intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên bộ môn Tiếng Trung Quốc - khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên

Chia sẻ: ViNaruto2711 ViNaruto2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

54
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu thực trạng NCKH của giảng viên bộ môn tiếng Trung Quốc- Khoa Ngoại ngữ- Đại học Thái Nguyên. Từ việc phân tích thực trạng đề xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động NCKH phát triển mạnh hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên bộ môn Tiếng Trung Quốc - khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên

Đào Thị Hồng Phượng<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 188(12/3): 17 - 20<br /> <br /> MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC<br /> CỦA GIẢNG VIÊN BỘ MÔN TIẾNG TRUNG QUỐC KHOA NGOẠI NGỮ- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br /> Đào Thị Hồng Phượng*<br /> Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu khoa học (NCKH) giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục đại học vì nó không<br /> những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo ra những tri thức mới, sản phẩm mới thúc<br /> đẩy sự phát triển của nhân loại. Đối với giảng viên NCKH được xác định là nhiệm vụ trọng tâm<br /> quan trọng bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy. Bài viết nghiên cứu thực trạng NCKH của giảng viên bộ<br /> môn tiếng Trung Quốc- Khoa Ngoại ngữ- Đại học Thái Nguyên. Từ việc phân tích thực trạng đề<br /> xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động NCKH phát triển mạnh hơn.<br /> Từ khóa: đẩy mạnh, nghiên cứu khoa học, bộ môn tiếng Trung, thực trạng, giải pháp<br /> <br /> GIỚI THIỆU**<br /> Khoa Ngoại ngữ được thành lập theo quyết<br /> định số 976/QĐ-TCCB ngày 31/12/2007 của<br /> Giám đốc Đại học Thái Nguyên, là cơ sở giáo<br /> dục đại học có nhiệm vụ đào tạo và cung cấp<br /> nguồn nhân lực ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu<br /> cấp bách của xã hội trong xu thế hội nhập<br /> quốc tế hiện nay, phục vụ đắc lực cho chiến<br /> lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước<br /> đặc biệt là khu vực trung du, miền núi phía<br /> Bắc. Hiện nay Khoa Ngoại ngữ đào tạo các<br /> ngành sư phạm và ngôn ngữ các thứ tiếng:<br /> Anh, Trung, Pháp, Nga, Hàn.[1]<br /> Bộ môn tiếng Trung Quốc là một trong năm<br /> tổ bộ môn thuộc Khoa Ngoại ngữ. Hiện nay<br /> bộ môn có 28 giảng viên (3 giảng viên làm công<br /> tác kiêm nhiệm) trong đó có 8 giảng viên có<br /> trình độ Tiến sĩ; 20 giảng viên có trình độ thạc<br /> sĩ; 9 giảng viên đang học nghiên cứu sinh tại<br /> các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.<br /> THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA<br /> GIẢNG VIÊN BỘ MÔN TIẾNG TRUNG QUỐC<br /> Thành tựu<br /> Từ khi thành lập đến nay bộ môn tiếng Trung<br /> luôn dẫn đầu trong toàn khoa về phong trào<br /> NCKH và tự bồi dưỡng.[2] Có được thành<br /> tựu như vậy một phần là do trình độ nguồn<br /> nhân lực tham gia NCKH ngày càng được<br /> nâng cao.<br /> *<br /> <br /> Tel: 0917 505898, Email: daohongphuong.sfl@tnu.edu.vn<br /> <br /> Bảng 1. Trình độ biên chế các năm<br /> 2018<br /> 2016<br /> <br /> Tổng số<br /> 2014<br /> <br /> Cử nhân<br /> <br /> 2012<br /> <br /> Thạc sỹ<br /> <br /> 2010<br /> <br /> Tiến sỹ<br /> <br /> 2008<br /> 0<br /> <br /> 20<br /> <br /> 40<br /> <br /> Dựa vào số liệu trên cho thấy. Từ khi thành<br /> lập năm 2007 bộ môn chỉ có 5 giảng viên<br /> trong đó mới chỉ có 2 giảng viên đạt trình độ<br /> thạc sỹ. Đến nay số lượng giảng viên đã tăng<br /> lên 28, trong đó 100% giảng viên có trình độ<br /> Thạc sỹ, 8 giảng viên có trình độ Tiến sỹ,<br /> chiếm 28.5%. So sánh với các tổ bộ môn khác<br /> trong Khoa tỉ lệ này tương đối cao. Đây là<br /> một thuận lợi lớn cho bộ môn trong việc đẩy<br /> mạnh hoạt động NCKH.<br /> Trong những năm vừa qua, lãnh đạo bộ môn<br /> luôn ý thức được tầm quan trọng của việc<br /> giao lưu, tiếp thu tiến bộ về kiến thức, kỹ<br /> năng nghiên cứu của các cơ sở đào tạo có uy<br /> tín ở trong và ngoài nước. Do đó bộ môn luôn<br /> ủng hộ việc các giảng viên ra nước ngoài học<br /> tập, nghiên cứu. Có thể là những khóa bồi<br /> dưỡng ngắn hạn cho giảng viên, cũng có thể<br /> là học tập dài hạn theo chương trình NCS tiến<br /> 17<br /> <br /> Đào Thị Hồng Phượng<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 188(12/3): 17 - 20<br /> <br /> sỹ... Cụ thể, từ năm 2008 đến nay bộ môn đã<br /> cử 17 giảng viên tham gia thi tuyển và xét<br /> tuyển đào tạo tiến sỹ tại trường Đại học Quốc<br /> gia Hà Nội và các trường đại học có uy tín tại<br /> Trung Quốc. Thông qua việc học tập giảng<br /> viên không những có cơ hội tiếp cận sâu hơn<br /> ngôn ngữ bản địa, nâng cao kiến thức chuyên<br /> môn nghiệp vụ mà còn có cơ hội tiếp thu<br /> thành tựu nghiên cứu và phương pháp nghiên<br /> cứu tân tiến.<br /> <br /> nghe, nói, đọc, viết; thiết kế các phần mềm hỗ<br /> trợ học tập tiếng Trung giai đoạn sơ cấp;<br /> nghiên cứu và biên soạn giáo trình các môn<br /> học dự án theo hướng tiếp cận phát triển…<br /> <br /> Ngoài việc tham gia các khóa học dài hạn,<br /> một số giảng viên của bộ môn còn thường<br /> xuyên tham gia và báo cáo tại các hội nghị,<br /> hội thảo chuyên ngành quốc gia và quốc tế.<br /> Việc tham gia hội thảo chuyên ngành đã đem<br /> lại một diện mạo mới cho môi trường giao<br /> lưu, học tập, nghiên cứu của bộ môn. Khi các<br /> giảng viên ra nước ngoài tiếp cận với những<br /> phương pháp nghiên cứu mới, tiếp thu gợi ý<br /> quý báu của các chuyên gia, trao đổi, học hỏi<br /> từ những người bạn đồng nghiệp thì kiến<br /> thức, kỹ năng về nghiên cứu của giảng viên<br /> được cải thiện, nâng cao rõ rệt. Trong năm<br /> 2016 bộ môn đã tổ chức một hội thảo chuyên<br /> ngành có sự tham gia của các chuyên gia<br /> ngôn ngữ trong và ngoài nước.<br /> Số lượng các công trình khoa học có thể ứng<br /> dụng vào giảng dạy tương đối nhiều. Giai<br /> đoạn đầu khi mới thành lập, các đề tài<br /> KH&CN mới chỉ dừng lại ở các nghiên cứu<br /> mang tính chất lý thuyết như nghiên cứu các<br /> hiện tượng ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp cơ<br /> bản. Từ năm 2011 trở lại đây khi các giảng<br /> viên đã tích lũy được lượng kiến thức khoa<br /> học và kinh nghiệm giảng dạy nhất định, các<br /> giảng viên đã mạnh dạn đề xuất các đề tài<br /> KH&CN sang hướng ứng dụng vào thực tế<br /> giảng dạy như: ứng dụng các phương pháp<br /> giảng dạy tiên tiến vào giảng dạy các kỹ năng<br /> <br /> Tồn tại, hạn chế<br /> <br /> Đối với các đề tài khoa học và công nghệ<br /> (KH&CN) cấp Đại học, cấp cơ sở hầu hết<br /> giảng viên trong bộ môn luôn tự giác, nhiệt<br /> tình tham gia. Từ khi thành lập đến thời điểm<br /> tháng 7 năm 2018 bộ môn đã đạt được một số<br /> kết quả về NCKH như ở bảng 2.<br /> Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công<br /> tác NCKH của bộ môn vẫn còn một số tồn tại,<br /> hạn chế như sau:<br /> Chất lượng một số đề tài chưa cao, thiếu hàm<br /> lượng khoa học và công nghệ. Có một số thời<br /> điểm do một trong những tiêu chí đánh giá viên<br /> chức là phải có công trình khoa học nên các<br /> giảng viên ồ ạt tham gia nghiên cứu đề tài<br /> NCKH cấp cơ sở và cấp bộ môn. Điều này dẫn<br /> đến chất lượng đề tài không được đảm bảo.<br /> Chiến lược hoạt động khoa học và công nghệ<br /> còn dàn trải, chưa có định hướng chủ đạo và<br /> những nghiên cứu mang tính chiến lược. Số<br /> lượng các bài báo khoa học, đề tài NCKH<br /> tương đối nhiều song nội dung và mục tiêu<br /> nghiên cứu không tập trung giải quyết các vấn<br /> đề cấp thiết phát sinh trong quá trình dạy học.<br /> Nguyên nhân<br /> Do đội ngũ giảng viên tương đối trẻ, chưa có<br /> nhiều kinh nghiệm về nghiên cứu và giảng<br /> dạy. Việc này dẫn đến đa phần giảng viên đều<br /> lựa chọn các đề tài nghiên cứu mang tính an<br /> toàn như các đề tài nghiên cứu lý thuyết cơ<br /> bản; so sánh, đối chiếu giữa hai ngôn ngữ<br /> Trung- Việt; thông qua ngôn ngữ Hán tìm<br /> hiểu văn hóa Trung Quốc…<br /> <br /> Bảng 2. Số lượng công trình khoa học<br /> STT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> <br /> 18<br /> <br /> CÔNG TRÌNH KHOA HỌC<br /> Sách, giáo trình, tài liệu tham khảo<br /> Đề tài KH&CN cấp Đại học<br /> Đề tài KH&CN cấp cơ sở<br /> Bài đăng tạp chí nước ngoài<br /> Bài đăng tạp chí trong nước<br /> Bài đăng kỷ yếu hội nghị, hội thảo<br /> <br /> SỐ LƯỢNG<br /> 05<br /> 05<br /> 37<br /> 14<br /> 32<br /> 52<br /> <br /> GHI CHÚ<br /> <br /> Đào Thị Hồng Phượng<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 188(12/3): 17 - 20<br /> <br /> Bảng 3. Tỷ lệ độ tuổi<br /> STT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> <br /> ĐỘ TUỔI<br /> Trên 40<br /> Từ 30-39<br /> Từ 20-29<br /> <br /> SỐ LƯỢNG<br /> 2<br /> 23<br /> 03<br /> <br /> Trong quá trình công tác một số ít giảng viên<br /> không có hứng thú với hoạt động NCKH. Số<br /> giảng viên này sa đà vào các công việc làm<br /> thêm, họ không có tinh thần phấn đấu hoàn<br /> thành nhiệm vụ. Khi được giao nhiệm vụ<br /> nghiên cứu họ thực hiện trong tình trạng bị<br /> động dẫn đến chất lượng NCKH chưa cao.<br /> Các giảng viên này thường lựa chọn các đề tài<br /> nghiên cứu tập thể. Trong quá trình nghiên<br /> cứu không có sự kết nối nên nội dung đề tài<br /> thiếu tính hệ thống và logic.<br /> Hiện nay 100% các giảng viên trong bộ môn<br /> đều phải dạy vượt định mức. Ngoài việc phải<br /> hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy giảng viên<br /> còn phải kiêm nhiệm rất nhiều công tác khác<br /> như: cố vấn học tập, giáo viên chủ nhiệm, viết<br /> đánh giá chương trình, viết đề cương giáo án<br /> các môn học mới, biên soạn giáo trình và bài<br /> tập bổ trợ môn học, học tập đáp ứng chuẩn<br /> ngoại ngữ và tin học v.v. Các công tác này<br /> làm cho quỹ thời gian dành cho NCKH càng<br /> thêm hạn hẹp.<br /> Giảng viên trong bộ môn 96,5% là nữ và đều<br /> trong độ tuổi thai sản. Việc mang bầu, sinh<br /> nở, thai sản làm gián đoạn công tác NCKH,<br /> ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng các công<br /> trình NCKH của chị em.<br /> Giải pháp<br /> (1) Nâng cao nhận thức cho các giảng viên về<br /> vai trò, tầm quan trọng của hoạt động NCKH<br /> ở trường đại học<br /> Hiện nay một số giảng viên trong bộ môn<br /> chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm<br /> quan trọng của công tác NCKH. Một số ít<br /> giảng viên còn cho rằng NCKH là công việc<br /> mất nhiều thời gian, công sức và không mang<br /> lại hiệu quả về kinh tế. Đây là một nhận định<br /> hết sức lệch lạc và sai lầm. Để giải quyết vấn<br /> đề này lãnh đạo bộ môn cần quán triệt nhiệm<br /> vụ NCKH đối với giảng viên, tuyên truyền về<br /> <br /> TỶ LỆ<br /> 7,2%<br /> 82,1%<br /> 10,7%<br /> <br /> GHI CHÚ<br /> <br /> vai trò quan trọng của NCKH trong việc trau<br /> dồi năng lực chuyên môn của mỗi cá nhân và sự<br /> phát triển của nhà trường. Kết quả của NCKH<br /> cần phải được xem như một tiêu chí đánh giá về<br /> chất lượng chuyên môn của giảng viên.<br /> (2) Xây dựng cơ chế khen thưởng, kỷ luật<br /> hợp lý trong hoạt động NCKH<br /> Việc xây dựng một quy chế khen thưởng, kỷ<br /> luật phù hợp sẽ là động lực giúp giảng viên<br /> hứng thú và nhiệt huyết hơn với công tác<br /> NCKH. Để xây dựng được quy chế này bộ<br /> môn cần lấy ý kiến từ toàn thể giảng viên.<br /> Hàng năm bộ môn cần tổ chức một hội nghị<br /> tổng kết công tác NCKH của bộ môn để tổng<br /> kết lại các thành tích cũng như tồn tại về<br /> NCKH trong một năm học. Qua buổi tổng kết<br /> sẽ tuyên dương và khen thưởng các cá nhân<br /> có thành tích nổi bật về NCKH trong năm.<br /> Đối với các giảng viên chưa hoàn thành<br /> nhiệm vụ về NCKH cũng cần có hình thức kỷ<br /> luật phù hợp. Đây là một việc làm cần thiết<br /> đảm bảo sự công bằng về quyền lợi và nghĩa<br /> vụ cho mọi giảng viên.<br /> (3) Tăng cường các hình thức sinh hoạt khoa<br /> học theo nhóm chuyên môn<br /> Giải pháp này thực chất là sự phong phú hóa<br /> các hình thức sinh hoạt khoa học, tạo ra nhiều<br /> kênh trao đổi thông tin nghiên cứu, học tập<br /> lẫn nhau cho các giảng viên. Đây là giải pháp<br /> đóng vai trò then chốt để nâng cao chất lượng<br /> và tính ứng dụng của các nghiên cứu. Hiện<br /> nay bộ môn có các nhóm chuyên môn như:<br /> nhóm thực hành tiếng; nhóm lý thuyết tiếng;<br /> nhóm phương pháp giảng dạy; nhóm đề án và<br /> tiếng Trung chuyên ngành; nhóm ngôn ngữ<br /> Hán và văn hóa Trung Quốc. Các giảng viên<br /> trong nhóm đều là những người có chung<br /> môn học giảng dạy, chung sở thích về lĩnh<br /> vực nghiên cứu. Dưới sự chỉ đạo của nhóm<br /> trưởng các thành viên trong nhóm có thể trao<br /> 19<br /> <br /> Đào Thị Hồng Phượng<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> đổi tài liệu, kinh nghiệm nghiên cứu, phương<br /> pháp nghiên cứu để giúp đỡ nhau cùng tham<br /> gia các hoạt động NCKH. Các hoạt động<br /> NCKH có thể là viết bài tham gia hội nghị,<br /> hội thảo trong nước và quốc tế; viết bài đăng<br /> tạp chí trong nước và quốc tế; hướng dẫn sinh<br /> viên NCKH; tham gia đề tài KH&CN cấp đại<br /> học, cơ sở; xuất bản sách, giáo trình, tài liệu<br /> tham khảo…Việc nghiên cứu theo nhóm<br /> chuyên môn sẽ tạo cơ hội và môi trường cho<br /> hoạt động NCKH được diễn ra thường xuyên<br /> và có hiệu quả hơn.<br /> KẾT LUẬN<br /> Giảng dạy và NCKH là hai nhiệm vụ hàng<br /> đầu của một giảng viên. Đối với nhiệm vụ<br /> giảng dạy nếu không hoàn thành định mức<br /> công việc giảng viên sẽ bị xét không hoàn<br /> thành nhiệm vụ. Riêng đối với nhiệm vụ<br /> NCKH thì đây vẫn là một nhiệm vụ mang<br /> tính “khuyến khích” chứ chưa mang tính chất<br /> “bắt buộc”. Do đó một số giảng viên thường<br /> lơ là nhiệm vụ này. Việc đưa ra một biện<br /> pháp hay chế tài cụ thể là rất khó vì nó ảnh<br /> <br /> 188(12/3): 17 - 20<br /> <br /> hưởng đến tâm lý giảng viên. Một giảng viên<br /> phải nghiên cứu trong tình trạng bị động,<br /> không thoải mái sẽ không thể cho ra một sản<br /> phẩm có chất lượng tốt. Nếu có thể tuyên<br /> truyền nâng cao nhận thức cho giảng viên; có<br /> sự khen thưởng động viên xứng đáng và tạo<br /> ra được một môi trường nghiên cứu thân thiện<br /> sẽ tạo động lực giúp họ hứng thú và nhiệt<br /> huyết với nhiệm vụ NCKH hơn. Việc nâng<br /> cao chất lượng các công trình nghiên cứu<br /> đồng nghĩa với nâng cao chất lượng đào tạo.<br /> Đây chính là cơ sở đưa Khoa ngoại ngữ trở<br /> thành đơn vị đào tạo nguồn nhân lực ngoại<br /> ngữ có chất lượng của khu vực trung du miền<br /> núi phía Bắc.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Quyết định số 112/QĐ-KNN ban hành ngày<br /> 08/04/2011 về việc công bố sứ mệnh và tầm nhìn<br /> Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN<br /> 2. Báo cáo kết quả hoạt động NCKH của CBGV<br /> Khoa ngoại ngữ giai đoạn 2009-2017. (Tổ<br /> QLKH&HTQT)<br /> <br /> ABSTRACT<br /> SOLUTIONS TO PROMOTE SCIENTIFIC RESEARCH IN CHINESE<br /> DEPARTMENT AT THAI NGUYEN UNIVERSITY SCHOOL OF FOREIGN<br /> LANGUAGES<br /> Dao Thi Hong Phuong*<br /> School of Foreign Languages - TNU<br /> <br /> Scientific research plays an important role in higher education because it not only contributes to<br /> improve the quality of education but also creates new knowledge, new products for the<br /> development of humanity. Beside teaching, scientific research is also an important task for<br /> lecturers. This research is to study the current status of scientific research in Chinese Department<br /> at Thai Nguyen University School of Foreign Languages. Based on the analysis, we will propose<br /> some effective solutions in order to promote the development of scientific research activities.<br /> Key words: promotion, scientific research, Chinese Department, fact, solution<br /> <br /> Ngày nhận bài: 17/8/2018; Ngày phản biện: 05/9/2018; Ngày duyệt đăng: 12/10/2018<br /> *<br /> <br /> Tel: 0917 505898, Email: daohongphuong.sfl@tnu.edu.vn<br /> <br /> 20<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2