intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mối quan hệ truyền dẫn giữa một số thị trường chứng khoán Đông Nam Á và thị trường Bitcoin

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa thị trường mới nổi – đồng Bitcoin với thị trường tài chính truyền thống – thị trường chứng khoán trên bối cảnh các quốc gia đang phát triển tại khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ truyền dẫn giữa thị trường Bitcoin và các thị trường chứng khoán Đông Nam Á.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mối quan hệ truyền dẫn giữa một số thị trường chứng khoán Đông Nam Á và thị trường Bitcoin

  1. Mối quan hệ truyền dẫn giữa một số thị trường chứng khoán Đông Nam Á và thị trường Bitcoin ThS. Đặng Phong Nguyên, Giảng viên Khoa Tài chính Kế toán 1, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông Tóm tắt Sự phát triển của khoa học công nghệ thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ và rõ ràng. Không khó để nhận ra sự tăng cường liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trên mọi lĩnh vực văn hóa, kinh tế, hay chính trị. Các tài sản mới, các thị trường mới đang xuất hiện ngày một nhiều. Tiêu biểu là thị trường tiền mã hóa với đại diện là đồng Bitcoin. Nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa thị trường mới nổi – đồng Bitcoin với thị trường tài chính truyền thống – thị trường chứng khoán trên bối cảnh các quốc gia đang phát triển tại khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ truyền dẫn giữa thị trường Bitcoin và các thị trường chứng khoán Đông Nam Á. Mối quan hệ này không mạnh và chủ yếu là 1 chiều xuất phát từ sự biến động của thị trường Bitcoin. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số đề xuất nhằm quản lý tốt hơn tác động tới từ thị trường Bitcoin. Từ khóa: Sự truyền dẫn, mối quan hệ, VAR “Spillover effect between several Southeast Asian stock markets and Bitcoin market” Abstract: The development of science and technology promotes globalization significantly. It is clear to realize the strengthening of links and cooperation between countries in all fields of culture, economy, or politics. New financial assets, new markets are appearing, as cryptocurrency market represented by Bitcoin is the most typical one. The study evaluates the relationship between emerging markets - Bitcoin and traditional financial markets - stock markets in the context of developing countries in Southeast Asia. Research indicates that there exists a cotagion between the Bitcoin market and Southeast Asian stock markets. This relationship is not strong and is mostly one-way stemming from the volatility of the Bitcoin market. From there, the study makes a number of recommendations to better manage the impact of Bitcoin. Keywords: Contagion, Spillover, Vector Autoregression JEL: E40, E42, E63 Giới thiệu Các cuộc khủng hoảng toàn cầu 1997–1998 (“Đại khủng hoản châu Á”) và 2007– 2009 (“Đại suy thoái”) là hai sự kiện nổi bật từ quá khứ nhắc nhở các thế hệ trong tương lai về tầm quan trọng của mối quan hệ hay sự liên kết giữa các nền kinh tế Diebold và Kamil Yılmaz (2015). Sự phát triển của khoa học công nghệ thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ và rõ ràng. Không khó để nhận ra sự tăng cường liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trên mọi lĩnh vực văn hóa, kinh tế, hay chính trị. Toàn cầu hóa đang định nghĩa lại cách con người nghĩ về kinh doanh, tài chính, và kinh tế (Maddy Janssens và cộng sự, 2019).
  2. Lĩnh vực tài chính là một trong những chủ thể thể hiện rõ ràng nhất sức ảnh hưởng của toàn cầu hóa (Olivier Accominotti và cộng sự, 2020). Toàn cầu hóa tạo ra những mối quan hệ và các mạng lưới trong hệ thống tài chính. Khi dòng vốn từ một quốc gia hay một khu vực được đầu tư sang một quốc gia, khu vực khác, điều này tạo nên sự liên kết giữa các nền kinh tế và các hệ thống tài chính, tạo nên mối liên kết giữa các thị trường tài chính – financial market connectedness. Nghiên cứu về sự liên kết này nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà phân tích tài chính trên toàn thế giới, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau như sự tương quan – correlation, sự phụ thuộc – interdependence, hay sự lan truyền – contagion. Một trong những đối tượng nhận được nhiều sự chú ý bởi các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý là tiền mã hóa, với đại điện tiêu biểu là Bitcoin. Sự biến động mạnh và khó lường của thị trường tiền mã hóa đem lại những tranh luận về tác động, vị trí của loại tiền tệ này lên hệ thống tài chính tại mỗi quốc gia. Nguyên nhân cho cuộc tranh luận này tới từ cách thức hình thành và phương thức hoạt động của tiền mã hóa. Mặc dù khái niệm này đã xuất hiện từ những năm 1990, nhưng sự ra đời của tiền mã hóa được chính thức công nhận vào năm 2008. Theo thống kê của Sophie Wallis (2021) Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam và Indonesia hiện là quốc gia đứng đầu về tỷ lệ sử dụng tiền mã hóa. Số liệu này lấy từ cuộc khảo sát 42.000 người trên 27 quốc gia. Finder chỉ ra tỷ lệ sử dụng tiền mã hóa (trong số những người được hỏi) tại Việt Nam là 41%, trong đó bao gồm rất nhiều đồng tiền mã hóa có vốn hóa lớn như Bitcoin (20%), Ethereum (5%), Ripple (5%) hay Bitcoin Cash (7%). Việt Nam bỏ xa Indonesia đứng ở vị trí thứ 2 với 30% tỷ lệ người được hỏi sử dụng. Tại khu vực này, giao dịch Bitcoin như phương tiện thanh toán hầu như bị kiểm soát nhưng việc đầu tư, trao đổi vẫn diễn ra rất sôi động. Trong giai đoạn gần đây, đặc biệt là giai đoạn chịu nhiều tác động của đại dịch Covid- 19, với số lượng lớn các nhà đầu tư, diễn biến của thị trường Bitcoin biến động rất mạnh và gây ra nhiều ảnh hưởng tới các thị trường khác trên toàn thế giới. Đông Nam Á, một khu vực có độ thích nghi cao với thị trường tiền mã hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ phân tích mối quan hệ giữa thị trường Bitcoin và các thị trường chứng khoán tiêu biểu trong khu vực Đông Nam Á để đánh giá tác động qua lại lẫn nhau giữa hai nhóm thị trường này, đánh giá mức độ biến động của thị trường Bitcoin có được truyền dẫn tới các thị trường chứng khoán truyền thống của nhóm quốc gia đang phát triển. Tác giả sử dụng mô hình Véc tơ tự hồi quy VAR để phân tích vấn đề này. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Nghiên cứu về mối quan hệ của thị trường chứng khoán và đồng Bitcoin Hướng nghiên cứu đầu tiên quan tâm tới sự ảnh hưởng của Bitcoin lên thị trường chứng khoán. Các nghiên cứu này xem xét Bitcoin như một đối tượng trong nhóm tiền mã hóa có tác động lên thị trường chứng khoán của một quốc gia. Đi vào cụ thể hơn với các nghiên cứu về tác động của Bitcoin, Dorfleitner và Lung (2018) đã thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của tiền mã hóa tới hoạt động đầu tư trên thị trường tài chính. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 năm 2015 tới tháng 8 năm 2018 trên thị trường Châu Âu, với một danh mục 8 đồng tiền mã hóa trong đó có Bitcoin. Kết quả
  3. nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bổ sung thêm danh mục tiền mã hóa vào một danh mục đầu tư đã được đa dạng hóa hiệu quả, tỷ lệ lợi tức và rủi ro của toàn danh mục đồng thời tăng lên trong điều kiện thị trường tăng trưởng. Trong điều kiện suy thoái, việc đầu tư thêm vào tiền mã hóa không mang lại lợi ích gì cho nhà đầu tư nhưng đồng thời cũng không thể hiện ảnh hưởng tiêu cực tới toàn danh mục. Kết quả nghiên cứu của Sami và Abdallah (2021) thể hiện rõ ràng hơn sự ảnh hưởng của tiền mã hóa lên thị trường chứng khoán. Hai tác giả nghiên cứu trên thị trường Trung Đông và Bắc Phi - MENA trong khoảng thời gian từ năm 2014 tới năm 2018 với 2000 dữ liệu thu thập từ CoinMarketcap. Các tác giả kiểm chứng 3 giả thiết bao gồm thị trường tiền mã hóa có tác động mạnh tới thị trường chứng khoán khu vực MENA, tác động của thị trường tiền mã hóa lên thị trường chứng khoán phụ thuộc vào luật pháp và cấu trúc nhà nước và các quốc gia có chính sách cứng rắn hoặc không quan tâm tới tiền mã hóa sẽ chịu tác động tiêu cực, và ngược lại, các quốc gia thi hành chính sách linh hoạt sẽ chịu tác động tích cực. Kết quả từ nghiên cứu chỉ ra, thị trường tiền mã hóa có tác động mạnh lên thị trường chứng khoán tại khu vực MENA. Cụ thể cứ 1% giá trị thị trường tiền mã hóa tăng lên sẽ khiến cho chỉ số chứng khoán tại các nước cấm lưu hành tiền mã hóa giảm 0.15% còn tại các nước cho phép lưu hành tiền mã hóa, chỉ số này tăng 0.13%. Như vậy, theo kết quả nghiên cứu này, với các quốc gia có chính sách linh hoạt và mềm mỏng với tiền mã hóa, sự tăng trưởng của loại tiền tệ này mang lại ảnh hưởng rất tích cực tới thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, hai tác giả cũng nhấn mạnh, sự biến động quá mạnh mẽ của thị trường tiền mã hóa đồng thời mang lại rất nhiều rủi ro cho thị trường chứng khoán của nhóm các quốc gia này. Hướng nghiên cứu tiếp theo tập trung phân tích tương quan về rủi ro của Bitcoin với thị trường chứng khoán và các tài sản tài chính khác. Nghiên cứu phân tích, đánh giá Bitcoin có mang các đặc tính của một tài sản trú ẩn an toàn – safe haven, có giúp các nhà đầu tư giảm bớt được rủi ro khi đầu tư vào thị trường chứng khoán hay các tài sản tài chính khác hay không, có chịu ảnh hưởng lan truyền khi các thị trường tài chính khác biến động hay không. Các nghiên cứu này được thực hiện tập trung trong giai đoạn giá Bitcoin bắt đầu tăng mạnh từ cuối năm 2016 tới đầu năm 2021, khi Bitcoin dần trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn. Nghiên cứu của Bouri và cộng sự (2017) nghiên cứu tương quan giữa Bitcoin và một số chỉ số thị trường chứng khoán lớn trên thế giới như S&P500 tại Hoa Kỳ, FTSE 100 tại Anh, DAX30 tại Đức, Nikkei 225 tại Nhật Bản và MSCI tại Trung Quốc cùng với một số thị trường khác như thị trường trái phiếu, tiền tệ và thị trường vàng. Tác giả muốn đánh giá tính đa dạng hóa và tính trú ẩn an toàn của Bitcoin với các thị trường khác. Kết quả cho thấy Bitcoin là một tài sản phù hợp để đa dạng hóa danh mục và là một tài sản trú ẩn an toàn mạnh đối với thị trường chứng khoán Châu Á trong giai đoạn suy thoái. Hướng nghiên cứu thứ ba về mối quan hệ giữa Bitcoin và thị trường chứng khoán tập trung tới hiện tượng “lan truyền trong tài chính” – contagion hay spillover effect. Hướng nghiên cứu về tương quan rủi ro muốn xác định Bitcoin có những đặc điểm của một tài sản trú ẩn an toàn – đây là những tài sản không có rủi ro lan truyền những cú sốc suy thoái từ tài sản khác. Hướng nghiên cứu thứ ba muốn xem xét sự tồn tại và đo lường mức độ lan truyền trong mối quan hệ giữa Bitcoin và thị trường chứng khoán. Đặc trưng của nhóm nghiên cứu
  4. thướng sử dụng các kiểm định nhân quả Granger hoặc Kyrtsou-Labys để phát hiện tính lan truyền và mô hình định lượng nhóm ARGH và VAR để đo lường mức độ lan truyền. Nghiên cứu của Panagiotidis và cộng sự (2019) đo lường sự lan truyền trong biến động tỷ lệ lợi tức giữa Bitcoin và các tài sản tài chính truyền thống bao gồm thị trường chứng khoán, thị trường ngoại tệ, vàng và dầu mỏ. Tác giả sử dụng mô hình VAR thay thế và FAVAR để tính toán phản ứng đẩy (impulse respond) giữa các loại tài sản. Kết quả cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa Bitcoin và thị trường chứng khoán truyền thống. Ngoài ra, thị trường chứng khoán Châu Á ngày càng có nhiều tác động tới Bitcoin. Tuy nhiên tác động này giảm dần sau 2 năm Trung Quốc có những biện pháp quản lý cứng rắn đối với loại tiền tệ này. Cách tiếp cận tương tự được Thai Hung (2022) sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa Bitcoin, thị trường vàng, dầu thô và thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Nghiên cứu sử dụng mô hình VAR khái quát và kiểm định nhân quả phi tuyến tính Kyrtsou-Labys. Kết quả cho thấy thị trường chứng khoán Hoa Kỳ chịu sự lan truyền biến động từ Bitcoin; tỷ lệ lợi tức của Bitcoin chịu sự lan truyền từ thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, thị trường vàng và dầu thô; sự giảm giá Bitcoin gây ra nhiều tác động hơn tới thị trường chứng khoán so với tăng giá. Tương quan về tỷ lệ lợi tức của Bitcoin và thị trường chứng khoán Hoa Kỳ tương đối chặt chẽ, khi chỉ số S&P500 tăng thì tỷ lệ lợi tức của Bitcoin cũng tăng. Từ tổng quan nghiên cứu có thể thấy sự khoảng cách rõ ràng giữa số lượng, phạm vi và sự đa dạng trong nội dung các nghiên cứu về mối quan hệ giữa Bitcoin và thị trường chứng khoán tại Việt Nam và trên thế giới. Đây là mối quan hệ rất được quan tâm bởi các nhà nghiên cứu, quản lý và hoạch định chính sách tại nhiều quốc gia trên thế giới. Hầu hết các nghiên cứu này đều lấy bối cảnh trên thị trường các quốc gia đang phát triển và có sự cởi mở nhất định với đồng Bitcoin. Sự ảnh hưởng của thị trường Bitcoin lên các thị trường khác là có. Tuy nhiên, với bối cảnh các quốc gia đang phát triển, có nền tiền tệ không mạnh và có sự cẩn trọng nhất định với Bitcoin như khu vực Đông Nam Á, các nghiên cứu còn hạn chế và chưa có bằng chứng rõ ràng cho mối quan hệ này. Diễn biến thị trường Bitcoin và một số thị trường chứng khoán Đông Nam Á Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình VAR để phân tích. Do những khó khăn trong việc thu thập dữ liệu, tác giả sử dụng chỉ số chứng khoán của các quốc gia Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Philippines và Malaysia để nghiên cứu trong khoảng thời gian 7 năm từ năm 2014 tới năm 2021. Các số liệu được thu thập từ sàn tiền số CoinMarketCap và cơ sở dữ liệu quốc tế Investing.com. Đây là giai đoạn giá đồng Bitcoin bắt đầu có những sự biến động mạnh và thị trường chứng khoán các quốc gia Đông Nam Á bắt đầu có sự phát triển mạnh mẽ về quy mô và số lượng doanh nghiệp niêm yết trên thị trường. Tác giả sử dụng phần mềm kinh tế lượng EVIEWS 10 để triển khai mô hình. Diễn biến một số thị trường chứng khoán Đông Nam Á được thể hiện như hình dưới. Trong đó, tác giả sử dụng:  Chỉ số VnIndex đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam  Chỉ số PSEi Index đại diện cho thị trường chứng khoán Philippines  Chỉ số SET Index đại diện cho thị trường chứng khoán Thái Lan  Chỉ số FTSE Index Singapore đại diện cho thị trường chứng khoán Singapore
  5.  Chỉ số JSEC Index đại diện cho thị trường chứng khoán Indonesia  Chỉ số KLSE Index đại diện cho thị trường chứng khoán Malaysia VNIndex SET Index FTSEPhilippines PSEi Singapore 1500.00 2000 10000 400 1500 8000 300 1000.00 6000 1000 200 4000 500.00 500 100 2000 0 0 0.00 0 JSEC Indonesia KLSE Malaysia 8000 2000 6000 1500 4000 1000 2000 500 0 0 Hình 1: Diễn biến thị trường chứng khoán một số quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2014 – 2021 Nguồn: Investing.com Biểu đồ chỉ số của 6 thị trường chứng khoán Đông Nam Á cho thấy diễn biến, biến động của các thị trường trong giai đoạn 2014 – 2021. Thay đổi rõ ràng nhất là chỉ số VnIndex của thị trường Việt Nam với sự gia tăng rõ rệt từ hơn 500 điểm trong năm 2014 lên tới gần gấp 3 lần, tiệm cận 1500 điểm thời điểm cuối năm 2021. Chỉ số JSEC Index của thị trường Indonesia cũng cho thấy xu hướng tăng nhẹ, từ 5000 điểm lên tới 6000 điểm trong giai đoạn nghiên cứu. Trái ngược lại xu hướng này, chỉ số KLSE Index của thị trường Malaysia lại cho thấy sự giảm sút từ 2000 điểm xuống còn 1500 điểm cuối năm 2021. 3 thị trường còn lại, bao gồm SET Index của Thái Lan, FTSE Singapore và PSEi của Philippines dao động xung quanh 1 mức độ nhất định. Tuy nhiên chỉ số PSEi cho thấy khả năng tăng sau giai đoạn này, trái ngược với 2 chỉ số SET Index và FTSE Singapore. Ngoài ra, trong diễn biến của các thị trường này đều cho thấy 1 số điểm chung nhất định. Đó giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng toàn cầu năm 2012-2013, sau đó giảm nhẹ hoặc dao động trong giai đoạn 2015 – 2016, tăng nhẹ trong giai đoạn 2017 – 2019 trước khi giảm mạnh trong giai đoạn 20190 – 2020 do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid và có dấu hiệu phục hồi trong năm 2021. BTC 80000 60000 40000 20000 0
  6. Hình 2: Diễn biến giá Bitcoin trong giai đoạn 2014 – 2021 Nguồn: CoinMarketCap Biểu đồ trên thể hiện diễn biến giá Bitcoin (theo USD) trong giai đoạn 2014 và 2021. Trước năm 2016, giá Bitcoin dao động xung quanh mốc 300 – 400 USD/coin. Tuy nhiên xu hướng giảm chiếm chủ đạo trong giai đoạn này. Sau đó, đồng Bitcoin tăng mạnh và đạt trần gần 18000 USD/coin trong năm 2017 và nhanh chóng giảm xuống một phần ba trong năm 2018. Trái ngược với diễn biến của thị trường chứng khoán của các quốc gia Đông Nam Á, Bitcoin cho thấy sự tăng trưởng mạnh trong giai đoạn Covid, 2019 – 2020 và giảm sâu trong năm 2021. Cho tới năm 2021, sự biến động của đồng Bitcoin vẫn có biên độ tương đối lớn. Có thể thấy, so với thị trường chứng khoán tại khu vực Đông Nam Á, sự biến động giá của đồng Bitcoin diễn ra nhiều hơn và trong thời gian ngắn hơn. Mối quan hệ truyền dẫn giữa thị trường Bitcoin và một số thị trường chứng khoán Đông Nam Á Kiểm định tính dừng Với dữ liệu chuỗi thời gian, kiểm định tính dừng là cần thiết. Chuỗi có tính dừng sẽ đảm bảo tính ổn định của mô hình, các kiểm định sẽ đáng tin cậy và kết quả ước lượng sẽ hiệu quả hơn (Damodar N. Gujarati, 2003). Như đã mô tả khái quát về diễn biến các thị trường trong nội dung trước, một số chỉ số đã cho thấy tính xu thế như VnIndex, JSEC Index và KLSE Index. Để đảm bảo phản ánh mức độ biến động chính xác, tác giả sử dụng giá trị tỷ suất sinh lợi và kiểm định tính dừng với kiểm định Dickey Fuller. Kết quả như sau: Biến Tính dừng Rvnindex (Việt Nam) Dừng tại bậc 0 Rset (Thái Lan) Dừng tại bậc 0 Rpsei (Philippines) Dừng tại bậc 0 Rjsec (Indonesia) Dừng tại bậc 0 Rklse (Malaysia) Dừng tại bậc 0 Rftse (Singapore) Dừng tại bậc 0 Rbtc (Bitcoin) Dừng tại bậc 0 Nguồn: Tác giả phân tích bằng phần mềm EVIEWS 10 Như vậy, tất cả các biến trong mô hình đều có tính dừng và đều phù hợp để đưa vào phân tích hồi quy với dữ liệu chuỗi thời gian. Chọn độ trễ tối ưu và Kiểm định sự ổn định của mô hình Kết quả các chỉ tiêu chọn độ trễ tối ưu theo tiêu chuẩn AIC (Akaike Information Criterion) cho thấy độ trễ tối ưu là 8 với chỉ số này bằng -46,92584 với p-value < 0,05. Kiểm tra vòng tròn đơn vị của mô hình.
  7. Inverse Roots of AR Characteristic Polynomial 1.5 1.0 0.5 0.0 -0.5 -1.0 -1.5 -1.5 -1.0 -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 Kết quả cho thấy tất cả các điểm đều nằm trong vòng tròn đơn vị. Mô hình đảm bảo tính ổn định khi triển khai. Kiểm định nhân quả Granger và hàm phản ứng đẩy Kết quả kiểm định nhân quả Granger cho biết 1 biến này có quan hệ nhân quả Granger với biến khác hay không, hay một biến độc lập có thể sử dụng để dự doán giá trị tương lai của biến phụ thuộc hay không. Trong trường hợp này, kết quả cho thấy. Bảng 1: Kết quả kiểm định Granger tới tỷ suất sinh lời của Bitcoin Quốc gia Chỉ số chứng khoán p-value Kết quả Philippines PSEi 0.5022 Không có tác động Granger lên Bitcoin Singapore FTSE 0.0806 Có tác động Granger lên Bitcoin Indonesia JSEC 0.5322 Không có tác động Granger lên Bitcoin Malaysia KLSE 0.8373 Không có tác động Granger lên Bitcoin Thái Lan SET 0.1786 Không có tác động Granger lên Bitcoin Việt Nam VNIndex 0.2927 Không có tác động Granger lên Bitcoin Nguồn: Tác giả phân tích bằng phần mềm EVIEWS 10 Bảng 2: Kết quả kiểm định Granger từ tỷ suất sinh lời của Bitcoin Quốc gia Chỉ số chứng khoán p-value Kết quả Philippines PSEi 0.0173 Có tác động Granger từ Bitcoin Singapore FTSE 0.0398 Có tác động Granger từ Bitcoin Indonesia JSEC 0.0353 Có tác động Granger từ Bitcoin Malaysia KLSE 0.0046 Có tác động Granger từ Bitcoin Thái Lan SET 0.0920 Có tác động Granger từ Bitcoin Việt Nam VNIndex 0.3362 Không Có tác động Granger từ Bitcoin Nguồn: Tác giả phân tích bằng phần mềm EVIEWS 10 Kết quả trên cho thấy tác động Granger qua lại giữa các thị trường chứng khoán khu vực Đông Nam Á và thị trường Bitcoin. Duy nhất thị trường chứng khoán Singapore với chỉ số FTSE Singapore cho thấy có tác động Granger lên sự biến động giá của đồng Bitcoin. Các thị trường còn lại không có tác động Granger. Ở chiều ngược lại, duy nhất thị trường chứng khoán Việt Nam với chỉ số VnIndex không nhận tác động Granger từ sự biến động giá của đồng Bitcoin. Các thị trường khác tại khu vực Đông Nam Á đều chịu tác động Granger từ biến động giá của Bitcoin. Điều này là hợp lý nếu quan sát diễn biến chỉ số VnIndex trong giai đoạn 2014 tới 2017 khi có xu hướng khác hẳn với các thị trường còn lại.
  8. Đồ thị phản ứng của các thị trường chứng khoán Đông Nam Á khi Bitcoin chịu một cú sốc biến động chỉ ra rằng hầu hết các thị trường đều có phản ứng khi giá Bitcoin thay đổi. Trong đó, thị trường chứng khoán Việt Nam, Singapore, Philippines, Thái Lan và Malaysia đều có phản ứng giảm khi giá Bitcoin biến động. Trong khi đó duy nhất thị trường chứng khoán Indonesia cho phản ứng tăng. Tuy nhiên mức độ phản ứng giảm dần theo thời gian và quay dần trở về 0 khi qua 10 kỳ phân tích. Response to Cholesky One S.D. (d.f. adjusted) Innovations ± 2 S.E. Res pons e of RPSEI to RBTC Res pons e of RFTSE to RBTC .0008 .0006 .0004 .0004 .0002 .0000 .0000 -.0002 -.0004 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Res pons e of RJSEC to RBTC Res pons e of RKLSE to RBTC .0008 .0006 .0006 .0004 .0004 .0002 .0002 .0000 .0000 -.0002 -.0002 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Res pons e of RSET to RBTC Res pons e of RVNINDEX to RBTC .0008 .0008 .0006 .0004 .0004 .0002 .0000 .0000 -.0002 -.0004 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Hình 3: Phản ứng của các thị trường chứng khoán Đông Nam Á khi thị trường Bitcoin chịu 1 cú sốc Nguồn: Tác giả phân tích bằng phần mềm EVIEWS 10 Khi xem xét phản ứng của thị trường Bitcoin khi các thị trường chứng khoán Đông Nam Á chịu cú sốc, có thể thấy mặc dù thị trường có phản ứng. Tuy nhiên mức độ phản ứng là thấp và đạt mức trung bình là 0. Phản ứng của thị trường Bitcoin khi các thị trường chứng khoán Đông Nam Á chịu các cú sốc là không rõ ràng.
  9. Response to Cholesky One S.D. (d.f. adjusted) Innovations ± 2 S.E. Res pons e of RBTC to RPSEI Res pons e of RBTC to RFTSE .003 .003 .002 .002 .001 .001 .000 .000 -.001 -.001 -.002 -.002 -.003 -.003 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Res pons e of RBTC to RJSEC Res pons e of RBTC to RKLSE .003 .003 .002 .002 .001 .001 .000 .000 -.001 -.001 -.002 -.002 -.003 -.003 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Res pons e of RBTC to RSET Res pons e of RBTC to RVNINDEX .003 .003 .002 .002 .001 .001 .000 .000 -.001 -.001 -.002 -.002 -.003 -.003 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Hình 4: Phản ứng của các thị trường Bitcoin khi thị trường chứng khoán Đông Nam Á chịu cú sốc Nguồn: Tác giả phân tích bằng phần mềm EVIEWS 10 Phân rã phương sai Kết quả kiểm định Granger và phản ứng đẩy cho thấy có ảnh hưởng nhất định từ biến động giá Bitcoin lên thị trường chứng khoán của các quốc gia Đông Nam Á được lựa chọn và không có chiều ngược lại. Kỹ thuật phân rã phương sai tiếp tục được sử dụng để cho biết mức độ tác động của Bitcoin lên từng thị trường theo thời gian. Kết quả phân rã phương sai như bảng sau: Từ kết quả phân rã phương sai, có thể thấy ảnh hưởng truyền dẫn của các cú sốc từ thị trường Bitcoin tới các thị trường chứng khoán Đông Nam Á là không giống nhau. Với thị trường chứng khoán Singapore, sự biến động của Bitcoin có tác động khoảng 0,7% tới 1,6% biến động của thị trường. Sức ảnh hưởng cũng giảm nhanh chóng theo thời gian, sau khoảng 6 kỳ (ngày) giao dịch. Một điểm đặc biệt nữa là thị trường chứng khoán Singapore chịu rất ít tác động từ các thị trường chứng khoán khác trong khu vực Đông Nam Á. Bảng 3: Kết quả phân rã phương sai của các thị trường chứng khoán Variance Decomposition of RFTSE: Variance Decomposition of RJSEC: Period S.E. RBTC RFTSE Others Period S.E. RBTC RJSEC Others 1 0.006 0.723 99.277 0.000 1 0.007 0.014 97.908 2.079 2 0.006 0.936 98.431 0.633 2 0.007 0.088 93.917 5.995 3 0.006 0.933 97.988 1.080 3 0.007 0.093 93.702 6.205
  10. 4 0.006 0.968 97.874 1.158 4 0.007 0.202 93.087 6.711 5 0.006 1.367 96.493 2.140 5 0.007 0.362 92.612 7.026 6 0.007 1.448 95.395 3.158 6 0.007 0.364 92.346 7.290 7 0.007 1.579 94.473 3.948 7 0.007 0.363 91.879 7.758 8 0.007 1.581 93.890 4.530 8 0.007 0.948 89.648 9.403 9 0.007 1.570 93.382 5.048 9 0.007 1.058 88.583 10.360 10 0.007 1.577 93.343 5.081 10 0.007 1.059 88.566 10.375 Variance Decomposition of RKLSE: Variance Decomposition of RPSEI: Period S.E. RBTC RKLSE Others Period S.E. RBTC RPSEI Others 1 0.005 0.303 89.854 9.843 1 0.008 1.040 81.943 17.018 2 0.005 0.415 82.913 16.672 2 0.008 1.032 76.614 22.354 3 0.005 0.428 82.761 16.811 3 0.008 1.055 75.876 23.069 4 0.005 0.468 82.406 17.126 4 0.008 1.296 75.546 23.158 5 0.005 1.126 80.147 18.726 5 0.008 1.295 75.427 23.278 6 0.005 1.141 80.036 18.823 6 0.008 1.372 75.111 23.517 7 0.005 1.631 79.165 19.204 7 0.008 1.762 74.620 23.618 8 0.005 1.773 77.947 20.279 8 0.008 1.846 74.062 24.091 9 0.005 1.767 77.935 20.298 9 0.008 1.861 73.531 24.608 10 0.005 1.768 77.885 20.347 10 0.008 1.864 73.450 24.686 Variance Decomposition of RSET: Variance Decomposition of RVNINDEX: RVNINDE Period S.E. RBTC RSET Others Period S.E. RBTC Others X 1 0.007 1.672 80.503 17.825 1 0.009 0.348 89.801 9.851 2 0.007 1.627 77.588 20.785 2 0.009 0.402 89.065 10.534 3 0.007 1.732 77.025 21.243 3 0.009 0.447 88.799 10.754 4 0.007 1.753 76.656 21.591 4 0.009 0.447 88.668 10.885 5 0.007 1.945 76.212 21.844 5 0.009 0.537 88.331 11.132 6 0.007 2.118 76.010 21.872 6 0.009 0.536 88.084 11.380 7 0.007 2.477 75.452 22.071 7 0.009 0.849 87.264 11.887 8 0.007 2.472 75.150 22.378 8 0.009 0.923 87.105 11.973 9 0.007 2.435 74.384 23.181 9 0.009 0.921 86.948 12.131
  11. 10 0.007 2.433 74.310 23.257 10 0.009 0.929 86.927 12.144 Thị trường chứng khoán Philippines và thị trường chứng khoán Thái Lan cho thấy mức độ ảnh hưởng cao hơn truyền dẫn từ sự biến động của thị trường Bitcoin. Mức độ biến động rơi vào khoảng từ 1,86% tới 2,43% và có xu hướng giảm đi sau 6 – 7 kỳ giao dịch. Đồng thời đây cũng là 2 thị trường chịu nhiều tác động truyền dẫn nhất từ các cú sốc biến động của các thị trường còn lại tại khu vực Đông Nam Á. Mức độ tác động của các thị trường khác lên thị trường chứng khoán Philippines và Thái Lan lần lượt lên tới 24,68% và 23,26% sau 10 kỳ giao dịch Thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy mức độ chịu tác động là thấp nhất trong số 6 quốc gia Đông Nam Á, rơi vào khoảng 0,93%. Các thị trường còn lại gây ra khoảng 12,14% sự biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam sau 10 kỳ giao dịch. Chịu tác động cao hơn thị trường Việt Nam một chút là thị trường chứng khoán Indonesia với khoảng 1% biến động này được giải thích bởi các cú sốc tới từ thị trường Bitcoin. Như vậy, hai quốc gia có mức thích nghi cao nhất với tiền mã hóa, Bitcoin lại cho thấy sức ảnh hưởng nhỏ từ những biến động của thị trường này lên thị trường chứng khoán sở tại. Kết luận Từ kết quả của kiểm định Granger và hàm phản ứng đẩy của mô hình VAR phân tích tác động truyền dẫn giữa thị trường Bitcoin và một số thị trường chứng khoán của các quốc gia khu vực Đông Nam Á, có thể khẳng định sự biến động của giá Bitcoin có tác động nhất định lên các thị trường chứng khoán này. Thị trường chứng khoán Singapore là thị trường có sự tương tác đồng thời duy nhất với thị trường Bitcoin trong mẫu các quốc gia Đông Nam Á được nghiên cứu. Kết quả cho thấy những cú sốc tới từ thị trường chứng khoán quốc gia này có dẫn tới sự biến động trên thị trường Bitcoin. Tuy nhiên mức độ tương tác này được kiểm soát tốt và giảm dần trong thời gian ngắn. Ngoài ra thị trường chứng khoán Singapore tương đối độc lập với các thị trường chứng khoán còn lại trong khu vực Đông Nam Á. Các quốc gia có mức độ hoạt động tích cực nhất trên thị trường tiền mã hóa là Indonesia và Việt Nam cho thấy ảnh hưởng rất thấp từ các cú sốc biến động của thị trường Bitcoin. Nhưng đồng thời hai thị trường này đều cho thấy mức độ chịu ảnh hưởng từ các thị trường khác trong cùng khu vực là tương đối lớn. Thị trường chứng khoán Malaysia cũng là một thị trường chịu ảnh hưởng mạnh từ sự biến động của cả thị trường Bitcoin cũng như các thị trường chứng khoán khác trong khu vực Đông Nam Á. Kiến nghị cho Việt Nam Kết quả nghiên cứu từ mô hình cho thấy bằng chứng các quốc gia đang phát triển cũng có thể chịu tác động từ những rủi ro biến động giá mà thị trường Bitcoin mang lại. Mức độ truyền dẫn hiện tại tuy chưa cao nhưng đủ để các quốc gia có các chính sách kiểm soát phù hợp. Mặc dù tính rủi ro và bất ổn định cao, nhưng không thể phủ nhận sự phát triển của Bitcoin hay thị trường tiền mã hóa đang là xu thế và là biểu hiện tiêu biểu của cuộc cách mạng Khoa học Công nghệ 4.0. Vì thế, việc kiểm soát quá chặt chẽ loại tài sản tài chính này có thể làm mất đi nhiều cơ hội. Một số kiến nghị đưa ra để quản lý tốt hơn tác động tới từ thị trường Bitcoin.
  12. Thứ nhất, chính phủ cần xây dựng hoàn thiện khung pháp lý về tài sản tài chính ảo, tiền mã hóa để đảm bảo quy chuẩn trong hoạt động trao đổi, đầu tư vào loại tiền này, từ đó tháo gỡ những rào cản trong việc định nghĩa về tài sản ảo, tiền mã hóa, thách thức trong thống kê tiền tệ, tạo cơ sở cho sự ổn định và thông suốt của thị trường tiền tệ và thị trường tài chính trong nước. Các chính sách này cần đánh giá rõ ràng vai trò của các trung gian tài chính – hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng vốn nắm giữ lượng lớn nguồn vốn của nền kinh tế trong hoạt động luân chuyển và kiểm soát tài sản ảo, tiền mã hóa. Thứ hai, cần đẩy mạnh phát triển hơn nữa hoạt động khoa học công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số hệ thống tài chính và nền kinh tế. Yếu tố cơ sở hạ tầng và nền tảng công nghệ là một trong những điểm mạnh của Singapore trong việc quản lý tốt tác động của Bitcoin cũng như các loại tiền mã hóa khác. Thứ ba, đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân, doanh nghiệp nâng cao nhận thức về Bitcoin cũng như tiền mã hóa, về những rủi ro khi đầu tư và nắm giữ loại tiền này. Thứ tư, xây dựng chế tài xử lý nghiêm các trường hợp tổ chức đầu cơ tiền mã hóa, lợi dụng sự thiếu hiểu biết về tiền mã hóa để lừa đảo và trục lợi cho bản thân vốn đang gia tăng trong thời gian gần đây. Chính những hành vi này đã gây ra tâm hoang mang và hiểu nhầm về tài sản ảo, tiền mã hóa của một bộ phận nhà đầu tư, gây ra thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế và xã hội. Thứ năm, tích cực hợp tác, tiếp thu kinh nghiệm quản lý và chuyển giao tảng công nghệ từ các quốc gia trên thế giới trong hoạt động kiểm soát ảnh hưởng của Bitcoin và tiền mã hóa tới nền kinh tế như Singapore hay Nhật Bản. Những kinh nghiệm quốc tế sẽ là cơ sở để Việt Nam có thể xây dựng chính sách quản lý Bitcoin và tiền mã hóa phù hợp nhất. Tài liệu tham khảo: Bouri Elie, Peter Molnár, Georges Azzi, David Roubaud và Lars Ivar Hagfors. (2017). On the hedge and safe haven properties of Bitcoin: Is it really more than a diversifier?, Tạp chí Finance Research Letters, Số 20,Trang: 192-198. Damodar N. Gujarati. (2003). Basic Econometrics, Xuất bản lần thứ 4, Nhà xuất bản McGraw-Hill, New York. Diebold Francis X. và Kamil Yılmaz. (2015). Financial and Macroeconomic Connectedness: A Network Approach to Measurement and Monitoring, Nhà xuất bản Oxford University Press, United Kingdom. Dorfleitner Gregor và Carina Lung. (2018). Cryptocurrencies from the perspective of euro investors: a re-examination of diversification benefits and a new day-of-the-week effect, Tạp chí Journal of Asset Management, Số 19(7),Trang: 472-494. Maddy Janssens, William W. Maddux và ToTran Nguyen. (2019). Globalization: Current Issues and Future Research Directions, Tạp chí Negotiation and Conflict Management Research, Số 12(2),Trang: 174-185. Olivier Accominotti, Marie Briere, Aurore Burietz, Kim Oosterlinck và Ariane Szafarz. (2020). Globalisation and financial contagion: A history, CEPR Discussion Paper, 10/04/2020. Panagiotidis Theodore, Thanasis Stengos và Orestis Vravosinos. (2019). The effects of markets, uncertainty and search intensity on bitcoin returns, Tạp chí International Review of Financial Analysis, Số 63,Trang: 220-242.
  13. Sami Mina và Wael Abdallah. (2021). How does the cryptocurrency market affect the stock market performance in the MENA region?, Tạp chí Journal of Economic and Administrative Sciences, Số 37(4),Trang: 741-753. Sophie Wallis. (2021). Finder's Cryptocurrency Report 2021: Cryptocurrency adoption rates, Truy cập ngày 22/08 2022], từ liên kết: https://www.finder.com/finder-cryptocurrency-adoption-index Thai Hung Ngo. (2022). Asymmetric connectedness among S&P 500, crude oil, gold and Bitcoin, Tạp chí Managerial Finance.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2