VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 5-10<br />
<br />
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN<br />
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP<br />
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG “CHUẨN HÓA”<br />
Tạ Hoa Dung - Trường Mầm non Tuổi Hoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội<br />
Ngày nhận bài: 29/05/2018; ngày sửa chữa: 05/06/2018; ngày duyệt đăng: 31/08/2018.<br />
Abstract: Preschool teachers are one of the key determinants of the quality of education and<br />
training because early childhood education is the first level of education. Thus, attention should be<br />
paid to the management of the development of teachers at pre-schools, especially the private<br />
schools. The paper focuses on the scientific foundations that contribute to creating a solid<br />
theoretical foundation for identifying some new research orientations for the development of<br />
teachers in private preschools in Hanoi City.<br />
Keywords: management, development preschool teachers, private schools.<br />
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày<br />
4/11/2013, Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình<br />
hành động số 27-CTr/TU. Theo đó, TP. Hà Nội sẽ phát<br />
huy tối đa các nguồn lực để Thủ đô thực sự là trung tâm<br />
lớn hàng đầu của cả nước về văn hóa, giáo dục, thực hiện<br />
tốt các nhiệm vụ chiến lược. Thành ủy Hà Nội đã đề ra 9<br />
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện Nghị quyết số<br />
29-NQ/TW, trong đó có nhiệm vụ “phát triển đội ngũ<br />
nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi<br />
mới GD-ĐT; tiếp tục nghiên cứu, rà soát, xây dựng, bổ<br />
sung, hoàn thiện và đổi mới các chính sách, cơ chế tài<br />
chính, tăng cường cơ sở vật chất, huy động sự tham gia<br />
đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để<br />
phát triển GD-ĐT; nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên<br />
cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa<br />
học giáo dục và khoa học quản lí; chủ động hội nhập và<br />
nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong GD-ĐT” [2].<br />
Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội cũng đã xây dựng Kế<br />
hoạch số 140/KH-UBND thực hiện Chương trình hành<br />
động đến năm 2020 với mục tiêu chung “tạo chuyển biến<br />
căn bản, mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả GD-ĐT,<br />
nhằm xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục Thủ đô<br />
Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,<br />
phấn đấu giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước trong việc thực<br />
hiện nhiệm vụ chiến lược “Nâng cao dân trí, đào tạo<br />
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, phấn đấu đến năm 2025<br />
giáo dục Thủ đô đạt trình độ tiên tiến trong khu vực” [3].<br />
Ngày 19/6/2017, Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội ban<br />
hành Kế hoạch số 143/KH-UBND về Phát triển giáo<br />
dục mầm non TP. Hà Nội đến năm 2020 với mục tiêu<br />
chung là “Xây dựng phát triển hệ thống, mạng lưới<br />
trường, lớp mầm non theo hướng chuẩn hóa, hiện đại<br />
hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. Xây dựng đội ngũ<br />
cán bộ quản lí và giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu<br />
đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT”; và mục tiêu cụ thể<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi<br />
mới căn bản toàn diện GD-ĐT đáp ứng yêu cầu CNH,<br />
HĐH trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng<br />
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã chỉ rõ một trong<br />
các giải pháp để thực hiện được các mục tiêu của Nghị<br />
quyết là “phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí,<br />
đáp ứng yêu cầu đổi mới GD-ĐT”.<br />
Quản lí phát triển (QLPT) đội ngũ giáo viên (ĐNGV)<br />
mầm non, giáo viên mầm non ngoài công lập (MNNCL)<br />
là một vấn đề khoa học đã được nhiều nhà khoa học giáo<br />
dục nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau. Việc<br />
nghiên cứu QLPT ĐNGV mầm non, giáo viên MNNCL<br />
ở TP. Hà Nội hiện nay phải dựa vào kết quả nghiên cứu<br />
của các công trình khoa học đã được công bố một cách<br />
đầy đủ, khoa học và có hệ thống.<br />
Bài viết tập trung nghiên cứu các cơ sở khoa học góp<br />
phần tạo ra cơ sở lí luận vững chắc để xác định một vài<br />
định hướng nghiên cứu mới về vấn đề QLPT ĐNGV các<br />
trường MNNCL nhằm nâng cao chất lượng các trường<br />
MNNCL ở TP. Hà Nội hiện nay.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Cơ sở của việc đề xuất nghiên cứu vấn đề quản lí<br />
phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non ngoài<br />
công lập theo hướng “chuẩn hóa”<br />
2.1.1. Một số chủ trương, chỉ đạo đổi mới của các cấp<br />
quản lí nhà nước và quản lí giáo dục về phát triển đội<br />
ngũ giáo viên mầm non<br />
Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013,<br />
một trong những biện pháp để đổi mới căn bản toàn<br />
diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều<br />
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và<br />
hội nhập quốc tế là cần phải “phát triển đội ngũ nhà<br />
giáo và cán bộ quản lí”; “Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ<br />
nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo” [1].<br />
<br />
5<br />
<br />
Email: tahoa_dung@yahoo.com<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 5-10<br />
<br />
có “Xây dựng, quy hoạch mạng lưới trường lớp theo<br />
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và tiếp cận hội nhập<br />
quốc tế” [4].<br />
Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội cũng đã ban hành Chỉ<br />
thị số 25/2013/CT-UBND ngày 11/11/2013 về việc tăng<br />
cường quản lí hoạt động các cơ sở giáo dục ngoài công<br />
lập trên địa bàn TP. Hà Nội [5].<br />
2.1.2. Thực trạng quản lí phát triển đội ngũ giáo viên<br />
các trường mầm non ngoài công lập ở thành phố Hà<br />
Nội hiện nay<br />
Có thể thấy được, ở Hà Nội hiện nay số trường<br />
MNNCL gia tăng với tốc độ nhanh và số lượng lớn so<br />
với trường mầm non công lập, điều này phản ánh sự<br />
phát triển có tính xu hướng, ổn định của trường<br />
MNNCL ở TP. Hà Nội và nhu cầu, đời sống của nhân<br />
dân đang ngày càng được cải thiện. Tính xu hướng này<br />
đòi hỏi các chủ thể quản lí giáo dục mầm non nói chung,<br />
giáo dục MNNCL nói riêng ở TP. Hà Nội, nhất là các<br />
cấp lãnh đạo, chính quyền và cơ quan quản lí GD-ĐT<br />
cần chú ý để có dự báo, kế hoạch phù hợp cho công tác<br />
quản lí GD-ĐT, nhất là công tác QLPT ĐNGV các<br />
trường MNNCL thời gian tới.<br />
Dưới sự tác động của các chủ trương, chỉ đạo đổi mới<br />
của các cấp lãnh đạo, nhận thức của tổ chức, cá nhân xin<br />
thành lập cơ sở giáo dục mầm non ngày càng được nâng<br />
cao rõ rệt, đã chú trọng quan tâm đầu tư cơ sở vật chất<br />
theo hướng hiện đại, đảm bảo các điều kiện chất lượng<br />
chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ; công tác quản lí ở các<br />
trường MNNCL từng bước ổn định và phát triển. Tuy<br />
nhiên, thực tiễn cho thấy, việc QLPT ĐNGV diễn ra ở<br />
các trường MNNCL và chất lượng giáo viên giữa các<br />
trường chưa thực sự đồng đều. Đây là một vấn đề ảnh<br />
hưởng không nhỏ đến chất lượng ĐNGV; do đó, đòi hỏi<br />
cần phải bồi dưỡng ĐNGV theo hướng “chuẩn hóa”.<br />
2.1.3. Đánh giá khái quát các công trình khoa học liên<br />
quan nghiên cứu về quản lí phát triển đội ngũ giáo viên<br />
và giáo viên mầm non theo hướng “chuẩn hóa”<br />
Đánh giá toàn diện việc phát triển nhà trường dựa trên<br />
các nhân tố của quá trình đào tạo, trong công trình nghiên<br />
cứu của 2 tác giả là B. Davies và L. Ellison về “School<br />
Development Planning - Kế hoạch phát triển nhà<br />
trường” đã chỉ rõ việc phát triển ĐNGV là một bộ phận,<br />
nội dung quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực của<br />
nhà trường [6].<br />
Dự án Hỗ trợ đổi mới quản lí giáo dục (Support to the<br />
Renovation Management - SREM) đã có những nghiên<br />
cứu về thực hiện đổi mới quản lí giáo dục nhằm nâng cao<br />
năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí trên cả phương diện<br />
lí luận và thực tiễn. Dự án đã có những tác động tích cực<br />
trong việc nâng cao năng lực phát triển đội ngũ của hiệu<br />
<br />
trưởng trong công tác tuyển dụng và sử dụng, đánh giá<br />
giám sát cán bộ và thúc đẩy, chỉ đạo phát triển chuyên<br />
môn của ĐNGV theo hướng phát triển nguồn nhân lực<br />
của nhà trường [7]. Dự án cũng nêu lên quá trình phát<br />
triển và cải cách giáo dục của một số nước trên thế giới<br />
tập trung vào mục tiêu nâng cao chất lượng ĐNGV. Đây<br />
là những vấn đề mới cần được vận dụng hết sức linh hoạt<br />
trong thực tiễn của giáo dục nước ta hiện nay.<br />
Trong những năm gần đây, nhiều giải pháp phát triển<br />
ĐNGV đã được nghiên cứu và áp dụng tập trung vào các<br />
chủ đề nghiên cứu như: nghiên cứu lí luận và thực tiễn<br />
trong vấn đề phát triển giáo viên của tác giả Trần Bá<br />
Hoành [8], nhóm công trình nghiên cứu khẳng định<br />
những tố chất về nhân cách của người giáo viên của tác<br />
giả Phạm Minh Hạc [9].<br />
Vấn đề phát triển ĐNGV mầm non được đề cập trong<br />
nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, đặc biệt là vấn<br />
đề chất lượng. Khi nói về trình độ chuyên môn và đào<br />
tạo giáo viên mầm non, trong báo cáo Giám sát toàn cầu<br />
về Giáo dục của Unesco năm 2016 cho thấy, “Số liệu về<br />
giáo viên “đạt chuẩn” theo cách gọi của chỉ tiêu này,<br />
thường được hiểu chủ yếu dưới dạng bằng cấp, hiện nay<br />
khá hạn chế. Năm 2014, trung bình có 82% giáo viên có<br />
bằng cấp tối thiểu cần thiết để dạy mẫu giáo, 93% giáo<br />
dục tiểu học và 91% giáo dục trung học. Chỉ số toàn cầu<br />
đối với chỉ tiêu 4.c - tỉ lệ phần trăm giáo viên đã qua đào<br />
tạo tối thiểu - có mức độ bao phủ rộng hơn nhưng lại<br />
thiếu một chuẩn tham chiếu để so sánh với các chuẩn<br />
quốc gia. Ngay cả như vậy, có nhiều bằng chứng rõ ràng<br />
cho thấy, nhiều giáo viên chưa đạt được tiêu chí đào tạo<br />
tối thiểu. Ở vùng Caribe, tỉ lệ giáo viên tiểu học đã qua<br />
đào tạo là 85% ở Bắc Phi và Tây Á, tỉ lệ giáo viên mầm<br />
non đã qua đào tạo là 74%” [10; tr 55]. Trong quá trình<br />
phát triển giáo dục tiến đến hiện đại hóa, “chuẩn hóa”<br />
giáo dục của nhiều nước trên thế giới đã chú trọng phát<br />
triển ĐNGV nói chung và giáo viên mầm non nói riêng.<br />
Đặc biệt là các nước tiên tiến trên thế giới như:<br />
Hoa Kì là một trường hợp đặc biệt trong các nước<br />
OECD, có 14 bang yêu cầu giáo viên tại các trường mầm<br />
non công lập phải có bằng đại học và đào tạo chuyên<br />
khoa về mầm non [10]. Theo Đạo luật 2009 của Hoa Kì<br />
quy định rằng, để nhận được tài trợ, các trường mầm non<br />
của nhà nước phải sử dụng chương trình liên kết với các<br />
chuẩn tiểu học, thực hiện thực hành tốt nhất cho trẻ; tỉ lệ<br />
trẻ/giáo viên thấp - không vượt quá 10/1 và hoạt động đủ<br />
năm học. Đồng thời, họ rất chú trọng việc đào tạo, bồi<br />
dưỡng giáo viên. Giáo viên mầm non phải có ít nhất bằng<br />
cấp về giáo dục mầm non và lấy bằng cử nhân 5 năm sau<br />
khi nhận một khoản trợ cấp [dẫn theo 11].<br />
<br />
6<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 5-10<br />
<br />
Về đào tạo giáo viên mầm non ở Đức, Hội nghị Bộ<br />
trưởng văn hoá Đức đã ban hành Thoả thuận khung về<br />
đào tạo giáo viên mầm non nhằm mục đích nâng cao chất<br />
lượng hệ thống đào tạo giáo viên mầm non của toàn nước<br />
Đức (năm 2000). Thoả thuận khung nêu rõ những nhiệm<br />
vụ chăm sóc và giáo dục trẻ, các năng lực cần thiết cũng<br />
như tạo điều kiện để người học sau khi tốt nghiệp, trở<br />
thành giáo viên có thể làm việc độc lập, tự tin, có trách<br />
nhiệm trong tất cả các hoạt động giáo dục xã hội của<br />
trường. Bảng số giờ khung được giới thiệu trong Thoả<br />
thuận khung tạo cho các bang có sự linh hoạt trong hoạt<br />
động đào tạo của trường bởi không có sự ấn định những<br />
môn học cụ thể.<br />
Trong các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương,<br />
giáo dục mầm non của Nhật Bản không có sự khác biệt<br />
giữa các vùng miền mà bình đẳng cho mọi trẻ và mang<br />
tính xã hội hóa rất cao, không có chương trình giáo dục<br />
chung do Nhà nước quy định mà mỗi trường tự xây dựng<br />
cho mình chương trình thích hợp với sự phát triển trí tuệ<br />
và thể chất của trẻ. Căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của<br />
từng trường, của địa phương; phù hợp với Luật giáo dục<br />
và Chuẩn quốc gia về chương trình giáo dục mầm non<br />
theo 5 mục tiêu (giáo dục sức khỏe, giáo dục với quan hệ<br />
chung quanh, giáo dục ngôn ngữ, giáo dục môi trường và<br />
biểu đạt). Về phương pháp và hình thức giáo dục rất đa<br />
dạng và phong phú. Đào tạo giáo viên nhà trẻ, mẫu giáo<br />
ở Nhật Bản do trường đại học đảm nhận; mỗi trường đại<br />
học được tự chủ xây dựng chương trình đào tạo [12].<br />
Riêng ở Việt Nam, trong cuốn: “Tổ chức quản lí<br />
nhóm - lớp trẻ trường mầm non”, tác giả Nguyễn Thị Mỹ<br />
Lộc khẳng định về vai trò của giáo viên mầm non: “Giáo<br />
viên mầm non - nhà tổ chức - nhà quản lí” [13]. Song<br />
song với vai trò, giáo viên mầm non cần đạt được các yêu<br />
cầu về năng lực như: năng lực quan sát, năng lực giao<br />
tiếp, năng lực sư phạm, năng lực quản lí, năng lực cảm<br />
hóa và thuyết phục; các phẩm chất cơ bản mà trong đó<br />
lòng nhân ái và sự đôn hậu là điều kiện tiên quyết số 1.<br />
Từ các nghiên cứu trên cho thấy: phát triển ĐNGV là<br />
vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong GD-ĐT và có ảnh<br />
hưởng mang tính quyết định đến việc nâng cao chất<br />
lượng dạy học trong nhà trường. Phát triển ĐNGV mầm<br />
non bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân<br />
lại càng có một vai trò đặc biệt vì sự phát triển của trẻ<br />
trong những năm đầu tiên góp phần định hướng cho sự<br />
phát triển nhân cách của trẻ trong tương lai. Phát triển<br />
ĐNGV mầm non bao gồm cả về số lượng, chất lượng và<br />
cơ cấu ĐNGV, trong đó chất lượng ĐNGV luôn được<br />
đặc biệt quan tâm nghiên cứu.<br />
Tác giả Nguyễn Thị Bạch Mai (2015) trong công<br />
trình nghiên cứu Phát triển ĐNGV mầm non đáp ứng yêu<br />
cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi các tỉnh<br />
<br />
Tây Nguyên [14] cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực<br />
trong GD-ĐT chính là sự phát triển đội ngũ nhân lực sư<br />
phạm đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng (đạt chuẩn<br />
về trình độ chuyên môn và chuẩn nghề nghiệp), đồng bộ<br />
về cơ cấu… đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác<br />
giáo dục thông qua quá trình thực hiện các nội dung về<br />
tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính<br />
sách đãi ngộ và đánh giá ĐNGV. Từ đó, tác giả quan<br />
niệm: Phát triển ĐNGV mầm non là phát triển nhân lực<br />
sư phạm trong trường mầm non đủ về số lượng, đảm bảo<br />
về chất lượng (đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và<br />
chuẩn nghề nghiệp), đồng bộ về cơ cấu… thông qua quá<br />
trình tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện<br />
chính sách đãi ngộ, tạo môi trường sư phạm thuận lợi và<br />
đánh giá ĐNGV mầm non nhằm nâng cao hiệu quả hoạt<br />
động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, đáp ứng mục tiêu<br />
của giáo dục mầm non.<br />
Với sự xuất hiện của các công nghệ dạy học hiện đại,<br />
sự phát triển nhanh của khoa học kĩ thuật, yêu cầu về vai<br />
trò và chức năng của người thầy càng trở nên cấp thiết.<br />
Khi đề cập đến phát triển ĐNGV, một số nghiên cứu gần<br />
đây đề cao việc thúc đẩy phát triển bền vững và sự thích<br />
ứng nhanh của giáo viên. Vấn đề đặt ra là giáo viên phải<br />
thích ứng cao trước yêu cầu đổi mới. Daniel R.Beerens<br />
chủ trương tạo ra một nền văn hóa của sự thúc đẩy, có<br />
động lực và luôn học tập (Creating a Culture of<br />
Motivation and Learning) trong đội ngũ, coi đó là giá trị<br />
mới, yếu tố chính tạo nên nhà giáo. Theo ông, nhà giáo<br />
trước hết phải là nhà chuyên môn, đồng thời nhà giáo<br />
phải là nhà lãnh đạo (trong lãnh đạo hoạt động học tập<br />
của học sinh), giáo viên phải biết tự làm mới mình để có<br />
thể đảm đương được nhiệm vụ [15].<br />
Tác giả Trần Khánh Đức đã phân tích việc quản lí<br />
giáo dục trong cuốn “Giáo dục và phát triển nguồn nhân<br />
lực trong thế kỉ XXI”, đó là hệ thống những tác động có<br />
mục đích, có kế hoạch hợp với quy luật của chủ thể quản<br />
lí, nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối giáo<br />
dục của Đảng, thực hiện được tính chất của nhà trường<br />
mà mục tiêu là quá trình dạy - học, giáo dục thế hệ trẻ,<br />
đưa giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới<br />
về chất [16].<br />
Trong luận án“QLPT ĐNGV trung học phổ thông<br />
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long theo hướng chuẩn<br />
hóa”, tác giả Phạm Minh Giản (2012) đã tập trung<br />
nghiên cứu phát triển ĐNGV trung học phổ thông theo<br />
chuẩn - đó là cách làm, cách vận dụng hệ thống những<br />
vấn đề về chuẩn ĐNGV trung học phổ thông do Nhà<br />
nước ban hành như về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội<br />
ngũ vào thực tiễn quản lí cấp THPT [17].<br />
Nghiên cứu chuyên sâu về một nội dung quan trọng<br />
trong quá trình QLPT ĐNGV hiện nay, tác giả Trần<br />
<br />
7<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 5-10<br />
<br />
Xuân Bách (2010) trong công trình “Đánh giá giảng viên<br />
đại học theo hướng chuẩn hoá trong giai đoạn hiện nay”<br />
[18] đã quan niệm: Đánh giá giảng viên là quá trình mô<br />
tả, thu thập, xử lí, phân tích một cách toàn diện, hệ thống<br />
những thông tin về người giảng viên, để rồi phán đoán<br />
giá trị lao động thực thụ của họ. Đây được coi là một nội<br />
dung quan trọng trong quá trình QLPT ĐNGV, việc xây<br />
dựng tiêu chí, cũng như phương pháp đánh giá giảng viên<br />
sẽ giúp hình thành cơ sở để thực hiện các khâu của quá<br />
trình QLPT ĐNGV các trường MNNCL.<br />
Hội thảo về xây dựng“Mô hình nhân cách giáo viên<br />
mầm non trong thời kì hội nhập quốc tế” (tổ chức tại<br />
trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2012) các tác giả<br />
đã tập trung vào 6 nội dung chính: quan điểm về nhân<br />
cách và đặc trưng nhân cách giáo viên mầm non; những<br />
yếu tố ảnh hưởng tới nhân cách giáo viên mầm non<br />
trong giai đoạn hiện nay; những bất cập trong đào tạo<br />
giáo viên mầm non ở các trường sư phạm hiện nay; vấn<br />
đề tổ chức, quản lí, sử dụng giáo viên mầm non tại các<br />
cơ sở giáo dục mầm non; vấn đề phát triển nguồn nhân<br />
lực cho GD-ĐT nói chung và giáo dục mầm non nói<br />
riêng đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai<br />
đoạn hiện nay [19].<br />
Theo tác giả Nguyễn Thị Như Mai “Nhận thức về sự<br />
cần thiết của sáng tạo trong nhân cách và thực trạng<br />
sáng tạo trong chăm sóc - giáo dục trẻ em của giáo viên<br />
mầm non” đã nêu: thời đại hiện nay đòi hỏi con người<br />
năng động, sáng tạo. Để tạo ra lớp trẻ có khả năng sáng<br />
tạo thì bản thân người giáo viên mầm non phải nhận thức<br />
được tầm quan trọng của năng lực sáng tạo trong nhân<br />
cách, phải nỗ lực sáng tạo trong quá trình chăm sóc và<br />
giáo dục trẻ em. Sáng tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu<br />
của nhân cách người lao động hiện đại. Vì vậy, đào tạo<br />
giáo viên mầm non có năng lực sáng tạo là rất cần thiết<br />
trong giai đoạn hiện nay [19].<br />
Mô hình nhân cách giáo viên mầm non cũng xuất<br />
phát từ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên nhưng ứng với mỗi<br />
giai đoạn lịch sử - xã hội thì có sự điều chỉnh hoặc nhấn<br />
mạnh đến những tiêu chuẩn đánh giá cụ thể nào đó. Xuất<br />
phát từ chính thực tế tuyển chọn và sử dụng lao động,<br />
giáo viên mầm non vừa mới tốt nghiệp vào nghề, không<br />
chỉ chú trọng rèn luyện kĩ năng trong quá trình đào tạo<br />
mà họ cần có một quá trình “tập sự” đúng nghĩa.<br />
Việc ban hành Chuẩn giáo viên mầm non là cố gắng<br />
bước đầu nhằm từng bước nâng cao chất lượng nuôi dạy<br />
trẻ. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ<br />
GD-ĐT ban hành gồm có gồm 3 lĩnh vực: phẩm chất<br />
chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kĩ năng sư phạm,<br />
mỗi lĩnh vực gồm có 5 yêu cầu, mỗi yêu cầu gồm có 4<br />
tiêu chí [20]. Theo đó, giáo viên mầm non không chỉ là<br />
người trông nom trẻ an toàn mà còn cần có kiến thức về<br />
<br />
nghiệp vụ sư phạm, dinh dưỡng, y tế… Giáo viên phải<br />
lập kế hoạch chăm sóc trẻ phù hợp, phải biết cách tổ chức<br />
các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp, tổ chức<br />
cho trẻ hoạt động nhóm, sử dụng có hiệu quả hồ sơ nhóm,<br />
lớp phụ trách. Đặc biệt, người giáo viên phải có kĩ năng<br />
giao tiếp tạo tình cảm thân mật, gần gũi với trẻ, có khả<br />
năng xử lí tốt những tình huống bất thường có thể xảy ra.<br />
Thực hiện đầy đủ tất cả các tiêu chí đặt ra nêu trên không<br />
phải là việc dễ dàng bởi một số nguyên nhân chủ quan và<br />
khách quan như: chất lượng ĐNGV không đồng đều ở<br />
các vùng, miền ở các loại hình trường công lập, ngoài<br />
công lập; điều kiện cơ sở vật chất không đảm bảo; sĩ số<br />
lớp quá đông… Để Chuẩn giáo viên mầm non thực sự đi<br />
vào cuộc sống, trước hết cần chú trọng đặc biệt tới<br />
ĐNGV. Nếu như khẳng định ĐNGV là nhân tố quyết<br />
định trong chất lượng giáo dục thì có thể nhận thấy,<br />
ĐNGV ở cấp học mầm non hiện nay chưa được quan tâm<br />
nhiều về chất lượng. Hay nói đúng hơn, với tâm lí xem<br />
nhẹ tầm quan trọng của cấp học mầm non, công tác tuyển<br />
dụng giáo viên ở cấp học này có phần “lỏng lẻo”, “dễ<br />
dãi”. Trong nhiều trường MNNCL, tình trạng thiếu giáo<br />
viên đạt “chuẩn” xảy ra khá phổ biến. Do tính đặc thù<br />
của bậc học mầm non, giáo viên ở bậc học này thường<br />
phải dành rất nhiều thời gian cho công việc trên lớp trong<br />
nhiều vai trò khác nhau. Bên cạnh công tác nghiệp vụ sư<br />
phạm còn phải chăm sóc trẻ từng bữa ăn, giấc ngủ. Chính<br />
vì vậy, Chuẩn giáo viên mầm non hiện nay khá phức tạp,<br />
khó nhớ, khó thực hiện. Việc thực hiện đánh giá giáo viên<br />
theo Chuẩn nghề nghiệp là rất cần thiết, tuy nhiên có thể<br />
đặt ra vấn đề “khái quát, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện”<br />
để các cấp quản lí, giáo viên có thể thực hiện được một<br />
cách hiệu quả, không mang tính hình thức.<br />
Qua việc phân tích các công trình nghiên cứu trên, có<br />
thể rút ra một số vấn đề cơ bản sau đây:<br />
- Các công trình đều khẳng định vai trò quan trọng<br />
của ĐNGV, giảng viên đối với chất lượng, hiệu quả<br />
GD-ĐT. Việc phát triển đội ngũ này là một yêu cầu tất yếu<br />
khách quan, cần thực hiện đồng bộ hệ thống giải pháp,<br />
biện pháp cụ thể theo một kế hoạch, chiến lược cơ bản.<br />
- Phát triển ĐNGV nhằm làm cho đội ngũ này đủ về<br />
số lượng, phù hợp về cơ cấu, có hệ thống phẩm chất nhân<br />
cách đạt Chuẩn nghề nghiệp tương ứng.<br />
- QLPT ĐNGV cần theo hướng “chuẩn hóa”. Các<br />
công trình nghiên cứu, các ý kiến đều cho rằng, trong các<br />
nhà trường, ĐNGV luôn giữ vai trò quan trọng và quyết<br />
định đến chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực<br />
trong GD-ĐT mà cụ thể là phát triển ĐNGV chính là làm<br />
cho ĐNGV đạt đến sự “chuẩn hóa”, hiện đại hóa; đủ về<br />
số lượng, đảm bảo về chất lượng (đạt chuẩn về trình độ<br />
chuyên môn và chuẩn nghề nghiệp), đồng bộ về cơ cấu<br />
chính là mục tiêu hướng tới của các nhà quản lí.<br />
<br />
8<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 5-10<br />
<br />
- Trong những năm gần đây, vấn đề QLPT ĐNGV<br />
nói chung và QLPT ĐNGV theo hướng “chuẩn hóa” nói<br />
riêng ngày càng được coi trọng. Trong các công trình<br />
nghiên cứu, các tác giả đã thể hiện được rõ nét vị trí, vai<br />
trò, sự cần thiết của việc QLPT ĐNGV theo hướng<br />
“chuẩn hóa”. Trên cơ sở đó, khi bàn đến vấn đề này, mỗi<br />
tác giả đều có nhìn nhận, đánh giá riêng, tuy nhiên đều<br />
có chung nhận định QLPT ĐNGV theo hướng “chuẩn<br />
hóa” thực chất là một trong những hoạt động quản lí<br />
thiết yếu của nhà trường. Dựa trên những lĩnh vực, yêu<br />
cầu, tiêu chí theo quy định của Bộ GD-ĐT để đề xuất các<br />
biện pháp quản lí nhằm đảm bảo chất lượng ĐNGV đạt<br />
chuẩn phù hợp với môi trường giáo dục nói chung, giáo<br />
dục mầm non nói riêng. Một trong những chức năng,<br />
nhiệm vụ quan trọng trong quản lí nhà trường là QLPT<br />
ĐNGV, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cả nước<br />
đang triển khai thực hiện việc đổi mới căn bản, toàn<br />
diện GD-ĐT… thì việc QLPT ĐNGV theo hướng<br />
“chuẩn hóa” cần phải được tiến hành song song, đồng<br />
bộ và phù hợp với hoạt động quản lí ở tất cả các khâu.<br />
- Ở nước ta, những công trình bàn trực tiếp đến QLPT<br />
ĐNGV theo hướng “chuẩn hóa” trong thời gian gần đây<br />
xuất hiện ngày càng nhiều, tương đối hoàn chỉnh, khoa<br />
học. Những công trình này đều thống nhất, khẳng định<br />
ĐNGV là những người quyết định đến chất lượng giáo<br />
dục của từng cơ sở giáo dục. Đặc biệt, các tác giả chỉ ra<br />
được thực trạng, hạn chế, bất cập về số lượng, chất lượng<br />
và có những giải pháp mang tính đột phá nhằm nâng cao<br />
chất lượng từng nhà trường.<br />
Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu Quản lí giáo dục,<br />
có thể thấy, ở nước ta hiện nay chưa có công trình nghiên<br />
cứu bàn về việc QLPT ĐNGV mầm non nói chung, giáo<br />
viên MNNCL ở TP. Hà Nội theo hướng “chuẩn hóa” nói<br />
riêng một cách đầy đủ, có hệ thống.<br />
2.2. Một số đề xuất nghiên cứu vấn đề quản lí phát triển<br />
đội ngũ giáo viên các trường mầm non ngoài công lập<br />
theo hướng “chuẩn hóa”<br />
Để QLPT ĐNGV các trường MNNCL ở TP. Hà Nội<br />
theo hướng “chuẩn hóa” cần nghiên cứu, giải quyết vấn<br />
đề trên cả hai phương diện lí luận và thực tiễn mà các<br />
công trình khoa học trước đó chưa đề cập hoặc đề cập<br />
chưa có tính hệ thống. Cụ thể trên các khía cạnh sau:<br />
- Trên cơ sở các công trình đã được nghiên cứu, cần<br />
tiếp tục nghiên cứu bổ sung, làm rõ những khái niệm<br />
công cụ xung quanh QLPT ĐNGV các trường MNNCL,<br />
đảm bảo phù hợp với xu thế giáo dục trên thế giới, cũng<br />
như đường lối, chủ trương phát triển GD-ĐT ở nước ta;<br />
chỉ ra được những nét đặc thù trong đào tạo, bồi dưỡng<br />
giáo viên các trường MNNCL trên địa bàn TP. Hà Nội;<br />
sự khác nhau giữa ĐNGV ở các trường này so với<br />
ĐNGV ở các trường mầm non công lập… Từ đó, xây<br />
<br />
dựng nên khái niệm, chỉ ra bản chất và những nhân tố tác<br />
động đến QLPT ĐNGV các trường MNNCL ở TP. Hà<br />
Nội hiện nay.<br />
- Trong các công trình đã công bố, chưa có công trình<br />
nào đánh giá cụ thể thực trạng ĐNGV các trường<br />
MNNCL và QLPT ĐNGV các trường MNNCL trên địa<br />
bàn TP. Hà Nội theo hướng “chuẩn hóa”. Do đó, cần<br />
nghiên cứu để chỉ rõ thực trạng ĐNGV và QLPT ĐNGV<br />
các trường MNNCL ở TP. Hà Nội theo hướng “chuẩn<br />
hóa” thời gian qua. Đây được coi là vấn đề mới, là cơ sở<br />
quan trọng để các chủ thể quản lí ở từng trường MNNCL,<br />
cũng như các cấp, ngành liên quan đánh giá đúng đắn,<br />
khách quan thực tiễn và tính cấp thiết của việc QLPT<br />
ĐNGV các trường MNNCL ở TP. Hà Nội theo hướng<br />
“chuẩn hóa”.<br />
- Trong các công trình nghiên cứu trước đó có đề<br />
cập một số vấn đề QLPT ĐNGV các trường cao đẳng,<br />
đại học, trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học,<br />
một số trường mầm non. Tuy nhiên, những nghiên cứu<br />
này mới dừng lại ở việc đưa ra một số yêu cầu mang<br />
tính chất chung chung hoặc là nội dung cụ thể trong một<br />
giải pháp nhất định, nhằm phát triển ĐNGV, giảng viên<br />
ở nước ta hiện nay. Việc chỉ ra những biện pháp, cách<br />
thức, yêu cầu cụ thể trong QLPT ĐNGV các trường<br />
MNNCL ở TP. Hà Nội theo hướng “chuẩn hóa” hiện<br />
nay như thế nào, nội dung ra sao thì chưa có công trình<br />
nào đề cập một cách trực tiếp, rõ ràng, có tính hệ<br />
thống... Điều này đặt ra yêu cầu là cần phải tiếp tục<br />
nghiên cứu, đề xuất các biện pháp QLPT ĐNGV ở các<br />
trường này đảm bảo sát với thực tiễn, phù hợp với từng<br />
loại hình trường, có tính thiết thực, khả thi cao. Đây<br />
được coi là vấn đề cốt lõi, không chỉ trực tiếp xây dựng<br />
được ĐNGV các trường MNNCL ở TP. Hà Nội luôn có<br />
đủ về số lượng, có phẩm chất tốt, năng lực chuyên môn<br />
đạt chuẩn, cân đối, hài hòa về cơ cấu, mà nó còn trực<br />
tiếp góp phần nâng cao chất lượng toàn diện hoạt động<br />
GD-ĐT ở cấp học mầm non của Thủ đô trong thời kì<br />
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.<br />
3. Kết luận<br />
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước phát triển,<br />
có thể thấy rằng: muốn nâng cao chất lượng GD-ĐT cần<br />
phải chú trọng đến việc phát triển ĐNGV hiệu quả. Ở<br />
Việt Nam đã có một số đề tài nghiên cứu về ĐNGV và<br />
quản lí nâng cao chất lượng ĐNGV ở các cấp học khác<br />
nhau. Các nghiên cứu cho thấy, nếu có được biện pháp<br />
quản lí phù hợp sẽ có tác động tích cực đến chất lượng<br />
giáo dục, đồng thời cũng chỉ ra rằng, nếu có biện pháp<br />
quản lí phù hợp sẽ có tác động tích cực đến chất lượng<br />
giáo dục. ĐNGV mầm non có vị trí đặc biệt quan trọng<br />
trong thực hiện kế hoạch giáo dục và tuyên truyền phổ<br />
<br />
9<br />
<br />