intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số biện pháp đưa hát ru Khmer Nam bộ vào các trường phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh Trà Vinh

Chia sẻ: ViOlympus ViOlympus | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

97
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đưa hát ru Khmer vào các hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường không chỉ góp phần khẳng định các giá trị âm nhạc trong kho tàng âm nhạc dân gian Khmer mà còn qua đó góp phần lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa của thể loại hát ru Khmer đối với nền nghệ thuật nước nhà. Bài viết đề xuất các biện pháp đưa hát ru Khmer vào giờ học chính khóa, ngoại khóa các phân môn trong các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Trà Vinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số biện pháp đưa hát ru Khmer Nam bộ vào các trường phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh Trà Vinh

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 37-41; 53<br /> <br /> MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐƯA HÁT RU KHMER NAM BỘ<br /> VÀO CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ Ở TỈNH TRÀ VINH<br /> Võ Thị Ngọc Kiều - Trường Đại học Trà Vinh<br /> Ngày nhận bài: 20/10/2018; ngày sửa chữa: 22/10/2018; ngày duyệt đăng: 26/10/2018.<br /> Abstract: Khmer possess a wealth of lullabies rich in content and diversified in art performing.<br /> Currently, protection, preservation and development of Khmer lullabies has become a crucial task.<br /> The introduction of Khmer lullabies into school activities does not only contribute to the<br /> affirmation of the musical values in Khmer folk music treasures but also preserves and fosters<br /> cultural value of Khmer in our national art. The article proposes some measures to introduce Khmer<br /> lullabies into main courses at ethnic minority boarding schools in Tra Vinh Province<br /> Keywords: Lullaby, folk music, Khmer people.<br /> 1. Mở đầu<br /> Âm nhạc dân gian có sức sống mãnh liệt, có sự ảnh<br /> hưởng rộng lớn trong đời sống văn hóa xã hội của mỗi<br /> dân tộc. Nên dù có phải trải qua bao biến thiên của lịch<br /> sử, âm nhạc dân gian vẫn mang ý nghĩa lớn lao trong việc<br /> bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; là một trong<br /> các yếu tố cần thiết để định hình một thị hiếu thẩm mĩ<br /> lành mạnh,... Điều này có được là do bởi sự trường tồn<br /> của nó trong tâm thức của mỗi người dân. Cũng như rất<br /> nhiều các dân tộc khác trong đại gia đình các dân tộc Việt<br /> Nam, người Khmer Nam Bộ có một kho tàng âm nhạc<br /> dân gian phong phú, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, văn<br /> học và nghệ thuật. Đối với người Khmer, âm nhạc dân<br /> gian có sức sống bền bỉ, mãnh liệt. Nó có môi trường diễn<br /> xướng rất đa dạng với các lễ hội dân gian, với đời sống<br /> sinh hoạt văn hóa cộng đồng và tín ngưỡng tôn giáo vô<br /> cùng phong phú; và trước sự tấn công của những loại<br /> hình âm nhạc hiện đại, âm nhạc dân gian Khmer vẫn giữ<br /> nguyên giá trị và ngày càng khẳng định được vai trò của<br /> nó trong đời sống đồng bào phum sóc.<br /> Trong nỗ lực chung của cả xã hội, các nhà khoa học<br /> đã có những cố gắng trong việc sưu tầm, tìm hiểu, giới<br /> thiệu những kết quả nghiên cứu về âm nhạc dân gian<br /> Khmer đến với cộng đồng. Trong đó, hát ru Khmer Nam<br /> Bộ được đặc biệt quan tâm, bởi số lượng, vai trò của nó<br /> trong kho tàng âm nhạc dân gian Khmer và hơn hết là âm<br /> hưởng dân tộc, giá trị văn hóa Khmer hàm chứa trong mỗi<br /> lời ru, trong các làn điệu ngân nga và tấm lòng của người<br /> ru lẫn người được ru. Nghiên cứu hát ru Khmer từ các góc<br /> độ không chỉ góp phần khẳng định các giá trị âm nhạc,<br /> văn hóa trong kho tàng âm nhạc dân gian Khmer mà còn<br /> qua đó góp phần lưu giữ và phát huy giá trị của thể loại<br /> hát ru Khmer đối với nền nghệ thuật nước nhà. Vì vậy,<br /> chúng tôi đề xuất các biện pháp đưa hát ru Khmer vào các<br /> hoạt động dạy học chính khóa và ngoại khóa vào các<br /> trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Trà Vinh.<br /> <br /> 37<br /> <br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Vấn đề quan niệm và khai thác tư liệu hát ru<br /> Khmer Nam Bộ<br /> Xét trên bình diện tổng thể thì sự tiếp xúc văn hóa<br /> giữa các tộc người trên đất nước Việt Nam là sự tiếp xúc<br /> văn hóa trong hòa bình, sự tiếp biến văn hóa có chọn lọc.<br /> Chính điều này đã làm cho nền văn hóa Việt Nam vừa đa<br /> dạng, phong phú lại vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Do đặc<br /> điểm cư trú đan xen, quá trình giao lưu văn hóa giữa các<br /> tộc người ở Nam Bộ diễn ra khá mạnh mẽ. Người Khmer<br /> Nam Bộ có lịch sử cộng cư hoà hợp, gần gũi, gắn bó với<br /> các tộc người Kinh, Hoa,... trên vùng đất Nam Bộ.<br /> Nhưng với người Khmer, những giá văn hóa nghệ thuật<br /> của dân tộc có tầm ảnh hưởng, sức lan tỏa lớn đến từng<br /> cá thể nên các giá trị văn hóa của Khmer vẫn được bảo<br /> lưu tốt.<br /> Hát ru là một thể loại đặc biệt trong kho tàng âm nhạc<br /> dân gian. Những làn điệu hát ru thường là các bài hát<br /> nhẹ nhàng, đơn giản và phần lớn đều có xuất xứ từ ca<br /> dao, đồng dao, hò vè dân gian, các loại thơ,... được<br /> truyền từ đời này qua đời khác; còn hát ru Khmer thì có:<br /> “giai điệu dìu dặt, do những câu nhạc ngắn được tổ<br /> chức lại xuất hiện chậm rãi và êm ái. Kết cấu của lời hát<br /> ru thường mở đầu bằng một câu “Con ơi ngủ đi”, “Út<br /> ơi ngủ đi đừng khóc”, hoặc “Cháu ơi đừng khóc đừng<br /> la”,... Với mục đích thực tiễn là hát để ru đứa trẻ ngủ,<br /> nội dung hát ru Khmer thường là lời tâm tình ngọt ngào<br /> hay lời dặn dò thân ái của người ru đối với con, cháu,<br /> hoặc em” [1; tr 139]. Trong Hôn nhân và gia đình người<br /> Khmer Nam Bộ (2012), Nguyễn Hùng Khu cho rằng:<br /> “Tới nay, người Khmer Đồng bằng sông Cửu Long còn<br /> lưu giữ một kho tàng hát ru với những khúc hát trữ tình,<br /> nên thơ nói về quan hệ lứa đôi hòa vào cảnh thiên nhiên<br /> mênh mông, làm cho màu sắc tình yêu càng đậm đà và<br /> lãng mạn. Kết cấu lời hát ru luôn được mở đầu: “Con<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 37-41; 53<br /> <br /> ơi...”, “út ới...”. Giai điệu hát ru của người Khmer<br /> thường chậm rãi, ngắn và êm ái với nội dung là lời tâm<br /> tình ngọt ngào, thân ái”[2; tr 41]. Những nội dung này<br /> làm nên nội dung và giá trị của các bài hát ru trong đời<br /> sống văn hóa gia đình của người Khmer. Ngoài chức<br /> năng thực hành cụ thể thì hát ru Khmer còn gửi gắm<br /> truyền thống hiếu học, tình yêu gia đình, quê hương, yêu<br /> lao động,... của biết bao thế hệ người Khmer. Vì vậy, hát<br /> ru Khmer không chỉ mang hơi thở của một khúc ca tâm<br /> tình mà còn mang hơi hướng của gia huấn ca, một loại<br /> sách dạy làm người của người Khmer.<br /> Giống như tình hình sưu tầm, nghiên cứu các thể loại<br /> dân ca khác, hát ru Khmer Nam Bộ đã được quan tâm<br /> sưu tầm, phổ biến tuy chưa thật sự đầy đủ và rộng rãi<br /> nhưng với nguồn tư liệu hiện có, vẫn có thể khẳng định<br /> tiếng nói riêng, bản sắc thể loại của hát ru Khmer. Ngoài<br /> những đặc điểm chung của thể loại hát ru, hát ru Khmer<br /> còn có những dấu ấn riêng về văn hóa nghệ thuật, những<br /> điều đã tạo nên sức hấp dẫn mãnh liệt của hát ru Khmer<br /> đối với các nhà nghiên cứu. Năm 2004, nhạc sĩ Nguyễn<br /> Văn Hoa, sau 30 năm lặn lội khắp các vùng miền Tây<br /> Nam Bộ, đã sưu tầm và xuất bản công trình 100 làn điệu<br /> dân ca Khmer gồm 02 tập. Công trình đã kí âm, phiên<br /> âm và dịch ra tiếng Việt góp phần đáng kể cho việc giới<br /> thiệu và phổ biến dân ca của người Khmer Nam Bộ đến<br /> với công chúng. Ngoài ra, còn phải kể đến nguồn tư liệu<br /> hát ru Khmer từ công trình Văn học dân gian Sóc Trăng<br /> (2002), Văn học dân gian Bạc Liêu (2005) của Chu Xuân<br /> Diên chủ biên, Dân ca Trà Vinh (2004) của Nguyễn Trúc<br /> Phong chủ biên. Trong những năm gần đây, các luận văn,<br /> luận án, các bài báo nghiên cứu về dân ca Khmer Nam<br /> Bộ được ra đời nhiều hơn, với nhiều cách tiếp cận mới<br /> mẻ. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về dân ca<br /> Khmer nói chung, hát ru Khmer nói riêng đã được công<br /> bố thường nghiêng về lịch sử, văn hóa hay đi sâu về vấn<br /> đề âm nhạc. Một số tác phẩm khác có tính nhỏ lẻ hoặc<br /> chỉ là những công trình sưu tầm, giới thiệu ca từ của các<br /> bài dân ca Khmer. Ngoài ra, hiện chưa có công trình nào<br /> về hát ru Khmer được nghiên cứu, nhất là nghiên cứu để<br /> đưa hát ru Khmer vào trong nhà trường.<br /> 2.2. Đặc điểm và ý nghĩa của việc đưa hát ru Khmer<br /> vào các trường phổ thông dân tộc nội trú ở Trà Vinh<br /> Hát ru nói chung là một loại hình ca hát tiêu biểu và<br /> được hình thành từ lâu đời của các dân tộc. Chính vì vậy,<br /> với những đặc trưng vốn có cùng với việc gắn hát ru với<br /> việc giáo dục con trẻ đã tạo ra vị trí và giá trị nhất định<br /> của hát ru đối với đời sống văn hóa các dân tộc. Ở nước<br /> ta, mỗi miền đều có hát ru và lối hát của mỗi nơi, của mỗi<br /> người cũng khác nhau. Tuy nhiên, dù ở đâu, chức năng<br /> thực hành của hát ru đều giống nhau. Đó là dần đưa đứa<br /> bé vào giấc ngủ êm đềm. Ngoài ra, thông qua lời ru,<br /> <br /> 38<br /> <br /> người ru có thể giãi bày tâm sự, nỗi niềm của mình. Dù<br /> không hề biết nhạc biết thơ là gì, mà chỉ qua truyền khẩu,<br /> và hơn hết là với tình cảm trìu mến với cháu, với con,<br /> “những người nghệ sĩ chân quê” đã vô tình lưu giữ, bảo<br /> tồn được một loại hình âm nhạc độc đáo, thấm đậm tính<br /> nhân văn.<br /> Qua những lời ru của mình, những người bà, người<br /> mẹ Khmer đã giúp cháu, con mình hình thành nhân cách,<br /> thái độ ứng xử với con người, với tự nhiên; góp phần gieo<br /> vào tâm thức trẻ thơ những hạt giống tốt lành về lòng<br /> nhân ái, đạo lí làm người, tình yêu quê hương đất nước:<br /> Mẹ cháu vất vả ruộng nương<br /> Cả đời một nắng hai sương nhọc nhằn<br /> Suốt ngày bùn lấm tay chân<br /> Nhổ mạ cấy lúa mưa dầm gió giông... [3; tr 29]<br /> Từ đó, hát ru sẽ dần dần dạy trẻ biết quý trọng từng<br /> giọt mồ hôi, từng công sức và tấm lòng của người làm<br /> cha mẹ để ngoan ngoãn, hiểu chuyện và nỗ lực hơn trong<br /> quá trình trưởng thành. Trong các bài hát ru, người mẹ<br /> đã khéo léo hướng cho con trẻ ý thức lao động, biết giúp<br /> đỡ cha mẹ,...<br /> Với truyền thông hiếu học và mong muốn thoát<br /> nghèo bằng cái chữ, hát ru Khmer thay lời cha mẹ<br /> khuyên con cái học hành chăm chỉ để sau này có thể tự<br /> lo cho thân, có thể có đời sống tốt đẹp hơn cha mẹ chúng:<br /> Mẹ ôm con mẹ dỗ<br /> Chờ khi con lớn khôn<br /> Mẹ cho con đến trường<br /> Cái chữ cho con nương nhờ tấm thân! [3; tr 21]<br /> Nỗi lòng đau đáu của bậc sinh thành là định hướng<br /> tương lai phù hợp cho mỗi đứa trẻ và sẽ tạo thêm cho con<br /> sức mạnh niềm tin vượt qua những sóng gió cuộc đời.<br /> Bên cạnh ý nghĩa giáo dục, hát ru còn là một hình<br /> thức để người phụ nữ Khmer bộc bạch tâm sự, kể cả<br /> những tâm tư khó nói. Trong đêm khuya, khi ngoài trời<br /> mưa tuôn xối xả,... người phụ nữ dường như được ngoại<br /> cảnh tác động đã mạnh dạn giãi bày nỗi lòng:<br /> À ơi...<br /> Ngoài hiên tí tách mưa rơi<br /> Từng giọt từng giọt mưa hoài chẳng ngưng<br /> Tiếng chim cùng tiếng côn trùng<br /> Hòa nhau thành tiếng nỉ non u buồn... [3; tr 19]<br /> Những hành động, sự lo nghĩ của người phụ nữ, chủ<br /> yếu là người mẹ cho con, cho chồng được gửi gắm trong<br /> các bài hát ru Khmer cho chúng ta thấy được sự đảm<br /> đang, giàu đức hi sinh của người phụ nữ Khmer. Lời ru<br /> của người phụ nữ Khmer như một nét đẹp trong văn hóa<br /> ứng xử và thể hiện sự hữu dụng của mình với rất nhiều<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 37-41; 53<br /> <br /> chức năng kép của một thể loại âm nhạc dân gian. Cách<br /> thể hiện tình yêu, sự quan tâm lo lắng cho con, dạy con<br /> sống đúng đắn là cách hành xử tốt đẹp mà người Khmer<br /> muôn đời vẫn làm, vẫn mong muốn con cháu mình tiếp<br /> nối.<br /> Ngoài văn hóa ứng xử, giáo dục, hát ru Khmer còn<br /> tái hiện hình ảnh vùng đất Nam Bộ, các sản vật quen<br /> thuộc thường được đưa vào lời ru để lại dấu ấn đặc trưng,<br /> vừa gần gũi vừa đặc biệt: Mẹ đi Sa Đéc mua quà/Mua<br /> bánh mua trái, chuối già chuối cơm...[3; tr 13]. Dù có là<br /> một địa danh cụ thể, hay chỉ là những hình ảnh chung về<br /> miền quê yên bình như hình ảnh dòng sông, cánh đồng<br /> thì nó vẫn mang chung nỗi niềm của người mẹ. Họ nhắc<br /> nhở con mình về quê hương như một phần máu thịt của<br /> mỗi người. Và còn nữa, hình ảnh cửa nhà, ngõ xóm là<br /> một phần kí ức tuổi thơ dù chỉ nhỏ bé, đơn sơ thôi nhưng<br /> chắc chắn sẽ không thể phai mờ trong nỗi nhớ, trong trái<br /> tim của mỗi người con Khmer.<br /> Trong hát ru, mỗi người đều có một cách hát riêng<br /> nhưng nhìn chung đều mang tính trữ tình. Nó thể hiện rõ<br /> tình cảm của người ru với người được ru, đặc biệt là tình<br /> mẫu tử thiêng liêng và luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong<br /> tâm hồn trẻ nhỏ. Qua những bài hát ru, hình ảnh những<br /> người mẹ, người bà Khmer miệt mài, nhẫn nại để con<br /> mình yên giấc mãi luôn là hình ảnh đẹp khắc vào lòng<br /> những đứa con đến cuối cuộc đời:<br /> Ngủ đi con, hỡi con ngoan<br /> Mai mẹ dậy sớm đi làm nuôi con<br /> Con thương, mẹ dỗ mẹ bồng<br /> Để ba con ngủ hừng đông đi cày [3; tr 19]<br /> Hình thức diễn xướng dân ca của người Khmer khá<br /> đa dạng, nó gắn bó mật thiết với đời sống thường ngày<br /> của bà con phum sóc như lao động sản xuất, nghi lễ<br /> phong tục, sinh hoạt. Còn đối với hát ru Khmer, môi<br /> trường diễn xướng, đối tượng được ru và người thực<br /> hành hát ru là những yếu tố góp phần tạo nên giá trị nghệ<br /> thuật, giá trị văn hóa của hát ru Khmer.<br /> Trong diễn xướng hát ru, ngoài lời ru, những đôi cánh<br /> tay, đôi chân, lồng ngực, chiếc võng là những “công cụ”<br /> hỗ trợ để dỗ cho trẻ thơ đi vào giấc ngủ. Bên cạnh đó,<br /> người ru cũng có thể dùng những động tác như vỗ về nhẹ<br /> nhàng, nhịp điệu linh hoạt tùy theo trạng thái của đứa trẻ<br /> mà giúp trẻ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.<br /> Hát ru nằm trong hình thức diễn xướng đơn diễn.<br /> Cũng giống như hát ru các dân tộc khác, người mẹ đóng<br /> vai trò là người diễn xướng chủ yếu trong hát ru Khmer.<br /> Ngoài ra, người bà cũng tham gia diễn xướng hát ru<br /> nhưng đối với hát ru Khmer người bà đóng vai trò thay<br /> thế khi mẹ bận việc. Vì vậy, dù khẳng định tình yêu của<br /> mình dành cho cháu nhưng trong câu hát của bà hình ảnh<br /> <br /> 39<br /> <br /> vất vả người mẹ luôn thường trực. Khi nghe người mẹ,<br /> người bà Khmer cất lời ru, trong tâm trí mỗi người chúng<br /> ta, hình dung dáng điệu về mẹ, về bà của mình chợt ùa<br /> về, nồng ấm. Trên cánh võng trước hiên nhà, trên cái<br /> giường đặt ở sát vách nhà,... mẹ, bà chúng ta đã từng ngồi<br /> đấy, nhẫn nại, yêu thương.<br /> Dân ca Khmer Nam Bộ hầu hết đều lấy không gian,<br /> thời gian hiện tại làm thời gian nghệ thuật của mình.<br /> Điều này cũng dễ hiểu trước hết bởi vì lời thơ được sáng<br /> tác là để diễn xướng trong một môi trường không gian<br /> và thời gian nhất định. Trong đó, thời gian hát ru Khmer<br /> thường không giới hạn, có thể vào buổi trưa, buổi chiều<br /> hay trong lúc đêm khuya. Với mục đích là ru để dỗ người<br /> được ru đi vào giấc ngủ, nên hát ru có thể vang lên bất<br /> cứ lúc nào khi người được ru buồn ngủ, có nhu cầu ngủ<br /> hay do người ru có việc cần làm. Ngoài ra, thời gian<br /> trong lời hát ru Khmer cũng mang tính phiếm chỉ. Nó là<br /> thời gian của tâm trạng, thời gian tâm lí. Dường như chỉ<br /> có thể lấy lí do sự nóng lòng của người mẹ để lí giải cho<br /> sự phi lí của thời gian đó. Bỏ con thơ ở nhà đi chợ đường<br /> xa, người mẹ rất lo lắng nên thấy thời gian qua nhanh<br /> một cách bất thường. Điều này đã khẳng định cho tình<br /> yêu thương, công chăm sóc lớn lao của những người mẹ<br /> nói chung.<br /> Sinh hoạt của hát ru diễn ra phổ biến hàng ngày, trong<br /> không gian gia đình và cộng đồng làng xóm. Như đã nói<br /> ở trên, không gian hát ru vừa cụ thể vừa mênh mang, vừa<br /> là nơi ngôi nhà vừa là lòng mẹ thân yêu, nhưng cũng là<br /> một không gian vô cùng rộng mở khoáng đạt do chính<br /> những lời ru mang đến.<br /> Đối với học sinh (HS) nói chung, HS ở các trường<br /> phổ thông dân tộc nội trú ở Trà Vinh nói riêng, nếu được<br /> dạy, được học hát ru thì HS sẽ được giáo dục tình yêu<br /> quê hương, đất nước, con người. Đó là những bài học về<br /> đạo đức, thẩm mĩ, giúp các em gần gũi hơn với nghệ<br /> thuật âm nhạc và thơ ca truyền thống. Ngoài việc tạo nên<br /> một tình cảm tốt đẹp đối với đất nước, văn hóa truyền<br /> thống, hát ru còn trang bị cho lớp trẻ một cơ sở nghệ thuật<br /> để sáng tạo, tiếp cận những bài ca dân tộc.<br /> Ngoài ra, qua hát ru Khmer, HS sẽ hiểu thêm về mối<br /> quan hệ giữa ngôn ngữ và làn điệu, bắt nguồn từ giọng<br /> nói, tâm - sinh lí phù hợp với lối sống và phong cách của<br /> nhân dân ta. Hát ru cùng với các thể loại dân ca khác cũng<br /> góp phần mở ra cho HS một kho tàng văn hóa tiềm ẩn<br /> trong đó bởi những nét văn hóa, phong cách, đặc điểm<br /> ngôn ngữ, hoàn cảnh sống, lịch sử địa lí, phong tục tập<br /> quán gắn liền với đạo đức, tư tưởng, tình cảm với cuộc<br /> sống khác nhau của từng địa phương, từng dân tộc.<br /> Ở một góc độ khác, thông qua việc được học, được<br /> nghe, được trình diễn các bài hát ru sẽ mang đến cho các<br /> em sự yêu thích, gắn bó, say mê, tạo nên nhu cầu tự thân<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 37-41; 53<br /> <br /> và để rồi khi trưởng thành, không ít các em lại là những<br /> người tiếp tục truyền dạy cho các thế hệ tiếp nối cảm<br /> nhận và hiểu được cái hay, cái đẹp trong các làn điệu dân<br /> ca của đất nước, quê hương mình.<br /> Vì vậy, đưa hát ru Khmer vào nhà trường nói chung,<br /> mà trước hết là các trường phổ thông dân tộc nội trú ở<br /> Trà Vinh nói riêng, là một biện pháp thiết thực để truyền<br /> bá và giáo dục lòng yêu mến, tự hào với những di sản<br /> văn hóa dân tộc; hướng tới giáo dục toàn diện, hướng HS<br /> tới cái Chân - Thiện - Mĩ, góp phần phát triển nhân cách,<br /> qua đó trang bị cho các em hành trang vững bước vào<br /> thời kì hội nhập, phát triển và đổi mới của đất nước.<br /> 2.3. Đề xuất các biện pháp đưa hát ru Khmer vào các<br /> trường phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh Trà Vinh<br /> 2.3.1. Cơ sở và nguyên tắc của việc đề xuất đưa hát ru<br /> Khmer vào các trường phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh<br /> Trà Vinh<br /> Trà Vinh là tỉnh nằm giữa sông Tiền và sông Hậu<br /> thuộc miền Tây Nam Bộ. Đây là nơi tụ cư lớn của dân<br /> tộc Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Theo thống kê<br /> năm 2013, người Khmer là 322.800 nghìn người, chiếm<br /> 31,62% dân số toàn tỉnh (Theo tài liệu số 781/BC-CTK<br /> ngày 23/12/2013 của Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh). Là<br /> tộc người có mặt lâu đời và quá trình cộng cư với các dân<br /> tộc khác trên vùng đất Nam Bộ, người Khmer Trà Vinh<br /> vẫn bảo lưu đầy đủ bản sắc văn hóa của dân tộc mình.<br /> Một trong những nỗ lực chung trong việc giữ gìn<br /> ngôn ngữ, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, Nhà nước<br /> thành lập các trường phổ thông dân tộc nội trú cho con<br /> em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư<br /> lâu dài tại vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn<br /> nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân<br /> lực có chất lượng cho vùng này. Ở Trà Vinh, hiện có 08<br /> trường phổ thông dân tộc nội trú, trong đó có 03 trường<br /> trung học phổ thông. Trường phổ thông dân tộc nội trú là<br /> loại hình trường chuyên biệt mang tính chất phổ thông,<br /> dân tộc và nội trú. Các trường phổ thông dân tộc nội trú<br /> ở Trà Vinh đang thực hiện chương trình giáo dục và các<br /> hoạt động giáo dục của cấp học phổ thông tương ứng<br /> được quy định tại Điều lệ trường trung học hiện hành,<br /> ngoài ra còn thực hiện chương trình và các hoạt động<br /> giáo dục đặc thù, trong đó có tổ chức giảng dạy môn<br /> Tiếng Khmer. Trường phổ thông dân tộc nội trú được<br /> phép tuyển sinh không quá 5% trong tổng số chỉ tiêu<br /> được tuyển mới hằng năm là con em người dân tộc Kinh<br /> có hộ khẩu thường trú và định cư từ 03 năm trở lên (tính<br /> đến ngày tuyển sinh).<br /> Hiện tại, tỉnh Trà Vinh có gần 58.000 HS dân tộc<br /> thiểu số nhập học, đạt tỉ lệ 31,5% so tổng số HS toàn tỉnh;<br /> cao hơn tỉ lệ dân số là người dân tộc của tỉnh hiện nay.<br /> <br /> 40<br /> <br /> Ngoài các hoạt động học tập, các hoạt động giáo dục,<br /> sinh hoạt của trường phổ thông nói chung, trường phổ<br /> thông dân tộc nội trú còn tổ chức các hoạt động văn hóa,<br /> văn nghệ, thể thao nhằm giáo dục lòng yêu nước, đạo<br /> đức, lối sống, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của<br /> dân tộc, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, góp phần phát triển<br /> và hoàn thiện nhân cách HS. Trong những định hướng,<br /> hoạt động để đạt được mục đích trên, thì thiết nghĩ cần<br /> đa dạng hóa các hoạt động dạy học, sinh hoạt cho HS ở<br /> các trường phổ thông dân tộc nội trú.<br /> Như đã nói ở trên, lứa tuổi HS đang học ở các trường<br /> phổ thông dân tộc nội trú, trung học cơ sở, trung học phổ<br /> thông đang được tổ chức giảng dạy ở Trà Vinh rất phù<br /> hợp với dạy học hát, biểu diễn hát ru. Ngoài ra, sách Âm<br /> nhạc và Mĩ thuật 9, được thiết kế học trong một học kì,<br /> trong đó phân môn Học hát gồm có 4 bài và ở tiết 15 là<br /> bài hát do địa phương tự chọn. Đây là tiết dạy thuận lợi<br /> cho các trường phổ thông dân tộc nội trú ở Trà Vinh đưa<br /> hát ru vào tiết học chính khóa này.<br /> Bên cạnh đó, trong chương trình Ngữ văn cấp trung<br /> học cơ sở và trung học phổ thông, chúng ta có thể đưa<br /> hát ru Khmer vào các tiết dạy sau:<br /> - Chương trình Ngữ văn địa phương: tiết 71, 72, 139<br /> trong chương trình Ngữ văn 6.<br /> - Những câu hát về tình cảm gia đình: tiết 9 trong<br /> chương trình Ngữ văn 7.<br /> - Chương trình địa phương: tiết 74, 137 trong chương<br /> trình Ngữ văn 7.<br /> - Dạy chủ đề: từ tiết 78 đến 86 trong chương trình<br /> Ngữ văn 10.<br /> - Bài 18 “Vài nét về tình hình sưu tầm tục ngữ, ca<br /> dao, dân ca địa phương” trong chương trình Ngữ văn địa<br /> phương Trà Vinh lớp 7.<br /> Ngoài ra, khi đề xuất đưa hát ru vào nhà trường trung<br /> học, chúng tôi còn chú ý đến cơ sở đặc điểm về âm vực<br /> giọng hát, đặc điểm tâm - sinh lí và nhận thức của HS.<br /> Những bài hát ru Khmer được lựa chọn phải là những bài<br /> hát nằm trong âm vực giọng của HS, bố cục nhẹ nhàng<br /> không nên quá phức tạp mà vẫn mang tính nghệ thuật,<br /> được thể hiện bằng sự hài hòa giữa phần âm nhạc và lời<br /> ca. Các bài hát được chọn phải có giai điệu dễ hát, dễ<br /> thuộc, âm vực vừa phải, tiết tấu mạch lạc, rõ ràng; tránh<br /> lựa chọn những bài hát ru đòi hỏi trình độ tư duy âm nhạc<br /> vượt quá tầm nhận thức của lứa tuổi HS, nội dung không<br /> rõ ràng, lời ca khó hiểu. Các bài hát ru Khmer lựa chọn<br /> nên phong phú về tính chất, vui, trữ tình, trầm lắng và đi<br /> vào lòng người. Ngoài ra, những bài hát ru được tuyển<br /> chọn phải mang đậm màu sắc dân tộc Khmer. Nội dung<br /> ca từ của những bài hát ru được lựa chọn phải mang đặc<br /> trưng của vùng, miền, phản ánh được những nét cơ bản<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 37-41; 53<br /> <br /> về con người, cuộc sống lao động, cũng như đời sống<br /> tinh thần của người dân. Các bài hát được chọn phải<br /> mang tính thẩm mĩ tích cực, có giá trị giáo dục nhân cách,<br /> đạo đức, đáp ứng được nội dung, mục tiêu giáo dục.<br /> 2.3.2. Tổ chức các hoạt động đưa hát ru Khmer vào các<br /> trường phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh Trà Vinh<br /> * Thành lập các Câu lạc bộ hát ru Khmer:<br /> Thành lập các câu lạc bộ âm nhạc trong nhà trường<br /> nói chung, Câu lạc bộ hát ru Khmer trong các trường phổ<br /> thông dân tộc nội trú ở Trà Vinh nói riêng nhằm hướng<br /> đến sự phát triển và giữ gìn những bản sắc văn hoá dân<br /> tộc qua âm nhạc dân gian. Hình thức này nếu được tổ<br /> chức trong các trường phổ thông dân tộc nội trú thì sẽ<br /> được duy trì, hoạt động tốt bởi truyền thống yêu ca hát,<br /> tập quán sinh hoạt cộng đồng, vui chơi của người Khmer.<br /> Để có một Câu lạc bộ hát ru Khmer hoạt động có hiệu<br /> quả thì những vấn đề sau cần phải thực hiện nghiêm túc:<br /> - Câu lạc bộ không chỉ tập hợp những HS Khmer có<br /> năng khiếu và yêu thích ca hát, biểu diễn âm nhạc, trong<br /> đó chủ yếu là HS cuối cấp, mà còn phải hướng đến sự<br /> thưởng thức, khơi dậy sự ủng hộ, yêu thích của tất cả HS<br /> mọi lứa tuổi, nhất là HS các dân tộc khác.<br /> - Ngoài GV âm nhạc, GV giảng dạy môn Tiếng<br /> Khmer, GV người Khmer đóng vai trò chủ chốt trong<br /> Câu lạc bộ thì cần tăng cường huy động sự tham gia<br /> thưởng thức, diễn xướng của tất cả các GV trong trường.<br /> - Các câu lạc bộ hát ru Khmer cần phải xây dựng kế<br /> hoạch hoạt động thường kì và nội quy hoạt động cụ thể.<br /> - Các câu lạc bộ hát ru Khmer cần trang bị những điều<br /> kiện cần thiết về cơ sở vật chất, phương tiện như phòng,<br /> nhạc cụ, sách, băng đĩa nhạc,... cho việc tổ chức diễn<br /> xướng hát ru Khmer.<br /> - Các bài hát ru Khmer nên được lựa chọn theo chủ<br /> đề, địa phương,... và được các Câu lạc bộ tổ chức thực<br /> hiện thông qua những hoạt động cụ thể, đa dạng.<br /> - Đa dạng hóa các hình thức biểu diễn: biểu diễn tại<br /> câu lạc bộ cho các thành viên thêm tự tin, mạnh dạn, sau<br /> đó tổ chức biểu diễn trước toàn trường trong sinh hoạt tập<br /> thể hoặc ngày lễ, hoặc tổ chức giao lưu chức giao lưu với<br /> các trường khác trong khu vực. Đây là điều kiện tốt để<br /> tham khảo, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nếu có điều kiện.<br /> * Tổ chức thi, biểu diễn hát ru Khmer cho HS:<br /> Trong các chương trình ngoại khóa tại trường, hoạt<br /> động âm nhạc là một phần luôn được chú trọng và đầu tư<br /> kĩ lưỡng. Việc đưa hát ru vào hoạt động âm nhạc ngoại<br /> khóa vào những dịp này là cơ hội tốt và đem lại hiệu quả<br /> thiết thực. Thông qua hoạt động này, các GV và HS có dịp<br /> thưởng thức, đánh giá về thành quả quá trình học tập; đồng<br /> thời, khơi gợi niềm đam mê, hứng thú với những bài hát<br /> ru Khmer cho HS, GV và cộng đồng. Việc tổ chức thi,<br /> <br /> 41<br /> <br /> biểu diễn hát ru Khmer cho HS ở các trường phổ thông<br /> dân tộc nội trú có thể tổ chức thành các hoạt động sau:<br /> - Tăng cường đưa các tiết mục hát ru vào các hoạt động<br /> biểu diễn văn nghệ của trường, ngành. Biểu diễn văn nghệ<br /> là một trong những hoạt động thường xuyên được HS rất<br /> yêu thích và nhiệt tình tham gia. Hoạt động này giúp HS<br /> rèn luyện tính tự lập, phát huy tính tích cực, năng lực hoạt<br /> động nhóm, sinh hoạt ngoại khóa trong các ngày lễ, hay<br /> những dịp giao lưu văn nghệ, thi đua giữa các lớp, tổ,<br /> nhóm. Trong các buổi biểu diễn văn nghệ Khmer, với các<br /> tiết mục hát ru Khmer, nhiều HS sẽ được tạo sân chơi vô<br /> cùng bổ ích và lí thú, có cơ hội bộc lộ năng khiếu, được<br /> giáo dục thẩm mĩ, nhân cách một cách hiệu quả.<br /> - Theo thường lệ, các cuộc thi được tổ chức tại trường<br /> phổ thông dân tộc nội trú ở Trà Vinh đều theo chủ điểm<br /> là vào các ngày lễ, ngày kỉ niệm. Để thực hiện tốt hình<br /> thức này thì ban tổ chức cần phải có kế hoạch cụ thể để<br /> GV chủ nhiệm và HS nắm bắt và hiểu rõ. Ngoài những<br /> tiết mục hát múa theo chủ đề, ban tổ chức yêu cầu mỗi<br /> lớp phải có ít nhất một tiết mục văn nghệ về hát ru<br /> Khmer. Các em có thể hát dựa theo các lời thơ hoặc tự<br /> đặt lời mới.<br /> * Tổ chức các cuộc thi đặt lời mới cho giai điệu hát<br /> ru Khmer theo chủ đề:<br /> Khi tổ chức đặt lời mới cho giai điệu hát ru Khmer<br /> chính là chúng ta đang hướng HS vào việc yêu quý, trân<br /> trọng và bảo tồn nền văn hóa truyền thống. Đồng thời,<br /> qua hoạt động này, HS còn được nâng cao năng lực ngôn<br /> ngữ, tìm hiểu thể thơ Khmer, giá trị nội dung, nghệ thuật<br /> của hát ru Khmer,... Hình thức thi này có thể được phát<br /> động thành một hình thức sinh hoạt trong một vài tuần<br /> của năm học. Sau đó, có thể tổ chức diễn xướng, công bố<br /> kết quả tại sân trường vào tiết chào cờ ngày thứ 2, hoặc<br /> tổ chức cho các cá nhân HS, tổ nhóm HS thi biểu diễn<br /> Hát ru Khmer dựa trên phần đặt lời mới đã đặt. Dựa trên<br /> phần lời các em đã đặt, ở phần thi này sẽ vận dụng được<br /> tất cả những gì mình đã biết, thể hiện sự sáng tạo cũng<br /> như khả năng kết hợp những động tác khi biểu diễn. Từ<br /> lời nói, động tác diễn, cách hát phải được luyện tập kĩ<br /> lưỡng, nhuần nhuyễn. Ngoài ra, các em còn phải sắp xếp<br /> các hoạt cảnh sao cho phù hợp với vai diễn, hoàn cảnh<br /> trong từng chặng hát. Để thực hiện được nội dung này,<br /> cần có sự hỗ trợ, hướng dẫn của Ban tổ chức về cơ sở vật<br /> chất, trang phục, đạo cụ,...<br /> * Tổ chức đưa hát ru Khmer vào các tiết học chính khóa:<br /> Trong các hoạt động giảng dạy, để lồng ghép vào các<br /> tiết dạy Chương trình Ngữ văn địa phương, Dạy chủ đề,<br /> Vài nét về tình hình sưu tầm tục ngữ, ca dao, dân ca địa<br /> phương..., GV có thể tổ chức thành các hoạt động như:<br /> (Xem tiếp trang 53)<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2