intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mối tương quan giữa thể loại âm nhạc Cung đình Huế và Ca nhạc thính phòng Huế

Chia sẻ: Nghuyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

108
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ phận thứ hai trong dòng âm nhạc cổ truyền bác học Huế là Ca nhạc thính phòng Huế, thường được gọi một cách vắn tắt là Ca Huế. Ca Huế thuộc loại âm nhạc cổ điển thính phòng, bao gồm cả nhạc Hát và nhạc Đàn, với cả một hệ thống bài bản cấu trúc chặt chẽ, đòi hỏi một kỹ năng diễn tấu điêu luyện của cả ca công và nhạc công. Đây là một bộ phận âm nhạc đặc sắc có ý nghĩa quan trọng trong tổng thể nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam, không chỉ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mối tương quan giữa thể loại âm nhạc Cung đình Huế và Ca nhạc thính phòng Huế

  1. Mối tương quan giữa thể loại âm nhạc Cung đình Huế và Ca nhạc thính phòng Huế Bộ phận thứ hai trong dòng âm nhạc cổ truyền bác học Huế là Ca nhạc thính phòng Huế, thường được gọi một cách vắn tắt là Ca Huế. Ca Huế thuộc loại âm nhạc cổ điển thính ph òng, bao gồm cả nhạc Hát và nhạc Đàn, với cả một hệ thống bài bản cấu trúc chặt chẽ, đòi hỏi một kỹ năng diễn tấu điêu luyện của cả ca công và nhạc công. Đây là một bộ phận âm nhạc đặc sắc có ý nghĩa quan trọng trong tổng thể nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam, khôn g chỉ bởi sự đậm đà bản sắc Huế, mà còn in đậm dấu ấn hội tụ và lan tỏa trong lịch sử âm nhạc dân tộc. Ca Huế, với những sắc thái tinh tế đ ược hình thành trên hai điệu thức chính: điệu Bắc (khách) và điệu Nam, với một hệ thống h ơi diễn tả từng cung bậc sắc thái tình cảm như: hơi nhạc, hơi đảo, hơi thiền, hơi quảng trong hệ thống điệu Bắc; hơi thương, hơi ai…trong hệ thống điệu Nam…đã tạo nên phong cách đặc trưng cho Ca Huế.
  2. Các bài bản thuộc điệu Bắc thường mang tính chất vui tươi, trong sáng, linh hoạt, đôi lúc trang trọng; các bài bản thuộc điệu Nam mang tính chất buồn thương, bi ai, vương vấn. Trong Ca Huế, những bài ca và bản nhạc mặc dù có tên gọi giống nhau, hoặc gần giống nhau, nhưng thật ra bài bản cho ca khác với bài bản dùng để hòa tấu. Tư liệu về bài bản nhạc đàn này, ông Hoàng Yến đã ghi lại khá đầy đủ theo lối ký âm x ưa đăng trong tập san BAVH 1919, mà sau đó, đã được ông E. Le Bris chuyển dịch lại một phần qua lối ký âm phương Tây [1]. Các hình thức tổ chức dàn nhạc thính phòng Huế thường thấy là : tam tấu, ngũ tuyệt, lục tuyệt. Tam tấu : hòa tấu 3 nhạc cụ dây. Đàn tranh Đàn Nhị Đàn Nguyệt. Dàn Ngũ tuyệt gồm : hòa tấu 5 nhạc cụ dây Đàn Tam Đàn Tỳ bà
  3. Đàn Nhị Đàn Nguyệt Đàn Tranh Dàn Lục tuyệt : Trong tập san BAVH năm 1919 (B), chúng tôi thấy ảnh một ban Lục tuyệt gồm 6 danh cầm thời bấy giờ như Ưng Dũng (Trợ Dõng), Tôn Thất Văn, Ưng Biều, Khóa Hài, Trần Trình Soạn và Hoàng Yến với các nhạc cụ sau : Đàn Nguyệt Sáo Đàn Nhị Đàn Tranh Đàn Tỳ bà Đàn Tam Tuy vậy, cũng trong tập san này, có thêm một bức ảnh được chú thích: Nhóm nghệ sĩ Huế, gồm 8 nhạc cụ, 7 loại như biên chế của dàn Tiểu nhạc (nhã nhạc nhỏ), nhưng không có trống mảnh : 1 Tam
  4. 1 Tỳ bà 1 Nh ị 1 Nguyệt 2 Sáo 1 Tranh 1 Phách Có thể, ban Tiểu nhạc thời kỳ suy thoái, ngoài việc phục vụ một số nghi thức tế lễ ít ỏi trong triều đình, thì còn tham gia sinh hoạt nhạc thính phòng trong các nhà tôn qúy, hoàng tộc chăng ? Vấn đề này, như đã trình bày trong mục Cung trung
  5. nhạc, chúng tôi hiện vẫn chưa có được nhiều tư liệu, không tìm ra môi trường sinh hoạt cụ thể của loại nhạc này trong cung phủ. Vì vậy, khảo luận này, chúng tôi không xếp Ca Huế thính phòng vào một trong những thể loại Âm nhạc cung đình triều Nguyễn. Các nghệ nhân ca Huế Nguyễn Kế, Minh Mẫn...khoảng năm 1977 -Ảnh TL Vĩnh Phúc Mặc dù chưa có những chứng liệu cụ thể về bài bản, nhưng một số yếu tố quan trọng khác rõ ràng đã tạo ra mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa âm nhạc cung đình và ca nhạc thính phòng Huế, kể cả dòng âm nhạc dân gian xứ Huế. Đó chính là các nghệ sĩ - nhạc công, ca công của âm nhạc cung đình, hầu hết là nghệ nhân tài hoa trưởng thành từ dòng âm nhạc dân gian. GsTs Tô Ngọc Thanh, khi đề cập Vai
  6. trò hội tụ văn hóa của Huế đã nói : " Trước nhu cầu xây dựng nền văn hóa cung đình phong kiến, cần huy động, chọn lọc, tinh chế những vốn văn hóa của Huế v à các ngoại vi, Song những vốn văn hóa đó mang nặng tính chất dân gian , do người nông dân sáng tạo nên để đáp ứng thị hiếu của cung đình và trình độ tri thức của giơí quan lại, trí thức, vốn văn hóa dân gian n ày phải triển qua một quá trình chọn lựa tinh chế. Thế là đã xẩy ra một bước ngoặt có tính chất lượng trong văn hóa : đó [2] là quá trình chuyên nghiệp hóa, bác học hóa văn hóa dân gian . . Vấn đề này cũng được PGs.Ts Nguyễn Thụy Loan nêu trong Lược sử âm nhạc Việt Nam, việc nhà Nguyễn xóa bỏ Ty giaó phường, lập viện giáo phường để lo việc tuyển người vào các đội ca nhạc cung đình. Đội ngũ này từ "dân nhạc" nhảy vào "quan nhạc" (chữ dùng của Trần Văn Khê), rồi sau đó, do sự suy thoái của triều đại phong kiến trong từng thời kỳ lịch sử, thấy rõ là dưới triều vua Tự Đức (1847-1883), mặc dù nổi tiếng là ham mê thi phú, được mệnh danh là Nhà Vua Thi Sĩ, nhưng vẫn xẩy ra tình trạng giảm biên của các tổ chỨc triều nhạc. Một số nhạc công cung đ ình đã đến với dân gian như trường hợp Nguyễn Quang Đại, một nhạc công nổi tiếng, một nhạc quan cung đình Huế vào Gia Định sinh sống bằng nghề truyền bá ca nhạc Huế, được gọi là cụ Ba Đội; người được truyền tụng là đã chuyển bài Tứ đại cảnh Huế (hơi dựng) thành Tứ đại oán (hơi oán) trong nhạc thính phòng tài tử Nam Bộ [3]. v.v… Có thể nói, trong nền âm nhạc cổ truyền Huế, thì Ca Huế thính phòng - bộ phận thứ hai của dòng nhạc bác học, là nhịp cầu nối giưã Cung đình - Dân gian. Vậy,
  7. dòng âm nhạc dân gian cũng chính là cơ sở để hình thành và phát triển, là chiếc nôi nuôi dưỡng cho dòng âm nhạc cung đình, bác học Huế, một bộ phận đặc sắc trong nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam. [1] E. Le Bris : Musique Annamite airs Traditionnels. Extrait du Bulletin Des Amis du Vieux Húe, Octobre - Novembre 1922. Các trang từ 28 trở đi. [2] Tô Ngọc Thanh: Huế trung tâm hội tụ và tỏa sáng văn hóa.VHDG ,TTHuế số 11-1995 [3] Hoàng Sơn :Âm nhạc sân khấu cải lương, quá trình hình thành,phát triển. VHNT số 7-1996
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2