YOMEDIA
ADSENSE
Một ngày sông ngừng chảy
53
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tham khảo tài liệu 'một ngày sông ngừng chảy', giải trí - thư giãn, truyện ngắn phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một ngày sông ngừng chảy
- Một ngày sông ngừng chảy TRUYỆN NGẮN CỦA THANH BÌNH NGUYÊN - Dọn đồ đạc ra khỏi nhà ngay … Giọng Ba rít lên qua kẽ răng, nửa như tức tối, nửa như nghẹn lại. Rồi Ba gục đầu xuống bàn, hai bàn tay úp mặt, khóc. Chưa bao giờ Nguyên thấy Ba vậy. Trước nay Ba luôn bình tĩnh và ít nói. Nhất là lúc đứng trên bục giảng, ba như một người nghệ sĩ đang bay bổng với đam mê của mình. Từ khi lên chức hiệu phó, Ba bắt đầu có vẻ mệt mỏi. Đôi lúc ông ngồi trầm ngâm một mình nhìn khói thuốc và khẽ thở dài… Đêm nay nhìn Ba thật dữ tợn. Nguyên đang học lớp bảy, nhưng nó chưa thể hiểu được suy nghĩ của Ba mẹ, chuyện hai người cãi nhau tối nay cũng vậy. - Bà đi đâu mà chập tối là biến mất, rồi chín mười giờ mới về. Ba đập bàn, nhìn Mẹ. - Tôi đi lo công việc cho ông chứ đi đâu bây giờ. Mẹ thản nhiên trả lời. - Nói dối, Bà đi hẹn hò với thằng Chín A. Nó là ní của tôi mà sao bà lại …. - Ông nói vậy mà nghe được sao. Tôi qua nhà chị Hai Thảo để bàn chuyện bị khai trừ đảng của ông. Sắp tới ông còn bị người ta tranh dành chức hiệu phó chuyên môn nữa kìa. - Bà nói gì, tôi bị người ta dành chức hiệu phó hả. Phải rồi tất cả những việc đó là bà lo mà. Tâm đã đoán được chuyện Ba mẹ cãi lộn, Ba đang ghen Mẹ với Từng bể Chín A là trưởng công an xã. Nguyên biết chuyện này do cô Hải công đoàn và thầy Kỷ hiệu phó đã
- mách cho ba nghe chiều hôm qua. Nhưng nó không hiểu tại sao Ba lại nghe người ta để rồi gây gổ với Mẹ. Trong khi cả tuần nay đêm nào Mẹ cũng qua nhà dì Hai Thảo. Mẹ ngồi bên cửa sổ, tấm bao ni lông ba gắn trên cửa sổ bị gió thổi tốc lên, đập vào vách lá dừa nghe “ lạch phạch …”. Mẹ thật buồn, nhưng không khóc. Nguyên rất thương Mẹ, vì chế Hai đã lấy chồng cùng là giáo viên ngoài thị trấn Hộ Phòng, lâu lâu mới về chơi, anh Ba dạy dưới Trần Văn Thời, anh Tư thì học Cao đẳng Sư phạm trên tỉnh, nên nó chỉ còn Mẹ để nói chuyện. Nguyên mới mười ba tuổi, thì làm sao dám can người lớn cãi lộn, mà chắc gì ba chịu nghe nó. Biết vậy, nhưng Nguyên sợ Mẹ buồn, trong khi Ba lại không tin Mẹ. - Ba ơi Mẹ qua nhà dì Hai thiệt đó. Chiều nay con đã chèo xuồng đưa Mẹ qua sông mà. Nguyên đứng nép mình vào vách bếp, hai mắt chớp chớp nhìn Ba. - Mày cũng theo Mẹ mày hả. Đi vào bếp ngay, đứng đó Ba đánh đòn bây giờ. Vừa lúc đó dì Hai Thảo và dì Năm Miên chạy đến. Dì Năm lại ngồi kế Mẹ, còn dì Hai bước tới trước mặt Ba. - Chú đang làm gì vậy. Chuyện vợ chồng xích mích thì từ từ dàn xếp, chứ cãi nhau om xòm , bà con chòm xóm người ta cười cho. - Thôi, tối nay con Ba qua nhà chế Năm ngủ, ở nhà mắc công đánh lộn thì mệt. - Không sao đâu chị. Ổng chưa bao giờ đánh em. Có chị Hai đây, ông muốn hỏi gì thì hỏi đi. Ba ngồi bất động, rồi nhìn thẳng dì Hai Thảo. - Tôi nói cho chú biết, hiện tại nhiều người đang muốn phá chú. Nhứt là những kẻ cứ lén lút nói xấu người khác, mà chú thì đi tin người ngoài để la lối vợ con. Ông xã tôi nói là họ đã gởi đơn vu khống chú lên Phòng Giáo dục huyện, ở trên đó đã cử thanh tra xuống làm việc với Uỷ ban xã sáng nay. - Nói thật với chị, tôi không thích làmhiệu phó đâu, tôi chỉ muốn đứng lớp, nhưng sợ vợ con buồn nên đôi lúc mệt mỏi lắm.
- Ba xuống bếp lấy cặp thùng và đòn gánh, rồi lẳng lặng bỏ đi ra cửa. Đêm tĩnh mịch, văng vẳng những tiếng dế và bù tọt hòa điệu vào nhau buồn não ruột *** Tháng tư, Bà ngoại mất vì bịnh suy tim, một tuần sau ông ngoại té ngoài vườn bị chấn thương sọ não. Mẹ nhận được điện tín của cậu Út thì mặt mày tái xanh, hai hàm răng cắn chặt, móng tay tím ngắt. Mẹ xỉu hơn nửa tiếng, Ba ẵm Mẹ qua trạm xá nằm bênh trong Uỷ ban xã. Tỉnh dậy, mẹ khóc hoài, làm cho Ba cứ thấp tha thấp thỏm. Nguyên nghỉ học, chăm sóc Mẹ. Nằm nghỉ tới chiều thì Mẹ đòi về. - Chắc tháng bảy tôi mới về lo cho Ba mẹ được. - Ừ. Có gì vợ chồng mình sẽ thu xếp cùng về. - Chắc tôi đi một mình, hai cha con ở nhà còn biết bao việc, vài bữa học sinh đến học thêm nữa mà. *** Mưa ào ào xô nghiêng ngả đám dừa nước ven sông, căn nhà sàn nằm đưa lưng ra sông bị bụi nước cuốn vào ướt mèm. Xác tôm, được dồn vô cần xé, chất đống trong góc nhà, mùi tanh hắt lên mũi, làm ai không quen rất dẽmắc ói. Nguyên cũng bị ói và khó chịu hơn ba ngày, khi mới xin vô lột tôm cho chú Ban là hiệu trưởng trường tiểu học Định Thành. Chịu đựng riết cũng thành quen, mà cô Mai cũng thương nó, cho ngồi chỗ thoáng gió, nên mùi tanh đỡ khó chịu. - Mẹ con chừng nào về? Cô Mai đổ tép bạc xuống thau mủ trước mặt Nguyên, rồi nhìn nó. - Con cũng hổng biết nữa . Bữa trước Mẹ nói về bốc mộ ngoại chừng ba tuần sẽ vô. - Ừa. Con ráng lột hết thau này, rồi về nấu cơm. Cô chừa bịch tép vụn ngoài bàn cân, chút con nhớ lấy về ăn cơm.
- - Dạ! Nguyên cười mím chi, cám ơn cô Mai rồi lụm tép lên. Chú Ban làm hiệu trưởng đã gần mười năm. Ngày trước chú tới xã này với hai bàn tay trắng, hai năm sau chú Ban lấy cô Mai cũng là giáo viên. Sau đó chú lên chức hiệu phó, rồi hiệu trưởng, còn cô Mai thì nghỉ dạy để lo buôn bán. Ngoài tiệm tạp hóa rộng hơn ba căn nhà phía mặt lộ, cô Mai còn mở thêm trại tôm giống và nhận lột tôm, tép bạc để xuất khẩu. Mấy người làm vuông cứ tới con nước xổ tôm đều cho giỏ lải chở tới bán. Sau đó cô cho lựa ra nhiều loại, tôm và tép lớn thì được lột vỏ, luột đầu ướp đá rồi chuyển đi bán cho Công ty đông lạnh. Các loại tép bạc, tôm đất nhỏ thì để bán lẻ cho bà con trong xóm. Nguyên lựa một con tép bạc ướp đá lạnh ngắt lên, dùng ngón tay cái lột đầu tôm, sau đó lột từng lớp vỏ trên thân, cuối cùng nó dùng ngón cái và ngón trỏ bóp mạnh phía đuôi con tép. Lúc này con tép bạc chỉ còn lại phần thịt trắng xám, tròn lẳn. Vô tình cô Mai nhắc tới chuyện Mẹ về quê lo làm giỗ và xây mả cho ngoại, khiến cho Nguyên thật buồn. Nó nhớ và lo cho Mẹ chỉ có một thân một mình. Ba thì bị bịnh cả tuần nay, tại trời mưa dầm dề, nên bịnh cảm và ho làm người Ba mệt lả… *** Nguyên đang loay hoay trong bếp, khói luẩn quẩn dưới mái lá dừathấp chũng, cứ cuộn vào mặt làm mắt nó cay xè. Mùa mưa, lá dừa khô và trấu bị ủ nước, nên Nguyên nhóm lửa vào bếp trấu, nhưng lửa không bén. Bực mình nó liền lấy dầu lửa đổ vào bếp. Lửa cháy phừng lên làm nó hoảng hồn, nhảy dựng người. - Con làm gì vậy ? Ba đang nằm trên võng ngoài chái nhà, bước vô bếp. - Dạ! Con đổ dầu lưa vô mồi cho lẹ, ai ngờ lửa cháy lớn quá. - Sao con không lấy giấy vụn mà đốt, dùng dầu lửa nguy hiểm lắm. Ba lấy giấy bỏ vô bếp trấu, lửa cháy làm lá dừa khô và trấu nóng dần, rồi cháy theo. - Giờ con ở nhà nấu cơm, Ba qua nhà bác Hai Thảo có chút việc, đói thì con ăn trước đi.
- Nguyên bắc nồi cơm lên bếp, rồi bỏ tép vô chảo ướp gia vị. Nhìn những con tép bạc hơi nhỏ nhưng nguyên vẹn, Nguyên chợt nhớ đến ngày đầu tiên đi lột tôm, nó đã lượm tép vụn về nhà, rồi rang với nước mắm. Ba bữa sau, cô Mai kêu nó vô nhà: “Cô nghe mấy đứa nói là con thường lấy tép về nhà, tại sao con làm vậy?” Nguyên nhìn xuống chân, hai mắt nó đỏ hoe, giọng ấp úng “Con thấy tép vụn cô bỏ cho heo ăn, thấy tiếc nên lượm về nhà rang với nước mắm để ăn cơm. Hổm rày trong xóm hổng có ai bán đồ ăn gì hết, mà Ba con đương bịnh nữa”. Nguyên nói xong liền đưa bịch tép vụng cho cô Mai coi. Cô Mai bật cười, lấy tay nhéo vào má nó. “Cô hiểu lầm con rồi, thôi con về đi”. Nguyên dùng hết sức bửa mạnh trái dừa khô bể làm hai, rồi lấy dao cạy cơm dừa ra tô. Nó cắt cơm dừa ra từng miếng nhỏ, rang với tép bạc. Mùi thơm của tép chín, hợp vị bùi của dừa làm cho Nguyên thật sảng khoái. - Thầy có nhà không thầy? Một đứa con trai mặc áo vá rách hở ngực, đang đứng trước cửa, tay xách bịch cá rô. - Kiếm thầy chi? Nguyên hất hàm nhìn đứa nhỏ. - Dạ! Ngoại con biểu gởi cho thầy mấy con cá rô ăn cho khoẻ. Ủa, Hia đương kho dừa hả, con nghe ngoại nói người nào bị ho ăn dừa vô sẽ nặng hơn đó - Kệ tao! Thầy không có nhà. Sao bữa trước mày hổng đóng tiền mà cũng vô lớp học thêm vậy?. Muốn ăn quỵt hả, lát nữa tao sẽ méc Ba chuyện này. - Nhà con nghèo tiền đâu mà đóng. - Trời đất. Vậy thì đừng học. - Con nói gì vậy Nguyên?. Em nó nhỏ, nhà nghèo mà ham học lắm. Ủa, Út Mén qua tìm thầy có chuyện gì không? - Dạ! ngoại con biểu xách qua cho thầy mấy con á rô. Thầy ráng giữ sức khoẻ, đặng còn dạy học nữa. - Ừ … Em nói ngoại là thầy cám ơn.
- - Thưa thầy con về. Nguyên bưng mâm cơm đặt lên phản, ba nhìn nó rồi nói. - Con đừng khó khăn với nó. Út mén mồ côi từ nhỏ nên tội lắm. Me con dặn Ba không lấy tiền học phí của nó. Thôi! Ăn cơm đi con, lát nữa nhớ tắm cho mấy con heo giùm Ba. Nắng mênh mang, sông lấp lánh bạc. Gió thổi lồng lộng từ ngoài lòng sông ùa vào mặt Nguyên mát rượi. Chuồng heo nằm gần sông,trước mặt là bụi mồng tơi và rền tía. Nguyên cột dây vào xô, kéo nước từ sông lên bờ, rồi xách tới chuồng heo. Được nước sông xối vào người mát lạnh, nên mấy con heo con thích thú ngoe ngoảy đuôi, kêu lên “ụt ịt …” Nguyên chợt nhớ đến chuyện bị Ba la cách đây hơn hai tháng, bữa đó sau khi đi học về, Ba kêu nó xách thùng kem sinh tố qua bên sông bán cho học sinh tiểu học. Đang mệt nên nó làm biếng, cứ quanh quẩn trong bếp, Ba bực mình lấy cây roi mây ra. Sợ quá nó bỏ chạy ra sau vườn rau rồi nhảy ùm xuống sông. Nhưng không dám lội ra xa. Ba nhắc ghế đẩu ra ngồi nhìn. Nó lì lợm ngâm mình dưới sông, không chịu lên. Mẹ và mấy cô giáo lại năn nỉ, nhưng Ba không nghe cứ ngồi đợi nó. Chiều đó Nguyên bị cảm lạnh, Mẹ lấy xả, lá chanh và lá ổi xông cho, nhưng người nó cứ run lên lập cập. Còn thùng kem bị úng nước, nên hư hết, phải đổ cho heo ăn. Nguyên đứng nhìn dòng sông đang chảy, nước lớn mấp mé gần bờ, nên lòng sông rộng mênh mông. Nguyên chợt thì thầm: “Quê mẹ đó nơi vùng sông Mã lúa đồng xanh cỏ mượt chân đồi nhớ những chiều hái hoa đuổi bướm tuổi thơ con lơ lửng cánh diều bay” - Hổng biết giờ này Mẹ đang làm gì, khi nào Mẹ mới về nhà đây. Vài bẹ dừa lập lờ trôi trên sông, lâu lâu lại quay tròn theo dòng nước xoáy. Nguyên lẩm nhẩm hát “Quê tôi ai cũng có một dòng sông bên nhà, con sông quê gắn bó với tuổi thơ
- đời tôi …”. Rồi nó cười lên thích thú, như phát hiện ra điều gì đó. Nguyên lại thì thầm “Có bao giờ dòng sông ngừng chảy hông ta?. Chừng nào Mẹ về mình sẽ hỏi chuyện này…”
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn