Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thể chất ở trường Đại học Thủ Dầu Một
lượt xem 1
download
Đề tài này trình bày giáo dục thể chất (GDTC) một phần quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện giúp cho thế hệ trẻ vừa có đạo đức, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, vừa có đầy đủ sức khỏe để làm việc và thích ứng với sự thay đổi liên tục trong mô trườn lao động hiện đại. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thể chất ở trường Đại học Thủ Dầu Một
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ThS. Vũ Xuân Phương TÓM TẮT: Giáo dục thể chất (GDTC) một phần quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện giúp cho thế hệ trẻ vừa có đạo đức, có trìn độ nghiệp vụ chuyên môn, vừa có đầy đủ sức khỏe để làm v ệc và t íc ứng với sự t ay đổi liên tục trong mô trườn lao động hiện đạ . Để có nguồn nhân lực trên, yêu cầu đặt ra là ph đổi mới và nâng cao hiệu qu côn t c GDTC tron n à trườn . Trên cơ sở tổng h p, phân tích các tài liệu, công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động GDTC, tác gi đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lư ng GDTC trong nhà trường hiện nay. Từ khóa: chất lư ng, giáo dục thể chất, biện pháp, hoạt độn … 1. Đặt vấn ề Giáo dục thể chất là một bộ phận của mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, là môn học quan trọng và bắt buộc trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nâng cao chất lượng hoạt động GDTC cho học sinh – sinh viên là góp phần đào tạo nguồn nhân lực phát triển toàn diện, không những có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi mà còn phải có nhiều sức khỏe, hoạt động thể lực bền bỉ nhằm đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, GDTC là nội dung bắt buộc được quy định tại điều 41 - Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001). Chất lượng hoạt động GDTC ở trường Đại học Thủ Dầu Một hiện nay đã có những chuyển biến, đổi mới đáng ghi nhận, song vẫn chưa xứng tầm với tốc độ phát triển và quy mô của nhà trường. Vì vậy, cần có những giải pháp cụ thể, phù hợp với bối cảnh xã hội của nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GDTC ở Đại học Thủ Dầu Một. Đó là một nhiệm vụ thiết thực và cấp bách cần phải tiến hành nghiên cứu và tổ chức thực hiện. 2. N i dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng hoạt ng giáo dục thể chất ở trƣờn Đại học Thủ Dầu M t hiện nay. Trong thời gian qua, trường Đại học Thủ Dầu Một đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt, thu hút số lượng lớn sinh viên, học viên ở các tỉnh thành, ngành trong cả nước tham gia học tập và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Để có những thành quả trên, nhà trường đã không ngừng hiện đại hóa về cơ sở vật chất, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên và khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học – công nghệ trong nhà trường. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất lượng các chương trình giảng dạy qua việc thiết kế chương trình giảng dạy E-learning, xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn quốc gia, CDIO, AUN,… nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. Theo đó, hoạt động GDTC đã được lãnh đạo nhà trường quan tâm đầu tư và đạt được nhiều thành tích rất đáng khích lệ, thành tích thi đấu thể thao sinh viên ngày càng cao như: vô địch giảng bóng đá, bóng chuyền sinh viên tỉnh Bình Dương; hàng năm, đội tuyển Vovinam sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một tham gia thi đấu đạt thứ hạng cao tại giải học sinh, sinh viên toàn quốc. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động GDTC nhà trường cũng còn một số khó khăn và hạn chế như: 32
- Trước hết, nhận thức về vai trò, vị trí và ý nghĩa của môn học GDTC trong chương trình đạo bậc đại học của các cấp quản lý cũng như sinh viên chưa xác đáng; Thứ hai, chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo chưa thật sự thống nhất, phân bố nội dung chương trình chú trọng về mặt lý thuyết, thời lượng dành cho hoạt động hướng dẫn thực hành còn ít, đặc biệt chưa tăng cường các hoạt động trải nghiệm, thực hành, thực tế cho sinh viên; Thứ ba, đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao, tập trung ở chuyên môn sâu, một số còn ít quan tâm rèn luyện thêm các môn thể thao là nguyên nhân ảnh hưởng ít nhiều năng lực giảng dạy, động viên, thu hút, hướng dẫn sinh viên và đồng nghiệp cùng tham gia tập luyện; Thứ tư, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy còn thiếu thốn chẳng hạn như nhà thi đấu đa môn, sân thi đấu các môn thể thao ngoài trời chưa đạt chuẩn, các dụng cụ phương tiện hỗ trợ luyện tập chưa đáp ứng nhu cầu,... Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động GDTC chung của nhà trường. 2.2. Giả p áp nân o ất lƣợn oạt ng Giáo dục thể chất ở trƣờng Đại học Thủ Dầu M t 2.2.1. Nâng cao nhận thức về hoạt động Giáo dục thể chất tron n à trường GDTC là hoạt động bắt buộc trong chương trình đào tạo bậc đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen vận động thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực tầm vóc và nhân cách của người lao động trong tương lai. Qua đó, cần thay đổi nhận thức về mục đích, vai trò, tác dụng của công tác giáo dục thể chất, thể thao trường học, trước hết là ở cấp lãnh đạo nhà trường, từ đó tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội, nhìn nhận giáo dục thể chất, thể thao trường học đóng vai trò quan trọng, là hoạt động vận động không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi học sinh, sinh viên. Đối với cán bộ quản lý, giảng viên phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo kế hoạch, mục tiêu, yêu cầu và chương trình về công tác giáo dục thể chất qua việc đánh giá sơ kết, tổng kết các hoạt động sau mỗi năm học. Thường xuyên cập nhật thông tin, các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của nhà trường có liên quan đến hoạt động giáo dục thể chất nhằm triển khai và tổ chức hướng dẫn kịp thời đến sinh viên. Bên cạnh đó, giảng viên cần tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham dự các khóa tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn và phương pháp sư phạm. Song song đó, nhà trường cần tổ chức thường xuyên, định kỳ các giải đấu thể thao như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông,… để giúp cho giảng viên, sinh viên hiểu hơn về cách chơi, luật chơi nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tác dụng của việc rèn luyện thể thao cũng như đánh giá được trình độ thi đấu và phong trào hoạt động thể thao trong nhà trường. Ngoài ra, giảng viên phải tích cực tập luyện tham gia các giải đấu thể thao các cấp nhằm học hỏi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động thể thao trong và ngoài ngành. Đối với sinh viên là phải được cung cấp đầy đủ thông tin về chương trình môn học, phương thức đăng ký môn học, phương pháp học tập, nội dung và hình thức đánh giá kết quả học tập môn giáo dục thể chất chính khóa. Bên cạnh đó, các em được giới thiệu đầy đủ các thông tin về hoạt động các câu lạc bộ thể thao ngoại khóa, câu lạc bộ thể thao giải trí, hoạt động dã ngoại, cũng như kế hoạch tổ chức các giải đấu thể thao sinh viên trong và ngoài trường vào đầu mỗi năm học. Từ đó, giúp sinh viên có thái độ 33
- tích cực, nâng cao tính tự giác trong học tập, tham gia rèn luyện thể chất thường xuyên, khắc phục những nhận thức sai lệch về hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường. 2.2.2. Chủ động xây dựn c ươn trìn , kế hoạch gi ng dạy Chương trình môn học Giáo dục thể chất đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Thông tư số 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14/10/2015, trong đó quy định về yêu cầu khối lượng kiến thức của chương trình môn học Giáo dục thể chất mà người học cần tích lũy tối thiểu là 3 tín chỉ. Mục tiêu của Chương trình môn học Giáo dục thể chất nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách, nâng cao khả năng học tập, kỹ năng hoạt động xã hội với tinh thần, thái độ tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Trên cơ sở đó, trường Đại học Thủ Dầu Một đã tiến hành xây dựng và phê duyệt chương trình Giáo dục thể chất bao gồm 3 tín chỉ (30 tiết lý thuyết và 45 tiết thực hành. Tuy nhiên, thời lượng dành cho tín chỉ lý thuyết quá nhiều, thời gian dành cho thực hành ít dẫn đến việc hướng các kỹ năng vận động cơ bản, kỹ thuật chuyên môn, thực hành thi đấu còn nhiều hạn chế ảnh hưởng không ít đến hoạt động thi đấu thể thao trong sinh viên, số lượng giải đấu ngày một ít, trình độ thi đấu chưa thật sự xứng tầm. Vì vậy, cần có những cải tiến, điều chỉnh lại thời lượng chương trình môn học, cân đối lại các nội dung giữa lý thuyết và thực hành một cách khoa học, phù hợp hơn đối với đặc thù của môn học. Bên cạnh hoạt động giảng dạy chính khóa, cũng phải xây dựng và chủ động công bố kế hoạch thể thao ngoại khóa dành cho sinh viên, tích cực đề xuất tổ chức giải đấu thể thao sinh viên các cấp lên nhà trường xét duyệt, cùng với đó là tích cực kêu gọi và tranh thủ được nguồn tài trợ hướng đến tổ chức thêm giải thể thao sinh viên theo hình thức xã hội hóa giáo dục. 2.2.3. Xây dựn độ n ũ ng viên giáo dục thể chất đ m b o về số lư ng và chất lư ng Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung, hoạt động giáo dục thể chất nói riêng, đội ngũ giảng viên là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giảng dạy môn học. Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy cần phải tập trung vào công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nhằm chuẩn hóa đội ngũ giảng viên giáo dục thể chất đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng nhằm đáp ứng như cầu đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay. Bên cạnh, việc trang bị thêm kiến thức về đổi mới phương pháp dạy học, khoa học về lý luận dạy học thì giảng viên Giáo dục thể chất cần tích cực tự rèn luyện thể chất, thường xuyên tham gia tập luyện, tìm hiểu thêm về cách chơi và luật chơi ở các môn thể thao ngoài chuyên ngành được đào tạo, làm phong phú thêm mặt kiến thức và am hiểu hơn về các môn thể thao. Qua đó, giảng viên có khả năng hướng dẫn, thu hút được nhiều sinh viên cũng như đồng nghiệp cùng tích cực tham gia rèn luyện thể thao nhằm tăng cường sức khỏe. Vì vậy phát triển đội ngũ giảng viên là một yêu cầu tất yếu, khách quan, là yếu tố cơ bản trong hoạt động dạy - học, quyết định đến chất lượng, hiệu quả việc thực hiện mục tiêu chương trình môn học. 2.2.4. Đầu tư cơ sở vật chất, tran t ết bị phục vụ công tác gi ng dạy Một trong những vấn đề góp phần quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy bộ môn GDTC là cơ sở vật chất, các phương tiện hỗ trợ cho quá trình dạy và học. 34
- Hiện nay, những điều kiện nêu trên mới chỉ dừng lại ở mức độ đáp ứng được một phần yêu cầu với môn học. Một trong những nội dung cấp thiết hiện nay là việc bị nhà tập đa năng, sân tập luyện thi đấu ngoài trời, trang bị phòng truyền thống hay (phòng học chức năng) để trưng bày những hình ảnh tư liệu, vinh danh các thế hệ sinh viên đã có công góp sức cho hoạt động thể của nhà trường. Đồng thời, trang bị thêm những phương tiện cần thiết nhất, bổ sung các loại giáo trình, sách báo, tài liệu tham khảo trong hệ thống thư viện là vô cùng cần thiết; đặc biệt là các loại tài liệu tham khảo phải được cập nhật thường xuyên, đảm bảo việc khai thác thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Cùng với đó, tích cực đổi mới phương pháp, ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào giảng dạy, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy để tăng tính hấp dẫn của môn học. 3. Kết luận Để đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện thế hệ trẻ, việc nâng cao chất lượng hoạt động GDTC trong trường đại học là một việc làm cần thiết. Thực trạng giảng dạy GDTC tại trường Đại học Thủ Dầu Một hiện nay còn chưa cao do nhiều yếu tố tác động từ sự thay đổi chương trình đào tạo, ý thức học tập và thể lực của sinh viên cũng như trình độ của giảng viên. Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất, bài viết đề ra xuất 04 biện pháp bao gồm: Nâng cao nhận thức về hoạt động Giáo dục thể chất trong nhà trường; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy; xây dựng đội ngũ giảng viên giáo dục thể chất đảm bảo về số lượng và chất lượng; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy. Các biện pháp này có mối quan hệ với nhau và cần được tiến hành đồng bộ, trong đó, việc xây dựng, kiện toàn đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo về trình độ, có chất lượng chuyên môn nghiệp vụ được coi là trọng tâm. Thực tế cũng cho thấy, nghiên cứu về giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thể chất là một vấn đề lớn, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức và trí tuệ cả tập thể và cần có thời gian, cũng như lộ trình cụ thể. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Văn Lẫm (2008), Giáo trình thể dục thể t ao trường học, Nxb Thể dục thể thao. [2] Phạm Đình Tâm (2014), Một số biện pháp qu n lí hoạt động Giáo dục thể chất ở trườn Đại học Tà N uyên và Mô Trường Hà Nội, Tạp chí Giáo dục số 333, kỳ 2/2014. [3] Thông tư số 25/2015/BGDĐT ngày 14/10/2015 Quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học. 35
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP HỌC PHẦN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ThS. Trương Quang Minh Tóm tắt: Qu n lý hoạt động học tập của n ười học tạ c c trườn đại học là một nội dung rất quan trọng trong qu n lý giáo dục, đặc biệt là k c c trườn đại học ở Việt Nam đan t ực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Một p ươn p p đào tạo tiên tiến trên thế giới với triết lý cơ b n là tôn trọn n ười học, co n ười học là Trung tâm. Thực hiện tốt việc qu n lý các hoạt động học tập của sinh viên sẽ góp phần nâng cao chất lư ng học tập, từ đó óp p ần nâng cao chất lư n đào tạo của c c trường đại học. Qu n lý hoạt động học tập của n ười học chặt chẽ, khoa học sẽ đ m b o thúc đẩy cao nhất sự tự nhận thức, chủ động và sáng tạo trong học tập; Giúp họ x c định đún mục tiêu, chọn nộ dun , p ươn p p và ìn t ức học tập phù h p và đạt đư c kết qu tốt. Từ khóa: Giáo dục Thể chất, Đại học Thủ Dầu Một, Hoạt động học tập(HĐHT)… 1. Đặt vấn ề Việt Nam trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế tri thức, vai trò của các trường đại học luôn là động lực quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế, phát triển các giá trị văn hóa xã hội. Làm thế nào để đào tạo ra những người lao động đáp ứng được nhu cầu của một nền kinh tế tri thức đang phát triển và làm thế nào để đào tạo sinh viên có được những năng lực mà doanh nghiệp và xã hội mong muốn đang trở thành mục tiêu sống còn của các trường đào tạo nói chung và đại học nói riêng. Trong đó, chất lượng chương trình đào tạo và hoạt động học tập theo hệ thống tín chỉ được xem là phương tiện, công cụ cải thiện chất lượng giáo dục. Trường ĐH.TDM là một trong những đơn vị đi đầu trong các trường đại học trong cả nước về chất lượng dạy và học, thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo, góp phần không nhỏ vào việc đào tạo, bồi dưỡng lực lượng sinh viên chính quy, yêu nghề và từng bước hiện đại, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong những năm qua công tác hoạt động học tập GDTC đã được trường quan tâm và đạt được nhiều thành quả đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo. Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm vụ giáo dục – đào tạo trong bối cảnh mới thì việc tổ chức hoạt động học tập của sinh viên trường ĐH.TDM vẫn còn bộc lộ một ít hạn chế, bất cập. Thực tế quản lý hoạt động học tập các môn học khác nói chung và GDTC nói riêng của sinh viên trường ĐH.TDM trong thời gian qua còn thiếu tính hệ thống, chưa thể hiện rõ mục tiêu, kế hoạch, nội dung, điều kiện đảm bảo, vai trò, trách nhiệm của cán bộ, giảng viên trong quản lý hoạt động học tập của sinh viên còn nhiều hạn chế,… Đó là lý do tác giả nghiên cứu chuyên đề “ M t số biện pháp quản lý hoạt ng học tập học phần Giáo dục thể chất o s n v ên trƣờn Đại học Thủ Dầu M t” 2.Khái niệm, thực trạng quản lý hoạt ng học tập GDTC 2.1 Khái niệm Quản lý giáo dục trong trường đại học là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lý nhà trường đến các cá nhân và tập thể thuộc quyền, nhằm làm cho hoạt động của những đối tượng đó có định hướng, có tổ chức và được điều khiển, điều chỉnh kịp thời để nhà trường hoàn thành sứ mệnh xã hội, chức năng, nhiệm vụ và người học đạt 36
- tới mục tiêu giáo dục – đào tạo. Bản chất của quá trình quản lý giáo dục trong trường đại học là sự tác động qua lại giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý nhằm trao đổi thông tin, kiểm soát và điều khiển hoạt động của các cá nhân và tập thể trong hệ thống tổ chức sư phạm của nhà trường. HĐHT của sinh viên là hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng theo chương trình đào tạo nhằm hình thành phẩm chất, năng lực trong đó chú trọng hình thành năng lực thực hành, thể hiện giữa hoạt động lĩnh hội học tập và hoạt động thực tiễn. HĐHT vừa là lĩnh hội những tri thức, khái niệm mới, vừa tìm tòi, phát hiện những cái mới khách quan. Khi tiến hành HĐHT ở đại học, sinh viên không thể chỉ nhận thức thông thường mà phải tiến hành hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu trên cơ sở khả năng, tư duy độc lập, sáng tạo. HĐHT là quá trình hành động một cách tích cực, tự giác của người học nhằm lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của người dạy từ đó hình thành ở sinh viên những phẩm chất, năng lực phù hợp với mục tiêu đào tạo. 2.2 Thực trạng Trường thường xuyên quán triệt tốt cho sinh viên về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động học tập trong nhà trường, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết, Chỉ thị để từ đó học viên các định được mục tiêu học tập đúng đắn. Nhìn chung đa số sinh viên thực hiện tốt kế hoạch học tập theo quy định của trường. Tuy nhiên hoạt động quản lý kế hoạch học tập của sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Chưa quan tâm hướng dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch học tập cho riêng mình trong cả đợt học. Thực tế phần lớn sinh viên chưa có thói quen xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập một cách chủ động, tự giác, thường chỉ dựa vào kế hoạch học tập trên lớp do giảng viên xây dựng, còn việc tự học, tự nghiên cứu thì theo cảm hứng chứ không có kế hoạch cụ thể. Quản lý nội dung học tập của sinh viên thể hiện cụ thể trong kế hoạch đào tạo khóa học, năm học, tuần và kế hoạch môn học. Việc triển khai các hoạt động quản lý, xây dựng và thực hiện nội dung dạy học được tiến hành khá nề nếp. Điều chỉnh nội dung, chương trình học tập của sinh viên diễn ra rất khoa học, linh hoạt, thống nhất, kịp thời. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên nhà trường về vai trò nội dung, chương trình kế hoạch học tập là đúng đắn. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nội dung học tập của sinh viên. Bộ môn GDTC trường ĐH.TDM với lực lượng giảng viên trẻ nên thuận lợi cho việc tiếp thu, cập nhật các phương pháp giảng dạy mới. Đa số giảng viên hướng dẫn sinh viên lựa chọn phương pháp học tập phù hợp, tiếp thu bài giảng hiệu quả ngay từ trên lớp, cũng như hướng dẫn các nội dung tự học ngoài giờ lên lớp cho sinh viên. Tuy nhiên trong thời gian qua việc quản lý tổ chức cho sinh viên tự học ngoài giờ lên lớp còn hạn chế, cụ thể là chưa có kế hoạch chung cho hoạt động tự học của sinh viên, việc đôn đốc sinh viên tranh thủ thời gian ngoài giờ để học tập còn chưa được quan tâm đúng mức. Đối với công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong thời gian qua đã được tiến hành thường xuyên, có hiệu quả. Đây là một trong những khâu quan trọng, là chức năng cơ bản trong công tác quản lý. Thông qua công tác kiểm tra đã giúp cho giảng viên đánh giá kết quả học tập của sinh viên đạt được mức độ nào, sinh viên gặp những khó khăn vướng mắc gì để từ đó có biện pháp quản lý tốt hơn trong thời gian tiếp theo. 3. Biện pháp quản lý hoạt ng học tập GDTC của sinh viên 37
- 3.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm Yếu tố giúp tạo ra ý thức trách nhiệm cho người giảng viên là ý thức tổ chức kỷ luật. Nhờ có ý thức tổ chức kỷ luật mà giảng viên ý thức được rất rõ về vai trò, quyền hạn cũng như trách nhiệm của mình đối với công việc, đối với tổ chức. Dù ở vị trí nào thì họ cũng ý thức được vai trò là người làm chủ công việc của mình. Chính điều này đem lại cho họ một thái độ làm việc tích cực. Nhận thức đầy đủ và trách nhiệm cao của giảng viên nên công tác quản lý HĐHT của sinh viên trong thời gian qua tiếp tục được phát huy, các hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân được nhìn nhận, đánh giá đúng và được khắc phục một cách tích cực… Qua đó HĐHT của sinh viên sẽ đạt được kết quả toàn diện, đúng theo yêu cầu trong đào tạo, góp phần thực hiện tốt mục tiêu từng môn học đã đề ra. 3.2. Kế oạ HĐHT ủ s n v ên Phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, vai trò của người thầy không bị giảm sút mà càng có vị trí quan trọng. Hướng dẫn sinh viên thực hiện các hoạt động học tập theo quy định của trường, trong đó kế hoạch hóa hoạt động học tập của sinh viên là công việc có tầm quan trọng đặc biệt của cán bộ quản lý, của giảng viên trong đào tạo tín chỉ. Điều này giúp cho sinh viên xác định được mục tiêu yêu cầu của hoạt động học tập, chủ động sắp xếp, bố trí thời gian, lựa chọn phương pháp, cách thức thực hiện để đạt hiệu quả cao. Đồng thời việc kế hoạch hóa HĐHT cho sinh viên giúp cán bộ quản lý, giảng viên thực hiện có hiệu quả hơn chức năng quản lý, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn sinh viên thực hiện các nội dung kế hoạch đề ra, đánh giá ưu nhược điểm và có biện pháp tác động phù hợp. 3.3. P át uy v trò ủ án quản lý, ản v ên tự quản lý s n v ên tron ản dạy và ọ tập GDTC Phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau giữa các cán bộ quản lý, giảng viên ở các Khoa, Bộ môn và các Phòng chức năng sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập rèn luyện của sinh viên. Thông qua sự phối hợp này, các hoạt động học tập của sinh viên diễn ra nhịp nhàng, đúng kế hoạch và hiệu quả. Việc tổ chức biên chế lớp học, tiếp nhận học viên, quản lý quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên, đánh giá kết quả học tập của sinh viên đạt hiệu quả cao. Đồng thời giữa các giảng viên có sự giúp đỡ lẫn nhau, góp phần cho việc quản lý HĐHT của sinh viên diễn ra nhịp nhàng, khoa học, hiệu quả, khắc phục được các khuyết điểm của nhau để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ chung. Tự quản lý HĐHT của sinh viên có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý. Chất lượng hiệu quả các mặt hoạt động của sinh viên phụ thuộc vào sự nỗ lực cố gắng của chính bản thân họ. Sự tích cực, tự giác trong tự quản lý, sinh viên sẽ tự điều chỉnh HĐHT của bản thân một cách phù hợp. Chủ động khắc phục khó khăn, bố trí quỹ thời gian, tận dụng thời gian học tập và tự giác tham gia đầy đủ, có trách nhiệm vào các hoạt động học tập nói chung, đặc biệt là nâng cao chất lượng hiệu quả tự học. 3.4. Bảo ảo ơ sở vật ất, p ƣơn t ện ỹ t uật o HĐHT ủ s n v ên Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của mọi hoạt động giáo dục và đào tạo, trong đó trọng tâm là hoạt động học tập. Trong tư thế của một xã hội hiện đại như ngày nay, sự phát triển về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, nhất là công nghệ thông tin là biểu hiện rõ nét cho sự phát triển của đất nước. Với tầm quan trọng đó, việc bổ sung, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang 38
- bị kỹ thuật phục vụ hoạt động học tập của sinh viên trong đào tạo phải được xem như là đòi hỏi có tính khách quan, tất yếu của quá trình đào tạo. 3.5. Đổ mớ oạt n ểm tr , án á ết quả ọ tập ủ s n v ên Kiểm tra, đánh giá là một trong những khâu quan trọng, không thể thiếu của hệ thống quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng. Tác động vào khâu kiểm tra đánh giá là cách làm đơn giản, khoa học, ít tốn kém nhưng có hiệu quả cao nhất để làm thay đổi toàn bộ chu trình quản lý. Đối với quản lý HĐHT, thông qua kiểm tra, đánh giá nhằm giúp sinh viên biết được trình độ tiếp thu bài giảng của mình đến đâu để tự điều chỉnh HĐHT của bản thân, phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế còn tồn tại, đồng thời qua kiểm tra, đánh giá giảng viên tự điều chỉnh hoạt động giảng dạy. Đây là biện pháp khắc phục những biểu hiện tiêu cực từ phía giảng viên và cán bộ quản lý. Vì vậy, việc đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá là biện pháp có ý nghĩa thiết thực và cần thiết. 4. Kết Luận Để thực hiện tốt công tác quản lý HĐHT của sinh viên hiện nay, từ sự phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn, đề bài xác định có năm biện pháp cơ bản đó là: Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức về trách nhiệm của giảng viên trong trường về HĐHT của sinh viên; kế hoạch hóa hoạt động học tập của sinh viên; Phát huy vai trò của cán bộ quản lý, giảng viên và tự quản lý của sinh viên trong giảng dạy và học tập; bảo đảm đầy đủ, kịp thời cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho hoạt động học tập của sinh viên; đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Như vậy trong công tác quản lý HĐHT GDTC cho sinh viên trường ĐH.TDM cần tăng cường các giải pháp nêu trên để góp phần phát triển phong trào TDTT và rèn luyện sức khỏe cho sinh viên ngày càng tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007). Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 2. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức,2004, “Lý Luận Dạy Học Đại Học”, NXB ĐH QG Hà Nội. 3.Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thành Vinh (2011), Qu n lý n à trường, NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Ngô Doãn Đãi (2001), “Đa dạn óa p ươn p p ng dạy để nâng cao chất lư n đào tạo” , Tài liệu tham khảo phương pháp giảng dạy đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Nguyễn Đình Hòe (2001), “C i biến p ươn p p ng dạy đại học nh m thích ứng với nền kinh tế tri thức”, Tài liệu tham khảo phương pháp giảng dạy đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Một số đề tại giáo dục thể chất trong trường học. 39
- NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIẢNG DẠY PHẦN LÝ THUYẾT GIÁO DỤC THỂ CHẤT THÔNG QUA CÁC BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM NGẮN ThS. Nguyễn Nhất Duy - ThS. Phan Thành Biên Hùng Tóm tắt: Nâng cao chất lư ng gi ng dạy là công việc quan trọn àn đầu trong mỗ c ươn trìn đào tạo. Các nhà giáo dục muốn có chất lư ng tốt ph i không ngừn đổi mớ p ươn p p ng dạy, khai thác tố đa k năn của b n thân và của n ười học tham gia vào gi i quyết nhiệm vụ chung. Với việc phân chia nhiệm vụ cụ thể và yêu cầu cần đạt cho từn c ươn , từng bài, từn c ươn trìn t eo CDIO đã cun cấp cho các nhà giáo dục một công cụ vô cùng hữu ích góp phần nâng cao chất lư ng gi ng dạy đó là c c bà k ểm tra trắc nghiệm ngắn. Phần lý thuyết môn GDTC tại trườn Đại học Thủ Dầu Một đư c biên soạn theo chuẩn kiểm định nên có rất nhiều bài kiểm tra đ n qu trìn . Để gi m bớt gánh nặng lớp đôn , đ n t ực chất, khách quan cho Gi ng viên thì hình thức kiểm tra trăc n ệm ngắn là một lựa chọn ưu v ệt. Từ khóa: Chất lư ng gi ng dạy, giáo dục thể chất, lý thuyết, trắc nghiệm ngắn, kiểm tra… 1. Đặt vấn ề Thời đại công nghệ số, đa phần sinh viên (SV) nắm bắt rất nhanh công nghệ nhưng lại lười đọc. Sở thích của hầu hết các bạn trẻ là đọc các tin tức thời sự, giật gân, nóng bỏng, đang là hiện tượng trên mạng…mà bỏ qua phần quan trọng nhất của thời sinh viên là tích lũy kiến thức thông qua việc đọc. Tài liệu môn học được cung cấp rất đầy đủ, bố trí thành chương, bài cụ thể, có nêu yêu cầu cần đạt, nhiệm vụ cần làm rõ ràng vậy mà các bạn cũng đợi đến khi kết thúc môn mới đọc, nghiên cứu để đối phó qua môn. Qua đó mới thấy SV ngày càng thụ động trong việc nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp dẫn đến thụ động trong giờ học, ít giơ tay phát biểu hoặc khi gọi trúng tên mình cũng ấp úng trả lời đại khái cho qua chuyện hoặc đơn giản là không có câu trả lời. Vì không chuẩn bị bài nên việc phát biểu đó không dành cho mình, mình không muốn là người đầu tiên, chắc gì gọi trúng tên mình, mình không muốn bị quê khi trả lời sai,… là các câu trả lời thường gặp khi hỏi vì sao SV không giơ tay phát biểu. Thậm chí do nhát quá dù biết câu trả lời nhưng cũng không dám nói sợ sau khi nói xong sẽ thành người nổi tiếng. Vì sao sự vô trách nhiệm, thụ động, ỷ lại đang tồn tại trong một bộ phận không nhỏ những người chủ tương lai của đất nước? Việc này nếu không được chấn chỉnh sẽ để lại nhiều hậu quả tai hại về sau vì từ việc ngại phát biểu trong giờ học sẽ dẫn đến ngại phát biểu trong cơ quan làm việc sau này. Ngại phát biểu cũng đồng nghĩa với việc không dám nói lên sự thật, không dám nhìn nhận cái sai. Như thế, cái sai không được đưa ra ánh sáng, không được làm rõ nên sẽ không thể tìm ra được cách giải quyết, không thể tiến bộ và từ đó khiến cho đất nước lạc hậu là chuyện không thể tránh khỏi. Vậy có cách nào để SV chủ động nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp không? SV ngày nay vẫn còn có khoảng cách nhất định với Giảng viên (GV), ngại giao tiếp với GV. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Phạm Vân Phượng (cựu SV Trường ĐH Mở bán công TP.HCM) tiến hành năm 2005 đã chỉ ra hai lý do chính gây trở ngại trong giao tiếp của SV với GV là: SV thiếu tự tin (56,7% ý kiến); GV bận nhiều công việc (78,9% ý kiến)... Bên cạnh đó, SV được khảo sát cho rằng những nguyên nhân có ảnh hưởng tiêu cực tới hứng thú học tập trong SV là: trong quá trình giảng dạy, GV không đưa ra các tình huống để kích thích SV tư duy, không cập nhật thông tin về đời sống xã hội, phần lớn thời gian trong giờ học GV chỉ đọc cho SV chép 40
- những kiến thức sẵn có trong giáo trình rồi giải thích qua loa, không tạo được bầu không khí thân thiện trong lớp... Liệu rằng có giải pháp nào cho việc này chăng? Để nâng cao chất lượng giảng dạy, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã có những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy từ lấy người học làm trung tâm sang lấy việc học làm trung tâm. Đó chính là triết lý giáo dục hòa hợp tích cực giữa GV và sinh viên cùng nhau giải quyết một nhiệm vụ học tập chung. Trong quá trình này, GV chuẩn bị chương trình và nội dung yêu cầu cần SV tiếp thu được những gì cụ thể trong từng mục, từng chương, từng học phần, từng chương trình…SV tham gia hoạt động với tư cách là người nghiên cứu, trao đổi, thảo luận, giải thích để làm sáng tỏ vấn đề và lĩnh hội được phần kiến thức đã nghiên cứu được trong lúc tranh biện với các bạn trong lớp và cả với GV. Tuy vậy, việc đánh giá sự hiểu biết của tất cả SV trong từng mục vẫn chưa khách quan mà chủ yếu là đánh giá nhóm hoặc cảm tính trong đánh giá các bài luận cá nhân. Thế nên có cách nào để đánh giá toàn diện sinh viên mà vẫn đảm bảo khách quan? Từ những cách đặt vấn đề nêu trên, nhóm tác giả mạnh dạn đưa ra giải pháp giải quyết các vấn đề trên. Đó là thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm ngắn ở mỗi bài hoặc mỗi buổi học để SV phải chủ động nghiên cứu tài liệu từ những phần nhỏ nhất của bài đến những chương lớn tập thói quen; GV chuẩn bị bài cũng sẽ chu đáo hơn, chăm chút hơn và nhấn mạnh trọng tâm của bài không bị lan man nhờ thế mà đào sâu kiến thức ở những khía cạnh hẹp; Việc đánh giá kết quả khách quan hơn đối với từng cá nhân SV hơn những cách đánh giá viết bài luận hay làm bài nhóm. 2. N i dung 2.1. Thực trạng dạy và học lý thuyết Giáo dục Thể chất tạ trƣờn Đại học Thủ Dầu M t 2.1.1. Chương trình môn học GDTC Từ năm 2017 trở về trước, môn GDTC chủ yếu được tiến hành trên sân tập, lý thuyết và thực hành kết hợp. Đánh giá kết quả bằng điểm số như những môn học khác. Sinh viên đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ GDTC mà không tính vào điểm trung bình chung năm học hoặc khóa học nhưng là một trong các điều kiện để tốt nghiệp khóa học. Năm 2017-2018, Nhà trường triển khai thí điểm giảng dạy GDTC theo hai phần: Phần lý thuyết sẽ thực hiện trong hội trường với lớp đông do nhiều GV phụ trách, phần thực hành SV sẽ học ngoài sân tập với các môn học tự chọn được quy định trong chương trình. Đánh giá kết quả là đạt hoặc không đạt. Trong năm học 2018- 2019, ở HKI, sinh viên được học lý thuyết trong lớp đông. Thời gian học trong lớp, sinh viên sẽ cân nhắc lựa chọn môn học tự chọn trong chương trình hoặc chọn học câu lạc bộ thể thao theo sở tích do Nhà trường quy định. Ở HKII và HKIII, sinh viên đăng ký cả lý thuyết và thực hành trên trang web của trường và việc học lý thuyết được tiến hành vừa trực tiếp tại giảng đường vừa trực tuyến trên hệ thống E-learning. Phần thực hành vẫn thực hiện trên sân tập và đánh giá kết quả là Đạt và không đạt. Phần thực hành SV có thể tích lũy bằng việc tham gia tập luyện tại CLB thể thao yêu thích tối thiểu 03 tháng. Tuy nhiên, sau khi tập CLB mà không thực hiện được động tác cũng xem như không đạt phần thực hành. SV không đạt sẽ tích lũy lại theo quy định [8]. Theo khung chương trình mới nhất phần lý thuyết vẫn được tách ra không gắn với buổi học thực hành nhằm hạn chế kéo dài thời gian cho môn học. Tuy nhiên, có điểm mới là tất cả buổi học điều được tiến hành trực tiếp trên giảng đường với sự hỗ trợ của công cụ Elearning. Buổi học không kéo dài 05 tiết như trước kia mà chỉ trong 02 tiết. Sinh viên được học trong giảng đường hạn chế ngồi thụ động ngoài trời nghe giảng lý thuyết (vì do SV bị trùng lịch nên các buổi học lý thuyết trước kia kéo dài đến 41
- 5 tiết ngoài sân tập). Phần lý thuyết của môn học tự chọn vẫn được bố trí cùng lúc với phần thực hành và được tiến hành trên sân tập do GV phụ trách môn học đó hướng dẫn. Vì SV được cân nhắc lựa chọn môn học thực hành trong phần lý thuyết nên phần lý thuyết của môn tự chọn sẽ không được học trước cho dù nếu được học thì sẽ trực quan và rõ nét hơn. Vì SV phải đăng ký môn học và tích lũy học phần trong 4 năm (không theo hình thức niên chế như trước kia) nên SV chỉ có thể chọn được ngày học không trùng lich để đăng ký do đó khó có thể chọn được GV mong muốn hoặc môn học thực sự yêu thích. Hơn nữa, đôi khi có vấn đề nơi hệ thống khiến SV không thể đăng ký thành công dẫn đến ít nhiều làm giảm đi hứng thú với môn học và hình thành tâm lý thả nổi đến đâu hay đến đấy, gặp ai thì học người ấy, trúng môn nào thì học môn ấy... Thế nên, ngay từ giai đoạn ban đầu sự thụ động có phần nản đã bắt đầu xuất hiện ở một bộ phận SV khiến cho việc nghiên cứu môn học không được đầu tư tâm sức đầy đủ. 2.1.2. Thực trạng Giảng viên Với mong muốn xây dựng một môi trường học tập vừa thân thiện vừa hiện đại, trường Đại học Thủ Dầu Một cũng có những bước chuyển mình khá mạnh mẽ khi áp dụng các phương pháp giảng dạy mới vào thực tế. Thông qua các khóa học ngắn hạn, với mục đích bồi dưỡng các kỹ năng giảng dạy trực tiếp lẫn trực tuyến cho GV, nhà trường mong muốn hướng đến mục tiêu quan trọng nhất là nâng cao chất lượng giáo dục. Với phương pháp hòa hợp tích cực cùng sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thì cả GV và SV đều phải hoạt động liên tục, ai cũng phải tích cực thì mới có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cả hai phải hòa mình vào môi trường chung để đảm bảo thực hiện đúng vai trò đã phân bổ. GV được cập nhật phương pháp giảng dạy mới, có sự dẫn đường của công nghệ nhưng phải quản lý lớp đông và thực hiện rất nhiều bài kiểm tra đánh giá quá trình nên ít nhiều ảnh hưởng đến vấn đề quản lý và tính khách quan, công tâm trong đánh giá người học. GV Bộ môn GDTC đa phần là trẻ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững, tuy vậy với chương trình mới họ ít nhiều cũng bỡ ngỡ dẫn đến không thể hiện được hết sự chuyên nghiệp của bản thân và mục tiêu của Bộ môn do đó tình trạng SV đi học hộ, điểm danh giùm vẫn còn tồn tại làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của Bộ môn và Trung tâm. Thời gian dành cho một buổi lên lớp lý thuyết là 100 phút trong đó GV phải vừa điểm danh vừa giảng bài vừa giao nhiệm vụ thảo luận, đánh giá kết quả nếu không có sự chuẩn bị trước các phương án đề phòng thì nguy cơ “cháy giáo án” là rất cao vì GV dạy GDTC lâu nay chỉ dạy thực hành ngoài sân tập có thể đã quen với các động tác chân tay. Hơn nữa, vì chương trình chung thống nhất cho toàn thể Bộ môn nên có không ít GV có tâm lý ỷ lại, không chuẩn bị sâu bài giảng, không nghiên cứu vấn đề ở khía cạnh hẹp như chuẩn đầu ra đã quy định nên làm SV không hứng thú với môn học mình đang dạy. 2.1.3. Thực trạng SV Một bộ phận lớn sinh viên hiện nay rất lười đọc, nghĩa là họ chỉ đọc khi có yêu cầu của giảng viên để thuyết trình, làm bài tập nhóm, thảo luận, kiểm tra... hoặc đọc theo kiểu phong trào, nói chung là để đối phó và phục vụ cho việc học một cách tức thời, họ chưa xem đọc sách hay đọc tài liệu như là công việc chính của việc học tập theo hệ tín chỉ như hiện nay”. Họ sẵn sàng dành khoảng vài tiếng mỗi ngày chỉ để lướt Facebook hoặc xem tivi và thời gian này gấp rất nhiều lần cho việc đọc sách, nghiên cứu tài liệu hay học tiếng Anh. Sẽ không đáng lo nếu SV dùng facebook để kết nối, lĩnh hội thông tin, để học tập nhưng đáng buồn là SV (cư dân mạng) dùng công cụ này 42
- chủ yếu để cổ súy phong trào “ném đá”, tung tin nhảm, làm những trò “trẻ trâu”… chỉ nhằm mục đích câu like, câu view. So với thời trước kia, SV ngày nay được hỗ trợ rất nhiều từ công nghệ. Khi bước vào giảng đường Đại học, họ đã được chu cấp đầy đủ từ máy tính bàn, laptop, máy tính bảng, smartphone…(hoặc tự trang bị cho bằng bạn bằng bè) đến kết nối internet tốc độ cao. Tuy tài liệu đã chuẩn bị sẵn, có đường link rõ ràng nhưng SV cũng chỉ đọc khi nào cận thi, ít có chuẩn bị trước khi đến lớp hoặc khi GV hỏi thì mới bắt đầu đọc, cá biệt còn có một số trường hợp không biết tài liệu trang mấy hay đọc nhầm tài liệu… “Môn GDTC cũn c ỉ là môn đ ều kiện” chính suy nghĩ sai lệch như vậy nên đôi khi SV có phần xem nhẹ vì chủ yếu học để qua môn không ảnh hưởng đến điểm trung bình chung tích lũy. Tuy nhiên, suy cho rộng ra họ chưa hiểu hết tầm quan trọng của môn học GDTC đó chính là giáo dục cho họ phương cách tập luyện lâu dài và có được sức khỏe suốt đời. Thật sự, suy cho đến cùng thì điều con người thực sự cần trên thế giới này chỉ là sức khỏe và trí tuệ. SV họ là thế hệ mang trong mình thanh xuân của tuổi trẻ, họ có khả năng càng lướt bệnh tật với sinh khí tràn trề của tuổi hồng mới lớn nên họ ỷ lại, thờ ơ, xem nhẹ vấn đề này. Chính vì sự lười nhác đó, SV còn nghĩ ra một số trò tiêu cực khác để đối phó thầy cô như: học hộ, điểm danh giùm, đi thi giúp…làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, đánh giá kết quả khách quan của GV. Việc đăng ký môn học và học trong một nhóm đông cũng có được một số ưu điểm nhất định cho SV đó là họ được học tập với nhiều bạn với nhiều ngành khác nhau có cơ hội mở rộng mối quan hệ (cần thiết khi đi làm sau này); thảo luận nhóm với số người nhiều hơn nên công việc chia ra cho cá nhân sẽ ít hơn vì thế nghiên cứu sẽ sâu hơn; SV có cảm giác mình học trong giảng đường như những nước bạn phương Tây…Tuy thế, việc học lớp đông cũng có một số trở ngại cho SV đó là: Phòng học chật (đôi khi không đủ ghế ngồi) nên rất nóng vào mùa hè dù quạt đã mở hết công suất; bàn ghế (ở một số phòng) gắn cố định nên việc triển khai làm việc nhóm hay thảo luận sẽ bất tiện; SV ngồi cuối lớp có thể không nhìn rõ bảng hoặc nghe giảng đầy đủ vì nguy cơ mất trật tự có thể diễn ra bất kỳ lúc nào… 2.2. Vận dụng các bài kiểm tra trắc nghiệm ngắn vào giảng dạy lý thuyết GDTC 2.2.1. Ưu điểm Lợi thế lớn nhất của thi trắc nghiệm ngắn là tính chính xác và chi phí thấp (làm ngay tại lớp). Nếu như thi luận thì luôn có vấn đề về sai sót và nhầm lẫn đôi khi cảm tính nhưng nếu dùng trắc nghiệm thì gần như không có các phiền toái này. Khả năng gian lận trong quá trình chấm bài cũng rất thấp. SV cũng không mất quá lâu để chờ đợi mà có thể biết kết quả ngay lập tức. Vì là trắc nghiệm ngắn nên số lượng câu hỏi ít, thời gian chuẩn bị không nhiều nên trong quá trình soạn giảng GV cũng có thể song song soạn luôn câu hỏi (nhiều phiên bản khác nhau cho các lớp dạy khác nhau) dùng để đánh giá SV trong từng buổi học. Câu hỏi biên soạn căn cứ vào chuẩn đầu ra môn học nên nếu SV có nghiên cứu tài liệu trước hoặc chú ý nghe giảng sẽ đạt yêu cầu trong quá trình làm bài. Việc chấm bài cũng hết sức đơn giản có thể làm tại lớp, hướng dẫn nhóm trưởng một số thao tác cơ bản thì GV sẽ có được điểm của cả lớp một cách nhanh chóng. Việc này đảm bảo khách quan hơn so với chấm bài luận hay chấm bài nhóm và vì thế đỡ mệt hơn cho GV. GV chỉ vất vả một lần khi soạn câu hỏi và cập nhật sau này mà thôi. Khi tiến hành kiểm tra trong các buổi học sẽ hạn chế SV đi học hộ, điểm danh giùm vì nếu SV khác ngành hoặc khác lớp sẽ có các phiên bản khác (hoặc cách thức 43
- kiểm tra khác nhau) do đó sẽ không thể đạt kết quả cao trong quá trình kiểm tra. Việc làm bài theo xu hướng chung không có chính kiến thì cũng dễ dẫn đến kết quả không như mong đợi sau khi biết đáp án vì thế SV chỉ có thể dựa vào mình. Kiến thức cần đạt (theo chuẩn đầu ra của bài và của môn học) được thể hiện và khắc sâu thêm nhờ đó nâng cao chất lượng giảng dạy vì kiến thức đó được lặp lại nhiều hơn 02 lần (01 lần nghiên cứu tài liệu ở nhà, 01 lần nghe giảng, 01 lần làm bài thảo luận nhóm, 01 lần làm bài kiểm tra). SV chỉ thực sự học khi có kiểm tra, vậy nếu mỗi buổi điều có kiểm tra thì SV chắc chắn sẽ phải học. Khảo sát SV thuộc nhóm tác giả đang dạy (n=90) với câu hỏi: “Sinh viên sẽ chủ động nghiên cứu tài liệu hơn với hình thức kiểm tra trắc nghiệm ngắn?” Có 79/90 SV trả lời đồng ý chiếm 87,76%, còn lại 11/90 SV không đồng ý chiếm 12,24%. Điều này cho thấy SV mong muốn được làm bài cá nhân hơn là đánh giá nhóm và sẽ đọc tài liệu kỹ hơn so với làm bài luận chủ yếu là copy và paste. Để đánh giá tính khách quan trong đánh giá SV, nhóm tác giả cũng có câu hỏi: “Bạn có nhận thấy việc kiểm tra trắc nghiệm ngắn (khoảng 10 câu) cho mỗi bài sẽ đánh giá kết quả học tập khách quan hơn?” Có 87/90 SV đồng ý chiếm 96,67%, còn lại 03/90 SV không đồng ý chiếm 3,33%. Như vậy, việc đánh giá khách quan rất cần thiết, đó cũng là cơ sở để SV tin tưởng vào GV, tin tưởng môn học và vì thế sự quan tâm dành cho môn học sẽ nhiều hơn và nâng cao dần chất lượng môn học. Khảo sát thêm về điều này với câu hỏi: “Kiến thức cần nhớ của bài sẽ lưu lại nhiều hơn khi SV làm bài kiểm tra trắc nghiệm ngắn?” Nhóm tác giả nhận thấy có đến 89/90 SV đồng ý với câu hỏi này chiếm 97,76%, chỉ có 01/90 SV không đồng ý có thể vì SV này vẫn còn có tâm lý xem nhẹ môn GDTC và chỉ làm cho qua chuyện chủ yếu để đối phó. 2.2.2. Một số lưu ý khi thực hiện kiểm tra trắc nghiệm ngắn Tuy hình thức kiểm tra trắc nghiệm ngắn có nhiều ưu điểm, nhưng khi triển khai GV cần lưu ý một số vấn đề: - Thứ nhất: Các câu hỏi phải rõ ràng, mạch lạc, súc tích, ngắn gọn không nên đánh đố SV quá nhiều chủ yếu xoay quanh chuẩn đầu ra của bài hoặc của chương trình đào tạo. Số lượng câu hỏi tùy bài và tùy số lượng lớp được phân công mà biên soạn cho phù hợp hoặc tạo ra các phiên bản tương ứng. - Thứ hai: Các câu hỏi có sự đan xen giữa các phương án lựa chọn, có kết hợp giữa hai phương án hoặc 4 phương án, không nên có quá nhiều phương án sẽ khiến SV bị loãng suy nghĩ và không thể tìm ra đáp án chính xác. - Thứ ba: GV có thể dùng công nghệ để kiểm tra (có bản lưu) thay cho việc làm trên giấy để tiết kiệm chi phí (công cụ E-learning, power point hoặc áp dụng kết hợp…) mà lại phù hợp với tâm lý giới trẻ. - Thứ tư: Để đảm bảo SV không làm bài theo số đông, xu hướng khi giảng bài GV cần nhắc SV khi làm bài cần tin tưởng vào chính mình, nghiên cứu tài liệu kỹ và chú ý nghe giảng mới đạt kết quả cao. - Thứ năm: Trước khi cho SV làm bài cần kiểm tra tất cả giấy tờ liên quan để hạn chế tình trạng thi hộ, nếu phát hiện xử lý thật nghiêm theo quy định để răn đe. 3. Kết luận và kiến nghị Nâng cao chất lượng đào tạo là việc làm thường xuyên liên tục của các cơ sở giáo dục đào tạo. Có rất nhiều phương cách để cải thiện điều này như đổi mới phương pháp giảng dạy, thay đổi chương trình học, tiêu chuẩn hóa đội ngũ giảng viên hay thay đổi trong đánh giá. Qua bài tham luận này nhóm tác giả xin kết luận một số vấn đề như sau: 44
- - Kiểm tra đánh giá thông qua hình thức trắc nghiệm ngắn trong môn học GDTC là hình thức phù hợp để đánh giá khách quan SV; - Kiến thức mà SV lĩnh hội được sẽ nhiều hơn và tiệm cận với chuẩn đầu ra môn học yêu cầu; - Khả năng vận dụng công nghệ của GV được tăng cường, nâng cao vị thế của GV trước SV và nhà trường nhờ đó gia tăng chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, nhóm tác giả có một đề xuất kiến nghị là hình thức kiểm tra trắc nghiệm ngắn này có thể áp dụng ở nhiều môn khác nhằm phát triển văn hóa đọc cho các bạn trẻ đồng thời tạo thói quen nghiên cứu tài liệu trong sách để làm giàu thêm tri thức cho SV mà điều này thì có lợi cho các bạn trong nghề nghiệp tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo Thanh niên, Nạn thụ động trong học đường, https://careerbuilder.vn/vi/talentcommunity/nan-thu-dong-trong-hoc- duong.35A4F30F.html, truy cập 10/02/2020. 2. Bảo Châu, Lườ đọc sách khiến tâm hồn giới trẻ dần khô cứng, vô c m, https://baophapluat.vn/giao-duc/luoi-doc-sach-khien-tam-hon-gioi-tre-dan-kho-cung- vo-cam-449011.html, truy cập ngày 18/02/2020. 3. ThS. Nguyễn Nhất Duy, ThS Mai Văn Hoàng. Thiết kế bài giảng trực tiếp và trực tuyến Nhằm nâng cao chất lượng giờ học GDTC theo hướng hòa hợp tích cực. Kỷ yếu hội thảo cấp trường “Eleaning ở trườn Đại học Thủ Dầu Một với việc nâng cao chất lư n đào tạo” , 2019, tr 114. 4. ThS. Nguyễn Nhất Duy. Vận dụng trò chơi trong giờ học lý thuyết môn học giáo dục quốc phòng và an ninh. Kỷ yếu hội thảo cấp trung tâm “Nân cao c ất lư ng gi ng dạy GDTC chính khóa và ngoạ k óa c o s n v ên trườn đại học Thủ Dầu Một”. Bình Dương, 2018. 5. Tin tức đại học Thủ Dầu Một, Từ ISW đến lan tỏa triết lý giáo dục hòa h p, tích cực, https://tdmu.edu.vn/tin-tuc/thong-tin-nghien-cuu/tu-isw-den-lan-toa-triet-ly- giao-duc-hoa-hop-tich-cuc-1, truy cập 10/06/2019. 45
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số biện pháp nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục
4 p | 146 | 18
-
Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học về tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5 ở trường tiểu học Lê Văn Sĩ, thành phố Hồ Chí Minh
4 p | 114 | 15
-
Một số biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc để cải thiện kết quả chủ nhiệm lớp của giáo viên trường trung học cơ sở - Nguyễn Thị Dung
8 p | 115 | 9
-
Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, kỉ luật ở Trung đoàn 8, Sư đoàn 395, Quân khu 3
4 p | 104 | 8
-
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng yêu cầu đào tạo tín chỉ
2 p | 107 | 5
-
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học các môn Lí luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay
6 p | 110 | 4
-
Thực trạng và một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học học phần Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam tại trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
8 p | 17 | 4
-
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
4 p | 125 | 3
-
Một số biện pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Giáo dục mầm non, Trường Cao Đẳng Sơn La
3 p | 9 | 3
-
Biện pháp nâng cao chất lượng đọc hiểu văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 4, 5 dân tộc Mông tại tỉnh Tuyên Quang
9 p | 121 | 3
-
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng tự học cho học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I: Nghiên cứu trường hợp môn Giáo dục chính trị
5 p | 10 | 3
-
Một số biện pháp nâng cao năng lực toán học hóa bài toán có nội dung thực tiễn cho sinh viên trong dạy học các học phần Toán cao cấp ở trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
4 p | 87 | 3
-
Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực tập sư phạm cho sinh viên sư phạm ngành Kỹ thuật nông lâm – Đại học Sư phạm Huế
7 p | 8 | 2
-
Một số biện pháp nâng cao năng lực quản lí đào tạo của hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp trong điều kiện mới
3 p | 110 | 2
-
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Triết học Mác - Lênin cho sinh viên năm thứ nhất Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu
4 p | 116 | 2
-
Đề xuất một số biện pháp nâng cao khả năng lĩnh hội khái niệm cho học sinh, sinh viên
5 p | 77 | 2
-
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng tự học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
4 p | 6 | 2
-
Một số biện pháp nâng cao năng lực tự học môn Tiếng Việt thực hành
8 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn