intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MỘT GIỌT THỜI GIAN

Chia sẻ: Ong Va Buom | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

47
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kéo tay áo lau đi những giọt mồ hôi, người đàn ông già tiếp tục công việc của mình, ông phun từng đợt nước lên mấy cây đào vừa chở tới. Giáp Tết mà thời tiết lại nóng như gần hè, thế nhưng như những cơn gió ban đêm thì vẫn

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MỘT GIỌT THỜI GIAN

  1. MỘT GIỌT THỜI GIAN Kéo tay áo lau đi những giọt mồ hôi, người đàn ông già tiếp tục công việc của mình, ông phun từng đợt nước lên mấy cây đào vừa chở tới. Giáp Tết mà thời tiết lại nóng như gần hè, thế nhưng như những cơn gió ban đêm thì vẫn có thể tố cáo được cái bộ mặt khắc nghiệt còn sót lại của mùa đông, ông già biết thế, dù vậy, cái thứ cơm áo gạo tiền đâu có cho người ta nhiều lựa chọn. Cố nén tiếng thở dài, ông chạnh long nghĩ đến đứa cháu nhỏ ông bỏ ở nhà suốt đêm qua, nó còn phải ở một mình thêm đêm nay nữa hoặc là đêm mai nữa, ngày mai mới là giao thừa và những chợ đào, chợ quất thì đến đêm ba mươi người ta mới đóng cửa. Nắng vẫn chiếu, vàng óng ả như suối tóc mộng mơ của nàng xuân, có lẽ cô nàng ấy vẫn còn đang dạo chơi đâu đó mà quên mất việc phải làm. Trong cái lán dựng tạm bợ của mấy người trông đào, một người phụ nữ trẻ, có lẽ có thể coi là đẹp nếu như gương mặt của ả không chống chất những lo toan cuộc sống, hai đứa con đang tuổi lớn, một vườn đào lớn mà năm nay bán không chạy. Ả đưa gương mặt sưng xỉa vì giận dỗi quay sang nói với chồng: - Ông có ngẫn không đấy hả? Chồng với chả con, đã chẳng nhờ vả được cái gì cả năm giờ lại còn nhận một ông già khú thế kia, lấy đâu ra tiền mà trả cho người ta? - Mụ nói ít thôi, từ hôm qua đến giờ léo nhéo mãi thế mà cũng không im đi được à? Sống thì phải có cái tâm chứ, người ta nghèo mình giúp người ta một chút thì chết à? - Tâm á, tâm có ăn được không? Mỗi ngày ông hốc cái gì để sống đấy, tiền thì không có, sĩ hão! Người chồng toan nói lại vài câu nhưng đã quá quen với cái ngoa ngoắt của mụ vợ, anh quyết định im lặng cho yên ổn dù bản trường ca kia chắc chắn anh phải nghe dài dài. Ngoài kia, nắng vàng lại thúc giục những bông đào thắm, đào bích đua sắc làm rực lên cả một góc con đường cao tốc này, những cơn gió không ngừng thổi để lay động những cánh hoa và để chúng tung mình trong không trung rực rỡ. Năm nay đào bán chậm hơn mọi năm, ai ai cũng đổ cho kinh tế, cho khủng hoảng, cho làm ăn thất bát thế nhưng người nghèo thì nghèo đi, người giàu thì vẫn có tiền, những người trung lưu thì hạn chế chi tiêu trong Tết, và cứ thế, cái nọ kéo theo cái kia, những bông hoa đào thì vẫn nở, những tiếng thở dài vẫn cứ dai dẳng qua ngày này sang ngày khác, càng gần giao thừa dường như chúng lại càng dài hơn. Người đàn ông già đến gặp anh vào một chiều gió, trên đoạn đường này, cứ đến xế chiều là gió lại càng thổi mạnh hơn, tiếng nói khẩn khoản của ông cũng hòa vào gió:
  2. - Anh à, anh cho tôi phụ việc ở đây nhé! Anh biết rõ là bản than anh không thích thuê thêm nhân công, thêm người là thêm chi phí, đào thì bán không chạy, lấy gì mà thuê: - Bọn cháu không nhận người đâu ông ạ, nhỡ may có chuyện gì cháu sao chịu được trách nhiệm hả ông? - Cậu đừng chê tôi già, tôi trông thế này thôi nhưng năm nay mới có năm mươi chín tuổi, còn chưa đến tuổi nghỉ hưu đâu. - Ông đã năm mươi chín tuổi cách đây mấy năm ấy chứ ông, thôi, cháu cũng chẳng khó tính gì đâu, nhưng ở đây bây giờ sáng thì nóng, đêm thì lạnh, nhỡ ông mà lăn ra đấy con vợ cháu nó mắng cho điếc tai. Ông đi hỏi mấy chỗ bên cạnh, chắc có người nhận đấy ông ạ. - Tôi cũng đâu có muốn làm phiền anh, tôi đi từ đầu này đến đầu kia của cả con đường này rồi, nhưng ai cũng nói như vậy cả, tôi còn khỏe, mỗi ngày còn làm hàng tạ bún cho người ta đi bán. Năm nay hàng bún nghỉ sớm, tôi cũng chỉ mong kiếm thêm mấy đồng mua sách cho cháu. Năm nào nó cũng phải chép sách của bạn bè để học. Tôi có thể phụ việc cho anh được, tôi chở hàng đi được, tôi chỉ cần một góc lều… còn nếu phải thức, tôi cũng thức cả đêm được. … Thế đấy, cuộc sống có chừa cho ai con đường nào dễ đi, ai cũng phải cố mà kiếm sống, cố mà vật lộn với giá cả, anh biết ông ấy tội nghiệp nên muốn giúp, chỉ khổ ông luôn bị bà vợ đanh đá của anh móc mỉa cho dù mỗi bữa ăn ông cũng chẳng ăn tốn bao nhiêu. Người ta vẫn đi lại trên đường, người thì vì mưu sinh kiếm sống, người thì đi chơi, đi thăm họ hàng, cả năm có một lần Tết, cả năm chỉ có lúc này là hàng hóa bán chạy nhất nên ai cũng cố gắng kiếm lời. Một chiếc xe ga đỗ phịch lại trước người đàn ông già. Người phụ nữ ngồi sau xuống xe, chỉnh lại tà váy của mình, nói với chồng: - Mình chọn một cây rồi về sớm đi anh, ngày mai phải sang nhà ông bà rồi. - Có cành nào trông được đâu, nắng nở hết thế này mua về thì chẳng nở được mấy bông.
  3. - Tết thì phải có hoa đào chứ anh, mình chọn lấy một cành rồi về luôn, nắng thế này em lại mất công dưỡng da hôm trước mất. Cặp vợ chồng còng nhau đi đi lại lại qua mấy dãy đào, bình phẩm, nhíu mày, lắc đầu, đắn đo mãi cuối cùng họ lên tiếng hỏi: - Cây này giá bao nhiêu đây cụ ơi? - Cây đó hả cô? Mắt cô tinh quá, cây đẹp thật cô à, chỉ bốn triệu thôi! - Cái gì mà đắt thế ông? Cây này đẹp đẽ gì đâu mà bốn triệu? - Cả năm làm việc chỉ có bán được mỗi mấy ngày này thôi cô ơi, nào có ai nói thách đâu cô. - Thôi em à, mặc cả làm gì cho mất công, mình sang hàng khác cũng được mà. Ông già lung túng trước phản ứng của cặp vợ cồng trước mặt, họ là những kẻ rất sành sỏi và cao ngạo, không phải không muốn trả giá mà muốn những người bán hàng phải cầu cạnh mình. Họ luôn muốn được ra vẻ bề trên với những con người thấp kém và không cùng hạng với mình. - Hai cô chú đợi tôi một chút để tôi vào hỏi chủ, tôi chỉ là người làm thuê thôi. Khi vợ chồng người chủ được ông già thông báo thì hai người khác đã lên xe đi mất, người vợ bắt đầu lên tiếng tru tréo: - Ông không biết bán hàng thì thấy khách ông phải gọi cháu hay chồng cháu chứ? Đã ế thì chớ lại còn. … Ngày mới, những cơn gió lạnh đã ùa về từ đêm, trời đất đóng ngày ba mươi với gió rét, người người cảm thấy mãn nguyện, Tết miền Bắc mà thiếu cái rét mùa đông thì không còn không khí Tết nữa. Người già, người trẻ, thanh niên, con nít dường như tươi tắn hơn dù gió lạnh vẫn không ngừng thổi. Chẳng ai biết những người bán đào bán quất trên đường này trải qua cái đêm gió về ấy như thế nào, cũng chẳng ai biết cơn mưa bất chợt hồi đêm ấy khiến họ phải quy chụm lại với nhau che cho cái góc lều thật chặt tránh gió, tránh mưa.
  4. Người đàn ông già phải ngủ trên xe, cho dù chân tay ông mỏi nhừ nhưng chỗ đó ít ra còn ấm áp hơn trong mấy căn lều tạm bợ ngoài kia. Anh tài xế chuyên chở đào quất từ nơi đây vào thành phố cho khách hàng thương ông già cả nằm co ro một góc đã đội mưa đưa ông vào ngủ tạm trên xe anh. Ông kéo lại cái áo mưa nilon, không có áo rét, ông phải tự giữ ấm cho mình, nếu ông ốm chắc cháu ông sẽ lại lo lắng lắm. Hôm nay là ngày cuối năm, dường như mọi thứ đều trở nên dễ chịu đến lạ. Rét thật, rét đến giá băng nhưng người ta đẵ quẳng nốt những lo lắng cuối cùng để lo cho cái Tết. Đào quất bán chạy hơn, được giá hơn. Một số người thương ông già nua vất vả vẫn còn lăn lộn kiếm sống, cả năm chỉ kiếm sống qua mấy gốc đào còn không mặc cả nhiều để giúp đỡ ông. Nhờ vậy, người vợ cũng thôi không cau có với ông nữa. Chín giờ tối, ông xin phép ra về để kịp đón giao thừa với đứa cháu nhỏ. Hai vợ chồng người bán đào ngậm ngùi chia tay ông, đưa cho ông mấy đồng bạc mà mắt người vợ rơm rớm. Chị ta âu cũng là người tốt, dễ chạnh lòng, chẳng qua vì cuộc sống mưu sinh nên đành phải chua ngoa mà bon chen, mà sống, nào ai muốn làm khó ai. Gió thổi ngược chiều, cái áo mưa kêu lên phần phật theo gió, ông già dừng lại, thở hổn hển. Chợt ông thấy trước mắt mình một chiếc dép nhựa còn khá mới, chắc có đứa trẻ nào đánh rơi, đường cao tốc thế này chuyện ấy xảy ra như cơm bữa, bố mẹ đứa trẻ có thể không nhận ra, hoặc việc quay xe lại mất thời gian và nguy hiểm hơn khi tất cả các phương tiện đều di chuyển với tốc độ lớn. Ông nhặt cái dép lên, biết đâu trong cái may mắn nào đó, ông nhặt được nốt chiếc dép còn lại, đôi dép này hơi to so với chân cháu ông, nhưng nếu thay cho đôi dép khâu chằng chịt của nó thì cũng tốt chán. Con đường vẫn vậy, gió và thăm thẳm trong đêm ba mươi, loáng thoáng ánh đèn pha hắt ra từ phần đường dành cho ô tô, chẳng còn chiếc xe máy nào buồn buông mình trong cái đêm giá rét này nữa, ở ngoại ô, người ta hầu như không đi lại nhiều như thành phố. Đường về nhà ông không còn xa lắm, chỉ còn hai quãng đường nữa, trên gác-đờ-bu một cành đào bé xíu đang run rẩy trong gió, ông nhặt lấy nó khi có một cái cây bị gãy cành do vận chuyển, dẫu sao có một cành đào nhỏ trong nhà cũng là vui thêm cho cái Tết. Trời tối, những ánh đèn đường vàng vọt, con đường chưa hoàn thiện nên đoạn có đèn, đoạn không, ông già vẫn chăm chú quan sát bằng con mắt đã tèm nhèm của mình, chẳng biết liệu mình có nhặt được nốt cái dép hay không. Chợt ông dừng khựng lại, lối rẽ về nhà ông đây rồi, cháu ông còn đang đứng đợi ở nhà, ba hôm nay ông không về, chẳng biết nó ăn uống ra sao. Ông liếc nhìn ra đằng sau, cành đào của ông đã héo, những cánh hoa thôi không run rẩy nữa mà tái đi như chìm sâu vào giấc ngủ, ông băn khoăn, biết đâu, đi thêm một đoạn nữa mình lại nhặt được chiếc dép, như vậy là đủ một đôi, chứ để cháu đi cọc cạnh sao ông nỡ, rồi bạn bè nó lại trêu nó. Nghĩ vậy, chân
  5. ông lại nhấn pê-đan, đi tiếp thêm một quãng nữa, rồi một quãng nữa. Con đường chỉ còn một mình ông với cái lạnh, với gió với tiếng cái áo mưa nilon bay phần phật. Hình như lúc ông đi trong nhà còn hai bơ gạo. Ông chỉ để lại cho cháu được hai quả trứng gà, rau ngoài vườn không biết gió thế này có bị táp hết hay không. Hình như cháu ông sáng hôm ấy không đội mũ, nó chạy ra chỗ người ta tát cá để mò mấy con cá, con tôm. Hình như là nó nói them bánh chưng mong ông mang về cho nó một cái. Hình như nó nói nó nhớ bố mẹ, nó sợ ngủ một mình Ấy thế mà ông vẫn đi, ông bỏ nó ở nhà hai buổi tối, chỗ gạo ấy nó ăn ít thế nào cũng chỉ đủ hai ngày, còn bữa trưa, bữa tối hôm nay nó ăn gì được? Ông không mua bánh chưng cho nó, ông cũng không chuẩn bị cho nó một cái Tết đúng nghĩa từ khi nó về với ông. Ông cũng không nói với nó bố mẹ nó không về, lẽ nào ông muốn nó chờ đợi, chỉ là ông thương cháu ông phải chịu cảnh mồ côi. Nghĩ vậy, ông không đạp đi nữa, ông vòng xe lại, còng lưng đi ngược lại quãng đường để về nhà. Về với cháu ông, về với cái thùng gạo đã nhẵn thin, về với cành đào héo rũ sau lưng, về với cái bàn thờ ọp ẹp có ảnh vợ ông, có ảnh con gái và con rể ông, về với căn nhà nơi ông sống cùng đứa cháu sau cái vụ tai nạn ấy, về với đôi bàn tay bé nhỏ hay níu áo ông đòi cõng, đòi bế. Về thôi. Đêm giao thừa là đêm của gia đình, ông về để cháu ông có gia đình mà đón Tết. Gió quẩn táp một luồng cát bụi bay xộc về phía ông khiến ông chững lại, lối rẽ còn cách ông có vài mét ngắn ngủi, ông vuốt mặt cho khỏi bụi bám rồi toan đạp đi. Bỗng có một thứ đập vào mắt khiến ông bật cười ha hả, trời chắc cũng thương tới người nghèo, quả nhiên ông lại nhặt được chiếc dép còn lại mà ông đang tìm. Lòng ông rộn rang niềm vui, cứ thế, ông thấy gió không còn lạnh nữa, ông muốn về nhà ngay để đưa cho cháu ông đôi dép này, kể cho nó nghe ông nó may mắn nên nhặt được cả một đôi.
  6. Lạch cạch đẩy cửa bước vào nhà, cháu ông đang nằm co ro trên ghế, tay nó hãy còn ôm chặt cái bánh chưng, ông lão ngạc nhiên bèn nhẹ nhàng lay cháu dậy: - Ôi! – Đứa bé mở mắt, hân hoan nói – Ông đã về, cháu chờ ông mãi! - Mấy hôm nay con ăn gì? - Con ăn cháo ông ạ, nhưng con không đói đâu, có cá hôm tát ao nhà chú Thông còn mấy bác hàng xóm cho con ít cơm nữa, – bất chợt nó khựng lại, nó sợ ông nó lo lắng bèn chuyển ngay sang câu chuyện khác – ông biết không, tối nay bà Ngân sang nhà mình rồi cho ông cháu mình một cái bánh đấy. Bà bảo với cháu là nhà bà gói nhiều nên ông không phải lo đâu. - Thế sao cháu không ăn đi, cả tối nay cháu đã ăn gì đâu! – Khuôn mặt ông lão lộ rõ vẻ lo lắng. - Không, cháu đợi ông về, cháu muốn thắp hương cúng giao thừa như mọi người, sau đó ông cháu mình cùng ăn, cháu cứ sợ chuột nó ăn mất nên không dám để lên bàn thờ ông ạ. - Ừ, vậy để ông thắp hương rồi ông sẽ bóc bánh cho cháu nhé, cháu cắm cho ông cành đào vào cái chai ở góc bếp rồi mang cho ông nhé. - Năm nay nhà mình có cả đào hả ông? – Đứa bé cất giọng háo hức lên hỏi ông nó – Cháu cũng có mấy quả quất nhé, năm nay mình có cả quất, có cả đào. Nói rồi, nó hớn hở chạy ra gỡ lấy cành đào trên xe ông nó rồi nó nhày chân sáo xuống bếp, ông lão thấy thế mà vui lây, ông nói với theo: - Mà không những thế đâu nhé, ông còn có quà cho cháu đấy, dép mới nhé. Ông nhìn thấy đôi mắt đen lay láy của cháu mình nhìn về phía ông rồi nó cười tít mắt: - Ông ơi, cháu yêu ông nhất ông ạ! Đêm ấy, ông nằm lẩm nhẩm trong đầu mình khi đứa cháu đã ngủ say, nó rúc vào ông để bù đắp cho mấy đêm ông đi vắng, ông xoa đầu nó rồi nhìn lên trần nhà nói một mình: - Dù sao thì bố cũng sẽ chăm sóc cho nó, vất vả nhưng còn hơn bỏ nó cho mấy trung
  7. tâm bảo trợ, ít ra nó còn có gia đình, có ông để mà bám víu… các con… cứ yên tâm nhé! Ngoài kia, những hạt mưa phùn bắt đầu buông mình giăng khắp không gian, đứa trẻ cựa mình rồi ôm chặt lấy ông. Đôi môi nó mỉm cười khe khẽ, trong giấc mơ, nó nghe thấy tiếng những nụ hoa đào đang cựa mình dần dần bung ra những cánh hoa đỏ thắm. Một phần câu chuyện này là trải nghiệm có thực
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2