intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh viên tại trường Đại học Hà Tĩnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh viên tại trường Đại học Hà Tĩnh: Nâng cao nhận thức về đạo đức cho sinh viên; Giáo dục sinh viên có thái độ đúng đắn về đạo đức cách mạng; Hình thành hành vi, thói quen văn hoá đạo đức cho sinh viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh viên tại trường Đại học Hà Tĩnh

  1. MỘT SÔ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH VIÊN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH Nguyễn Thị Cầm1 1. Đặt vấn đề Đạo đức là hệ thống chuẩn mực biểu hiện thái độ đánh giá quan hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và của cả xã hội, là những tiêu chuẩn, nguyên tắc xử lý các mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng hay xã hội, được thừa nhận rộng rãi. Đạo đức quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội; là những nguyên tắc phải tuân theo trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội, phù hợp yêu cầu của mỗi chế độ chính trị và kinh tế xã hội nhất định. Trong xã hội, tính đạo đức biểu hiện bản chất xã hội của con người, là nét cơ bản trong tính người. Sự tiến bộ của ý thức đạo đức là cái không thể thiếu được trong sự tiến bộ chung của xã hội. Nhà trường Việt Nam rất quan tâm giáo dục đạo đức học sinh nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ vừa tài vừa đức, để các em trưởng thành và trở thành người có ích cho xã hội. Kết quả hầu hết sinh viên có phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu xã hội, tuy vậy vẫn còn một bộ phận không nhỏ có những biểu hiện lệch lạc, suy thoái về đạo đức nhân cách. Đây là vấn đề băn khoăn lo lắng của toàn xã hội với mong muốn tìm ra những biện pháp giáo dục đạo đức có hiệu quả cao. 2. Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên tại trƣờng Đại học Hà Tĩnh Trường Đại học Hà Tĩnh được thành lập ngày 19 tháng 3 năm 2007 theo quyết định số 318/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập và nâng cấp 3 đơn vị: Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tĩnh; Trường Trung học Kinh tế Hà Tĩnh; Phân hiệu Đại học Vinh tại Hà Tĩnh. Trường Đại học Hà Tĩnh là một trường công lập, đa cấp, đa ngành, đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Tổng số sinh viên toàn trường năm học 2011 – 2012 có: 8.673. trong đó: sinh viên hệ chính quy: 6442 (có 315 Lưu HS Lào); sinh viên ngoài chính quy: 2.231 Do điều kiện cơ sở vật chất nên nhà trường chỉ mới đáp ứng phòng ở nội trú cho: 891 sinh viên, vẫn còn: 4.592 hệ chính quy ở ngoại trú; đồng thời trường có 2 cơ 1 Giảng viên trƣờng Đại học Hà Tĩnh 100
  2. sở đóng ở 2 địa điểm cách xa nhau 5 km nên việc quản lý sinh viên còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong những năm qua dưới sự lãnh đạo sát sao của Đảng uỷ, Ban giám hiệu, sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường nên trong văn học 2011 – 2012 gần 100% sinh viên đươc xếp loại đạo đức khá, tốt. Có được kết quả trên là do nhà trường đã thực hiện một số biện pháp giáo dục đạo đức sau đây: 2.1. Nâng cao nhận thức về đạo đức cho sinh viên Muốn có hành vi đạo đức, trước hết sinh viên cần có những hiểu biết nhất định về các chuẩn mực đạo đức. Nắm được tri thức về chuẩn mực đạo đức là điều kiện cần thiêt đầu tiên để có hành vi văn hoá. Vì vậy, Trường Đại học Hà Tĩnh đã: - Thực hiện tốt Cuộc vận động:”Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường đã triển khai một cách nghiêm từng bước của Cuộc Vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn thể cán bộ, giáo viên và sinh viên trong toàn trường. Tạo ra một phong trào thi đua sôi nổi trong việc tìm hiểu những câu chuyện đạo đức về Bác Hồ, làm theo tấm gương đạo đức của Bác trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện. - Tăng cường tổ chức hội thảo khoa học, câu lạc bộ, báo cáo chuyên đề về đạo đức, bằng cách: nhà trường và các khoa chủ quản đã phối hợp với Hội Sinh viên, Đoàn thanh niên tổ chức các buổi hội thảo, câu lạc bộ, toạ đàm, nói chuyện chuyên đề ... về các nội dung liên quan đến giáo đức thông qua đó trang bị cho sinh viên hệ thống tri thức đạo đức như: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, các buổi lễ mít tinh, các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn, các buổi chiếu phim lịch sử…, các cuộc hội thảo tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh như: Bác Hồ với thanh niên- thanh niên với Bác Hồ; Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…, toạ đàm về Nét đẹp sinh viên, Sinh viên với an toàn giao thông, Sinh viên nói không với ma tuý… Vào đầu năm học Nhà trường đã triển khai tốt „Tuần sinh hoạt công dân - HSSV‟, cụ thể đã tổ chức cho 6.400 sinh viên toàn trường học tuần sinh hoạt công dân với kết quả tốt. Trong năm học 2011 – 2012 trường đã tổ chức được 02 đợt học tập sinh hoạt chính trị lớn thu hút toàn bộ sinh viên toàn trường tham gia, đồng thời Trường cũng thường xuyên mời các đồng chí trong Ban tuyên giáo và Công tỉnh về nói chuyện về tình hình thời sự trong tỉnh, trong nước, quốc tế để sinh viên có cách tiếp cận thông tin 101
  3. một cách đầy đủ, chính xác và đúng hướng, kết hợp giáo dục đạo đức cách mạng và lối sống lành mạnh cho sinh viên trong tình hình hiện nay. Thường xuyên, tích cực tuyên truyền về Đảng Cộng sản Việt Nam đến từng đoàn viên thông qua hệ thống thông tin của nhà trường. Tham mưu, đề xuất với Đảng uỷ và cùng với Đảng uỷ tổ chức lớp học Nhận thức về Đảng Cộng sản Việt Nam. Thành lập chi bộ sinh viên và xây dựng quy trình phát triển Đảng trong sinh viên. Công tác giới thiệu đoàn viên xuất sắc cho Đảng được tiến hành nghiêm túc, đảm bảo chính xác, dân chủ từ cấp chi đoàn đến Đoàn trường, phù hợp với thực tiễn của nhà trường. - Lồng ghép tri thức về đạo đức vào nội dung giảng dạy chuyên môn Trong quá trình giảng dạy, giáo viên đã lồng ghép vào nội dung giảng dạy của chuyên môn để có thể chuyển tải đến người học kiến thức về đạo đức một cách mềm dẻo, phù hợp với thực tiễn cuộc sống mà không xem nhiệm vụ truyền thụ tri thức đạo đức chỉ là của những giảng viên Tâm lí học – Giáo dục học, Đạo đức, Chính trị… hoặc là trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nhân viên Phòng Công tác học sinh sinh viên. - Tích cực hoá hoạt động học tập của sinh viên Trong quá trình dạy học, người dạy phải tạo điều kiện để người học thực hiện nhiệm vụ học tập bằng hoạt động, tương tác với nhiều đối tượng. Đây chính là cơ sở để người học lĩnh hội tri thức và hình thành hành vi đạo đức một cách tự nhiên nhưng lại rất hiệu quả. Tuy nhiên, với tư cách là người hướng dẫn, các thầy cô giáo là người có tri thức và hành vi đạo đức trước khi truyền đạt những kiến thức này đến người học. - Tăng cường giáo dục sinh viên ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện Chúng ta biết rằng, việc giáo dục đạo đức cho sinh viên cần được tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi, trên lớp ngoài lớp, trong trường và ngoài trường. Vì vậy, giáo viên đã tạo cho sinh viên có ý thức tự giác tìm hiểu, thực hiện, rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức. Tóm lại, để giáo dục đạo đức cho sinh viên, chúng tôi xác định rằng trước hết cần nâng cao nhận thức cho các em về các chuẩn mực đạo đức xã hội, bằng cách tạo cơ hội cho các em được tiếp cận thường xuyên với các tri thức đó. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà giáo dục nói chung và của mỗi cán bộ giảng viên nói riêng. 102
  4. 2.2. Giáo dục sinh viên có thái độ đúng đắn về đạo đức cách mạng - Xây dựng môi trường lành mạnh, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội trong nhà trường Quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức của con người luôn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó môi trường học tập và làm việc có tác động rất lớn. Để có môi trường học tập và vui chơi lành mạnh, giúp họ phát huy được những phẩm chất tốt, đẩy lùi cái xấu, nhà trường đã xây dựng môi trường giáo dục mà trong đó, tất cả mọi người đều cư xử với nhau có văn hóa theo đúng chuẩn mực đạo đức, nếp sống sư phạm. Cách giao tiếp có văn hóa, lối sống đạo đức của mỗi cán bộ giáo viên trong nhà trường là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Ngoài ra, để tạo lập môi trường lành mạnh cho học sinh sinh viên, nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động mang ý nghĩa quan trọng, góp phần vào việc nâng cao ý thức đạo đức cho sinh viên. Vào đầu năm học, trường tổ chức cho người học ký cam kết phòng chống ma tuý, cam kết thực hiện luật giao thông; thực hiện môi trường xanh, sạch, đẹp và nếp sống văn minh học đường. Bên cạnh đó, Đoàn trường phát động phong trào phòng ở kiểu mẫu cho sinh viên nội trú; phát động phong trào 3 không: không vi phạm quy chế học tập; không nói tục, chửi bậy; không hút thuốc lá, xả rác nơi công cộng. 100% sinh viên tham gia các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn với nội dung: “Thực hiện nếp sống văn minh học đường”; 100% các lớp được phát tài liệu tuyên truyền về đạo đức, lối sống lành mạnh. Những hoạt động đó đã góp phần quan trọng trong việc tạo lập môi trường giáo dục lành mạnh. - Tăng cường đối thoại với sinh viên về các vấn đề đạo đức Mỗi học kỳ Hiệu trưởng nhà trường đều tổ chức đối thoại với sinh viên ít nhất một lần về công tác đào tạo, giảng dạy và đạo đức nghề nghiệp, cách giao tiếp, ứng xử của giáo viên, về tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên, lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên đối với cán bộ giáo viên trong nhà trường qua hộp thư điện tử nhằm rút kinh nghiệm kịp thời những hạn chế, vướng mắc gặp phải. Đồng thời tìm hiểu việc học tập rèn luyện của sinh viên thông qua dư luận tập thể. - Đánh giá sinh viên công bằng, khách qua, kịp thời Nhà trường nói chung, các khoa, giảng viên nói riêng có thái độ đánh giá sinh viên một cách chính xác, công bằng, công khai và kịp thời … giúp họ có thái độ, niềm tin vững chắc vào các lực lượng giáo dục, tạo ra động lực trong học tập, rèn luyện. Có thái độ nghiêm khắc trước những biểu hiện tiêu cực trong thi cử, động viên khích lệ kịp thời những sinh viên học tập, tu dưỡng tốt. 103
  5. - Xây dựng tập thể học sinh phát triển lành mạnh Nhà trường và các khoa chủ quản đã chú trong xây dựng tập thể học sinh có bầu không khí lành mạnh, đoàn kết gắn bó, thẳng thắn trong trao đổi, góp ý kiến để cùng nhau tiến bộ. Đẩy mạnh phong trào phê bình và tự phê bình trong tập thể và xây dựng một dư luận xã hội đúng đắn thuận lợi cho việc giáo dục đạo đức. Biết động viên khen thưởng kịp thời những cá nhân tiêu biểu trong học tập và tu dưỡng, bên cạnh đó, cũng phải có kỷ luật nghiêm minh đối với những sinh viên có những biểu hiện vi phạm các chuẩn mực đạo đức. Hàng tháng, học kỳ và năm học, nhà trường và các khoa, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên thường tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho những gia đình của sinh viên có hoàn cảnh khó khăn - Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường Nhà trường đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong công tác giáo dục. Để việc phối hợp giáo dục có hiệu quả, nhà trường đã thông báo kịp thời, cụ thể kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên cho gia đình và tiếp nhận ý kiến phản hồi từ phía gia đình, xã hội một cách kịp thời, coi đó là một trong những kênh thông tin quan trọng để đánh giá kết quả học tập rèn luyện của các em. Nhà trường còn phối hợp với địa phương nơi cư trú của học sinh, sinh viên để tìm hiểu tình hình tu dưỡng, rèn luyện, những biểu hiện về đạo đức, để kịp thời chấn chỉnh những lệch lạc trong lối sống của các em. Như vậy, để giáo dục đạo đức cho HSSV, bên cạnh việc nâng cao nhận thức về các chuẩn mực đạo đức xã hội, nhà giáo dục còn làm cho họ có niềm tin vững chắc vào tính đúng đắn và sự cần thíêt phải tu dưỡng, rèn luyện theo các chuẩn mực đó. Trước hết nhà giáo dục là tấm gương sáng cho các em noi theo, tạo cho các em có môi trường cơ hội rèn luyện và thể nghiệm các hành vi đạo dức; khích lệ, động viên kịp thời những sinh viên có thành tích tốt, phê phán, lên án những biểu hiện phi văn hoá, phi đạo đức còn diễn ra ở một bộ phận sinh viên. 3. Hình thành hành vi, thói quen văn hoá đạo đức cho sinh viên Để hình thành hành vi, thói quen văn hoá đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh, theo chúng tôi, đây là một quá trình lâu dài, cần có sự tác động thường xuyên và đồng bộ của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. - Tăng cường phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường 104
  6. Nhà trường đã phối hợp chặt chẽ các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường như: Đoàn thanh niên, Hội sinh viên… tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp với hình thức phong phú đa dạng, hấp dẫn lôi cuốn sinh viên tham gia. Đây là cơ hội để các em có cơ hội học hỏi lẫn nhau, tập dượt và trải nghiệm các hành vi, thói quen đạo đức, hành vi ứng xử có văn hoá. Phát động các phong trào thi đua để tạo ra không khí, môi trường học tập, rèn luyện sôi nổi trong nhà trường. - Tổ chức các hoạt động xã hội thu hút sinh viên tích cực tham gia Nhà trường mà nòng cốt là Hội Sinh viên, Đoàn thanh niên đã thường xuyên tổ chức và khích lệ sinh viên tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội như: xây dựng nhà tình nghĩa cho những gia đình thương binh liệt sĩ; thường xuyên dọn vệ sinh, thắp nến tri ân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận; chăm sóc tặng quà cho người tàn tật, trẻ mồ côi Làng trẻ em SOS; tổ chức tập văn nghệ, dạy văn hoá, ôn tập hè cho học sinh niền núi; về Bản Rào Tre giúp nông dân dân tộc thiểu số thu hoạch mùa màng; tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới….Từ những hoạt động thực tiễn đó đã khơi dậy và phát huy tinh thần vì cộng đồng, vì con người, góp phần làm thay đổi nhân thức và hành động của sinh viên, giúp họ thấy được trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong của bản thân và tự giác hành động theo những chuẩn mực đạo đức chung của xã hội. - Tăng cường hoạt động của Trung tâm Bồi dưỡng Kỹ năng mềm Trường Đại học Hà Tĩnh đã thành lập Trung tâm Bồi dưỡng Kỹ năng mềm nhằm mở các lớp dạy kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể… đã thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Tạo ra môi trường học tập rèn luyện sôi nổi ngoài những giờ học chính khoá. Đây là cơ hội tốt để các em chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, tập dượt, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá, có đạo đức. 3. Kết luận Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm giáo dục đạo đức cho sinh viên tại trường Đại học Hà Tĩnh. Chúng tôi hy vọng rằng, thông qua Hội thảo này chúng tôi được học hỏi thêm từ các trường bạn để việc giáo dục đạo đức cho sinh viên đạt kết quả cao hơn. 105
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2