intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một nửa thế giới mua sắm ra sao-phần1

Chia sẻ: Ho Truc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

76
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên những thị trường mới nổi toàn thế giới, sức mua của người tiêu dùng đang thay đổi một cách nhanh chóng trong ngành công nghiệp bán lẻ, cả địa phương lẫn toàn cầu. Các nhà bán lẻ đa quốc gia tìm kiếm những nguồn tăng trưởng mới đều đang theo dõi các thị trường đại chúng của Bra-xin, Trung Quốc và Ấn Độ, nơi lượng dân số lớn và sức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của những quốc gia này khiến cho các thị trường gần như trở nên hấp dẫn hơn. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một nửa thế giới mua sắm ra sao-phần1

  1. Một nửa thế giới mua sắm ra sao: Quần áo ở Bra-xin, Trung Quốc và Ấn Độ -phần1 Các nhà bán lẻ đa quốc gia đang phải đối mặt với các thách thức mới để nắm giữ được sức mua đang tăng lên trên từng thị trường đặc thù này. Trên những thị trường mới nổi toàn thế giới, sức mua của người tiêu dùng đang thay đổi một cách nhanh chóng trong ngành công nghiệp bán lẻ, cả địa phương lẫn toàn cầu. Các nhà bán lẻ đa quốc gia tìm kiếm những nguồn tăng trưởng mới đều đang theo dõi các thị trường đại chúng của Bra-xin, Trung Quốc và Ấn Độ,
  2. nơi lượng dân số lớn và sức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của những quốc gia này khiến cho các thị trường gần như trở nên hấp dẫn hơn. Và ngay khi có được mức thu nhập cao hơn thì những người tiêu dùng ngày càng tiêu nhiều tiền hơn vào các mặt hàng vượt qua những nhu cầu cần thiết cơ bản. Một trong những danh mục hàng hóa đầu tiên cảm nhận được sự thay đổi này chính là quần áo. Để hiểu một cách đầy đủ hơn điều cho thấy các nhà bán lẻ thành công trên các thị trường này, McKinsey đã tiến hành một dự án nghiên cứu sự ưu tiên về hành vi và các quan điểm mua sắm quần áo ở Bra-xin, Trung Quốc và Ấn Độ. Nguyên mẫu của chúng tôi chủ yếu tập vào phụ nữ, những người ở nhiều thị trường không chỉ quyết định mua quần áo nào cho chính mình mà còn có ảnh hưởng tới cả những bộ quần áo mua cho chồng và con của họ. Chúng tôi bổ sung vào bản nghiên cứu
  3. định lượng này rất nhiều nhóm tiêu điểm, đến xem cửa hàng, phỏng vấn và cả nhật ký mua sắm. “Trung Quốc: ngân sách càng hạn hẹp, tủ quần áo càng ít” cho thấy lời cảnh báo của những người tiêu dùng hay thay đổi và các đối thủ cạnh tranh địa phương mạnh mẽ của đất nước này phá hỏng nỗ lực của các hãng đa quốc gia như thế nào. “Ấn Độ: mua sắm cùng gia đình” giải thích những vai trò khác nhau mà những người phụ nữ, đàn ông và cả trẻ nhỏ nắm giữ trong việc đưa ra các quyết định về quần áo cùng hướng phát triển được thị trường này. “Bra-xin: nhận biết được mốt, tín dụng sẵn sàng” miêu tả những người mua sắm đầy cảm hứng của quốc gia này cũng như các nỗ lực của những ngân hàng và nhà bán lẻ đang cùng chạy đua để đáp ứng được các nhu cầu tín dụng của khách hàng. Trung Quốc: ngân sách càng hạn hẹp, tủ quần áo càng ít Lượng người tiêu dùng về quần áo của Trung Quốc là vô cùng lớn nhưng lại thiếu kinh nghiệm về phân loại, chất lượng và đặc
  4. tính của sản phẩm. Vì vậy, các nhà bán lẻ toàn cầu có thể giúp được cho họ. Và dù mức tăng trưởng rất nhanh nhưng thị trường quần áo của Trung Quốc vẫn thể hiện những thách thức đáng kể đối với các nhà bán lẻ toàn cầu. Bản khảo sát của McKinsey về người tiêu dùng Trung Quốc nhấn mạnh sự khó khăn mà các nhà bán lẻ đa quốc gia có thể gặp phải khi áp dụng các công thức thử-và-biết của họ vào Trung Quốc đối với việc phân biệt giữa các sản phẩm và thương hiệu và đề xuất rằng các nhà bán lẻ nên chấp nhận các cách tiếp cận mới trong những lĩnh vực chẳng hạn như bán trong cửa hàng và quảng cáo. Hơn nữa, bản khảo sát còn nêu bật những sự khác nhau quan trọng giữa những người mua sắm quần áo Trung Quốc bình thường với những người trưởng thành trẻ tuổi của quốc gia này
  5. nhóm người mang lại những cơ hội có thể hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ toàn cầu. Những điều tìm thấy này xuất phát từ một nỗ lực nghiên cứu nhằm kết hợp sự khảo sát định lượng về những người tiêu dùng thị trường đại chúng thành thị với những kỹ thuật nghiên cứu định lượng, bao gồm nhật ký mua sắm, đến xem cửa hàng và các nhóm tiêu điểm. Chúng tôi đã nghiên cứu thị trường đại chúng vì nó định hướng ngày một cao sức tăng trưởng nhanh chóng (12% một năm) về thị trường quần áo bán lẻ trị giá 84 tỉ đô-la ở Trung Quốc và thể hiện được cơ hội đầy ý nghĩa đối với các nhà bán lẻ nước ngoài nhằm mở rộng hơn nữa ngoài những người tiêu dùng cấp cao mà họ từng phục vụ từ đầu những năm 1990. Giờ đây, thị trường quần áo Trung Quốc là thị trường lớn nhất thứ ba trên thế giới chỉ sau Mỹ (232 tỉ đô-la) và Nhật Bản (100 tỉ
  6. đô-la) cũng như có sức tăng trưởng nhanh nhất trong khối các nước “BRIC”: Bra-xin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. 70% doanh thu về quần áo ở thành thị Trung Quốc diễn ra theo các hình thức hiện đại (điển hình là các khu mua sắm ngày càng trở thành những cửa hàng tinh tế hơn ngay từ khi mới xuất hiện). Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng những người tiêu dùng ở thị trường đại chúng của Trung Quốc có những tủ quần áo tương đối nhỏ và chưa được phân hóa. Chẳng hạn như 40% những người Trung Quốc tham gia bản nghiên cứu đều cho biết rằng họ luôn mặc quần áo tương tự như nhau ở nơi làm việc, các dịp lễ mang tính xã hội chính thống (chẳng hạn như lễ cưới) và những ngày vui với bạn bè hoặc gia đình, so với số người tiêu dùng chiếm chỉ 8% ở Bra-xin, 13% ở Ấn Độ và 11% ở Nga. Mặc dù các thói quen đang thay đổi nhưng các nhà bán lẻ quần áo ở Trung Quốc có thể cảm thấy thách thức hơn so với những thị trường mới nổi khác để thiết lập được tên tuổi của mình như những chuyên gia trong việc phân loại quần áo, chẳng hạn như
  7. quần áo công sở cho phụ nữ hoặc quần áo dành cho những sự kiện ngoài trời đặc biệt. Hơn nữa, những người tiêu dùng Trung Quốc về quần áo không dám công khai đánh giá tầm quan trọng những thương hiệu nước ngoài. Ví dụ như chỉ một phần tư những người được hỏi nói rằng các thương hiệu nước ngoài đưa đến giá trị tốt hơn so với những tên tuổi địa phương và chỉ 11% cho biết thường xuyên thử các mặt hàng của nước ngoài. Những con số này cho thấy sự trái ngược hoàn toàn với những gì tìm thấy ở Ấn Độ, nơi khoảng 50% những người được hỏi đều cho rằng các thương hiệu quốc tế luôn vượt hơn về giá trị hoặc chất lượng. Hơn nữa, những người mua sắm Trung Quốc dường như vẫn còn tin tưởng vào giá cả nặng nề hơn nhằm tạo dựng sự sáng suốt của mình về chất lượng sản phẩm so với những người mua sắm ở nơi khác.
  8. Trong khi đó, gần một nửa những người tham gia bản khảo sát ở Bra-xin, Ấn Độ và Nga tin rằng họ có thể nhanh chóng đánh giá được chất lượng của quần áo mà không cần phải để ý xem giá cả là bao nhiêu, chỉ có 22% người tiêu dùng Trung Quốc trả lời giống vậy. Những người trưởng thành trẻ tuổi ở thành thị tại Trung Quốc, từ 18 tới 25 tuổi một phân khúc tương đương khoảng 15 triệu người đại diện cho một ngoại lệ đối với những xu hướng này. Nhiều người tiêu dùng trẻ tuổi thực sự ưa các thương hiệu quốc tế. Một nửa số người ở độ tuổi này đồng ý rằng “các thương hiệu nước ngoài có chất lượng cao hơn so với các thương hiệu địa phương” so với mức trung bình chỉ 15% các lứa tuổi còn lại khác đồng ý như vậy.
  9. Tương tự, 36% những người trưởng thành trẻ tuổi ở Trung Quốc nói rằng họ thường thẻ các sản phẩm và nhãn hiệu nước ngoài so với trung bình chỉ 13% những người ở lứa tuổi khác. Mặc dù những người tiêu dùng trẻ tuổi hành động hoàn toàn khác với những người lớn tuổi hơn ở tất cả quốc gia mà chúng tôi đã nghiên cứu thì sự khác nhau ở Trung Quốc vẫn là rõ rệt nhất. Những người tiêu dùng trẻ tuổi ở đây cũng mua sắm quần áo thường xuyên nhiều hơn những người tiêu dùng ở các lứa tuổi khác, chi phí dành cho quần áo của họ cũng lớn hơn và họ đều sẵn sàng tiêu tiền vì điều đó thậm chí nhiều hơn khi thu nhập tăng lên. Những điều tìm thấy này mang một số hàm ý khác nhau cho các nhà bán lẻ toàn cầu. Rõ ràng, việc nhắm tới giới trẻ là một cơ hội chín muồi và có thể đòi hỏi ít thay đổi đối với các phương pháp tiếp thị và mua bán truyền thống hơn so với việc phục vụ những người tiêu dùng lớn tuổi hơn.
  10. Để có được phân khúc hiểu biết thương hiệu này, các công ty đa quốc gia có thể tạo ra những nhãn hiệu mới cho thị trường ngách nhằm thể hiện được các đặc tính cá nhân riêng biệt ví dụ như sự phá cách hoặc sáng tạo. Các nhà bán lẻ có thể cũng tạo ra được những sự mở rộng của những thương hiệu giá thấp hơn, chẳng hạn như ’s Etam vừa có thêm nhãn hàng “Etam Weekend” (Etam Cuối tuần) của mình. Hơn nữa, các nhà bán lẻ đa quốc gia nên giúp những người mua sắm trở thành những người nắm bắt thông tin tốt hơn về phân loại quần áo, chất lượng sản phẩm và các thương hiệu quốc tế. Sức tăng trưởng mạnh mẽ gần đây về các phân loại quần áo thể thao chẳng hạn như trang phục mang phong cách leo núi hoặc đi đường dài cho thấy rằng mong muốn của người tiêu dùng Trung Quốc đang thay đổi và có thể thay đổi nhanh hơn nếu được tác động tốt.
  11. Các công ty tìm cách định hình sự phát triển của thị trường đại chúng cho biết mặc dù các nỗ lực bán trong cửa hàng nhằm làm nổi bật các đặc tính của sản phẩm, các buổi diễn thuyết để giúp cho những người tiêu dùng nhận thức rõ hơn về chất lượng sản phẩm, tính chuyên nghiệp của nhãn hiệu hoặc việc quảng cáo tập trung vào những ích lợi của những phân loại cụ thể thì họ cũng đang cố gắng cải thiện sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng. Chẳng hạn như Esprit, trụ sở chính ở Hồng Kông, vừa mở rộng thành công thương hiệu của mình thành một lĩnh vực đa dạng này càng cao về các loại quần áo (bao gồm trang phục thường ngày, công sở và thể thao) nhờ việc kết hợp các thành tố trong cửa hàng (chẳng hạn như trưng bày quần áo cắt may theo số đo kết hợp với ánh sáng và âm nhạc) để truyền đạt được cốt lõi của những phân loại khác nhau.
  12. Ngay khi nhìn vào thị trường đại chúng của Trung Quốc, các nhà bán lẻ toàn cầu đều phải thừa nhận rằng họ đang phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh địa phương hùng mạnh ở đó hơn là ở những thị trường của người tiêu dùng cấp cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2