intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một buổi thảo luận hiệu quả - khó hay dễ?

Chia sẻ: Bibo Cumi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

123
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1) Trước buổi thảo luận, bạn cần phát những tài liệu cung cấp những thông tin và kiến thức có liên quan đến chủ đề thảo luận để học viên đọc và nghiên cứu. Và buổi thảo luận chính là cơ hội để họ trình bày ý kiến của mình đối với những gì đã đọc và suy ngẫm. Như vậy, chúng ta không thể có một buổi thảo luận hiệu quả nếu như học viên không chịu đọc những tài liệu được phát bởi vì họ sẽ không biết cần thảo luận về chủ đề gì hoặc chỉ có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một buổi thảo luận hiệu quả - khó hay dễ?

  1. Một buổi thảo luận hiệu quả - khó hay dễ? 1) Trước buổi thảo luận, bạn cần phát những tài liệu cung cấp những thông tin và kiến thức có liên quan đến chủ đề thảo luận để học viên đọc và nghiên cứu. Và buổi thảo luận chính là cơ hội để họ trình bày ý kiến của mình đối với những gì đã đọc và suy ngẫm. Như vậy, chúng ta không thể có một buổi thảo luận hiệu quả nếu như học viên không chịu đọc những tài liệu được phát bởi vì họ sẽ không biết cần thảo luận về chủ đề gì hoặc chỉ có thể nói một cách chung chung vì chỉ hiểu vấn đề một cách mơ hồ. Bạn có thể phát tài liệu từ buổi học trước để học viên về nhà đọc hoặc phát vào đầu buổi thảo luận và dành thời gian cho học viên đọc tài liệu. Bạn nên yêu cầu học viên đưa ra các ý kiến chi tiết và cụ thể, tránh những ý kiến mang tính đại khái và bao quát chung chung vì có nhiều học viên chẳng cần đọc trước tài liệu cũng có thể đưa ra được những ý kiến như vậy. Hơn nữa, những ý kiến như vậy thường chỉ mang tính tổng kết mà không có ý nghĩa thiết thực và thể hiện sự tư duy và tập trung suy nghĩ. Đối với những học viên không chịu đọc trước tài liệu, bạn có hai cách xử lý: cách xử lý nhân nhượng là dành thời gian để họ đọc qua những nội dung quan trọng hoặc xử
  2. lý nghiêm khắc khi không cho những học viên đó tham gia buổi thảo luận nữa. 2) Bạn nên chia học viên thành các nhóm nhỏ gồm khoảng 5 thành viên. Thảo luận trong các nhóm nhỏ tạo cơ hội cho tất cả các thành viên trình bày ý kiến của mình. Hơn nữa, có những học viên có năng khiếu trong việc giảng giải lại vấn đề cho người khác và những học viên này sẽ trình bày những hiểu biết của mình cũng như giải đáp các thắc mắc của các thành viên trong nhóm. Những vấn đề mà nhóm không thể tự giải quyết mới cần có sự giúp đỡ của giáo viên. Đây chính là một phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm, tạo cho học viên tính chủ động và sáng tạo trong học tập. Với cách làm này, bạn có thể thấy được những sai lầm trong cách tiếp cận vấn đề của học viên qua cách giải thích của họ hoặc có thể tiếp thu chính những cách giải thích đầy tính sáng tạo và dễ hiểu của họ. 3) Một buổi thảo luận hiệu quả cần có những câu hỏi để học viên tham gia tranh luận và tìm câu trả lời. Tuy nhiên, nếu thời gian có hạn và bạn cần một khoảng thời gian cuối buổi thảo luận để tổng kết và trả lời các câu hỏi đặt ra lúc ban đầu thì bạn có thể yêu cầu mỗi nhóm phụ trách một câu hỏi. Sau khi thời gian thảo luận kết thúc, bạn sẽ dành cho mỗi nhóm một khoảng thời gian để trình bày ý kiến. Bạn có thể đánh giá câu trả lời và đưa ra đáp án cho câu hỏi
  3. ngay sau phần trình bày của mỗi nhóm hoặc thực hiện phần tổng kết này sau cùng. 4) Có những lúc buổi thảo luận trở nên quá căng thẳng và tất cả các thành viên đều muốn phát biểu ý kiến cùng một lúc, không chỉ là muốn phát biểu trước các thành viên trong nhóm mà trước cả lớp và muốn được giáo viên lắng nghe và nhận xét. Trong trường hợp này, bạn có thể chọn cách đơn giản nhất là lắng nghe và góp ý lần lượt cho từng học viên hoặc chia nhóm lại một lần nữa bằng cách nhóm những học viên có ý kiến giống hoặc gần giống nhau vào cùng một nhóm để họ trao đổi và thống nhất với nhau. 5) Thảo luận cũng là một kỹ năng quan trọng bạn cần dạy cho học viên của mình vì thảo luận không chỉ đơn giản là phát biểu ý kiến và bắt người khác lắng nghe. Điểm mấu chốt là các học viên phải biết lắng nghe khi người khác trình bày và chờ đến lượt mình để phát biểu ý kiến. Tất cả mọi người đều có thể có câu trả lời hoặc có ý tưởng và không chắc ý tưởng nào đã là hay nhất và đúng nhất. Bạn phải biết học viên thu được những gì sau khi thảo luận. Họ cần được học cách ghi chép và tổng kết những ý kiến đã được nghe và thảo luận một cách khoa học để tránh tình trạng “vào tai này, ra tai kia”.
  4. Trên đây là những điều bạn cần nhớ để có những buổi thảo luận đầy ý nghĩa, tránh tình trạng những buổi thảo luận trở thành những buổi nói chuyện phiếm vô ích.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2