Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH LÝ THỦNG DẠ DÀY Ở TRẺ SƠ SINH<br />
Nguyễn Đức Toàn*, Huỳnh Thị Duy Hương **<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm của bệnh lý thủng dạ dày ở trẻ sơ sinh.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu 56 trẻ sơ sinh nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng 1 từ 2004 đến 2012<br />
được chẩn đoán thủng dạ dày.<br />
Kết quả: Trong tổng số 56 bệnh nhân được khảo sát, tỷ lệ nam/nữ là 1,4/1. Tỷ lệ tử vong là 37,5%. Non<br />
tháng chiếm 41,1%, nhẹ cân chiếm 42,9%. Thời gian điều trị trung bình là 20,9 ngày. Hầu hết có bệnh cảnh viêm<br />
phúc mạc khi nhập viện. X quang có hơi tự do trong ổ bụng (78,6%), siêu âm có hình ảnh viêm phúc mạc<br />
(46,4%). Sốc trước phẫu thuật có tỷ lệ 33,9%. Đặc điểm lâm sàng thường gặp sau phẫu thuật: nhiễm trùng<br />
huyết, suy hô hấp, hạ thân nhiệt và sốc. Tỷ lệ sốc sau phẫu thuật: 55,4%. Thời gian thở máy hậu phẫu trung<br />
bình: 4,4 ngày. Thời điểm bắt đầu nuôi ăn qua đường tiêu hóa (ngày hậu phẫu) trung bình: 7,0 ngày. Thời điểm<br />
nuôi ăn hoàn toàn qua đường tiêu hóa (ngày hậu phẫu) trung bình: 15,1 ngày. Thời gian từ lúc nhập viện đến<br />
lúc phẫu thuật trung bình: 19,8giờ. Thủng dạ dày thường gặp ở bờ cong lớn (53,6%), kích thước phần lớn từ 5<br />
đến 10 cm (51,7%). Hầu hết thủng dạ dày ở dạng vỡ toác thành đường (64,8%). Kết quả khảo sát vi thể: 1<br />
trường hợp hoại tử, 8 trường hợp bị khiếm khuyết lớp cơ. Bệnh lý ngoại khoa kèm theo hay gặp là tắc tá tràng.<br />
Kết luận: Thủng dạ dày ở trẻ sơ sinh là bệnh hiếm và tỷ lệ tử vong còn cao.Hầu hết có bệnh cảnh viêm phúc<br />
mạc khi nhập viện. Đặc điểm lâm sàng thường gặp sau phẫu thuật là nhiễm trùng huyết, suy hô hấp, hạ thân<br />
nhiệt và sốc. Hầu hết thủng dạ dày ở dạng vỡ toác thành đường (64,8%) và đây là đặc điểm rất khác so với thủng<br />
dạ dày ở người lớn. Kết quả khảo sát vi thể: 1 trường hợp (6%) hoại tử, 8 trường hợp (47%) bị khiếm khuyết lớp<br />
cơ. Tắc tá tràng là bệnh lý kèm theo hay gặp.<br />
Từ khóa: thủng dạ dày sơ sinh, vỡ toác thành đường, khiếm khuyết lớp cơ, tắc tá tràng<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SOME CHARACTERISTICS OF NEONATAL GASTRIC PERFORATION<br />
Nguyen Duc Toan, Huynh Thi Duy Huong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 66 - 73<br />
Objective: Describe some characteristics of neonatal gastric perforation.<br />
Methods: We reviewed records of 56 neonates with gastric perforation admitted to Children’s Hospital No.1<br />
in Vietnam from 2004 to 2012.<br />
Results: Among the 56 patients, boys/girls ratio was 1.4. Mortality rate was 37.5%. Preterm (41.1%).Low<br />
birth weight (42.9%). Mean hospital-stay length 20.9 days. Most patients had clinical setting of peritonitis. Free<br />
air in abdominal x-ray film was identified in 78.6% of all cases and signs of peritonitis in abdominal ultrasound<br />
were revealed in 46.4%. Pre-operative shock rate was 33.9% and post-operative shock rate was 55.4%. Postoperative characteristics were sepsis, respiratory failure, shock and hypothermia. After surgery, mean of<br />
respiratory support time with ventilators was 4.4 days. Mean time to begin enteral feeding was 7.0 post-operative<br />
days and full enteral feedings was 15.1 days after surgery. Mean time from admission to operation: 19.8 hours.<br />
Gastric perforation was seenon the greater curvature (53.6%), measured from 5 to 10 cm (51.7%). Commonly the<br />
perforations was linear tears (64.8%). Pathology showed 1 case with necrosis and 8 cases were attributed to<br />
"muscle deficiency" in the wall of the stomach. Most commonly associated condition was duodenal obstruction.<br />
* Bệnh viện Nhi Đồng 1. TP. Hồ Chí Minh,<br />
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Đức Toàn<br />
<br />
66<br />
<br />
** Đại học Y Dược TPHCM.<br />
ĐT: 0902409480<br />
Email:toanped@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Conclusions: Neonatal gastric perforation was rare and mortality rate was still high. Most patients has<br />
clinical setting of peritonitis. Post-surgical characteristics were sepsis, respiratory failure, shock and hypothermia.<br />
Commonly the perforations was linear tears (64.8%) and this thing is much different from gastric perforation in<br />
adults. Pathology showed 1 case with necrosis and 8 cases were attributed to "muscle deficiency" in the wall of<br />
the stomach. Duodenal obstruction was most commonly associated condition.<br />
Keywords: neonatal gastric perforation, linear tears, muscle deficiency, duodenal obstruction<br />
phần vào công tác chẩn đoán và điều trị trên<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
thực tiễn lâm sàng. Như vậy câu hỏi nghiên cứu<br />
Thủng dạ dày ở trẻ sơ sinh được báo cáo lần<br />
đặt ra là: Đặc điểm bệnh lý thủng dạ dày ởtrẻ sơ<br />
đầu tiên bởi Von Siebold vào năm 1825(4). Thủng<br />
sinh tại bệnh viện Nhi đồng 1 từ năm 2004 đến<br />
dạ dày là một cấp cứu ngoại khoa hiếm gặp,<br />
năm 2012 như thế nào?<br />
chiếm tỷ lệ 1/2900 trẻ sinh sống(13). Thủng dạ dày<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
ở trẻ sơ sinh có thể phân loại là: nguyên phát (tự<br />
phát hay vô căn), hoặc thứ phát (chấn thương,<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
thiếu máu…), trong nhiều trường hợp bệnh<br />
Mô tả loạt ca.<br />
nguyên là sự kết hợp của nhiều yếu tố(8).<br />
Chẩn đoán thủng dạ dày ở trẻ sơ sinh dựa<br />
vào bệnh sử, khám lâm sàng và các phương tiện<br />
chẩn đoán hình ảnh học. Chẩn đoán xác định có<br />
thể chỉ thực hiện được khi trẻ được can thiệp<br />
phẫu thuật. Những đặc điểm về mặt dịch tễ, lâm<br />
sàng, cận lâm sàng và điều trị cũng như các yếu<br />
tố liên quan đến tử vong nêu trên được đúc kết<br />
từ nhiều nghiên cứu trên thế giới và một nghiên<br />
cứu tại Việt Nam. Có thể kể ra một số nghiên<br />
cứu như sau: báo cáo của Shashikumar về 19<br />
trường hợp thủng dạ dày tự phát tại Bệnh viện<br />
nhi St.Christopher, Philadelphia và tại Bệnh viện<br />
Pennsylvania, Philadelphia, từ 1963 đến 1974(14).<br />
Năm 2011, Nandlal Kella và cs báo cáo 14 bệnh<br />
nhân sơ sinh thủng dạ dày tại Bệnh viện Đại học<br />
Hyderabad, từ tháng 7 năm 2003 đến tháng 6<br />
năm 2010 gồm 9 nam và 5 nữ(10). Năm 2005, tại<br />
bệnh viện Nhi Đồng 1, Đào Trung Hiếu và cs đã<br />
hồi cứu trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến<br />
2004, có 21 trường hợp thủng dạ dày ở trẻ sơ<br />
sinh được ghi nhận(4).<br />
Hiện nay, việc chẩn đoán và điều trị cũng<br />
như sự hiểu biết về thủng dạ dày ở trẻ sơ sinh<br />
đãđạt nhiều tiến bộ. Mặc dù có nhiều tiến bộ<br />
trong việc chăm sóc trẻ trước và sau phẫu thuật<br />
nhưng theo Kara và cs(7) cũng như theo Durham<br />
và cs(6), tỷ lệ tử vong do thủng dạ dày còn khá<br />
cao 55-60%. Do đó cần thiết phải có nghiên cứu<br />
về một số đặc điểm của bệnh lý này, từ đó góp<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
<br />
Lấy trọn mẫu N = 56<br />
<br />
Tiêu chí đưa vào<br />
Tất cả trẻ sơ sinh được chẩn đoán thủng dạ<br />
dày từ năm 2004 đến năm 2012 tại bệnh viện Nhi<br />
Đồng 1.<br />
Tiêu chí loại ra<br />
Tử vong ngay sau khi nhập viện, thông tin<br />
thu thập thiếu tối đa 10%.<br />
<br />
Thu thập và xử lý số liệu<br />
Số liệu được thu thập bằng bệnh án nghiên<br />
cứu với các số liệu được mã hóa, sau đó được<br />
nhập và phân tích bằng phần mềm Stata 10.0.<br />
Các biến số định lượng được trình bày dưới<br />
dạng trung bình và độ lệch chuẩn. Các biến số<br />
định tính: tính tỷ lệ phần trăm.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu<br />
Dịch tễ<br />
Qua nghiên cứu 56 trường hợp thủng dạ dày<br />
ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ năm<br />
2004 đến năm 2012, chúng tôi nhận thấy tỷ số<br />
nam/nữ là 1,4/1. Tỷ lệ tử vong là 37,5%. Non<br />
tháng 41,1%, nhẹ cân 42,9%. Tuổi lúc nhập viện<br />
trung bình là 4,1 ngày. Thời điểm xuất hiện triệu<br />
chứng sau sinh: trung bình 2,8 ngày. Thời gian<br />
điều trị trung bình là 20,9 ngày.<br />
<br />
67<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Đặc điểm trước phẫu thuật<br />
Đặc điểm lâm sàng thường gặp trước phẫu<br />
thuật: ói, bỏ bú hoặc bú kém, chướng bụng,<br />
nhiễm trùng huyết, suy hô hấp. Hầu hết bệnh<br />
nhân đều có triệu chứng chướng bụng lúc nhập<br />
viện. Chẩn đoán của tuyến trước là viêm phúc<br />
mạc do thủng tạng rỗng chiếm tỷ lệ 23,2%. Số<br />
bệnh nhân được chẩn đoán lúc nhập viện là<br />
viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng chiếm 41,1%.<br />
Cận lâm sàng quan trọng trước phẫu thuật:<br />
X quang có hơi tự do trong ổ bụng (78,6%), siêu<br />
âm có hình ảnh viêm phúc mạc (46,4%).<br />
Về điều trị: lượng dịch nuôi ăn tĩnh mạch<br />
trước phẫu thuật trung bình là 133,0 ml/kg/ngày.<br />
Hỗ trợ hô hấp (41,1%), sử dụng thuốc vận mạch<br />
(23,2%), truyền dịch chống sốc (33,9%).<br />
Đặc điểm sau phẫu thuật<br />
Đặc điểm lâm sàng thường gặp sau phẫu<br />
thuật: nhiễm trùng huyết, suy hô hấp, hạ thân<br />
nhiệt, sốc. Tỷ lệ sốc sau phẫu thuật: 55,4%.<br />
Đặc điểm cận lâm sàng thường gặp sau phẫu<br />
thuật: toan máu nặng, rối loạn điện giải, rối loạn<br />
đông máu, hạ đường huyết.<br />
Thời gian thở máy hậu phẫu trung bình: 4,4<br />
ngày.<br />
Sử dụng thuốc vận mạch (51,8%), truyền<br />
dịch chống sốc (53,6%).<br />
Lượng dịch nuôi ăn tĩnh mạch ngày đầu sau<br />
phẫu thuật trung bình: 156,2 ml/kg/ngày.<br />
Thời điểm bắt đầu nuôi ăn qua đường tiêu<br />
hóa (ngày hậu phẫu) trung bình: 7,0 ngày.<br />
Thời điểm nuôi ăn hoàn toàn qua đường tiêu<br />
hóa (ngày hậu phẫu) trung bình: 15,1 ngày.<br />
<br />
Đặc điểm ngoại khoa<br />
Thời gian từ lúc nhập viện đến lúc phẫu thuật<br />
Thời gian từ lúc nhập viện đến lúc phẫu<br />
thuật (giờ) trung bình: 19,8 ± 33,0 giờ, tối thiểu: 1<br />
giờ, tối đa: 192 giờ.<br />
Thời gian thực hiện phẫu thuật<br />
Thời gian thực hiện phẫu thuật trung bình:<br />
72,9 ± 22,1 phút, tối thiểu: 40 phút, tối đa: 130<br />
phút.<br />
<br />
68<br />
<br />
Đặc điểm dịch ổ bụng sau phẫu thuật<br />
Tính chất dịch ổ bụng:<br />
Dịch xanh rêu: 2 trường hợp (3,6%), dịch<br />
vàng xanh: 9 trường hợp (16,1%), dịch vàng<br />
xanh + sữa: 14 trường hợp (25,0%), dịch vàng<br />
xanh + giả mạc: 22 trường hợp (39,3%), không<br />
ghi nhận: 8 trường hợp (14,2%).<br />
Cấy dịch ổ bụng sau phẫu thuật:<br />
Số trường hợp có thực hiện cấy dịch ổ bụng<br />
sau phẫu thuật là 29/56; số trường hợp cấy<br />
dương tính là 22/29, chiếm tỷ lệ 79,7%.<br />
Vi khuẩn gây bệnh/cấy dịch ổ bụng sau<br />
phẫu thuật:<br />
Bảng 1: Vi khuẩn gây bệnh/cấy dịch ổ bụng sau phẫu<br />
thuật.<br />
Tác nhân gây bệnh<br />
Klebsiella spp.<br />
Acinetobacter<br />
Enterobacter spp.<br />
P. aeruginosa<br />
Candida albicans<br />
E.coli<br />
Morganella morgani<br />
<br />
n =22<br />
8<br />
5<br />
3<br />
2<br />
2<br />
1<br />
1<br />
<br />
Đặc điểm giải phẫu của thủng dạ dày<br />
Vị trí<br />
Bảng 2: Vị trí của thủng dạ dày<br />
Vị trí<br />
Bờ cong lớn<br />
Mặt trước<br />
Mặt sau<br />
Bờ cong nhỏ<br />
Đáy vị<br />
<br />
n = 56<br />
30<br />
19<br />
4<br />
2<br />
2<br />
<br />
%<br />
53,6<br />
34,0<br />
7,2<br />
3,6<br />
3,6<br />
<br />
Thủng dạ dày thường xảy ra ở bờ cong lớn<br />
và mặt trước dạ dày.<br />
Kích thước<br />
Bảng 3: Kích thước của thủng dạ dày<br />
Kích thước<br />
Rách 5 đến 10 cm<br />
Rách 3 đến < 5 cm<br />
Thủng< 3 cm<br />
> 10 cm<br />
<br />
n = 56<br />
29<br />
17<br />
8<br />
2<br />
<br />
%<br />
51,7<br />
30,3<br />
14,4<br />
3,6<br />
<br />
Kích thước trung bình: 47,6± 29,4 mm (tối<br />
thiểu: 2 mm, tối đa: 150 mm).<br />
Kích thước lỗ thủng rất thay đổi, từ 2 mm<br />
đến 150 mm, trung bình là gần 50 mm.<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
Số lỗ thủng<br />
Theo nghiên cứu này tất cả các trường hợp<br />
đều chỉ có duy nhất một lỗ thủng.<br />
Hình dạng lỗ thủng<br />
Có 3 trường hợp thủng dạng lỗ, những<br />
trường hợp còn lại có hình dạng thủng là thủng<br />
thành đường.<br />
Tổn thương đại thể<br />
Bảng 4: Tổn thương đại thể của thủng dạ dày.<br />
Dạng tổn thương<br />
Vỡ toác<br />
Vỡ toác + hoại tử<br />
Lổ thủng<br />
Hoại tử<br />
Thiếu hai lớp cơ<br />
<br />
n = 56<br />
24<br />
12<br />
10<br />
5<br />
5<br />
<br />
%<br />
42,9<br />
21,5<br />
17,8<br />
8,9<br />
8,9<br />
<br />
Thường hay gặp dạ dày bị vỡ toác.<br />
Tổn thương vi thể<br />
Khảo sát vi thể thực hiện ở 17 trường hợp.<br />
Kết quả khảo sát vi thể: 1 trường hợp (6%)<br />
hoại tử,8 trường hợp (47%) vùng dạ dày bị<br />
thủng không có hai lớp cơ và 8 trường hợp<br />
(47,0%) lớp dưới niêm mạc bị phù nề, sung<br />
huyết, thâm nhập nhiều neutrophiles.<br />
Số lần phẫu thuật<br />
Số trường hợp thực hiện phẫu thuật: 1 lần có<br />
49 trường hợp (87,5%), 2 lần có 5 trường hợp<br />
(8,9%), 3 lần: 2 trường hợp (3,6%).<br />
Cách thức phẫu thuật<br />
Cách phẫu thuật trong tất cả các trường hợp<br />
(100%) là xén mép thành dạ dày, khâu lại dạ<br />
dày, rửa bụng và dẫn lưu.<br />
Bệnh lý ngoại khoa đi kèm<br />
Có 8 trường hợp có bệnh ngoại khoa đi kèm,<br />
gồm có: tắc tá tràng có 3 trường hợp; các bất<br />
thường: dị dạng mạc treo chung, teo thực quản,<br />
thoát vị rốn, hở thành bụng, thoát vị hoành, mỗi<br />
bất thường có 1 trường hợp.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu<br />
Dịch tễ<br />
Tình hình tử vong: Theo nghiên cứu này, có<br />
35 trường hợp sống và 21 trường hợp tử vong<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(tỷ lệ tử vong: 37,5%), tương đương với Đào<br />
Trung Hiếu, tỷ lệ tử vong là 38%(4). Vào thập<br />
niên những năm 1950, số bệnh nhân sống sót sau<br />
thủng dạ dày là rất hiếm. Theo Kara và cs(7) cũng<br />
như Duran R. và cs(5), tỷ lệ tử vong do thủng dạ<br />
dày vào khoảng 55-60%. Theo Nandlal K., tỷ lệ<br />
tử vong từ 27 – 83%(10). Pelizzo và cs đã công bố<br />
năm 1998 một nghiên cứu 11 trường hợp (có 7<br />
trường hợp sinh non) tại CHU Edouard-Herriot<br />
ở Lyon, từ 1980 đến 1996, 8 trẻ được phẫu thuật,<br />
tử vong 3 trường hợp(11). Đối với ở trẻ sơ sinh<br />
non tháng, mặc dù có nhiều tiến bộ về hồi sức,<br />
hỗ trợ hô hấp, kỹ thuật gây mê, kỹ thuật hồi sức<br />
nhưng tỷ lệ sống sót vẫn còn rất thấp.<br />
Tuổi thai: Tuổi thai trung bình là 36,3 tuần<br />
(tối thiểu 27 tuần, tối đa 41 tuần). Theo tuổi thai,<br />
số bệnh nhân non tháng có 23 trường hợp<br />
(41,1%), đủ tháng có 33 trường hợp (58,9%) và<br />
không có trường hợp nào già tháng. Theo Đào<br />
Trung Hiếu có 47,6% trẻ non tháng bị thủng dạ<br />
dày được nhập viện(4). Theo y văn, tình trạng<br />
non tháng được xem là yếu tố thuận lợi của<br />
thủng dạ dày ở sơ sinh(16).<br />
<br />
Đặc điểm trước phẫu thuật<br />
Tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng ói hay<br />
ọc sữa (100% các trường hợp). Ói là một triệu<br />
chứng rất quan trọng, điển hình, có thể xuất<br />
hiện trước hoặc trong giai đoạn cấp tính,<br />
thường là ói thức ăn(3). Bỏ bú hoặc bú kém<br />
(100% các trường hợp). Chướng bụng và theo<br />
dõi nhiễm trùng huyết là đặc điểm rất có ý<br />
nghĩa (98,2% các trường hợp). Theo Mackay<br />
M. tỷ lệ này là 100%(9). Theo Nandlal Kella tỷ<br />
lệ này là 71,4%(10) Theo Shaw A và Blanc A,<br />
bệnh cảnh lâm sàng thường gặp là trẻ đột ngột<br />
bị chướng bụng(15). Chướng bụng là một triệu<br />
chứng hầu như lúc nào cũng bắt gặp, rất điển<br />
hình, cho phép chẩn đoán thủng tạng rỗng khi<br />
kết hợp với kết quả X quang(1). Suy hô hấp<br />
chiếm 51,8% các trường hợp, theo Mackay M.<br />
tỷ lệ này là 53%(9). Suy hô hấp thường được<br />
mô tả trong y văn, xuất hiện đột ngột, có thể<br />
đây là triệu chứng khởi đầu, đi kèm với<br />
chướng bụng(15). Sốc thường gặp, nhưng cũng<br />
<br />
69<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
có thể không phát hiện, có thể là sốc nhiễm<br />
trùng, sốc tim, khi được ghi nhận thì sốc được<br />
xem là dấu hiệu của tiên lượng xấu(3). Triệu<br />
chứng tím tái theo ghi nhận của nghiên cứu<br />
này bằng với Mackay M (9). Theo dõi nhiễm<br />
trùng huyết chiếm 98,2% các trường hợp,<br />
nhưng theo Nandlal Kella thì thấp hơn<br />
(57,14% các trường hợp)(10). X quang: Hình ảnh<br />
X quang có hơi tự do trong ổ bụng chiếm<br />
78,6%. Với X quang bụng đứng không sửa<br />
soạn, hầu hết các trường hợp đều có bóng hơi<br />
rất lớn trong ổ bụng, cho phép chẩn đoán<br />
thủng tạng rỗng trước phẫu thuật. Không ghi<br />
nhận mức khí dịch trong dạ dày, giảm hơi<br />
trong ruột non, hơi tự do nhiều trong ổ bụng<br />
làgợi ý chẩn đoán thủng dạ dày sơ sinh(12).<br />
Theo y văn, tràn khí phúc mạc là hình ảnh Xquang thường gặp trong thủng dạ dày sơ<br />
sinh(2). Không thể nhìn thấy dạ dày trên phim<br />
bụng thẳng trong 90% các trường hợp(12). Siêu<br />
âm có hình ảnh viêm phúc mạc trong 46,4%<br />
các trường hợp. Hình ảnh thủng dạ dày sơ<br />
sinh trên siêu âm không đặc hiệu, chỉ phản<br />
ánh triệu chứng viêm phúc mạc của một<br />
trường hợp thủng tạng rỗng.<br />
<br />
Đặc điểm chung điều trị trước phẫu thuật<br />
Nuôi ăn tĩnh mạch đơn thuần 100% các<br />
trường hợp, hỗ trợ hô hấp 69,6%, bù toan<br />
53,6%, truyền dịch chống sốc 33,9%, sử dụng<br />
thuốc vận mạch 23,2%, sử dụng huyết tương<br />
tươi đông lạnh 25,0%. Ngoài ra còn sử dụng<br />
hồng cầu lắng, tiểu cầu, thuốc chống tiết acid<br />
dạ dày, dẫn lưu ổ bụng.<br />
<br />
Đặc điểm sau phẫu thuật<br />
Đặc điểm chung về lâm sàng sau phẫu thuật:<br />
Nằm hồi sức sau phẫu thuật 100,0% các trường<br />
hợp, theo dõi nhiễm trùng huyết 100,0%, suy hô<br />
hấp 96,3%, hạ thân nhiệt 89,3%, sốc sau phẫu<br />
thuật 55,4%, viêm phổi 41,1%, vàng da 23,2%,<br />
nhịp tim nhanh trên 180 lần/phút 16,1%, bụng<br />
chướng 5,4%, tràn khí vùng bìu 3,6%; sốt, tràn<br />
khí màng phổi, viêm phúc mạc mỗi đặc điểm<br />
chiếm 1,8% các trường hợp.<br />
<br />
70<br />
<br />
Sốc sau phẫu thuật<br />
Không sốc 44,6% các trường hợp, có sốc<br />
55,4%, sốc 1 lần 46,4%, sốc 2 lần 9,0% các trường<br />
hợp. Thời gian sốc sau phẫu thuật trung bình là<br />
9,0 giờ, tối thiểu: 1giờ, tối đa: 38 giờ.<br />
Thời gian nằm hồi sức sau phẫu thuật<br />
Thời gian nằm hồi sức sau phẫu thuật trung<br />
bình là 9,5 ngày, tối thiểu: 1 ngày, tối đa: 66<br />
ngày.<br />
Đặc điểm chung cận lâm sàng sau phẫu thuật<br />
Toan máu 83,9% các trường hợp, rối loạn<br />
điện giải 67,9%, rối loạn đông máu 42,9%, toan<br />
máu nặng 39,3%, hạ đường huyết 32,1%, tổn<br />
thương thận 12,5%, tăng đường huyết 5,4% và<br />
tổn thương gan 1,8% các trường hợp.<br />
Đặc điểm chung về điều trị sau phẫu thuật<br />
Nuôi ăn tĩnh mạch đơn thuần 100% các<br />
trường hợp, hỗ trợ hô hấp 98,2% các trường hợp,<br />
sử dụng thuốc chống tiết acid dạ dày 78,6% các<br />
trường hợp, bù toan 76,8% các trường hợp, sử<br />
dụng hồng cầu lắng 71,4% các trường hợp,<br />
truyền dịch chống sốc 53,6% các trường hợp, sử<br />
dụng thuốc vận mạch 51,8% các trường<br />
hợp,huyết tương tươi đông lạnh 39,3% các<br />
trường hợp, tiểu cầu 16,1% các trường hợp, dẫn<br />
lưu ổ bụng 1,8% các trường hợp.<br />
Nuôi ăn sau phẫu thuật<br />
Lượng dịch nuôi ăn tĩnh mạch sau phẫu<br />
thuật trung bình: 156,2 ml/kg/ngày, tối thiểu<br />
110ml/kg/ngày, tối đa: 270 ml/kg/ngày.<br />
Thời điểm bắt đầu nuôi ăn qua đường tiêu hóa<br />
(ngày hậu phẫu) trung bình: 7,0ngày, tối thiểu: 1<br />
ngày, tối đa: 25 ngày.<br />
Thời điểm nuôi ăn hoàn toàn qua đường tiêu<br />
hóa (ngày hậu phẫu) trung bình: 15,1 ngày, tối<br />
thiểu: 5 ngày, tối đa: 33 ngày.<br />
<br />
Đặc điểm ngoại khoa<br />
Thời gian từ lúc nhập viện đến lúc phẫu thuật<br />
Thời gian từ lúc nhập viện đến lúc phẫu<br />
thuật trung bình: 19,8 giờ, tối thiểu: 1 giờ, tối đa:<br />
192 giờ.<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />