Một số Công ước về Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc: Phần 1
lượt xem 6
download
Cuốn sách "Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982" bao gồm văn bản chính thức của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển được ký tại Môngtêgô Bay, Giamaica ngày 10-12-1982, Hiệp định về việc thực hiện Phần XI của Công ước được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 28-7-1994 và các đoạn trích của Văn bản cuối cùng của Hội nghị lần thứ 3 của Liên hợp quốc về Luật biển, cụ thể là bốn nghị quyết có liên quan đến Công ước đã được Hội nghị thông qua. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 cuốn sách tại đây!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số Công ước về Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc: Phần 1
- CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP Q Ố UC VỀ LUẬT BIỂN 1982 NHÀ X U Ấ T b ả n c h í n h t r ị Quốc g i a
- CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP Q C UỐ VỀ LUÂT BIỂN 1982 NHÀ XUẤT b ả n c h ín h t r ị Quốc g ia - sự THẬT HÀ NỘI - 2014
- DỊCH VĂN BẤN CHÍNH THỨC CỦA LIÊN Hộp QUỐC, THEO NGUYÊN BẢN TIÊNG PHÁP, CÓ SO SÁNH, ĐỐI CHIẾU VÓI CÁC VĂN DẨN BẰN C t iế n g A N II v à t iê n g nga Người dịch: LÊ MINH NGHĨA, v ũ PHI HOÀNG, VIỄN ĐỔNG VÀ TRẦN CÔNG TRỤC Người hiệu đính: LƯU VĂN LỢI Người đối chiếu bán tiếng Anh: ĐỖ THỊ MỴ Người đôi chiếu bản tiếng Nga: HUỲNH MINH CHÍNH 4
- LỜI NHÀ XUẤT BẢN Sau 5 năm trù bị (1967-1972) và qua 9 năm thương lượng (1973-1982) Irong 1 1 khocá họp, Hội nghị lần thứ 3 của Liên hợp quốc về Luật biên đã thông qua một Công ước mới về Luật biển ngày 30-4-1982. Sau đó, Công ước này đã được 119 đoàn đại diện của các nưốc chính thức ký kết ngày 10-12-1982. Công ưốc vê Luật biển 1982 gồm 17 phần với 320 điều khoản, 9 phụ lục với hơn 100 điều khoản và 4 nghị quyết kèm theo1 là một văn kiện quốc tế tổng hợp, toàn diện, bao quát được tất cả những vấn đê quan trọng nhất vê chế độ pháp lý của biển và đại dương thế giới, quy định được những quyển lợi và nghĩa vụ về nhiều mặt của mọi quốc gia (có biển cũng như không có biển, có chê độ kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau, có trình độ phát triển khác nhau) đôi vối các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia cũng như đối với những vùng biên thuộc phạm vi quốc tế. Công ước vê Luật biển 1982 chính là kết quả của cuộc đấu tranh g a y g o cỉô g i n i q u y ô t n h i ồ u l o n i m n u t h u ẫ n p h ứ r t ọ p k h á r nhavi v ề lợi ích giữa nhiều loại quốc gia. Việc thông qua Còng ưóc là một bưóc quan trọng trên con đường 1. Các nghị quyết về: - Uý ban chuấn bị cơ quan vê đáy biển và Toà án về Luật biển. - Bảo vệ nguồn vô’n đầu tư ban đầu trong giai đoạn hoạt động đầu tiên ở đáy biên. - Các lãnh thố bảo hộ. •Các phong trào giái phóng dân tộc. 5
- xây dựng một chế độ pháp lý quốc tế toàn diện của đại dương thế giới. Ý nghĩa của Công ước, đôi với loài người được nêu lên trong Phần mở đầu của Công ước, trong đó nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của Công ước như là một đóng góp quan trọng vào việc gìn giữ hoà bình, công lý và tiến bộ cho tất cả các dân tộc trên thế giới. Đặc biệt là những điều khoản liên quan đến việc thiết lập một chế độ pháp lý đối vối biển và đại dương đã tạo điều kiện cho việc sử dụng công bằng và có hiệu quả những nguồn tài nguyên của chúng, việc liên lạc quốíc tế, công tác nghiên cứu, bảo vệ môi trường biển cũng như bảo vệ tài nguyên sinh vật biển. Công ước cũng thể hiện sự hợp tác quốc tê về nhiều mặt trên cơ sỏ bình đẩng, tôn trọng chủ quyền và cùng có lợi giữa các quốc gia trên các vùng biển khác nhau nhằm sử dụng biển và các tài nguyên biển vì lợi ích chính đáng của mọi quốc gia và vì lợi ích của hoà bình và an ninh quốc tế. Công ước về Luật biển 1982 được thông qua cũng là một thắng lợi có ý nghĩa đối với nước ta, một nước có bờ biển dài và có các vùng biển rộng. Công ước đã xác nhận và khẳng định chủ quyền và quyền của nước ta đối vối các vùng biển và thềm lục địa của ta phù hợp với Tuyên bô’ ngày 12-5-1977 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, phù hợp với Tuyên bố ngày 12-11- 1982 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sỏ dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam, phù hợp vỏi chính sách của nước ta nhằm giải quyết những tranh chấp về các vùng biển và thềm lục địa với các nước láng giềng. Theo những quy định của Công ước về vùng đáy biển và đại dương quốc tế, nước ta có quyền tham gia với tư cách quốc gia thành viên của Công ưốc vào các hoạt động của cơ quan quyền lực quốc tế, và đồng thòi thực hiện quyền của mình trong việc kiểm soát các hoạt động của các cơ quan và tổ chức quốc tế nói trên có liên quan về mọi mặt tổ chức, quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên của Vùng, góp 6
- phần cùng các nước trên th ế giới đấu tranh bảo vệ di sản chung của nhân loại. ' Ngày 16-02-1994, Công ưóc của Liên hợp quốc về Luật biển đã có hiệu lực sau khi có 60 nước phê chuẩn. Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 5 của nưỏc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc vể Luật biển 1982. Ngày 23-6-1994, nước ta là nước thứ 61 phê chuẩn Công ước. Ngày 28-7- 1994, Hội nghị toàn thể lần thứ 101 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết và Hiệp định về việc thực hiện Phần XI của Công ưóc của Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết và Hiệp định này. Vì vậy, muốn hiểu đầy đủ và vận dụng được chính xác những quy định vê Luật biên của Việt Nam, ngoài việc nghiên cứu kỹ lưỡng và thâu đáo những văn bản pháp lý của Nhà nước ta, chúng ta cũng cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và chu đáo những quy định trong Công ước quốc tế về Luật biển. Đây cũng là một vấn để nhiều ngành, nhiều cơ quan, nhiều địa phương quan tâm đến. Nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết đó, được sự cộng tác nhiệt tình của các đồng chí trong ú y ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật tái bản cuốn sách Công ước của Liên hợp quốc về L uậ t biển 1982, có bố sung nội dung các văn bản Nghị quyết và Hiệp định về việc thực hiện Phần XI của Công ưốc này. Cuốn sách này đã được Nhà xuất bản Pháp lý xuất bản lần đầu vào năm 1984, Nhà xuất ban Chính trị quốc gio xuất bản bằng song ngữ Việt - Anh năm 1999. Trong lần xuất bản tháng 7-2012, cuốn sách chỉ giới thiệu bản dịch tiếng Việt của Công ước... Vì Công ưóc về Luật biển là một văn kiện rất tổng hợp và toàn diện, có đề cập tấ t cả vấn đề thuộc đủ các lĩnh vực pháp lý, chính trị, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, xã hội nên thuật ngữ dùng trong Công ưóc cũng mang đủ các màu sắc đó. Mặt khác, với sự phát triển của tình hình, nhiều thuật ngữ vốn có một ý nghĩa chung nhất định 7
- nay dùng trong Công ước lại mang một ý nghĩa riêng chỉ thích hợp với một nội dung nhất định nói trong Công ước nên ngay vào Phần mở đầu của Công ước hoặc phần mở đầu của từng phần của Công ước, cũng đã có những định nghĩa riêng cho những thuật ngữ được sử dụng như vậy. Mặc dù trong khi dịch, người dịch cũng đã cân nhắc và cố gắng chọn những thuật ngữ thích đáng, nhất là trong điều kiện của ta hiện nay, những thuật ngữ khoa học chưa được tiêu chuẩn hoá, tuỳ theo mỗi ngành, mỗi người có một cách sử dụng khác nhau, nên có thể vẫn còn những chỗ chưa được thỏa đáng. Bản dịch này dựa theo bản Pháp văn, có đối chiếu vối bản Anh văn, Nga văn và tham khảo bản Trung văn. Những chỗ nào cách viết ỏ các bản có khác nhau, người dịch đều ghi chú ở dưỏi để bạn đọc dễ SO sánh. Người dịch đã được sự giúp đỡ tích cực của các chuyên viên ỏ các cơ quan và các ngành trong việc dịch thuật, đã góp ý kiến trong việc sử dụng một sô' thuật ngữ chuyên ngành thích hợp. Người dịch và Nhà xuất bản đã làm việc hết sức thận trọng và nghiêm túc, nhưng vì nhiều vấn đề trong Công ưốc là vấn đề mối, nên không thể tránh khỏi nhũng sai sót, rất mong bạn đọc góp ý kiến, chỉ dẫn để đi tối một bản dịch hoàn hảo hơn. Xin trân trọng giói thiệu cuốn sách tới bạn đọc. Hà Nội, tháng 6 năm 2014 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - s ự THẬT 8
- LỜ ITựA Nội dung cuốn sách bao gồm vàn bán chinh thức của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biến được ký tại Môngtêgô Bay, Giamaica vào ngàv 10 tháng 12 năm 1982 và Hiệp dịnh về việc thực hiện Phần XI của Công ưóc được Đại hội đồng Liên hợp quôc thông qua ngày 28 tháng 7 năm 1994. Cuốn sách còn có các đoạn trích cùa Vãn bán cuối cùng của Hội nghị lần thứ 3 của Liên hợp quốc về Luật biển, cụ thế là bốn nghị quyết có liên quan đến Công ước đã được Hội nghị thông qua. Những nội dung này được bố' sung thêm danh mục các điều khoán cùa Công ước, 9 phụ lục. 4 nghị quyết kèm theo và Hiệp định về việc thực hiện Phần XI của Công ước cùng các phụ lục của nó. Nội dung chính của cuốn sách như sau: - Lòi giới thiệu và các bài tuyên bố - Công ước của Liên hợp quốc về Luật biên - Vãn bản cuối cùng của Hội nghị - Các sự kiện - Phụ lục - Mục lục Ị 9
- LỜI GIỚI THIỆU Vào ngày 10 tháng 12 năm 1982, Công ước của Liên hợp quốíc về Luật biển đã được để ngỏ để lấy chữ ký tại Môngtêgô Bay, Giamaica. Điều này đã đánh dấu sự cô' gắng tột bậc của hơn 14 năm làm việc với sự tham gia của hơn 150 nưốc đại diện cho mọi khu vực trên thế giới, tất cả các hệ thông luật pháp và chính trị, tất cả mọi cấp độ phát triển kinh tế - xã hội. Chúng bao gồm các quốc gia ven biển, các quốc gia có vị trí địa lý bất lợi về vùng biển, các quốc gia quần đảo, các quốc gia đảo, các quốc gia không cỏ biển. Các quốc gia này cùng triệu tập lại nhằm mục đích thiết lập một quy chế tổng thể, toàn diện để "giải quyết mọi vấn đề liên quan đến Luật biển... vì rằng những vấn đề về đại dương liên quan chặt chẽ với nhau và cần phải được xem xét một cách tống thể". Thành quả lao động của họ đã được thể hiện bằng Công ước của Liên hợp quốíc về Luật biển. Công ước thể hiện sự hợp tác quốc tế về nhiều mặt trong quá trình tiến hành soạn thảo: mọi người đã nhận thức được về sự cần thiết phải soạn thảo một quy chế mới, toàn diện về Luật biển và cộng đồng quốc tế đã lih ấ n m ạ n h đ ến tin h th ẩ n tẠp thổ oằn sàng hựp tá c vái Bự nỗ lực thực hiện một công việc quan trọng chưa từng có trong lịch sử soạn thảo Công ưốc từ trước đến nay. Việc soạn thảo Công ước thể hiện sự cố gắng thiết lập một sự nhất trí chung thực sự nhằm đạt "một trật tự kinh tế quốc tế công bằng và đúng đắn" để quản lý không gian đại dương. Những tư tưởng này đã được truyền đạt vào nội dung của Công ước trong suốt quá trình soạn thảo. Công ưốc bao gồm 320 điều khoản, 9 phụ lục về việc quản lý mọi khía cạnh của đại dương từ việc hoạch định ranh 11
- giới đến việc kiểm soát môi trường, những nghiên cứu khoa học, các hoạt động kinh tế và thương mại, công nghệ và việc giải quyết các tranh chấp có liên quan đến cấc vấn đề biển. Việc xem xét các quy định riêng đã cho thấy Công ưốc không chỉ được soạn thảo theo các quy tắc thông thường mà còn kế thừa tính tích cực, tiến bộ của luật quốc tế và còn chứa đựng các thê chế của hai tổ chức quốc tế lốn mới được thành lập. Tuy nhiên, nhận thức cơ bản coi Công ước như một vãn bán "cả gói" là một đặc điểm có ý nghĩa quan trọng nhất và rõ ràng đã đóng góp vào việc ghi nhậr. sự thành công của Công ước. Đặc điểm cả gói là sự phát sinh tự nhiên của hoàn cảnh ngay từ khi nó mối xuất hiện, nó bao gồm các mối quan hệ chặt chẽ của nhiều vấn đề khác nhau có liên quan, vối sô lượng lớn của các nước tham gia và phần lớn các xung đột về quyền lợi thường xuyên xảy ra đã làm gián đoạn các cuộc đàm phán theo truyền thống trong khu vực. Thêm vào đó, sự mong muôn thiết tha là Công ước cho phép vận dụng một cách linh hoạt trong thực tế nhằm bảo đám tính bền vững qua thòi gian, và cũng không để xảy ra tình trạng xâm lấn chủ quyền của các quốc gia, đã được ghi nhận như một vấn đê quan trọng khác đáng để cân nhác. Tất cả những nhân tô' này đòi hỏi mỗi một quy định cụ thể của văn bản cần phải được cân nhắc trong khuôn khổ văn bản tổng thể, hình thành một văn bản cân bằng để tạo ra cơ sở của sự nhất trí chung. Khái niệm cả gói đã bao trùm lên mọi công việc soạn thảo Công ước và không hạn chế việc xem xét cụ thể từng nội dung. Nó đă trở thành chủ đề chính của Hội nghị và trong thực tế nó thấm đậm trong các nội dung của Luật biển ngày nay. LỊCH SỬ CỦA CÔNG ƯỚC Nhiệm vụ to lớn của việc soạn thảo quy chế mới này được bắt đầu từ năm 1967, khi vấn đề về kế thừa di sản chung của loài người lần đầu tiên được đưa ra thảo luận tại Đại hội đồng trong nội dung của vấn đề gìn giữ 12
- đáy biển và đáy đại dương, đặc biệt cho các mục đích hoà bình. Khái niệm vế di sản chung không phải là một nội dung mới mẻ (nó đã xuất hiện từ thế kỷ XIX và được Chủ tịch của Hội nghị vê Luật biển lần thứ nhất tổ chức vào năm 1958 nhắc đến trong bài phát biểu khai mạc), nhưng từ trước đó nó chưa từng bao giờ được đưa ra tháo luận trên diễn đàn quốc tế. Nó đã nhận được sự quan tâm thích đáng và cuộc thảo luận về vấn để này được diễn ra tại Uỷ ban thứ nhất của Đại hội đồng, nó đã được lĩnh hội từ rất sâm như là một sự khởi đầu đáng kể về mặt chính trị và cũng không bị giói hạn quá cứng nhắc trong các vấn đề pháp luật hay kinh tế. Kết luận này được dựa trên tính hợp lý như vậy và là nền tảng của khái niệm cả gói, đó cũng là lý do vì sao công việc của Hội nghị lần thứ 3 của Liên hợp quốc không căn cứ vào các điều khoản dự thảo do uỷ ban Luật quốc tê chuân bị cho Hội nghị năm 1958. Đại hội đồng đã thành lập một uỷ ban đặc biệt (Ad hoc) đe nghiên cứu việc sử dụng đáy biển và đáy đại dương nằm ngoài quyền tài phán của quốc gia vào mục đích hoà bình và tiếp theo là thành lập một uỷ ban thường trực, uỷ ban vê vấn đê sử dụng đáy biển và đáy đại dương nằm ngoài quyền tài phán của quô’c gia vào các mục đích hoà bình (Uỷ ban về đáy biển), vói mục tiêu là hình thành, lựa chọn những tư tưởng và khái niệm làm thành cơ sở cho quy chê quôc tê mới. Các uỷ ban này tiếp nhận các vấn đê được xem như đe định hình khái niệm cả gói, và làm việc trên cơ sở nhâ’t trí. Năm 1970, Đại hội đồng thông qua bán Tuyên bô' về các nguyên tắc (Nghị quyết số 2749 (XXV) của Đại hội đồng), trên cơ sở các cuộc thương lươne tai Uỷ ban về đáy biển. Theo đó, Hội đồng đã long trọng tuyên bô’ rằng: "đáy biến, đáy đại dương và lòng đất của chúng nằm ngoài quyền tài phán của quôc gia... cũng như các tài nguyên của vùng này là di sản chung của loài người"; và: "sẽ không thuộc quyền hay bị chiếm giữ bằng bất kỳ phương tiện nào của các quốc gia hoặc cá nhân nào". Đồng thời tuyên bô’ rằng vùng này "sẽ chỉ được sử dụng cho các mục đích hoà bình của các quốc gia... không có sự phân biệt". Như vậy, khái niệm Di sản chung đã được định nghĩa chính thức. 13
- Cùng lúc, Đại hội đồng đã thông qua một nghị quyết gồm ba phần có liên quan (Nghị quyết số 2750 (XXV)), đoạn mở đầu ngắn gọn nhắc lại sự công nhận nhu cầu cần có một quy chế cải cách và cũng uỷ quyền việc xem xét nó như một văn bản cả gói, như sau: 'Ý thức rằng, các vấn đề của đại dương liên quan chặt chẽ với nhau và cần phải được xem xét một cách đồng bộ, "Nhận thấy rằng, thực tế tình hình chính trị và kinh tế, sự phát triển của khoa học và những tiến bộ nhanh chóng của công nghệ trong thập kỷ gần đây đã và đang nhấn mạnh đến sự cần thiết phải sốm xây dựng một văn bản luật biển tiến bộ trong khuôn khổ của sự hợp tác quốc tế chặt chẽ, "Lưu ý rằng, thực tế có nhiều quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc đã không tham gia vào các hội nghị trước đây của Liên hợp quốc về Luật biển,..." (Nghị quyết số 2750 (XXV))". Nghị quyết này tiếp tục kêu gọi Uỷ ban về đáy biển hoạt động như một uỷ ban trù bị cho hội nghị trong tương lai (để biết thêm chi tiết về lịch sử của công tác chuẩn bị trước cho hội nghị về Luật biển, xem lời giới thiệu của bản Báo cáo của uỷ ban về đáy biển (Văn bản số A/9021)). Vào cuối năm 1973, Hội nghị lần thứ 3 của Liên hợp quốc về Luật biển đã được triệu tập theo Nghị quyết 8ố 3607 (XXVIII), ngày 16-11- 1973 của Đại hội đồng và đã đề ra nhiệm vụ của nó cùng với việc tổ chức cốc kỳ họp. Vấn đề đặt ra đầu tiên là thủ tục: Các thủ tục trong thực tế cần phải được phát triển phù hợp với tính chất "cả gói" của Luật biển. Thực vậy, những đổi mới thủ tục của Hội nghị vào thòi gian đó Rần như là duy nhất và không nghi ngò là đã đóng góp vào sự phát triển tiến bộ của bản thân quá trình soạn thảo công ước. Với kết quả của một quá trình thảo luận, Hội nghị đã thông qua các quy định về thủ tục (A/CONF.62/30/Rev.3). Do các uỷ ban thành lập trước đây đã làm việc trên cơ 8Ỏ của sự nhất trí và do có nhiều bất đồng ý kiến về quyền lợi đối vối những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt như vậy, nên phương pháp biểu quyết theo các nguyên tắc bỏ phiếu truyền 14
- thống bị coi là không đáp ứng được để đạt được những mục đích mong muốn. Vì lẽ đó, sự nhất trí đã được chấp nhặn như một biện pháp cơ bản để đưa ra các quyết định. Nhận thức đó đã được thể hiện trong bản Tuyên bố lòi hứa danh dự, nêu rõ các quy định về thủ tục và định hình nội dung mà theo đó bản thân các quy tắc được hình thành. Chảng hạn, về các quy tắc đưa ra kết luận, ngay trong giai đoạn đầu đã đòi hỏi Hội nghị tuyên bố rằng hội nghị vận dụng tất cả mọi nỗ lực để đạt được sự nhất trí trước khi bỏ phiếu cho bất kỳ vấn đề nào có thể được đưa ra giải quyết. Để bảo đảm chắc chắn là quyết định này cũng không phải dễ dàng đạt được, các quy tắc cho phép có những giai đoạn trì hoãn hoặc "làm nguội bốt" khác nhau trước khi cuộc bỏ phiếu thực sự bắt đầu. Bằng cách trì hoãn cuộc bỏ phiếu càng lâu, vấn đề này có thê cho phép hy vọng rằng những quan điểm khác nhau sẽ được tạm thòi dung hoà, thậm chí cũng có thể không cần phải tiến hành bỏ phiếu nữa. Ngay trong giai đoạn đầu, Hội nghị nhận thấy rằng các cuộc đàm phán có thể không đạt được hiệu quả nếu tiến hành theo các quá trình chính thức, và cũng do có rất nhiều các quốc gia tham dụ cũng như có nhiều vấn đề nhạy cảm có liên quan, nên hình thức làm việc theo các nhóm sẽ có hiệu quả cao hơn là cốc cuộc họp toàn thể. Đúng như vậy, phần lớn quá trình soạn thảo đã được thực hiện tại các cuộc họp nhỏ hơn và ít chính thức hơn, nhưng luôn luôn căn cứ vào ad referendum của các tổ chức lớn hơn hoặc chính thức hơn và dựa trên cơ sở của sự nhất trí. Các nhóm làm việc hay các nhóm đàm phán nhìn chung được thiết lập trên cơ sở có cùng mối quan tâm về một vấn đề cụ thể. Trên phương diện này, các quốc gia không nhất thiết là cùng trong khu vực địa lý truyền thống hay trong một hệ thống chính trị. Hơn thế, bản thân các quốc gia phải tụ hợp lại thành nhóm để cùng giải quyết những vấn đề cụ thể và bảo vệ các lợi ích đã được xấc định rõ ràng. Ví dụ, các quốíc gia ven biển muôn có một quy chế pháp lý cho phép họ quản lý và bảo tồn các tài nguyên sinh vật và khoáng sản thuộc quyền tài phán của họ; các quốc gia quần đảo lại muôn có sự công nhận một thể chế mới về các vùng nước 15
- quần đảo; các quốc gia không có biển lại tìm kiếm các quy tắc chung của luật quốic tế cho phép họ có quyền quá cảnh đi ra biển và đi vào và quyền có cơ hội khai thác tài nguyên sinh vật của các quốc gia láng giềng của họ; một vài quốc gia công nghiệp lại muốn được bảo đảm quyền sử dụng các tài nguyên khoáng sản của đáy biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia nhưng trong phạm vi luật pháp có thể được; các quốc gia cùng sản xuất một loại khoảng vật trên lãnh thổ của họ muốn có được sự bảo đảm rằng sản phẩm từ những khoáng sản ở đáy biển sẽ không làm tổn hại đến nền kinh tế của họ hay tạo nên sự độc quyền "trên thực tế"; các quốc gia đang phát triển muôn tiếp thu được những kiến thức mối về đại dương hơn là một người chứng kiến lặng lẽ, nhằm để cho khoa học và công nghệ biển có thể phục vụ mọi ngưòi mà không chỉ giói hạn trong sô' một vài nước giàu có; các quốc gia ven eo biển muốn được bảo đám rằng việc tự do đi qua sẽ không là nguyên nhản gây nên sự huỳ hoại môi trường biển của họ hoặc đe dọa đến an ninh quốc gia của họ; trên thực tế, tất cả các quốc gia đều muốn duy trì sự tự do hàng hải, thương mại và thông tin; và, cuối cùng thì toàn bộ loài ngưòi đều cần có sự bảo đảm ràng quy chê pháp lý mới sẽ bảo đảm an toàn cho môi trường biển chống lại sự phá hoại hoậc việc sử dụng không hợp lý các nguồn tài nguyên không thề tái tạo, việc thải đổ hay nhận chìm các chất độc hại vào các đại dương hoặc những thử nghiệm dưới danh nghĩa vì khoa học đều có thể có ánh hưởng đến sự cân bằng mỏng manh của cuộc sống biển cá. Những vấn đề này mới chỉ là một vài trong số rất nhiều cốc mối quan tâm cụ thể mà cần phải được xem xét tại Hội nghị. Bất kỳ một quốc gia riêng biệt nào cũng có thể nằm trong sô' các nhóm có các lợi ích khác nhau, phụ thuộc vào mối quan tâm của quốc gia riêng biệt đó và cơ cấu của các cuộc đàm phán trên cơ sở cả gói. Tuy nhiên, các nhóm có cùng lợi ích không thể thay thế nhóm tư vấn của khu vực mà cùng được diễn ra, vì vậy, việc đẩy mạnh các tuồng thông tin, hoà hợp những vấn đề cần đưa ra xem xét phải được cân nhắc với bất kỳ một vấn đề nhất định nào và tại bất cứ một thời gian nhất định nào. Khi đó, có thể hiểu trong ngữ cảnh này là các quy tắc về thủ tục và 16
- Lời hứa danh dụ không phải chỉ để bổ sung cho việc áp đụng sự nhất trí đê đi đến việc chuẩn y cuối cùng của tốàn thể Hội nghị mà là để áp dụng từng quy tắc tại từng giai đoạn trong suốt cá quá trình. Nguyên tắc nhất trí, trong thực tế, đã được áp dụng trong suốt quá trình làm việc của Hội nghị và có nhiều văn bản đưa ra xem xét đã trở thành vàn bản điều ước. Trong một vài trường hợp, các hoạt động thực tế và cụ thể nhưng không chính thức của Hội nghị lại được giới thiệu một cách chính thức, nhất là vào giai đoạn CUỐI của công việc khi m à các vấn đề mũi nhọn v ẫn còn tồn đọng nhưng lại cần được giải quyết, nhằm đạt được sự thoả thuận và bảo đảm là không có sự phản đối nào đối vói các quyết định đã được đưa ra. Về phương diện này, bước quan trọng mang tính thủ tục đã diễn ra vào năm 1977, tại khoá họp thứ 7 của Hội nghị khi chương trình làm việc nêu trong tài liệu A/CONF.62/62 được chấp nhận. Vào giai đoạn cuối khoá họp thứ 6, cùng với việc hoàn chỉnh các nội dung khác nhau, tài liệu này đã trở thành văn bản làm việc duy nhất - văn bản hợp nhất dùng để đàm phán không chính thức. Hoạt động mang tính thủ tục để hoàn thiện văn bản, mặc dù đã tạo ra một văn bản tuy chưa được thông qua hay được chấp nhận như một văn bản sơ bộ, nhưng bản thân nó vẫn được ghi nhận là một cột mốc và là một bước tiến đáng kể cho việc thừa nhận một quy chế quốc tế duy nhất, thống nhất và toàn diện. Việc hình thành Văn bản hợp nhất dùng để đàm phán không chính thức cho thấy rằng các cuộc đàm phán đã tiến tới một giai đoạn rất tế nhị và đă làm giảm nhẹ những vấn đề "hắc búa" còn đang tồn đọng cần phải đươc giải quyết. Tài liệu A/CONF.62/62 nhận thức được tình hình này và đã yêu cầu thể chế hoá các thực tiễn đa dạng được vận dụng tại Hội nghị không chính thức lần trưốc để hỗ trợ cho việc thoả thuận. Một thực tế như vậy đã xuất hiện và đó là sự thiết lập của các nhóm đàm phán về các vấn đề cụ thể. Một thực tế khác là việc hình thành chính thức "Đoàn" Chủ tịch, là một tổ chức bao gồm các quan chức chủ chốt của Hội nghị có chức nãng tư vấn cho Chủ tịch Hội nghị. Trưâc đó, một số quan chức chủ chốt đã chuẩn bị và xem xét một cách không chính thức các văn bản đàm 17
- phán đã được Hội nghị tập trung xem xét trong một thời gian dài. Tuy nhiên, chương trình làm việc hiện nay đã thiết lập nên các tiêu chuẩn chặt chẽ chỉ dẫn cho Đoàn Chủ tịch tiến hành các công việc của họ: chỉ thị rằng sẽ không một sự xét lại nào có thể được tiến hành mà thiếu sự giải trình trưốc về những dự kiến thay đổi trước toàn thể Đại hội, tại đó việc xét lại này phải nhận được "sự ủng hộ rộng khắp và vững chắc". Bằng các cách phân quyền này, Hội nghị có thể bảo đảm rằng đến thòi điểm này đặc trưng cả gói vẫn duy trì mối liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận trong một bức tranh tổng thể. Một trong những nét đặc thù khác của văn bản luật biển, đây là một công cụ pháp lý chính được thể hiện bằng các ngôn ngữ A Rập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha nhưng có giá trị ngang nhau. Thực vậy, nếu như mục đích của văn bản cả gói là có được một Công ưốc được toàn thế giới chấp nhận, thì tiếp theo đó nó cũng phải được mỗi quốc gia chấp nhận theo một trong số sáu ngôn ngữ mà họ muốn sử dụng. Để đạt được mục đích này đòi hỏi phải có một sự đôi mới khác trong quá trình soạn thảo hiệp ưóc như đă được áp dụng đối vâi uỷ ban dự thảo. Uỷ ban dự thảo của Hội nghị đâ tiến hành công việc của họ theo hai giai đoạn. Giai đoạn một liên quan đến việc hoà đồng các từ và các nhóm từ thưòng lặp đi lặp lại sao cho bảo đảm được sự nhận biết ở mức độ tổng thể, tạo ra được một vàn bản thông nhất và tránh sự giải thích sai vồ nhầm lẫn ngay trong giai đoạn đầu tiên một khi nghĩa của từ ngữ định diễn đạt rất đa dạng. Sự không nhất quán đó thường phát sinh vì các phần khác nhau của văn bản lại do các uỷ ban khác nhau dự thảo cùng với việc tham khảo các nguồn hiệp ước hiện có khác nhau. Đó là những điều cần làm trong giai đoạn một. Giai đoạn hai của công việc liên quan đến việc đọc lần lượt từng điều khoản một của văn bản nhằm mục đích khẳng định rằng mỗi một quy định đă thể hiện tính đồng nghĩa giữa các ngôn ngữ. Nhằm đạt được mục đích mong muốn và do uỷ ban dự thảo chỉ là 18
- một uỷ ban đại diện hạn chế tại Hội nghị, nên để tạo điều kiện làm việc thì cần phải định hình một thủ tục bảo đảm cho việc tham gia đầy đủ vào các công việc của Uỷ ban. Theo đó, các nhóm ngôn ngữ không chính thức của Hội nghị được thành lập. Có các nhóm giám sát suốt quá trình từ ban đầu đến khi kết thúc, gắn bó mật thiết vối các công việc của Uỷ ban trù bị và việc điểu phối của họ, sau đó báo cáo lại cho Uỷ ban. Vai trò của bản thân Uỷ ban là dụ thảo các chính sách và đưa ra quyết định với một mức độ nhất định đối với việc xem xét những vấn đề thực tế xảy ra tại diễn đàn đó. Tại giai đoạn cuô’i của khoá họp thứ 10 trong năm 1981, Hội nghị quyết định xem xét lại văn bản không chính thức, và đã chính thức đưa ra bản dụ thảo Công ước (A/CONF.62/L.78). Hầu như tất cả các nội dung của văn bản cả gói đểu đã được sắp xếp đúng như hiện nay - chỉ các vấn đề về chính trị vẫn còn là vấn đề nan giải nhất. Hình thức của văn bản toàn diện về Luật biển, cũng như bản thân bản Công ước và các nghị quyết, có thể được xem như dự thảo xong. Cùng với việc ban hành bản dự thảo Công ưốc, Hội nghị đã thông qua thời gian biểu dành cho khoá họp đưa ra các quyết định cuối cùng sẽ được tổ chức vào năm 1982. Kế hoạch triển khai công việc trong năm tuần là thòi gian cho phép tiến hành đàm phán về những vấn đề còn tồn tại cần phải được giải quyết; những vấn đề này bao gồm nhiệm vụ của Uỷ ban trù bị và những quy tắc quản lý các nhà đầu tư ban đầu trong khu vực đáy biển quốc tế trước khi Công ước có hiệu lực, đó là các công việc tiôp thoo Hội nghịẵ Đánh dấu quá trình làm việc tích cực hơn 90 tuần và sau một thòi gian dài cân nhắc, vào ngày 23 tháng 4 năm 1982, phù hợp với các quy tắc về thủ tục, Hội nghị đã thục hiện tất cả mọi nỗ lực để đạt được sự nhất trí. Như vậy, cỗ máy để đưa ra quyết định cuối cùng đã sẵn sàng vận hành. Bản dự thảo Công ưốc và bốn nghị quyết được soạn thảo trước Hội nghị tổ chức vào ngày 30 tháng 4 năm 1982, không bao gồm bất cứ một văn bản nào mà còn chưa được sắp xếp theo cấu trúc soạn thảo ở các 19
- cuộc đàm phán, đã được Hội nghị tách ra nhằm bảo đảm rằng tất cả các quy định trong đó đều nhận được sự ủng hộ vững chắc và rộng khắp. Vào ngày diễn ra Hội nghị, thể theo yêu cầu của một đoàn đại biểu, đã phải áp dụng biện pháp bỏ phiếu để thông qua một văn bản cả gói tổng thể về Luật biển. Kết quả bỏ phiếu (130 phiếu thuận, 4 phiếu chống và 17 phiếu trắng) đã cho thấy sự ủng hộ của đa số về tư tưởng, nguyên tắc và mục đích của một trật tự kinh tế mới cho các vùng biển và đại dương. Hơn nữa, việc khẳng định lại sự ủng hộ này đã được củng cố bằng một thực tê là phần lớn các quốc gia đã không tham gia bỏ phiếu thì sau đó cũng đã ký vào bản Công ước. Cuộc họp cuối cùng của Hội nghị được tổ chức tại Môngtêgô Bay. Giamaica từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 12 năm 1982. Hội nghị đã lắng nghe các bài phát biểu chi tiết của các đại biểu (xem A/CONF.62/PV.185- 193), sau đó là Văn bản cuối cùng được ký kết (để biết thêm chi tiết về lịch sử Công ước, xem Văn bản cuối cùng). Công ưốc được mở ra để lấy chữ ký tại Giamaica vào ngày 10 tháng 12. Trong ngày đầu tiên đã có 119 đoàn đại biểu tham gia ký kết, bao gồm 117 quốc gia, đảo Cook (một quốc gia tự trị liên kết) và Hội đồng của Liên hiệp quốc cho Nammibia đã được đính kèm theo Công ước. Đồng thời, một quốc gia đã phê chuẩn là Fiji cũng đă được lưu chiểu vào hôm đó. Trước đó, chưa bao giò có một sự ủng hộ đông đảo như vậy diễn ra ngay trong ngày đầu tiên khi Công ước mở ra lấy chữ ký. Thành công đầu tiên của Công ước với tính đúng đắn của nó là điều chưa từng thấy trong lịch sử của luật điều ước. 20
- CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN H ộp quốc VỂ LUẬT BIỂN 1982 Các quốc gia thành viên của Công ước', Với lòng mong muôn giải quyết, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác vối nhau, mọi vấn đề liên quan đến luật biển, và ý thức được tầm vóc lịch sử của Công ước là một công hiến quan trọng vào việc giữ gìn hòa bình, công lý và tiến bộ cho tất cả các dân tộc trên thế giói; N hận thấy rằng, nhũng sự kiện mới nảy sinh kể từ các Hội nghị của Liên hợp quốc vể Luật biển được nhóm họp tại Giơnevơ năm 1958 và năm 1960, đã làm tăng thêm sự cần thiết phải có một Công ước mới về Luật biển có thể được mọi ngưòi chấp nhận; Y thức rằng, nhũng vấn đề về các vùng biển có liên quan chặt chẽ với nhau và cần được xem xét một cách đồng bộ; Thừa nhận rằng, điều đáng mong muôn là, bằng Công ước với sự quan tâm đúng mức đến chủ quyền của tất cả các quốc gia, thiết lập được một trật tự pháp lý cho các biển và các đại dương làm dễ dàng cho việc giao lưu quốc tế và thu ận lợi cho việc sử dụng hòa bình các biển và các đại dương, việc sử dụng công bằng và hiệu quả những tài nguyên, việc bảo tồn những nguồn 1. Các chữ "Công ưốc" viết hoa là để chỉ Công ưóc của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (ND). 21
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Công cụ hữu hiệu bảo hộ quyền tác giả Công ước Berne 1886: Phần 1
166 p | 310 | 43
-
Tìm hiểu một số điểm mới của Luật trẻ em năm 2016
22 p | 170 | 11
-
Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo Công ước CISG 1980 và luật thương mại Việt Nam
4 p | 241 | 10
-
Giao kết hợp đồng theo quy định của Công ước viên 1980 trong tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam
5 p | 114 | 8
-
Giáo trình Các công ước quốc tế hàng hải (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
136 p | 17 | 8
-
Một số Công ước về Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc: Phần 2
181 p | 15 | 7
-
Bình luận một số điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 về bảo hộ sáng chế và kiểu dáng công nghiệp
10 p | 10 | 7
-
Phân tích phạm vi áp dụng của Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam
7 p | 77 | 6
-
Vấn đề hủy hợp đồng trước thời hạn thực hiện hợp đồng theo quy định của Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và gợi mở hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam
4 p | 78 | 5
-
Bảo vệ quyền của một số nhóm người dễ bị tổn thương là nạn nhân của tội phạm bằng pháp luật hình sự Việt Nam
13 p | 36 | 5
-
Phân tích một số phán quyết của tòa án nhân quyền Châu Âu liên quan quyền sống và kiến nghị hoàn thiện cơ chế thực thi quyền này trong pháp luật Việt Nam
17 p | 59 | 4
-
Thực tiễn áp dụng một số quy định của Công ước La Haye năm 1996 tại Cộng hòa Pháp và một số lưu ý cho Việt Nam
10 p | 15 | 3
-
Quyền được bảo vệ của trẻ em bị bạo lực ở các nước ASEAN và một số khuyến nghị cho Việt Nam
8 p | 7 | 3
-
Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của Luật Quốc tế: Phần 1
170 p | 10 | 2
-
Phân tích một số nội dung pháp lý trong Công hàm năm 2016 và Công thư năm 2020 của Hoa Kỳ nhằm phản đối các yêu sách của Trung Quốc ở biển Đông
13 p | 33 | 2
-
Bảo đảm quyền lao động và việc làm của người khuyết tật ở Việt Nam và việc gia nhập Công ước 159 của ILO
10 p | 44 | 2
-
Các biện pháp khắc phục do vi phạm hợp đồng theo Bộ nguyên tắc về Luật hợp đồng Châu Âu – một số kinh nghiệm cho Việt Nam
14 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn