intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học ở trường Đại học An Giang

Chia sẻ: ViBoruto2711 ViBoruto2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

80
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết giới thiệu vài nét về thực tiễn và nêu biện pháp để nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học ở Trường Đại học An Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học ở trường Đại học An Giang

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 6-9<br /> <br /> MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RÈN LUYỆN<br /> NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC<br /> Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG<br /> Hoàng Thị Hồng Phương - Trường Đại học An Giang<br /> Ngày nhận bài: 12/09/2018; ngày sửa chữa: 16/09/2018; ngày duyệt đăng: 28/09/2018.<br /> Abstract: Training pedagogical skills for students is one of the core contents of the pedagogical<br /> training curriculum in general and training of primary teachers in particular. Through studying this<br /> content, students are equipped with necessary pedagogical skills before practicing in high school,<br /> at the same time, students also develop their own competencies and successfully complete the work<br /> of an elementary school teacher. In this article, we introduce current status and offer some measures<br /> to improve the quality of training pedagogical skills for students in Primary Education at An Giang<br /> University.<br /> Keywords: Pedagogical skill, primary education, An Giang University.<br /> 2.1.1. Về nội dung, chương trình đào tạo<br /> Năm 2010, Trường Đại học An Giang đã chuyển quá<br /> trình đào tạo hệ cao đẳng, đại học chính quy từ niên chế<br /> sang học chế tín chỉ. Năm 2015, Trường tiếp tục triển<br /> khai xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn CDIO<br /> nhằm: thực hiện sứ mệnh là Trung tâm đào tạo nhân lực<br /> đa ngành, đa trình độ, đáp ứng nhu cầu học tập của cộng<br /> đồng dân cư tỉnh An Giang và vùng Đồng bằng sông Cửu<br /> Long; nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, đáp<br /> ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương, của cả<br /> nước trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế [1];<br /> đồng thời nỗ lực để khẳng định tầm nhìn là: Trở thành<br /> một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học, ứng dụng<br /> công nghệ có uy tín trong cả nước và ngang tầm với các<br /> trường đại học trong khu vực Đông Nam Á, với đội ngũ<br /> giảng viên (GV) chất lượng cao, cơ sở vật chất hiện đại,<br /> phục vụ đắc lực cho sự phát triển toàn diện vùng Đồng<br /> bằng sông Cửu Long và cả nước trong quá trình CNH,<br /> HĐH và hội nhập quốc tế [1]. Trên cơ sở đó, bộ môn<br /> GDTH đã hai lần cải tiến chương trình nhằm đào tạo ra<br /> những SV có kiến thức, kĩ năng, phẩm chất nghề nghiệp,<br /> năng lực thực hành, đáp ứng mục tiêu giáo dục.<br /> Nội dung rèn luyện NVSP được thực hiện với hai<br /> hình thức: lí thuyết và thực hành. Về lí thuyết, SV ngành<br /> GDTH được nghiên cứu lí thuyết về NVSP thông qua<br /> các học phần như: Tâm lí học đại cương; Tâm lí học lứa<br /> tuổi và sư phạm; Giáo dục học 1; Giáo dục học 2;<br /> Phương pháp nghiên cứu khoa học; Phương pháp dạy<br /> học Tiếng Việt ở tiểu học 1; Phương pháp dạy học Tiếng<br /> Việt ở tiểu học 1; Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học<br /> 1; Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học 2; Phương pháp<br /> dạy học Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học 1, 2,... Khi dạy học<br /> các học phần này, GV đã tích cực tổ chức cho SV tiếp<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Có thể hiểu, nghiệp vụ sư phạm (NVSP) là toàn bộ<br /> hệ thống tri thức, kĩ năng và các phẩm chất nghề nghiệp<br /> mà giáo viên cần có. Thông qua NVSP thể hiện trình độ<br /> chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, là tiêu chuẩn quan<br /> trọng giúp giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học.<br /> Rèn luyện NVSP là một quá trình cần diễn ra thường<br /> xuyên, liên tục trong quá trình đào tạo giáo viên. Thông<br /> qua rèn luyện NVSP, năng lực sư phạm của sinh viên<br /> (SV) được hình thành và rèn luyện thường xuyên; SV<br /> được trang bị các kĩ năng dạy học, kĩ năng giáo dục cần<br /> thiết trước khi đi thực tập sư phạm ở các trường phổ<br /> thông. Vì vậy, song song với quá trình tổ chức cho SV<br /> học tập tri thức, các trường sư phạm cần chú trọng tổ<br /> chức cho SV rèn luyện NVSP ngay từ năm thứ nhất.<br /> Trong những năm gần đây, khoa Sư phạm, Trường<br /> Đại học An Giang đã đặc biệt quan tâm đến công tác<br /> rèn luyện NVSP cho SV ngành Giáo dục tiểu học<br /> (GDTH). Nội dung và phương pháp dạy học các học<br /> phần cơ sở như: Tâm lí học, Giáo dục học, Phương pháp<br /> dạy học,... không ngừng cải tiến; học phần Rèn luyện<br /> NVSP thường xuyên 1, 2 được bổ sung vào chương trình<br /> đào tạo. Tuy nhiên, qua thực tế quan sát, dự giờ SV thực<br /> tập ở các trường tiểu học, chúng tôi nhận thấy SV còn<br /> hạn chế về trình độ chuyên môn, phương pháp dạy học,<br /> khả năng bao quát, quản lí lớp học,... Trước yêu cầu đổi<br /> mới căn bản, toàn diện GD-ĐT trong giai đoạn hiện<br /> nay, nhà trường cần đánh giá lại thực trạng để có những<br /> biện pháp cụ thể trong công tác rèn luyện NVSP cho<br /> SV ngành GDTH.<br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Thực trạng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh<br /> viên ngành Giáo dục tiểu học ở Trường Đại học An Giang<br /> <br /> 6<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 6-9<br /> <br /> cận với hoạt động như: tập soạn giáo án, tập giảng, thiết<br /> kế đồ dùng học tập, thiết kế giáo án điện tử,...<br /> Về thực hành kĩ năng NVSP, SV có điều kiện thâm<br /> nhập, tìm hiểu thực tế thông qua các hình thức như: rèn<br /> luyện NVSP thường xuyên, kiến tập sư phạm và thực tập<br /> sư phạm. Học phần Rèn luyện NVSP thường xuyên ở phổ<br /> thông 1, 2 được đưa vào chương trình đào tạo của nhà<br /> trường từ năm học 2016-2017. Rèn luyện NVSP thường<br /> xuyên ở phổ thông 1 dành cho SV năm thứ nhất (đối với<br /> hệ cao đẳng), SV năm thứ hai (đối với hệ đại học). Rèn<br /> luyện NVSP thường xuyên ở phổ thông 2 dành cho SV<br /> năm thứ ba (đối với hệ cao đẳng), SV năm thứ tư (đối với<br /> hệ đại học). Ở hoạt động này, SV sẽ dự giờ giảng dạy với<br /> số lượng là 4 tiết và dự 1 buổi sinh hoạt của tổ chuyên<br /> môn. Từ đó, SV dần tiếp cận dần với môi trường giáo<br /> dục ở phổ thông, hình thành những tình cảm tốt đẹp, yêu<br /> thích, say mê đối với nghề nghiệp sau này.<br /> Kiến tập sư phạm được tiến hành trong thời gian<br /> khoảng 3 tuần cho SV năm thứ hai (đối với hệ cao đẳng),<br /> SV năm thứ ba (đối với hệ đại học) tại các trường tiểu<br /> học. Trong thời gian này, SV sẽ tìm hiểu hoạt động dạy<br /> học và giáo dục của giáo viên và học sinh ở các trường<br /> tiểu học thông qua tham gia dự giờ, làm công tác chủ<br /> nhiệm, tham gia các hoạt động ngoại khóa,... theo kế<br /> hoạch của nhà trường.<br /> Thực tập sư phạm được tiến hành trong thời gian 6<br /> tuần đối với SV năm thứ ba (hệ cao đẳng), 8 tuần đối<br /> với SV năm thứ tư (hệ đại học). Trong thời gian này,<br /> SV tiếp tục tìm hiểu, tham gia các hoạt động giáo dục ở<br /> trường phổ thông, thực tập công tác chủ nhiệm lớp<br /> (gồm 5 buổi, mỗi buổi 2 tiết) và thực tập giảng dạy<br /> (7 buổi, mỗi buổi 3 tiết). Mỗi SV sẽ sử dụng kiến thức,<br /> kĩ năng, phương pháp dạy học đã được trang bị ở trường<br /> sư phạm để vận dụng vào quá trình dạy học và giáo dục<br /> ở các trường tiểu học.<br /> Nhìn chung, nội dung, chương trình đào tạo của nhà<br /> trường đã chú trọng trang bị cho SV những kiến thức nền<br /> tảng, rèn luyện cho các em kĩ năng nghề nghiệp cơ bản.<br /> Tuy nhiên, những kiến thức và kĩ năng mới dừng lại ở<br /> cách trình bày vấn đề, soạn giáo án, tập giảng, trình bày<br /> bảng, gợi mở vấn đề bằng hệ thống câu hỏi, xử lí tình<br /> <br /> huống sư phạm,... Những kĩ năng khác để thích ứng với<br /> sự biến đổi của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin<br /> như: kĩ năng định hướng, kĩ năng tự kiểm tra, tự đánh<br /> giá, kĩ năng tổ chức dạy học thông qua hoạt động trải<br /> nghiệm,... vẫn chưa được chú trọng.<br /> 2.1.2. Về hoạt động tổ chức dạy học các học phần Tâm<br /> lí học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học<br /> Các học phần: Tâm lí học, Giáo dục học, Phương<br /> pháp dạy học là những học phần trang bị cho SV kiến<br /> thức về lí luận dạy học các môn chuyên ngành, năng lực<br /> nghề nghiệp cần thiết, giúp các em tự tin để tổ chức hoạt<br /> động dạy học, giáo dục khi thực tập ở trường phổ thông.<br /> Trong quá trình giảng dạy, hướng dẫn SV kiến tập,<br /> thực tập, chúng tôi trao đổi với SV ngành GDTH, đa số<br /> các em cho rằng, các học phần: Tâm lí học, Giáo dục học<br /> là rất khó. Lí do các em nêu ra là các học phần này<br /> thường: “thiên về lí thuyết”, “ít chú trọng tính thực<br /> hành”, “ít gắn với các tình huống thực tiễn ở trường tiểu<br /> học”. Đối với các học phần phương pháp, SV cũng cho<br /> rằng: “GV còn chú trọng lí thuyết khi triển khai các<br /> phương pháp dạy học”; “một số GV có phương pháp<br /> dạy học chưa cập nhật với phương pháp, kĩ thuật dạy học<br /> mới”; “một số giảng viên đã không tiến hành dạy mẫu<br /> mà chỉ giới thiệu quy trình, sau đó cho SV tự soạn giáo<br /> án, tập giảng hoặc xem video clip để rút kinh nghiệm cho<br /> tiết dạy”.<br /> Những nhận định và nguyên nhân SV nêu ra ở trên<br /> không phải là không có cơ sở. Trên thực tế, các học phần:<br /> Tâm lí học, Giáo dục học do GV ở bộ môn Tâm lí đảm<br /> nhận. Do GV phải dạy nhiều giờ nên ít có thời gian tiếp<br /> cận với thực tiễn giáo dục ở trường tiểu học. Các học<br /> phần phương pháp do GV bộ môn GDTH giảng dạy, đa<br /> số các GV khá trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm trong công<br /> tác giảng dạy.<br /> 2.1.3. Hoạt động kiến tập, thực tập sư phạm ở trường<br /> phổ thông<br /> Để tăng cường các hoạt động rèn luyện NVSP cho<br /> SV ở Trường Đại học An Giang, khoa Sư phạm, bộ môn<br /> GDTH đã thực hiện và đạt những kết quả khả quan trong<br /> các đợt kiến tập và thực tập sư phạm. Trong kiến tập và<br /> <br /> Bảng 1. Thống kê kết quả kiến tập, thực tập sư phạm năm học 2016-2017, năm học 2017-2018<br /> Năm học 2016-2017<br /> Năm học 2017-2018<br /> Kiến tập (204 SV)<br /> Thực tập (163 SV)<br /> Kiến tập (193 SV)<br /> Thực tập (197 SV)<br /> Số SV<br /> Tỉ lệ<br /> Số SV<br /> Tỉ lệ<br /> Số SV<br /> Tỉ lệ<br /> Số SV<br /> Tỉ lệ<br /> Điểm A<br /> 199<br /> 97,55%<br /> 163<br /> 100%<br /> 181<br /> 93,78%<br /> 197<br /> 100%<br /> Điểm B<br /> 5<br /> 2,45%<br /> 0<br /> 0%<br /> 12<br /> 6,22%<br /> 0<br /> 0%<br /> Điểm C<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0%<br /> 0<br /> 0%<br /> 0<br /> 0%<br /> (Nguồn: Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang)<br /> <br /> 7<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 6-9<br /> <br /> thực tập sư phạm, tất cả các SV ngành GDTH đều đạt<br /> điểm A.<br /> Để tăng cường các hoạt động rèn luyện NVSP cho<br /> SV Trường Đại học An Giang, khoa Sư phạm, bộ môn<br /> GDTH đã thực hiện và đạt được những kết quả khả quan<br /> trong các đợt kiến tập và thực tập sư phạm. Trong hai<br /> năm gần đây, tất cả các SV ngành GDTH đều đạt điểm<br /> B trở lên, cụ thể (xem bảng 1) [2], [3], [4], [5].<br /> Nhìn vào bảng thống kê ở trên, ta thấy tỉ lệ kết quả<br /> kiến tập, thực tập sư phạm của SV qua các năm là khá<br /> cao. Tuy nhiên, thông qua các Báo cáo tổng kết công<br /> tác kiến tập năm học 2016-2017, Báo cáo tổng kết công<br /> tác thực tập năm học 2016-2017, Báo cáo tổng kết<br /> công tác kiến tập năm học 2017-2018, Báo cáo tổng<br /> kết công tác thực tập năm học 2017-2018 của khoa Sư<br /> phạm và trao đổi với giáo viên hướng dẫn các đợt kiến<br /> tập, thực tập sư phạm, SV ngành GDTH vẫn còn một<br /> số hạn chế sau:<br /> - Về chuyên môn: một số SV chưa nắm vững kiến<br /> thức, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn<br /> đạt hiệu quả chưa cao.<br /> - Về kĩ năng: kĩ năng soạn giáo án, kĩ năng giao tiếp,<br /> kĩ năng trình bày bảng, kĩ năng tổ chức các hoạt động tập<br /> thể, kinh nghiệm xử lí tình huống sư phạm,... còn nhiều<br /> hạn chế.<br /> Bên cạnh đó, việc vận dụng phương pháp dạy học<br /> chưa linh hoạt, chưa chú ý đến công tác đổi mới phương<br /> pháp dạy học, tăng cường tổ chức cho học sinh hoạt động<br /> nhóm, dạy học phân hóa theo đối tượng học sinh,... Một<br /> số SV phát âm chưa chuẩn, soạn giáo án, viết bảng còn<br /> sai chính tả.<br /> - Về năng lực quản lí: khả năng bao quát, điều khiển,<br /> quản lí lớp học chưa tốt; thụ động, lúng túng khi xây<br /> dựng kế hoạch dạy học, giáo dục.<br /> 2.1.4. Các hoạt động hỗ trợ công tác rèn luyện nghiệp vụ<br /> sư phạm<br /> Cùng với công tác rèn luyện NVSP, kiến tập sư<br /> phạm, SV còn được thực hành và rèn luyện các kĩ năng,<br /> NVSP thông qua các hội thi như: Hội thi Giáo án điện<br /> tử, Hội thi NVSP toàn năng, Hội thi Viết chữ đẹp,... Hội<br /> thi Giáo án điện tử được tổ chức vào khoảng tháng 10<br /> hàng năm. SV sẽ thiết kế một tiết dạy ở tiểu học trên phần<br /> mềm PowerPoint và thuyết minh về giáo án đó.<br /> Hội thi NVSP toàn năng được tổ chức vào tháng 11<br /> hàng năm. Các nội dung thi bao gồm: kiến thức chuyên<br /> ngành; ứng xử sư phạm và xây dựng, diễn một tác phẩm<br /> về một nhân vật lịch sử, nhân vật văn học,...<br /> Hội thi Viết chữ đẹp được tổ chức vào tháng 3 hàng<br /> năm. SV sẽ thi hai vòng: vòng 1: viết bảng chữ cái viết<br /> thường, bảng chữ cái viết hoa và một văn bản văn học<br /> <br /> trên giấy; vòng 2: trình bày bảng một văn bản hoặc một<br /> tiết dạy ở tiểu học.<br /> Có thể thấy, các hội thi không những là một sân chơi<br /> bổ ích đối với SV mà còn là điều kiện thuận lợi cho các<br /> em rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp, tích lũy kiến thức,<br /> kinh nghiệm từ các GV, SV khóa trước,...<br /> Tuy nhiên, các hội thi chỉ thu hút được sự tham gia<br /> của những SV tích cực học tập, có kiến thức chuyên môn<br /> vững vàng, năng động và tích lũy được nhiều kinh<br /> nghiệm, có kĩ năng sư phạm, chưa thu hút được đông đảo<br /> SV tham gia.<br /> 2.2. Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn<br /> luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo<br /> dục tiểu học, Trường Đại học An Giang<br /> 2.2.1. Đổi mới quy trình và hình thức rèn luyện nghiệp<br /> vụ sư phạm<br /> Quy trình rèn luyện NVSP như hiện nay có nhiều ưu<br /> điểm. SV ngay từ năm thứ hai đã được rèn luyện NVSP<br /> xen kẽ quá trình học tập các môn chuyên ngành. Tuy<br /> nhiên, thời lượng dành cho hoạt động rèn luyện NVSP<br /> trong suốt thời gian đào tạo còn ít và rời rạc. Vì vậy, Khoa<br /> Sư phạm, bộ môn GDTH Trường Đại học An Giang cần<br /> tăng thời lượng của các học phần: Rèn luyện NVSP<br /> thường xuyên ở phổ thông 1, Rèn luyện NVSP thường<br /> xuyên ở phổ thông 2, Kiến tập sư phạm, Thực tập sư<br /> phạm hoặc tổ chức hoạt động sư phạm cho SV ngay từ<br /> năm nhất nhằm giúp các em có nhiều thời gian tiếp xúc<br /> với môi trường thực tiễn, làm quen với công tác giảng<br /> dạy và chủ nhiệm. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, tham<br /> khảo chương trình của các trường đại học trong và ngoài<br /> nước, xem xét tăng cường các học phần thực hành thực<br /> tế tại các trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng rèn<br /> luyện NVSP cho SV.<br /> Hình thức tổ chức cần được cải tiến nhằm đáp ứng<br /> yêu cầu thực tiễn. Nhà trường cần thường xuyên mời<br /> giáo viên ở trường tiểu học đến tham dự và chia sẻ kinh<br /> nghiệm, kĩ năng, phương pháp dạy học; cần cải tiến,<br /> đổi mới nội dung các hội thi, đặc biệt là Hội thi NVSP<br /> toàn năng. Ngoài việc thi những kiến thức chung về<br /> chuyên ngành, kiến thức chuyên môn, nhà trường cần<br /> tổ chức thêm các nội dung như: thi giảng, thiết kế đồ<br /> dùng dạy học, đọc, kể diễn cảm các tác phẩm văn học,<br /> hiểu biết về ngành,... chú trọng nội dung xử lí tình<br /> huống sư phạm.<br /> 2.2.2. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học của<br /> giảng viên<br /> Đối với các học phần: Tâm lí học, Tâm lí học lứa tuổi<br /> tiểu học, Giáo dục học 1, 2, GV cần chú trọng nhiều hơn<br /> đến việc cung cấp cho SV những tình huống sư phạm cụ<br /> thể diễn ra hàng ngày ở trường tiểu học để các em tránh<br /> <br /> 8<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 6-9<br /> <br /> sự ngỡ ngàng, lúng túng khi đi thực tập. Đối với các học<br /> phần phương pháp, GV cần chú trọng việc dạy mẫu, làm<br /> mẫu bởi đây là một khâu tất yếu trong quá trình đào tạo.<br /> Bên cạnh đó, GV cần thường xuyên cập nhật cho SV các<br /> thông tin về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công<br /> tác kiểm tra - đánh giá, giúp SV tự tin trong các hoạt động<br /> ở trường tiểu học.<br /> Trong quá trình dạy học, GV cần chú trọng hơn nữa<br /> việc rèn luyện các kĩ năng sư phạm cho SV; tạo điều kiện<br /> cho các em có thời gian, môi trường để rèn luyện các kĩ<br /> năng: thuyết giảng, viết bảng, luyện tập giọng nói,...; tăng<br /> cường cho SV xem một số đoạn băng hình để các em làm<br /> quen, nắm bắt thực tiễn dạy học, giáo dục sinh động,<br /> phong phú với nhiều tình huống đa dạng, phức tạp ở<br /> trường tiểu học. Đây cũng là một trong những biện pháp<br /> rút ngắn khoảng cách giữa lí luận và thực tiễn.<br /> 2.2.3. Giáo dục ý thức, định hướng nghề nghiệp cho sinh<br /> viên ngay từ năm nhất<br /> SV cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ về công tác rèn<br /> luyện NVSP, tự xây dựng cho mình kế hoạch rèn luyện<br /> trên cơ sở những tiêu chuẩn của giáo viên tiểu học và<br /> khuyết điểm, hạn chế của bản thân.<br /> Tích cực rèn luyện, duy trì hoạt động tập giảng ở nhà,<br /> tập giảng với nhóm một cách nghiêm túc, thường xuyên.<br /> Trên lớp, SV cần thường xuyên trao đổi, nhận xét, đóng<br /> góp ý kiến cho những giờ tập giảng của các bạn để rút<br /> kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân.<br /> SV cần có sự chuẩn bị, chủ động lên kế hoạch kiến<br /> tập, thực tập cho bản thân, quan sát, lắng nghe và học<br /> hỏi kinh nghiệm từ giáo viên hướng dẫn; đồng thời chủ<br /> động, tích cực, linh hoạt trong công tác giảng dạy và<br /> chủ nhiệm lớp khi đi thực tập, kiến tập sư phạm ở các<br /> trường tiểu học.<br /> SV cần trang bị cho mình các kĩ năng như: sử dụng<br /> ngôn ngữ, giới thiệu bài học mới, tổ chức hoạt động<br /> nhóm, đặt câu hỏi, trình bày bảng,... để có thể vận dụng<br /> tri thức hiệu quả vào quá trình tổ chức các hoạt động dạy<br /> học ở trường tiểu học. SV cần tích cực tham gia các hoạt<br /> động do trường tiểu học tổ chức nhằm tích lũy thêm kiến<br /> thức, hoàn thiện kĩ năng dạy học, hỗ trợ cho quá trình<br /> công tác sau này.<br /> 3. Kết luận<br /> Rèn luyện NVSP là một trong những nội dung cơ<br /> bản, có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành các<br /> phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cho SV. Trong<br /> những năm qua, bộ môn GDTH, khoa Sư phạm,<br /> Trường Đại học An Giang đã đạt được những kết quả<br /> khả quan trong quá trình rèn luyện NVSP cho SV ngành<br /> GDTH. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn một số tồn<br /> tại. Bài viết đã đề xuất một số biện pháp nâng cao chất<br /> <br /> lượng rèn luyện NVSP cho SV ngành GDTH ở Trường<br /> Đại học An Giang. Để đạt kết quả cao nhất, SV cần<br /> nhận thức đúng đắn, đầy đủ về công tác rèn luyện<br /> NVSP, thường xuyên rèn luyện và nâng cao kiến thức,<br /> kĩ năng, tích lũy vốn sống cho bản thân.<br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Trường Đại học An Giang (2018). Kế hoạch chiến<br /> lược phát triển Trường Đại học An Giang giai<br /> đoạn 2018-2025 và tầm nhìn đến 2030 (Ban hành<br /> kèm theo Quyết định số 1153/QĐ-ĐHAG ngày<br /> 05/07/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học An<br /> Giang).<br /> [2] Trường Đại học An Giang (2017). Báo cáo tổng kết<br /> công tác kiến tập năm học 2016-2017.<br /> [3] Trường Đại học An Giang (2017). Báo cáo tổng kết<br /> công tác thực tập năm học 2016-2017.<br /> [4] Trường Đại học An Giang (2018). Báo cáo tổng kết<br /> công tác kiến tập năm học 2017-2018.<br /> [5] Trường Đại học An Giang (2018). Báo cáo tổng kết<br /> công tác thực tập năm học 2017-2018.<br /> [6] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số<br /> 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản,<br /> toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công<br /> nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị<br /> trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập<br /> quốc tế.<br /> [7] Nguyễn Văn Hạnh (2017). Giáo dục nghiệp vụ sư<br /> phạm dựa vào dạy học trải nghiệm. Luận án tiến sĩ<br /> Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.<br /> [8] Đinh Quang Báo (chủ biên) - Nguyễn Thanh Bình Nguyễn Thị Kim Dung - Hà Thị Lan Hương - Vũ<br /> Thị Sơn (2016). Chương trình đào tạo giáo viên đáp<br /> ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. NXB Đại<br /> học Sư phạm.<br /> [9] Phạm Minh Hùng (2009). Rèn luyện kĩ năng nghiệp<br /> vụ sư phạm cho sinh viên - thực trạng và giải pháp.<br /> Tạp chí Giáo dục, số 211, tr 26-30.<br /> [10] Phạm Trang Thanh (chủ biên, 2004). Rèn luyện<br /> nghiệp vụ sư phạm thường xuyên. NXB Đại học<br /> Sư phạm.<br /> [11] Nguyễn Hữu Dũng (2004). Hình thành kĩ năng<br /> sư phạm cho sinh viên sư phạm. NXB Đại học<br /> Sư phạm.<br /> [12] Nguyễn Đình Chinh - Phạm Trung Thanh (1999).<br /> Kiến tập và thực tập sư phạm. NXB Giáo dục.<br /> <br /> 9<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2