạm Tú Quyên, Quách Thanh Lâm tỉ lệ nghiện internet, điểm trí tuệ cảm xúc cũng như mối liên Nhập dữ liệu: Phạm Tú Quyên, Quách Thanh Lâm quan giữa nghiện internet và trí tuệ cảm xúc ở sinh viên. Quản lý dữ liệu: Phạm Tú Quyên, Quách Thanh Lâm 5. KẾT LUẬN Phân tích dữ liệu: Phạm Tú Quyên, Quách Thanh Lâm Viết bản thảo đầu tiên: Phạm Tú Quyên, Quách Thanh Lâm Tỉ lệ sinh viên khoa YTCC nghiện internet là 59,7%, điểm Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Phạm Tú Quyên, trí tuệ cảm xúc là 121,0 ± 11,8 và có mối quan hệ nghịch với Quách Thanh Lâm nghiện internet với PR=0,99 (p
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 5 * 2024 Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu 8. Hamissi J, Babaie M, Hosseini M, et al. The Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban biên tập. Relationship between Emotional Intelligence and Technology Addiction among University Students. International Journal of Collaborative Research on Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức Internal Medicine & Public Health. 2013;5(5):310–319. Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học của Đại học Y Dược Thành phố Hồ 9. Nguyễn Thị Minh Ngọc và cộng sự. Thực trạng nghiện Chí Minh, số 109/HĐĐĐ-ĐHYD ngày 16/01/2024. internet và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y đa khoa trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2019. Tạp chí Y học Dự phòng. 2019;29(9):165. TÀI LIỆU THAM KHẢO 10. Hassan T, Alam MM, Wahab A, et al. Prevalence and associated factors of internet addiction among young 1. Internet world stats news Internet Top 20 Countries - adults in Bangladesh. Journal of the Egyptian Public Internet World Users. 2023. URL: Health Association. 2020;95(1):3. https://www.internetworldstats.com/top20.htm. 2. Lozano-Blasco R, Robres AQ and Sánchez AS. Internet addiction in young adults: A meta-analysis and systematic review. Computers in Human Behavior. 2022;130:107201. 3. Saraiva J, Esgalhado G, Pereira H, et al. The Relationship Between Emotional Intelligence and Internet Addiction Among Youth and Adults. Journal of Addictions Nursing. 2018;29(1):13. 4. Cheng C and Li AY. Internet Addiction Prevalence and Quality of (Real) Life: A Meta-Analysis of 31 Nations Across Seven World Regions. Cyberpsychology, Behavior and Social Networking. 2014;17(12):755. 5. Phạm Nguyễn Hải Thụy (2023). Tỷ lệ nghiện internet và mối liên quan với chất lượng giấc ngủ ở sinh viên khoa Y tế Công Cộng Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Y tế Công Cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2023. 6. Young KS and de Abreu CN. Internet Addiction: A Handbook and Guide to Evaluation and Treatment. John Wiley & Sons. 2010. 7. Schutte NS, Malouff JM, Hall LE, et al. Development and validation of a measure of emotional intelligence. Personality and Individual Differences. 1998;25(2):167– 177. 118 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.05.13
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn