Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
MỘT PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG ĐỘ CAO RỪNG DỰA TRÊN<br />
MÔ HÌNH VE-RVOG SỬ DỤNG ẢNH POLINSAR<br />
Phạm Minh Nghĩa1*, Đoàn Trung Thành2<br />
Tóm tắt: Bài báo này đề xuất một phương pháp mới nhằm nâng cao độ chính<br />
xác trong ước lượng độ cao rừng dựa trên mô hình khối tán xạ ngẫu nhiên đặt trên<br />
mặt đất với hệ số suy hao sóng thay đổi theo phương đứng (Varying Extinction<br />
Random Volume over Ground - VE-RVoG) sử dụng ảnh ra đa tổng hợp mặt mở giao<br />
thoa phân cực (Polarimetric Interferometry Synthetic Aperture Radar - PolInSAR).<br />
Độ cao rừng trong phương pháp đề xuất được ước lượng dựa trên việc tính một giá<br />
trị kết hợp giao thoa phức cho thành phần tán xạ từ tán cây với hai kênh phân cực<br />
HH và HV. Hiệu quả của phương pháp đề xuất được đánh giá với dữ liệu PolInSAR<br />
nhận được từ phần mềm PolSARProSim. Kết quả thực nghiệm cho thấy độ chính<br />
xác của độ cao rừng được cải thiện đáng kể bởi phương pháp đề xuất.<br />
Từ khóa: Rừng; Ra đa tổng hợp mặt mở giao thoa phân cực; Mô hình khối ngẫu nhiên trên mặt đất.<br />
<br />
1. TỔNG QUAN<br />
Độ cao rừng là một trong những tham số quan trọng trong quản lý tài nguyên rừng tại<br />
mỗi quốc gia và trong đánh giá sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong kỹ thuật ra đa viễn<br />
thám, PolInSAR là một trong những công nghệ đầy triển vọng cho ước lượng độ cao rừng<br />
dựa trên sự kết hợp các ưu điểm của ra đa tổng hợp mặt mở phân cực (Polarimetric<br />
Synthetic Aperture Radar - PolSAR) và ra đa tổng hợp mặt mở giao thoa (Interferometry<br />
Synthetic Aperture Radar - InSAR).<br />
Các phương pháp ước lượng độ cao rừng đều dựa trên sự thay đổi của các đại lượng<br />
đo giao thoa sóng đối với phân bố theo cấu trúc đứng của các phần tử tán xạ kết hợp với sự<br />
thay đổi đại lượng đo phân cực ra đa theo hình dạng, sự định hướng của các phân tử tán xạ<br />
này. Để có thể chuyển đổi các đại lượng PolInSAR đo được thành độ cao rừng thì mô hình<br />
khối tán xạ ngẫu nhiên trên mặt đất với hệ số suy hao sóng cố định (Constant Extinction<br />
Random Volume over Ground - CE-RVoG) [1,2] đã được đề xuất. Mô hình này giả định<br />
tán cây (lá, cành và nhánh) là một khối đồng nhất các phần tử tán xạ định hướng ngẫu<br />
nhiên và được đặc trưng bởi một hệ số suy hao sóng cố định trong toàn bộ chiều cao rừng.<br />
Tuy nhiên, trong thực tế các vật tán xạ trong tán cây lại không có phân bố đều. Vì vậy, mô<br />
hình CE-RVoG không thể giải thích được một cách đầy đủ quá trình tán xạ trong môi<br />
trường rừng. Điều này đồng nghĩa với việc độ cao rừng được ước lượng dựa trên mô hình<br />
CE-RVoG có độ chính xác không cao.<br />
Bài báo này đề xuất một phương pháp mới nhằm nâng cao độ chính xác cho ước<br />
lượng độ cao rừng sử dụng dữ liệu PolInSAR băng L. Đầu tiên, để giảm khối lượng tính<br />
toán trong khi vẫn nhận được giá trị pha bề mặt với độ chính xác nhất định, phương pháp<br />
đề xuất áp dụng phương pháp loại bỏ cơ chế tán xạ khối của quá trình tán xạ từ tán cây [4].<br />
Tiếp theo, phương pháp đề xuất sử dụng mô hình VE-RVoG được đề xuất bởi Franck<br />
Garestier [3] để xây dựng bảng tra cứu (LookUp Table - LUT) cho các hệ số kết hợp giao<br />
thoa phức v cho thành phần tán xạ từ tán cây. Mô hình VE-RVoG mô tả quá trình tán xạ<br />
trong môi trường rừng theo phương đứng như một khối các vật tán xạ không đồng nhất và<br />
được đặc trưng bởi hệ số suy hao sóng thay đổi theo độ sâu thâm nhập của sóng. Sau đó,<br />
để nâng cao độ chính xác trong xác định hệ số kết hợp giao thoa phức cho quá trình tán xạ<br />
từ tán cây v , chúng tôi sử dụng phương pháp tối ưu vùng kết hợp dựa trên hai kênh phân<br />
cực HH và HV và hệ số kết hợp giao thoa khối v _ opt được xác định thông qua phương<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 58, 12 - 2018 67<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
pháp tìm hệ số kết hợp khối tối ưu [5]. Cuối cùng, bằng cách so sánh hệ số v _ opt và<br />
v trong bảng LUT ta nhận được độ cao rừng ước lượng. Hiệu quả của phương pháp đề<br />
xuất được đánh giá với dữ liệu PolInSAR nhận được từ phần mềm PolSARProSim.<br />
2. MÔ HÌNH KHỐI TÁN XẠ NGẪU NHIÊN TRÊN MẶT ĐẤT VỚI<br />
HỆ SỐ SUY HAO SÓNG THAY ĐỔI THEO PHƯƠNG ĐỨNG<br />
2.1. Hệ số kết hợp giao thoa của ra đa mặt mở tổng hợp giao thoa phân cực<br />
Trong hệ thống PolInSAR, hai ma trận tán xạ S1 và S 2 cho mỗi điểm ảnh được xác<br />
định từ hệ thống PolSAR với góc quét xấp xỉ nhau. Đối với trường hợp tán xạ ngược trong<br />
môi trường thuận nghịch, véc tơ tán xạ ngược Pauli của hệ thống PolSAR được biểu diễn<br />
như sau [6]<br />
1 T<br />
[k i ] S HHi SVVi , S HHi SVVi , 2S HVi (1)<br />
2<br />
T<br />
Trong đó, . là toán tử chuyển vị, S pq ( p, q h, v) là các hệ số tán xạ phức và<br />
i 1, 2 biểu thị cho hai ảnh trong cặp ảnh giao thoa. Dữ liệu thu được từ hệ thống PolInSAR<br />
thường được biểu diễn bằng ma trận kết hợp phức 6x6 như sau<br />
<br />
*T [T11] [12 ] k1 <br />
[T6 ] kk *T với k (2)<br />
[12 ] [T22 ] k 2 <br />
*<br />
Với . là toán tử kỳ vọng và . là toán tử liên hợp phức. Tii là các ma trận Hermitian, mô<br />
tả thuộc tính phân cực của mục tiêu thu được. là ma trận phức phi Hermitian chứa thông<br />
tin về sự thay đổi của pha giao thoa với các trạng thái phân cực của mục tiêu.<br />
Sự kết hợp giao thoa phân cực của hệ thống PolInSAR được mô tả bằng một hàm kết hợp<br />
giao thoa phức của hai ảnh được biểu diễn như sau:<br />
w1*T 12 w2<br />
(w1,w2 ) (3)<br />
w1*T T11 w1 w*2T T22 w2<br />
<br />
Trong đó, 0 1 , w1 và w 2 là các véc tơ đơn vị phức của mỗi kênh phân cực.<br />
<br />
2.2. Mô hình CE-RVoG<br />
Mô hình CE-RVoG được đề xuất vào năm 2003 [1], trong suốt hơn một thập kỷ qua,<br />
mô hình này được áp dụng rất phổ biến để xây dựng các thuật toán cho ước lượng độ cao<br />
rừng từ ảnh PolInSAR như: thuật toán chuyển đổi ba trạng thái [1], thuật toán chuyển đổi<br />
ba trạng thái cải tiến [5] ... Mô hình CE-RVoG giả định tán cây là một khối các vật tán xạ<br />
có định hướng ngẫu nhiên và được đặc trưng bởi một hệ số suy hao sóng cố định. Khi đó,<br />
khối tán xạ ngẫu nhiên từ tán cây có thể mô hình hóa bằng một hàm của hai tham số: độ<br />
cao rừng hv và hệ số suy hao sóng trung bình z . Hệ số kết hợp giao thoa phức cho thành<br />
phần tán xạ từ tán cây trong mô hình CE-RVoG được định nghĩa như sau [3]<br />
2 z 2 z <br />
hv jk z jk z hv<br />
cos <br />
e dz 1 e cos 1<br />
v hv , z 0 2 z<br />
2 z<br />
(4)<br />
hv jk cos <br />
e cos<br />
dz 1 z e cos<br />
1<br />
0 2 z<br />
<br />
<br />
68 P. M. Nghĩa, Đ. T. Thành, “Một phương pháp ước lượng độ cao rừng … ảnh PolInSAR.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Trong đó, là góc tới và k z là số sóng theo phương đứng.<br />
2.3. Mô hình VE-RVoG<br />
Mức độ thâm nhập của sóng ra đa vào trong môi trường rừng tỉ lệ nghịch với tần số<br />
phát của ra đa. Tại các tần số cao, các tín hiệu giao thoa bị ảnh hưởng rất nhiểu bởi cấu<br />
trúc đứng của rừng. Mô hình CE-RVoG tuy được sử dụng rộng rãi nhưng không mô tả<br />
được một cách đầy đủ quá trình tán xạ sóng trong môi trường rừng. Trong thực tế, độ thâm<br />
nhập của sóng ra đa vào trong môi trường rừng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố: mật độ<br />
rừng, độ rộng tán là, kích thước và hình dạng nhánh cây ... Để có thể mô tả đầy đủ quá<br />
trình tán xạ sóng trong môi trường rừng, chúng tôi sử dụng mô hình VE-RVoG. Đa phần<br />
tán cây có cấu trúc hình nón, do vậy ta giả định rằng hệ số suy hao sóng tại đỉnh của tán<br />
cây bằng 0 và sau đó nó sẽ tặng tuyến tính với mức độ thâm của sóng ra đa.<br />
Nếu ta chỉ quan tâm đến sự thay đổi của hệ số kết hợp giao thoa phức thì hệ số suy<br />
hao sóng trung bình z được giả định là thay đổi tuyến tính theo phương z với một hệ<br />
số như sau [3]<br />
z z với 0 (5)<br />
Thay z từ (5) vào (4), và sử dụng hàm sai số Gaussian để giải các tích phân ta nhận<br />
được hệ số kết hợp giao thoa phức cho thành phần tán xạ trực tiếp từ tán cây như sau [3]<br />
jcos k z 4 hv jk z cos <br />
cos k z2<br />
erf erf 2 <br />
jk z hv 2 2 cos 2 <br />
v hv , e 8<br />
(6)<br />
2 <br />
erf hv <br />
cos <br />
<br />
3. ƯỚC LƯỢNG ĐỘ CAO RỪNG SỬ DỤNG ẢNH POLINSAR<br />
BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỀ XUẤT<br />
Độ chính xác của độ cao rừng sử dụng ảnh PolInSAR phụ thuộc vào nhiều yếu tố<br />
như: việc lựa chọn giá trị kết hợp giao thoa cho thành phần tán xạ khối, độ chính xác trong<br />
ước lượng pha bề mặt và độ suy hao sóng trong môi trường. Do vậy, việc xác định một mô<br />
hình tán xạ cho môi trường rừng gần với thực tế nhất và các giá trị kết hợp tối ưu là một<br />
trong những nhiệm vụ quan trọng trong các thuật toán ước lượng tham số rừng. Trong<br />
phần này, chúng tôi đề xuất một phương pháp mới cho nâng cao độ chính xác cho ước<br />
lượng tham số rừng dựa trên việc kết hợp với tối ưu hệ số kết hợp giao thoa phức dựa trên<br />
hai kênh phân cực HH và HV. Phương pháp đề xuất có thể được thực hiện trong ba giai<br />
đoạn chính như sau<br />
Giai đoạn 1: Ước lượng pha bề mặt bằng cơ chế loại bỏ tán xạ<br />
Trong bước này, để ước lượng pha bề mặt, phương pháp đề xuất lựa chọn sử dụng cơ<br />
chế loại bỏ tán xạ như trong nghiên cứu [4]. Cụ thể là, loại bỏ sự đóng góp của thành phần<br />
tán xạ khối, qua đó tìm ra pha bề mặt.<br />
Kỹ thuật này có ưu điểm hơn so với thuật toán ba trạng thái điển hình [1] đó là khối<br />
lượng tính toán không nhiều trong khi vẫn đảm bảo được pha bề mặt nhận được có độ<br />
chính xác tương đối cao. Cần phải nói thêm rằng, trong thuật toán ba trạng thái, để đảm<br />
bảo độ chính xác khi xác định pha bề mặt thì số kênh phân cực phải tối thiểu là 6 kênh,<br />
thậm chí sử dụng cả 9 kênh. Khi đó, khối lượng tính toán là rất lớn.<br />
Pha bề mặt được tính toán như sau<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 58, 12 - 2018 69<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
0 arg Ω12 (1,2)T(2,1) (7)<br />
Trong đó, i, j biểu thị cho phần tử ở hàng thứ i và cột thứ j của ma trận 12 và ma<br />
<br />
<br />
trận T ; T T11 T22 2 .<br />
Giai đoạn 2: Loại bỏ độ mấp mô bề mặt<br />
Trong bước này, độ mấp mô bề mặt (hay sự thay đổi của pha đất) được loại bỏ bằng<br />
j<br />
cách nhân hệ số e 0 với các hệ số kết hợp phức trong bước 2 của phương pháp ba trạng<br />
thái [1]. Khác biệt duy nhất là pha bề mặt đã được xác định giai đoạn 1 và pha bề mặt<br />
được loại bỏ từ đầu.<br />
Giai đoạn 3: Ước lượng độ cao rừng<br />
Trong bước này, chúng tôi thực hiện ước lượng chiều cao rừng bằng phương pháp đề<br />
xuất. Điểm khác biệt của phương pháp đề xuất so với các phương pháp trước đây: Một là,<br />
mô hình VE-RVoG với những đặc điểm ưu việt hơn so với mô hình CE-RVoG như trình<br />
bày trong Phần 2 được sử dụng để xây dựng bảng LUT của v như một hàm của<br />
hv và theo công thức (6). Hai là, trong môi trường rừng, khi mà vật tán xạ chính là tán<br />
cây thì HH và HV là hai kênh phân cực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của hệ số suy hao song<br />
z . Do đó, để tăng độ chính xác trong ước lượng độ cao rừng, phương pháp đề xuất sử<br />
dụng cả hai kênh thay vì một kênh HV. Ngoài ra, chúng ta có thể thấy rằng, chỉ với hai<br />
kênh phân cực được yêu cầu thì phương pháp đề xuất cho phép sử dụng dữ liệu phân cực<br />
kép (HH và HV) với ưu điểm là phạm vi lớn hơn và độ phân giải cao hơn so với dữ liệu<br />
phân cực hoàn toàn.<br />
Trong giai đoạn 3 này, độ cao rừng được ước lượng theo các bước sau<br />
Bước 1: Xây dựng đường thẳng kết hợp trong mặt phẳng phức<br />
1<br />
<br />
v _ est<br />
0<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Vòng tròn đơn vị cho mô hình VE-RVoG<br />
Tập hợp các hệ số kết hợp có thể quan sát được trong miền màu xanh lá cây<br />
Hệ số kết hợp khối nằm trên đoạn không rõ ràng màu đỏ.<br />
Trong bước này, chúng ta xây dựng đường thẳng kết hợp dựa trên các hệ số kết hợp<br />
giao thoa phức và ba hệ số kết hợp tối ưu tương ứng trong mặt phẳng phức sử dụng<br />
phương pháp bình phương cực tiểu [1]. Trong đó, các hệ số kết hợp giao thoa phức HH và<br />
HV ứng với hai kênh phân cực HH và HV được tính theo công thức (3). Các hệ số kết<br />
hợp tối ưu opt1 , opt 2 , opt 3 của hệ thống PolInSAR được xác định thông qua phân tích trị<br />
riêng, véc tơ riêng của ma trận K trong đó:<br />
1 * 1<br />
K T22 12 T11 12 (8)<br />
<br />
<br />
70 P. M. Nghĩa, Đ. T. Thành, “Một phương pháp ước lượng độ cao rừng … ảnh PolInSAR.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Ma trận K có ba trị riêng i (i=1,2,3) với i 1 . Giá trị của hệ số kết hợp giao thoa<br />
phức tối ưu được xác định như sau:<br />
opt ( i ) i (9)<br />
Đường thẳng kết hợp trong mặt phẳng phức nhận được sẽ cắt đường tròn đơn vị tại<br />
hai điểm 0 và 1 , như thể hiện trong Hình 1.<br />
<br />
Bước 2: Xác định hệ số kết hợp giao thoa phức tối ưu<br />
Trước tiên, để xác định hệ số kết hợp giao thoa phưc tối ưu, chúng ta phải ước lượng<br />
được giá trị hệ số kết hợp giao thoa est ( HH ) và est ( HV ) ứng với hai kênh phân cực HH và<br />
HV theo công thức:<br />
est ( HH ) e j v _ est L(HH)(1 v _ est ) <br />
0<br />
<br />
<br />
(10)<br />
est ( HV ) e j v _ est L(HV)(1 v _ est ) <br />
0<br />
<br />
<br />
<br />
Trong đó giá trị v _ est chạy trên đường thẳng kết hợp xác định ở trên, và các giá trị<br />
L( HH ) , L( HV ) chạy trong khoảng từ 0 tới 1 [5].<br />
Tiếp theo, tính toán sai lệch giữa các hệ số kết hợp ước lượng est ( HH ) , est ( HV ) và các<br />
hệ số kết hợp phức HH , HV được tính toán từ dữ liệu PolInSAR ở trên<br />
d1 HH est ( HH )<br />
(11)<br />
d 2 HV est ( HV )<br />
Bằng việc tính toán tổng sai số, chúng ta sẽ tìm ra hệ số kết hợp giao thoa phức tối<br />
ưu v _ opt cho các thành phần tán xạ từ tán cây tương ứng với giá trị nhỏ nhất của tổng các<br />
sai lệch trong công thức (11) theo tiêu chí:<br />
2 <br />
min di (12)<br />
i 1 <br />
Bước 3: Xác định độ cao rừng ước lượng<br />
Trong bước này, chúng ta xây dựng bảng LUT của hệ số kết hợp giao thoa phức cho<br />
thành phần tán xạ trực tiếp từ tán cây v với hai thông số, độ cao rừng hv và tham số <br />
của hệ số suy hao sóng theo công thức (6).<br />
Sau đó, để ước lượng độ cao rừng tại mỗi điểm ảnh, ta thực hiện so sánh hệ số kết<br />
hợp giao thoa phức tối ưu v _ opt với giá trị v trong bảng LUT, sao cho v _ opt v cực<br />
tiểu. Từ đó, ta sẽ xác định được độ cao rừng hv và tham số của hệ số suy hao sóng.<br />
<br />
4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM<br />
Hiệu quả của phương pháp đề xuất được đánh giá với dữ liệu mô phỏng tạo ra từ phần<br />
mềm PolSARProSim [7]. Dữ liệu mô phỏng nhận được từ hệ thống PolInSAR băng L, ở tần<br />
số1.3GHz và góc tới là 22.5o , với đường cơ sở theo phương ngang là 10 m và theo phương<br />
đứng là 1m. Khu vực rừng khảo sát có độ cao trung bình của cây là 18m trên địa hình tương<br />
đối bằng phẳng, diện tích là 2.8274 Ha với mật độ 800 cây/Ha. Phương pháp đề xuất được xây<br />
dựng và mô phỏng trên phần mềm Matlab16a version 9.0.0.341360 và máy tính Chip Intel (R)<br />
Core (TM) i5-8250U CPU @ 1.60GHz 1.80GHz, RAM 8GB.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 58, 12 - 2018 71<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 2. (a) Ảnh Pauli của khu vực rừng khảo sát,<br />
(b) Đồ thị so sánh độ cao rừng của các phương pháp.<br />
Hình 2(a) thể hiện ảnh màu Pauli của khu vực rừng quan sát với kích thước 155×233<br />
điểm ảnh. Để đánh giá hiệu quả của phương pháp đề xuất, chúng tôi thực hiện so sánh kết quả<br />
của phương pháp đề xuất với phương pháp chuyển đổi ba trạng thái [1] và phương pháp<br />
chuyển đổi ba trạng thái cải tiến [5]. Cả hai phương pháp này đều được xây dựng dựa trên mô<br />
hình CE-RVoG cho ước lượng độ cao rừng.<br />
Hình 2(b) là đồ thị biểu diễn độ cao rừng ước lượng theo ba phương pháp: phương pháp<br />
đề xuất (xanh nước biển), phương pháp chuyển đổi ba trạng thái (đỏ) và phương pháp chuyển<br />
đổi ba trạng thái cải tiến (xanh lá cây). Trong đó, độ cao rừng ước lượng theo phương<br />
pháp đề xuất cho kết quả chủ yếu ở độ cao xấp xỉ giá trị trung bình 18m và khá ổn định, độ<br />
cao ước lượng thấp nhất không nhỏ hơn 17m và cao nhất không quá 20m. Như vậy, có thể<br />
nói là phù hợp với dữ liệu mô phỏng. Trong khi đó, phương pháp chuyển đổi ba trạng thái,<br />
độ cao rừng ước lượng trung bình là thấp hơn giá trị thực tế và có độ thăng giáng tương<br />
đối lớn, độ cao ước lượng thấp nhất là 11.4m và độ cao ước lượng cao nhất là 18.9m. Còn<br />
đối với phương pháp chuyển đổi ba trạng thái cải tiến, độ cao rừng ước lượng trung bình<br />
có giá trị chính xác hơn so với sử dụng thuật toán chuyển đổi ba trạng thái. Tuy nhiên, so<br />
với phương pháp đề xuất thì phương pháp này vẫn kém chính xác hơn, độ thăng giáng còn<br />
lớn, độ cao ước lượng thấp nhất là 13.35m và cao nhất là 22m.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 3. Độ cao rừng ước lượng từ phương pháp đề xuất cho toàn bộ cánh rừng.<br />
(a) Ảnh 2-D (b) Ảnh 3-D.<br />
<br />
<br />
72 P. M. Nghĩa, Đ. T. Thành, “Một phương pháp ước lượng độ cao rừng … ảnh PolInSAR.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Độ cao rừng trong toàn bộ khu vực rừng khảo sát được ước lượng từ phương pháp đề<br />
xuất được trình bày trên hình 3(a). Trong đó, nhìn vào cột màu tương ứng với độ cao ta có<br />
thể nhận thấy hầu hết các điểm ảnh đều có độ cao xấp xỉ độ cao trung bình 18m, chỉ một<br />
số ít điểm ảnh cho kết quả độ cao thấp hơn 20m và cao hơn 17m. Như vậy, có thể nói rằng<br />
phương pháp đề xuất cho chúng ta kết quả tương đối chính xác với độ sai số nhỏ.<br />
Hình 3(b) cho thấy ảnh 3 chiều của độ cao rừng ước lượng bằng phương pháp đề xuất.<br />
Để có cái nhìn tổng quát hơn về hiệu quả của phương pháp đề xuất so với phương<br />
pháp chuyển đổi ba trạng thái và các dạng cải tiến của nó, một số tham số rừng ước lượng<br />
từ ba phương pháp trên được trình bày trong bảng 1.<br />
Dựa trên các kết quả thể hiện trong hình 2 và bảng 1 ta rút ra một số nhận định như sau:<br />
Một là, trong ước lượng chiều cao rừng hv , phương pháp đề xuất cho thấy sự hiệu<br />
quả hơn cả. Đối với dữ liệu mô phỏng có chiều cao trung bình 18m, phương pháp đề xuất<br />
cho chiều cao ước lượng là 17.8454m, sai số là 0.1546m. Chính xác hơn so với phương<br />
pháp chuyển đổi ba trạng thái cải tiến với chiều cao ước lượng là 17.4236m, sai số<br />
0.5764m. Và hiệu quả hơn nhiều phương pháp chuyển đổi ba trạng thái có chiều cao ước<br />
lượng 15.0797m với sai số lên đến 2.9203m.<br />
Hai là, trong ước lượng hệ số suy hao sóng z , phương pháp đề xuất cho kết quả là<br />
0.3069 dB/m, gần với giá trị thực tế hơn so với hai phương pháp còn lại, lần lượt là 0.4642<br />
dB/m đối với phương pháp chuyển đổi ba trạng thái và thậm chí 0.9047 dB/m đối với<br />
phương pháp chuyển đổi ba trạng thái cải tiến.<br />
Ba là, trong ước lượng pha bề mặt 0 , phương pháp đề xuất sử dụng cơ chế loại bỏ<br />
tán xạ khối. Phương án này có khối lượng tính toán giảm đi đáng kể nhưng vẫn đảm bảo<br />
độ chính xác tương đối cao. Đối với phương pháp đề xuất là 0.0068 rad, còn đối với<br />
phương pháp chuyển đổi ba trạng thái và phương pháp chuyển đổi ba trạng thái cải tiến lần<br />
lượt là 0.0089 rad và 0.3315 rad, đều có sai số lớn hơn phương pháp đề xuất.<br />
Bốn là, sai số trung bình bình phương RMSE , tham số này đặc trưng cho sự thăng<br />
giáng của độ cao rừng trong khu vực khảo sát. Phương pháp đề xuất cho thấy hiệu quả<br />
vượt trội so với hai phương pháp còn lại. Chiều cao rừng ước lượng theo phương pháp đề<br />
xuất có độ ổn định tương đối cao, dao động xung quanh giá trị trung bình chỉ khoảng<br />
1.5779m. Trong khi đó, giá trị này với phương pháp chuyển đổi ba trạng thái cải tiến là<br />
4.0820m, với phương pháp chuyển đổi ba trạng thái là 3.6237m. Từ những nhận định trên,<br />
ta thấy rằng phương pháp đề xuất đã cải thiện rất tốt độ chính xác cho ước lượng tham số<br />
rừng dựa trên ảnh PolInSAR.<br />
<br />
Bảng 1. Tham số rừng ước lượng từ ba phương pháp.<br />
Phương pháp Phương pháp<br />
Giá trị Phương pháp<br />
Tham số chuyển đổi ba trạng chuyển đổi ba trạng<br />
thật đề xuất<br />
thái thái cải tiến<br />
hv m 18 15.0797 17.4236 17.8454<br />
dB / m 2 - - 0.0020<br />
z dB / m 0.2 0.4642 0.9047 0.3069<br />
0 rad 0.0148 0.0237 0.3463 0.0080<br />
RMSE m 0 3.6237 4.0820 1.5779<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 58, 12 - 2018 73<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Bài báo đã nghiên cứu và xây dựng một phương pháp nâng cao độ chính xác cho ước<br />
lượng độ cao rừng từ dữ liệu PolInSAR. Độ cao được xác định dựa trên sự kết hợp của mô<br />
hình VE-RVoG với cơ chế loại bỏ tán xạ khối và ước lượng hệ số kết hợp phức. Kết quả mô<br />
phỏng chỉ ra rằng, phương pháp đề xuất không những cho kết quả tốt hơn mà còn giảm được<br />
chi phí tính toán toàn hệ thống so với phương pháp sử dụng thuật ba trạng thái truyền thống.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. S.R. Cloude and K.P. Papathanassiou. “Three-stage inversion process for<br />
polarimetric SAR interferometric”, IEEE Proc. Inst. Elect. Eng.-Radar, Sonar and<br />
Navig., vol. 150, no. 3, pp. 125-134, Jun. 2003.<br />
[2]. H. Yamada, Y. Yamaguchi, Y. Kim, E. Rodriguez, W. M. Boener. “Polarimetric SAR<br />
interferometry for forest analysis based on the ESPRIT algorithm”, IEICE<br />
Transaction on Electron, 2001, vol E 84-C, no. 12, pp. 1917-2014.<br />
[3]. Franck Garestier and Thuy Le Toan. “Forest Modeling for Height Inversion Using<br />
Single-Baseline InSAR/Pol-InSAR Data”, IEEE Trans. Geosci. Remote Sens., vol. 48,<br />
no. 3, pp. 1528-1539, Mar. 2010.<br />
[4]. Carlos Lopez-Martinez and Konstantinos P. Papathanassiou. “Cancellation of<br />
scattering mechanisms in PolInSAR application to underlying topography estimation”,<br />
IEEE Trans. Geosci. Remote Sens., vol. 51, no. 2, pp. 953-965, Feb. 2013.<br />
[5]. Fu Wenxue, Guo Huadong, Li Xinwu, Tian Bangsen and Sun Zhongchang.<br />
“Extended three-stage polarimetric SAR interferometry algorithm by dual-<br />
polarization data”, IEEE Trans. Geosci. Remote Sens., pp.1-11, Nov. 2015.<br />
[6]. S.R. Cloude. “Polarization application in remote sensing”, Oxford University Press,<br />
New York, 2009.<br />
[7]. M. L. Williams, “PolSARproSim: A coherent, Polarimetric SAR simulation of Forest for<br />
PolSARProSim”, http//earth.eo.esa.int/polsarpro/SimulatedDataSources.html, 2006.<br />
ABSTRACT<br />
AN VE-RVOG MODE FOR FOREST HEIGHT ESTIMATION<br />
FROM POLINSAR DATA<br />
In this paper, the method for improvement the accuracy of forest height<br />
estimation based on the random volume over ground scattering model with a<br />
vertically varying extinction (VE-RVoG) using polarimetric synthetic aperture<br />
radar interferometry (Pol-InSAR) data is proposed. The forest height of the<br />
proposed method is estimated based on the complex interference coherence<br />
coefficient optimization with two channels HH and HV polarizations. The<br />
effectiveness of the proposed method is evaluated with the PolInSAR data received<br />
from the PolSARProSim software. Experimental results show that the accuracy of<br />
forest heights is significantly improved by the proposed method.<br />
Keywords: Forestry; Interferometry; Polarimetry; Synthetic aperture radar (SAR).<br />
<br />
Nhận bài ngày 17 tháng 9 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 08 tháng 10 năm 2018<br />
Chấp nhận đăng ngày 11 tháng 12 năm 2018<br />
<br />
Địa chỉ: 1Khoa Vô tuyến điện tử, Học viện Kỹ thuật quân sự;<br />
2<br />
Viện Điện tử, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự.<br />
*<br />
Email: nghiapm2018@mta.edu.vn.<br />
<br />
<br />
<br />
74 P. M. Nghĩa, Đ. T. Thành, “Một phương pháp ước lượng độ cao rừng … ảnh PolInSAR.”<br />