Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
MỘT PHƯƠNG PHÁP GIẢM BẬC BỘ ĐIỀU KHIỂN<br />
BỀN VỮNG BẬC CAO<br />
Nguyễn Hữu Công<br />
Tóm tắt: Thiết kế điều khiển bền vững là một trong những phương pháp điều<br />
khiển thích hợp nhất để điều khiển cho hệ (đối tượng) có thông số bất định. Tuy<br />
nhiên, nhược điểm của thiết kế điều khiển bền vững là bộ điều khiển thường có bậc<br />
cao, dẫn đến nhiều bất lợi khi thực hiện điều khiển thực đối tượng như thiết kế bộ<br />
điều khiển, đáp ứng thời gian thực, ... Bài báo đề xuất một phương pháp để giảm<br />
bậc mô hình nói chung và ứng dụng để giảm bậc một bộ điều khiển bền vững bậc<br />
cao trong thực tế. Phương pháp giảm bậc mô hình đã đề xuất có thể ứng dụng trong<br />
các lĩnh vực khác như: viễn thông, công nghệ thông tin và toán ứng dụng.<br />
Từ khóa: Điều khiển bền vững, Bộ điều khiển bền vững bậc cao, Giảm bậc mô hình.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hệ thống điều khiển bền vững được giới thiệu bởi McFarlane và Glover vào năm 1991<br />
[1] đã được phát triển rất mạnh mẽ và được sử dụng thành công trong nhiều ứng dụng thực<br />
tế. Theo lý thuyết điều khiển, hệ thống điều khiển bền vững H∞ là hệ thống điều khiển phù<br />
hợp nhất cho hệ có thông số bất định. Hệ thống điều khiển bền vững có khả năng duy trì<br />
chất lượng đầu ra ổn định, hầu như không phụ thuộc vào sự bất định của đối tượng. Tuy<br />
nhiên, các phương pháp thiết kế bộ điều khiển bền vững H∞ [1], [2] thường dẫn tới kết quả<br />
là bộ điều khiển thường có bậc cao (bậc của bộ điều khiển được xác định là bậc của đa<br />
thức mẫu số). Khi áp dụng các bộ điều khiển bậc cao vào điều khiển thực sẽ dẫn tới nhiều<br />
bất lợi như:<br />
+ Với hệ thống điều khiển số: Bộ điều khiển càng cao thì mã chương trình càng phức<br />
tạp, khối lượng tính toán cần được xử lý càng tăng và kết quả là các hệ thống điều khiển<br />
có thể không đáp ứng được yêu cầu điều khiển thời gian thực hoặc nếu muốn đáp ứng yêu<br />
cầu điều khiển thời gian thực thì phải tăng tốc độ xử lý của phần cứng (tốc độ của vi xử lý)<br />
– tức là chất lượng phần cứng phải cao (giá thành đắt hơn) điều này rõ ràng sẽ làm tăng chi<br />
phí (phần cứng) của hệ thống điều khiển.<br />
+ Với hệ thống điều khiển tương tự: Bộ điều khiển càng cao thì cấu trúc mạch điều<br />
khiển càng phức tạp và khả năng gặp sự cố trong thiết kế và cũng như trong họat động của<br />
mạch càng tăng hay độ tin cậy của hệ thống càng giảm đồng thời chi phí cho hệ thống điều<br />
khiển tương ứng cũng tăng lên.<br />
Từ những bất lợi kể trên, để đảm bảo chất lượng của hệ thống điều khiển (thể hiện qua<br />
các chỉ tiêu chất lượng tĩnh, chất lượng động của hệ thống điều khiển) thì việc giảm bậc bộ<br />
điều khiển bền vững hoặc thiết kế được bộ điều khiển bền vững bậc thấp là một yêu cầu<br />
cấp thiết và có một ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Để giải quyết bài toán thiết kế bộ điều khiển<br />
bền vững bậc thấp có hai cách tiếp cận như sau:<br />
Cách tiếp cận thứ nhất: Chọn trước một cấu trúc cố định của bộ điều khiển bậc thấp<br />
(nghĩa là chọn trước dạng của bộ điều khiển bền vững nhưng chưa biết tham số của bộ điều<br />
khiển), sau đó áp dụng các thuật toán tối ưu để vừa tìm các tham số của bộ điều khiển bậc<br />
thấp, vừa đảm bảo bộ điều khiển bậc thấp thỏa mãn các tiêu chuẩn của điều khiển bền vững.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04 - 2016 95<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Cách tiếp cận thứ hai: Thiết kế bộ điều khiển bền vững theo đúng các bước thiết kế để<br />
bộ điều khiển thỏa mãn các tiêu chuẩn của điều khiển bền vững, kết quả sẽ thu được bộ<br />
điều khiển bền vững bậc cao. Bước tiếp theo sẽ sử dụng các thuật toán giảm bậc để giảm<br />
bậc bộ điều khiển bền vững bậc cao nhằm thu được bộ điều khiển bậc thấp.<br />
Với hai cách tiếp cận như trên: với cách tiếp cận thứ nhất, vì có thể chọn trước cấu trúc<br />
của bộ điều khiển bậc thấp nên có thể lựa chọn bậc bộ điều khiển rất thấp như kết quả<br />
trong [3], [4]. Tuy nhiên, nhược điểm của cách tiếp cận này là để tìm được bộ điều khiển<br />
bậc thấp phải cùng lúc giải hai bài toán tối ưu (bài toán điều khiển bền vững và bài toán<br />
tìm thông số tối ưu của bộ điều khiển bậc thấp) nên tính phức tạp của cách tiếp cận này là<br />
rất cao. Chính vì vậy, nếu ta lựa chọn cấu trúc của bộ điều khiển bậc thấp không thích hợp<br />
thì có thể không xác định được tham số của bộ điều khiển bậc thấp (bài toán tối ưu không<br />
có nghiệm) tức là không thể xác định được bộ điều khiển bậc thấp.<br />
Với cách tiếp cận thứ hai: bài toán tìm bộ điều khiển bậc thấp chỉ xuất hiện sau khi đã<br />
có bộ điều khiển bền vững bậc cao, do đó không phải giải hai bài toán cùng lúc, đồng thời<br />
trong hầu hết cấc trường hợp ta đều có thể giảm bậc được bộ điều hiển bậc cao như trong<br />
[5] tức là, luôn tìm được bộ điều khiển bền vững bậc thấp.<br />
Như vậy, để luôn tìm được bộ điều khiển bậc thấp trong mọi trường hợp thì cách tiếp<br />
cận thứ hai có ưu thế hơn. Trong bài báo này, đưa ra thiết kế bộ điều khiển bền vững bậc<br />
thấp theo cách tiếp cận thứ hai, qua đó đề xuất một phương pháp giảm bậc để giảm bậc bộ<br />
điều khiển bền vững bậc cao sẽ được giải quyết.<br />
2. THUẬT TOÁN GIẢM BẬC<br />
2.1. Mô tả bài toán giảm bậc<br />
Cho một hệ tuyến tính, liên tục, tham số bất biến theo thời gian, có nhiều đầu vào,<br />
nhiều đầu ra, mô tả trong không gian trạng thái bởi hệ phương trình sau:<br />
x Ax Bu<br />
(1)<br />
y Cx<br />
trong đó, x n , u p , y q , A nxn , B nxp , C qxn .<br />
Mục tiêu của bài toán giảm bậc đối với mô hình mô tả bởi hệ phương trình đã cho trong<br />
(1) là tìm mô hình mô tả bởi hệ các phương trình:<br />
x r A r x r B r u<br />
(2)<br />
y r Cr x r<br />
trong đó, x r r , u r p , y r q , A r rxr , B r rxp , Cr qxr với r n<br />
Sao cho mô hình mô tả bởi phương trình (2) có thể thay thế mô hình mô tả bởi phương<br />
trình trong (1) ứng dụng trong phân tích, thiết kế, điều khiển hệ thống.<br />
2.2. Thuật toán giảm bậc<br />
Hiện nay, có nhiều phương pháp giảm bậc với nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Tuy<br />
nhiên, hầu hết các thuật toán giảm bậc được công bố chủ yếu chỉ áp dụng cho các mô hình<br />
tuyến tính ổn định bậc cao [6-10]. Nhưng các mô hình tuyến tính trong thực tế ngoài mô<br />
hình ổn định còn có mô hình không ổn định mà cụ thể là bài toán thiết kế bộ điều khiển<br />
bền vững có thể thu được bộ điều khiển bậc cao là một mô hình tuyến tính không ổn định,<br />
<br />
<br />
96 Nguyễn Hữu Công, “Một phương pháp giảm bậc bộ điều khiển bền vững bậc cao.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
vì thế thuật toán giảm bậc cần có khả năng giảm bậc được cho cả hệ tuyến tính không ổn<br />
định để có thể áp dụng thuật toán giảm bậc cho mọi đối tượng của bài toán giảm bậc. Để<br />
giảm bậc cho hệ không ổn định thì có hai phương pháp như sau:<br />
Phương pháp giảm bậc gián tiếp: [6], [7] Theo phương pháp này hệ không ổn định<br />
được phân tách thành tổng của hai phần là phần ổn định và phần không ổn định. Sau đó,<br />
áp dụng các thuật toán giảm bậc hệ ổn định trên phần ổn định nhằm thu được hệ giảm bậc<br />
ổn định. Bước tiếp theo của phương pháp này là kết hợp hệ giảm bậc hệ ổn định với phần<br />
không ổn định ban đầu để thu được hệ giảm bậc không ổn định. Hiệu quả giảm bậc chủ<br />
yếu của phương pháp này phụ thuộc vào thuật toán giảm bậc áp dụng cho phân hệ ổn định.<br />
Mặt khác, theo phương pháp này thì phân hệ không ổn định là không thể loại bỏ trong hệ<br />
giảm bậc nên hệ giảm bậc sẽ luôn có bậc lớn hơn bậc của phân hệ không ổn định. Kết quả<br />
là phương pháp này có thể không cung cấp một hệ giảm bậc xấp xỉ tốt mối quan hệ vào/ra<br />
của hệ gốc khi phân hệ không ổn định chiếm một phần đáng kể. Tuy nhiên, trong thực tế<br />
các phân hệ không ổn định thường chiếm một phần nhỏ trong hệ gốc nên trong đa số các<br />
trường hợp phương pháp này vẫn có thể cho kết quả giảm bậc tốt.<br />
Phương pháp giảm bậc trực tiếp: Phương pháp này sử dụng các cộng cụ toán học đặc<br />
biệt để làm việc trực tiếp với hệ không ổn định [8], [9], ... Ưu điểm của cách phương pháp<br />
này là bậc nhỏ nhất của hệ giảm bậc không giới hạn bởi bậc của phân hệ không ổn định,<br />
tức là bậc của hệ giảm bậc, có thể nhỏ hơn bậc của phân hệ không ổn định. Tuy nhiên,<br />
nhược điểm chủ yếu cùa các thuật toán theo phương pháp này hầu như không xác định<br />
được công thức tính chặn trên của sai số giảm bậc nên việc giảm bậc tự động dựa trên<br />
công thức tính chặn trên của sai số giảm bậc là khó khăn.<br />
Các thuật toán giảm bậc đều có những ưu nhược điểm riêng và vẫn rất cần tiếp tục<br />
nghiên cứu, đề xuất các thuật toán giảm bậc đáp ứng tốt hơn yêu cầu của bài toán giảm<br />
bậc. Từ đó, tác giả đề xuất một thuật toán giảm bậc áp dụng cho hệ không ổn định theo<br />
phương pháp giảm bậc gián tiếp dựa trên tài liệu [10], [11]. Mục tiêu chính của thuật toán<br />
là bảo toàn được các điểm cực trội của hệ gốc trong quá trình giảm bậc và hệ giảm bậc có<br />
sai số nhỏ. Để thực hiện được mục tiêu này, chúng ta sẽ đánh giá sự đóng sự đóng góp<br />
(tính trội) của các điểm cực dựa vào một thước đo tính trội theo chuẩn hỗn hợp H và<br />
H 2 , sắp xếp các điểm cực theo tính chất quan trọng giảm dần trên đường chéo chính của<br />
ma trận tam giác trên A . Trên cơ sở đó hệ giảm bậc sẽ chỉ giữ lại r (r n) điểm cực<br />
quan trọng của hệ gốc, đồng thời sai số giảm bậc cũng có giá trị nhỏ.<br />
Thuật toán được đưa ra như sau:<br />
Đầu vào: Hệ không ổn định được mô tả trong (1)<br />
Bước 1: Phân tách hệ không ổn định (1) thành hai phân hệ là phân hệ ổn định và phân hệ<br />
không ổn định thu đươc hệ A d , B d ,Cd , D như sau:<br />
<br />
A 0 B <br />
A d d 11 , B d d 1 , Cd C d 1 Cd 2 , (3)<br />
0 A d 22 B d 2 <br />
với A d 11 mxm , A d 22 ( n m )x( n m ) , B d 1 mxp , B d 2 ( n m )xp , Cd 1 qxm ,<br />
Cd 2 qx ( n m ) ( m là số điểm cực ổn định).<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04 - 2016 97<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Hệ ổn định A d 11 , B d 1 , Cd 1 ,<br />
<br />
Hệ không ổn định A d 22 , B d 2 , Cd 2 .<br />
<br />
Bước 2: Đưa phân hệ ổn định A d 11 , B d 1 , Cd 1 về dạng tam giác theo chuyển đổi sau:<br />
<br />
A, B, C = T -1<br />
là ma trận tam giác trên), với T là<br />
A d11T, T-1Bd1 , Cd1T (ma trận A<br />
ma trận không suy biến được xác định như sau: T UR 1 .<br />
Trong đó: U là ma trận unitary được xác định theo phân tích Schur của ma trận A d 11 :<br />
A d 11 UΔUT với Δ là ma trận tam giác trên; R là ma trận tam giác trên được xác định<br />
từ phân tích Cholesky của gramian quan sát Q : Q R T R .<br />
<br />
Bước 3: Tìm hệ mới tương đương A, B, C <br />
B,<br />
Đầu vào: Hệ ổn định A, <br />
C <br />
Bước 3.1: Với mỗi điểm i , với i 1,..n ta tính toán<br />
B<br />
C i i 2<br />
+ Thước đo tính trội theo chuẩn H tương ứng Ri <br />
Re i<br />
Β<br />
+ Thước đo tính trội theo chuẩn H 2 tương ứng Si trace Β <br />
i<br />
<br />
+ Thước đo tính trội hỗn hợp (chuẩn hỗn hợp H và H 2 ) tương ứng<br />
J i max Ri , Si <br />
Bước 3.2: Chọn thước đo tính trội lớn nhất J i1<br />
Bước 3.3: Sắp xếp lại điểm cực i (và liên hợp của nó i , nếu cần thiết) thành vị trí<br />
1 1<br />
<br />
<br />
bằng ma trận unitary (unitary matrix) U1:<br />
đầu tiên trên đường chéo của ma trận A<br />
<br />
<br />
<br />
(4)<br />
<br />
<br />
<br />
, U T B,<br />
Bước 3.4: Tính hệ thống tương đương mới U1T AU <br />
CU <br />
1 1 1 .<br />
<br />
, U T B,<br />
Bước 3.5: Bỏ đi hai hàng và cột đầu tiên của U1T AU <br />
CU ta thu được<br />
1 1 1<br />
<br />
ˆ B,<br />
một hệ thống nhỏ A, <br />
ˆ với kích cỡ n 2 .<br />
ˆ C<br />
<br />
ˆ B,<br />
Bước 3.6: Lặp lại quá trình trên từ bước 3.1 đến 3.5 cho hệ thống nhỏ A, ˆ và<br />
ˆ C <br />
tiếp tục vòng lặp cho đến khi tất cả các điểm cực được sắp xếp lại theo độ lớn giảm<br />
dần của thước đo tính trội.<br />
<br />
<br />
98 Nguyễn Hữu Công, “Một phương pháp giảm bậc bộ điều khiển bền vững bậc cao.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
Đầu ra: Hệ tương đương A, B, C với các các điểm cực được sắp xếp lại theo độ<br />
<br />
lớn giảm dần của thước đo tính trội hỗn hợp H và H 2 .<br />
<br />
Bước 4: Giảm bậc phân hệ ổn định A, B, C <br />
<br />
A11 A12 B1 <br />
A , B , C C1 C2 , (5)<br />
0 A 22 B 2 <br />
<br />
trong đó, A11 rxr , B1 rxp , C1 qxr<br />
ta thu được hệ giảm bậc A11 , B1 ,C1 <br />
<br />
Đầu ra: Hệ rút gọn A 11 , B1 , C1 + A d22 , Bd2 , Cd2 <br />
<br />
3. GIẢM BẬC BỘ ĐIỀU KHIỂN BỀN VỮNG BẬC CAO<br />
Để chứng minh tính đúng đắn của thuật toán đề xuất, tác giả đã sử dụng hệ thống thực<br />
tế để máy phát đồng bộ hòa với lưới (ổn định góc tải máy phát) [5]. Trong [5], tác giả quan<br />
tâm chủ yếu đến ảnh hưởng của nhiễu loạn nhỏ đến góc tải máy phát, đó là một đối tượng<br />
bất định nên đã lựa chọn thiết kế bộ điều khiển bền vững RH để ổn định góc tải máy phát<br />
đồng bộ, kết quả thu được bộ điều khiển có bậc 28 như sau:<br />
N( s)<br />
R(s) (6)<br />
D( s )<br />
N( s ) 0.004867 s 28 0.7519 s 27 58.8s 26 2526s 25 8.35.104 s 24 2.128.106 s 23<br />
4.383.107 s 22 7.542.108 s 21 1.108.1010 s 20 1.411.1011 s19 1.527.1012 s18 1.544.1013 s17<br />
1.341.1014 s16 1.032e15 s15 7.021.1015 s14 4.211.1016 s13 2.213.1017 s12 1.01.1018 s11<br />
3.954.1018 s10 1.306.1019 s 9 3.564.1019 s 8 7.845.1019 s 7 1.348.1020 s 6 1.723.1020 s 5<br />
1.52.1020 s 4 8.162.1019 s 3 1.984.1019 s 2 3.89.1016 s 125.2<br />
D( s ) 5.25e5 s 28 0.009786s 27 0.8675s 26 48.8s 25 1965s 24 6.056.104 s 23<br />
1.49.106 s 22 3.018.107 s 21 5.14.108 s 20 7.483.109 s19 9.425.1010 s18 1.035.1012 s17<br />
9.968.1012 s16 +8.432.1013 s15 6.266.1014 s14 4.079.1015 s13 2.314.1016 s12<br />
1.134.1017 s11 4.74.1017 s10 1.66.1018 s 9 4.762.1018 s8 1.085.1019 s 7 1.891.1019 s 6<br />
2.399.1019 s 5 2.062.1019 s 4 1.065.1019 s 3 2.479.1018 s 2 1.59.104 s 2.945.1011<br />
Như đã phân tích ở mục 1, bộ điều khiển bậc bậc 28 dẫn tới nhiều bất lợi khi thực hiện<br />
điều khiển thực nên vấn đề cấp thiết đặt ra là cần phải giảm bậc bộ điều khiển bậc 28. Để<br />
bộ điều khiển giảm bậc có thể thay thế được bộ điều khiển gốc bậc cao thì nó phải thỏa<br />
mãn các điều kiện sau:<br />
Sai số giảm bậc nhỏ - sai lệch đáp ứng bước nhảy, đáp ứng tần số của bộ điều khiển<br />
giảm bậc so với bộ điều khiển gốc là nhỏ;<br />
Bậc của bộ điều khiển nhỏ;<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04 - 2016 99<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Bộ điều khiển giảm bậc vẫn đảm bảo chất lượng điều khiển tương đương bộ điều<br />
khiển gốc (thể hiện qua các chỉ tiêu chất lượng tĩnh, chỉ tiêu chất lượng động của hệ<br />
thống điều khiển).<br />
Bộ điều khiển bậc 28 là một mô hình tuyến tính ổn định nhưng có hai điểm cực của hệ<br />
xấp xỉ bằng không, thực hiện giảm bậc bộ điều khiển R m ( s ) theo thuật toán đề xuất cho<br />
kết quả giảm bậc được thể hiện trong bảng 1 như sau:<br />
Bảng 1. Kết quả giảm bậc bộ điều khiển bậc cao.<br />
Bậc R r ( s)<br />
8 - 92.89s 3238s 4.173.10 s 3.602.10 s 2.743.106 s 4 8.899.106 s 3 2.255.107 s 2 2.315.107 s 3.682.104<br />
8 7 4 6 5 5<br />
<br />
<br />
<br />
s 8 67.14s 7 1886s 6 3.019.104 s 5 2.782.105 s 4 1.311.106 s 3 3.376.106 s 2 2.872.106 s 7.531108<br />
7 92.89s 7 1819s 6 1.394.104 s 5 1.473.105 s 4 4.924.105 s 3 1.377.106 s 2 1.516.106 s 2410<br />
s 7 51.86s 6 1093s 5 1.349.104 s 4 7.219.104 s 3 2.087.105.s 2 1.88.105 s 4.366.10-6<br />
6 92.89s 6 1711s 5 1.112.104 s 4 1.319.105 s 3 2.718.105 s 2 9.071.105 s<br />
s 6 50.7 s 5 1025s 4 1.199.104 s 3 5.353.104 s 2 1.14.105.s 321.4<br />
Lưu ý: Ta sẽ gọi bộ điều khiển giảm bậc (bậc r ) là bộ điều khiển bậc r .<br />
Để xác định mô hình giảm bậc thích hợp, ta sử dụng đáp ứng quá độ và đáp ứng tần số<br />
của bộ điều khiển gốc và bộ điều khiển giảm bậc thể hiện trên hình 1 như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 1. Đáp ứng quá độ và đáp ứng tần số của bộ điều khiển gốc<br />
và bộ điều khiển bậc 6, 7, 8.<br />
Nhận xét: Qua hình 1a, ta thấy đáp ứng quá độ của bộ điều khiển bậc 8, bậc 7 và bậc 6<br />
trùng khớp hoàn toàn với đáp ứng của bộ điều khiển gốc bậc 28. Qua hình 1b ta thấy đáp<br />
ứng tần số của bộ điều khiển bậc 8, bậc 7 trùng khớp hoàn toàn với đáp ứng tần số của bộ<br />
điều khiển gốc bậc 28; đáp ứng tần số của bộ điều khiển bậc 6 trùng khớp với đáp ứng tần<br />
số của bộ điều khiển gốc kể từ vùng tần số lớn hơn 0.0184 rad/s, với vùng tần số nhỏ hơn<br />
0.0184 rad/s thì đáp ứng tần số của bộ điều khiển bậc 6 sai lệch với đáp ứng tần số của bộ<br />
điều khiển gốc với xu hướng là tần số càng nhỏ thì sai lệch càng lớn.<br />
Từ các kết quả trên ta thấy: về sai số giảm bậc (so với bộ điều khiển bậc 28) thì bộ điều<br />
khiển bậc 8 và bậc 7 có sai lệch (đáp ứng quá độ, đáp ứng tần số) nhỏ hơn so bộ điều<br />
<br />
<br />
<br />
100 Nguyễn Hữu Công, “Một phương pháp giảm bậc bộ điều khiển bền vững bậc cao.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
khiển bậc 6. Do vậy nếu ta ưu tiên yêu cầu bộ điều khiển cần có sai số giảm bậc nhỏ so với<br />
yêu cầu bậc bộ điều khiển nhỏ thì ta có thể sử dụng bộ điều khiển bậc 8 thay thế bộ điều<br />
khiển bậc 28. Ngược lại, nếu ta ưu tiên yêu cầu bộ điều khiển nhỏ so với yêu cầu sai số<br />
giảm bậc nhỏ thì ta có thể sử dụng bộ điều khiển bậc 6 thay thế bộ điều khiển bậc 28.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Bài báo đã giới thiệu một phương pháp thiết kế bộ điều khiển bền vững bậc thấp cho hệ<br />
có thông số bất định sử dụng thuật toán giảm bậc mô hình. Bài báo cũng đã đề xuất thuật<br />
toán giảm bậc mô hình có thể thực hiện giảm bậc cho cả hệ ổn định và hệ không ổn định<br />
trên cơ sở bảo toàn các điểm cực quan trọng của hệ gốc trong hệ giảm bậc. Kết quả nghiên<br />
cứu chứng minh tính đúng đắn của thuật toán đề xuất được minh họa thông qua việc giảm<br />
bậc cho bộ điều khiển bền vững bậc cao cho hệ thống ổn định góc tải máy phát đồng bộ.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. McFarlane D., Glover K. (1992) “A loop shaping design procedure using H<br />
synthesis”, IEEE Trans Automat Contr, Vol. 37, No. 6, pp. 759 – 769.<br />
[2]. Nguyễn Doãn Phước (2009), “Lý thuyết điều khiển nâng cao”, NXB Khoa học và Kỹ<br />
thuật, Hà Nội.<br />
[3]. Thanh Bui Trung , Parnichkun Manukid (2008), “Balancing control of Bycirobo by<br />
PSO-based structure-specified mixed H2/H∞ control”, International Journal of<br />
Advanced Robotic Systems, Vol. 5(4), pp. 395 – 402.<br />
[4]. Thanh Bui Trung, Parnichkun Manukid, Hieu Le Chi (2009), “Structure-specified<br />
H∞ loop shaping control for balancing of bicycle robots: A particle swarm<br />
optimization approach”, Journal of Systems and Control Engineering, Vol. 224, No.<br />
7, pp. 857 – 867.<br />
[5]. Nguyễn Hiền Trung (2012), “Ứng dụng lý thuyết điều khiển tối ưu RH∞ để nâng cao<br />
chất lượng của hệ điều khiển ổn định hệ thống điện PSS”, Luận án tiến sĩ kỹ thuật,<br />
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên.<br />
[6]. Antoulas A. C. (2005), “Approximation of Large-Scale Dynamical Systems”.<br />
Philadelphia: SIAM.<br />
[7]. Fatmawati Saragih R., Bambang R. and Soeharyadi Y. (2011), “Balanced truncation<br />
for unstable infinite dimensional systems using reciprocal transformation”, Int. Journal of<br />
Control Automation and Systems, Vol. 9, pp. 249 – 257.<br />
[8]. Zhou K., Salomon G., Wu E. (1999), “Balanced realization and model reduction<br />
method for unstable systems”, International Journal of Robust and Nonlinear<br />
Control, Vol. 9, No. 3, pp. 183 – 198.<br />
[9]. Zilochian A. (1991), “Balanced Structures and Model Reduction of Unstable<br />
Systems”, IEEE Proceedings of Southeastcon ‘91, Vol 2, pp. 1198 – 1201.<br />
[10]. Đào Huy Du (2012), “Giảm bậc hệ thống xử lý tín hiệu số và ứng dụng trong viễn<br />
thông”, Luận án tiến sĩ kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội.<br />
[11]. Rommes J. (2007), “Methods for eigenvalue problems with applications in model<br />
order reduction”, PhD thesis, Utrecht University.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04 - 2016 101<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
ABSTRACT<br />
A METHOD TO REDUCE ORDER OF HIGH-ORDER ROBUST CONTROLLER<br />
One of the most effective control methods applied to systems with uncertain<br />
parameters is robust control design. This method, however, is usually resulted in<br />
high-order controllers which lead to the difficulties in control implementation of<br />
practical objects as controller design, real-time response, etc. This paper<br />
proposes a method which introduced to a general model order reduction and<br />
applied to the practical high-order robust controller. The proposed approach is<br />
respected to apply to several fields as telecommunication, information technology<br />
and applied mathematics.<br />
Keywords: Robust control, High-order robust controller, Model order reduction.<br />
<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 10 tháng 02 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 19 tháng 4 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 4 năm 2016<br />
<br />
<br />
<br />
Địa chỉ: Đại học Thái Nguyên<br />
*<br />
Email: Conghn@tnu.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
102 Nguyễn Hữu Công, “Một phương pháp giảm bậc bộ điều khiển bền vững bậc cao.”<br />