intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Món Ăn Cho Người Viêm Gan Siêu Vi B

Chia sẻ: Bon_1 Bon_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

118
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh viêm gan siêu vi B có khả năng lan truyền rất cao. Theo thống kê, tỷ lệ nhiễm siêu vi B trong dân số Việt Nam lên tới 15-20%, có nơi tới 25%. Theo Đông y, viêm gan siêu vi B được chia làm hai thể: - Dương hoàng tức viêm gan siêu vi B cấp tính. Cách chữa chủ yếu là dùng phương pháp thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp, lợi tiểu. - Âm hoàng tức viêm gan siêu vi B mạn tính. Cách chữa chủ yếu là dùng phương pháp bổ tỳ vị, giải độc, trừ thấp, tăng cường...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Món Ăn Cho Người Viêm Gan Siêu Vi B

  1. Món Ăn Cho Người Viêm Gan Siêu Vi B Bệnh viêm gan siêu vi B có khả năng lan truyền rất cao. Theo thống kê, tỷ lệ nhiễm siêu vi B trong dân số Việt Nam lên tới 15-20%, có nơi tới 25%. Theo Đông y, viêm gan siêu vi B được chia làm hai thể: - Dương hoàng tức viêm gan siêu vi B cấp tính. Cách chữa chủ yếu là dùng phương pháp thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp, lợi tiểu. - Âm hoàng tức viêm gan siêu vi B mạn tính. Cách chữa chủ yếu là dùng phương pháp bổ tỳ vị, giải độc, trừ thấp, tăng cường chức năng hoạt động của gan. Sau đây là một số món ăn có ích cho người bị viêm gan siêu vi B:
  2. - Cháo rau má Rau má tươi 100g, đậu xanh 50g, gạo tẻ 50g. Rau má rửa sạch cắt nhỏ, gạo, đậu xanh vo sạch cho vào nồi với lượng nước vừa đủ để nấu thành cháo nhừ. Sau đó, cho rau má vào, nấu sôi lại vài phút. Ăn nóng lúc đói với ít muối hoặc đường. Món này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thích hợp với người bị viêm gan B cấp tính. - Canh trứng gà nấu câu kỷ, táo đỏ Câu kỷ 30g, táo đỏ 20g, trứng gà hai quả, nước 300cc. Nấu đến khi trứng chín. Vớt trứng ra, bỏ vỏ rồi cho vào chung với đường đỏ, nấu đến khi đường tan. Chia một-hai lần, ăn trứng uống canh. Cách hai ngày ăn một lần. Món canh này có tác dụng bổ tỳ vị, bổ thận, trừ thấp, thích hợp dùng cho người bị bệnh viêm gan mạn tính.
  3. - Canh táo đỏ nấu đậu phộng Táo đỏ, đậu phộng, đường phèn mỗi thứ 30g. Cho đậu phộng vào nồi đất trước, cho nước vào, nấu khoảng 20 phút. Táo đỏ bỏ hột, cho vào nồi đất nấu chung với đậu phộng, thêm 20 phút nữa. Sau đó cho đường phèn vào, nấu tiếp năm phút. Dùng mỗi tối trước khi ngủ, liên tục 30 ngày. Món này có tác dụng thông tỳ ích khí, khử thấp giải độc, dùng cho viêm gan cấp và mạn tính, xơ cứng gan. - Canh thịt heo nạc nấu nấm rơm
  4. Nấm rơm tươi 200g, thịt heo nạc 200g. Nấm rơm tươi rửa sạch, cắt miếng, bỏ chung vào nồi đất, thêm nước, dùng lửa vừa nấu đến khi thịt nạc chín mềm, thêm gia vị vừa miệng. Dùng ăn trong bữa cơm. Tác dụng giúp tư âm nhuận táo, kiện vị bổ tỳ, dùng cho chứng viêm gan mạn tính.
  5. - Canh cần tây, thịt heo nạc Rau cần tây 100g, thịt heo nạc 100g, nấm hương (nấm đông cô) 20g, tỏi 5g, ít muối. Rau cần tây chỉ lấy cuống và lá rửa sạch, cắt nhỏ. Nấm hương ngâm nước nóng có chút gừng sau 20 phút thì rửa sạch, cắt nhỏ. Thịt heo nạc rửa sạch, xắt nhỏ (có thể thay bằng bột đậu xanh), tỏi bóc vỏ, đập dập.
  6. Đun sôi nửa lít nước, cho thịt nạc vào, thịt chín thì cho cần tây, nấm hương, tỏi vào. Tiếp tục đun cho sôi. Ăn nóng lúc đói. Tác dụng giúp thanh nhiệt lợi thấp, giải độc, dùng cho viêm gan cấp và mạn tính. - Cháo gạo lức, hải sâm Gạo lức 80g, hải sâm 40g, cải cúc (hoặc cải bẹ xanh) 40g, táo đỏ tám trái. Gạo lức vo sạch, hải sâm ngâm mềm, cải cúc rửa sạch, cắt nhỏ, táo đỏ rửa sạch, bỏ hột. Nấu gạo thành cháo nhừ, cho các nguyên liệu vào nấu thêm với lửa nhỏ vài phút. Ăn nóng lúc đói. Món này thích hợp với người bị viêm gan B mạn tính, cơ thể suy nhược, ăn ngủ kém. - Cháo nhân trần Nhân trần cao 50g, gạo tẻ 100g, đường trắng vừa đủ. Dùng 600ml nước để sắc nhân trần trong 30 phút. Bỏ bã lấy nước đổ vào nồi, cho gạo tẻ vào, dùng lửa nhỏ hầm thành cháo, thêm đường trắng, trộn đều để ăn.
  7. Món cháo này giúp thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, thoái hoàng, thích hợp cho người bị viêm gan vàng da lây nhiễm cấp tính, tiểu tiện khó, bí tiểu. Người bị viêm gan B cần lưu ý một số điểm sau đây: - Ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng, không nên quá kiêng cữ để duy trì sức khỏe, giúp phục hồi tốt chức năng gan. Cần tránh rượu, thuốc lá, các chất phụ gia độc hại, phẩm màu tổng hợp, các chất bảo quản thực phẩm.
  8. - Không dùng các thức ăn nướng cháy, các loại chiên xào nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật. - Cần thận trọng khi sử dụng các loại hóa dược. Tốt nhất nên tuân thủ chỉ định của thầy thuốc. - Không lao động tay chân hoặc lao động trí óc quá sức. Tăng cường nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần. - Tập luyện thể dục thể thao vừa sức như đi bộ, dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền, bơi lội…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0