Một số giải pháp cải tiến công tác lập kế hoạch sản xuất ngành may
lượt xem 8
download
Đề tài "Một số giải pháp cải tiến công tác lập kế hoạch sản xuất ngành may" nhằm lập thành công một kế hoạch sản xuất đầy đủ và chi tiết giúp doanh nghiệp ứng phó với sự bất định và sự thay đổi, tập trung khả năng chú ý vào các mục tiêu đã định, tạo khả năng tác nghiệp về kinh tế như giảm chi phí về sản xuất, giảm thời gian và giảm công sức, cũng như thuận lợi cho việc kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số giải pháp cải tiến công tác lập kế hoạch sản xuất ngành may
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NGÀNH MAY Nguyễn Thị Mỹ* Khoa Kiến trúc Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Thị Hồng Mỹ TÓM TẮT Việc lập kế hoạch sản xuất đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả sản xuất của một doanh nghiệp may. Để thực hiện tốt các công việc lập kế hoạch sản xuất và điều độ quá trình sản xuất, doanh nghiệp cần giao nhiệm vụ này cho bộ phận chuyên trách. Lập kế hoạch sản xuất là một trong những chức năng quản lý cơ bản và quan trọng nhất, vì nó liên quan trực tiếp đến việc lựa chọn chương trình hành động trong tương lai. Ngoài việc là một chức năng cơ bản của các nhà quản lý ở mỗi cấp trong một tổ chức, lập kế hoạch sản xuất còn ảnh hưởng đến các mục tiêu quan trọng như năng suất, chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp. Việc lập ra kế hoạch sản xuất cụ thể và thực hiện phù hợp với điều kiện đã có sẵn giúp đặt ra những mục tiêu ban đầu và xây dựng tiến trình thực hiện hiệu quả cho nhà sản xuất. Từ khóa: chuẩn bị công nghệ, lập kế hoạch sản xuất, ngành may mặc, năng suất, hoạch định. 1. TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 1.1. Khái niệm Lập kế hoạch sản xuất giúp xây dựng các công việc cụ thể và vạch ra tiến trình thực hiện phù hợp với các điều kiện đã có sẵn và có thể đạt được để đạt được mục tiêu ban đầu của nhà sản xuất. Việc lập kế hoạch sản xuất bao gồm việc xác định trước và dự kiến tất cả các công việc cần và phải làm để đạt được mục tiêu cuối cùng của công tác triển khai sản xuất. Kế hoạch sản xuất được phân loại theo tính chất cụ thể của các hoạt động như kế hoạch về thực hiện các chiến lược, kế hoạch về thực hiện một mục đích và kế hoạch về thực hiện các mục tiêu bộ phận. Việc có một kế hoạch sản xuất đầy đủ và chi tiết giúp doanh nghiệp ứng phó với sự bất định và sự thay đổi, tập trung khả năng chú ý vào các mục tiêu đã định, tạo khả năng tác nghiệp về kinh tế như giảm chi phí về sản xuất, giảm thời gian và giảm công sức, cũng như thuận lợi cho việc kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc lập kế hoạch 760
- Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lập KHSX 1.3. Các bước lập kế hoạch sản xuất Bước 1: Nghiên cứu và dự báo Đây là bước đầu tiên trong quá trình lập kế hoạch sản xuất, giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể cục diện tốt hơn. Bao gồm môi trường bên trong, bên ngoài doanh nghiệp, sự cạnh tranh trong thị trường, điểm mạnh và yếu của mình so với đối thủ, cơ hội và thách thức có thể xảy ra,… từ đó tạo tiền đề để đưa ra lập ra những kế hoạch sản xuất tối ưu nhất. Bước 2: Thiết lập các mục tiêu Bước tiếp theo, doanh nghiệp cần xác định cho mình một hệ thống các mục tiêu cần phải đạt được theo một thời gian nhất định. Thông thường, doanh nghiệp nào cũng cần xác định hai loại mục tiêu: Mục tiêu hàng đầu: là các mục tiêu liên quan đến sự sống còn và phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Ví dụ như mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận, thị phần,… Mục tiêu thứ hai: là các mục tiêu liên quan đến tính hiệu quả của doanh nghiệp, không ảnh hưởng đến sự sống của doanh nghiệp nhưng chúng có vai trò quan trọng tác động đến sự thành công. Bước 3: Phát triển tiền đề 761
- Tiền đề ở đây là các chính sách, các dự báo, các giả thiết có thể áp dụng cho việc lập kế hoạch. Hoặc ở đây có thể là quy mô hoạt động, địa bàn hoạt động, công nghệ, mức giá, chính trị, xã hội,… Bước 4: Xây dựng các phương án Xây dựng các phương án là công việc tiếp theo trong quá trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Người lập kế hoạch cần nghiên cứu và tìm ra các phương án hành động làm sao để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra ở bước 2. Trong mỗi phương án được xây dựng, cần đảm bảo xác định được hai nội dung: - Giải pháp của kế hoạch là gì để trả lời cho câu hỏi làm gì để đạt được mục tiêu. - Các công cụ và nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu. Thông thường trước khi lên kế hoạch sản xuất, chúng ta sẽ lập kế hoạch bán hàng một năm theo từng tháng. Trong kế hoạch bán hàng, sẽ suy nghĩ và lên kế hoạch xem nên bán cái gì và bán bao nhiêu theo từng tháng. Bước 5: Đánh giá và lựa chọn phương án Sau khi đã xây dựng được các phương án mà được cho là phù hợp thì việc tiếp theo cần phải làm là đánh giá lại toàn bộ các phương án. Các phương án được lựa chọn là các phương án đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất trong thời gian ngắn nhất và với chi phí thấp nhất. Bước cuối cùng trong quá trình lập kế hoạch sản xuất là lựa chọn phương án và đưa qua quyết định. Sau đó ban quản lý sẽ quyết định phân vô các nguồn nhân lực để kế hoạch đảm bảo tiến độ và hiệu quả. 2. LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NGÀNH MAY Vai trò và nhiệm vụ của phòng kế hoạch trong xí nghiệp may Vai trò: Phòng kế hoạch đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp may. Việc lập kế hoạch sản xuất tốt của nhân viên phòng kế hoạch không chỉ giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận mà còn giúp nâng cao uy tín của xí nghiệp. Trong xí nghiệp may hiện nay, phòng kế hoạch đóng vai trò như cơ quan đầu não, đại diện cho ban giám đốc đề ra phương hướng, diễn tiến và điều khiển hoạt động của nhân sự, năng lực và thiết bị sao cho hoạt động được nhịp nhàng để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Nhiệm vụ: Phòng kế hoạch có nhiều nhiệm vụ chính như lập lịch trình sản xuất toàn bộ, cân đối nguyên liệu, thời gian gia công, thời gian giao nhận hàng, năng lực và lao động để xây dựng kế hoạch sản xuất và triển khai cho các bộ phận, lập tiến độ sản xuất hàng tháng và hàng quý. Ngoài ra, phòng kế hoạch còn lập kế hoạch vật tư cần thiết cho mã hàng cần sản xuất, đề nghị Ban giám đốc cho ban hành "Lệnh sản xuất", lập các thủ tục xuất nhập khẩu cho hàng gia công, mua bán sản phẩm và nguyên vật liệu cần thiết, tìm và cung cấp vật tư theo yêu cầu sản xuất, điều độ sản xuất cho các phân xưởng, đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục, bảo quản vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị và thống kê vật tư kho [3]. 762
- Ngoài ra, phòng kế hoạch còn tìm kiếm khách hàng, nguồn hàng và lên kế hoạch B cho xí nghiệp.Lập kế hoạch cho quá trình sản xuất: a) Lập KHSX cho bộ phận chuẩn bị sản xuất: Ở bộ phận sản xuất sau khi nhận được bảng dự trù tiến độ sản xuất đã có thì ngay lập tức trưởng phòng kỹ thuật sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhân viên của mình tiến hành ngay các bước công việc cần thiết của qui trình chuẩn bị về thiết kế hay công nghệ. Tiếp theo đó phòng kế hoạch sẽ gửi sang phòng kỹ thuật, đặc biệt là bộ phận GSĐ một phiếu tác nghiệp GSĐ. Phiếu này đôi khi bao gồm cả : bảng ghép tỉ lệ cỡ vóc và bảng qui định GSĐ. Chỉ sau khi KCS ở tổ giác sơ đồ (tổ cắt) báo cáo đã xong sơ đồ, đã cân đối về nguyên phụ liệu, chuyền may thông báo sắp sản xuất xong mã hàng phía trước thì trưởng phòng kế hoạch thay mặt giám đốc biên soạn LỆNH SẢN XUẤT cho phép các phân xưởng sản xuất được quyền nhận nguyên phụ liệu và bắt đầu sản xuất mã hàng. b) Lập kế hoạch sản xuất cho phân xưởng cắt: Để tiến hành sản xuất tốt, theo kịp tiến độ đã có, nhân viên phòng kế hoạch sẽ theo dõi chung cho đơn hàng sẽ làm nhiệm vụ lập bảng biểu nhằm theo dõi hoạt động, tiến trình làm việc của phân xưởng cắt. Đây là cơ sở để phòng kế hoạch có thể kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch đã lập cho chính xác và phù hợp với thực tế hơn. Để có thể sang kho nhận nguyên phụ liệu về, phân xưởng cắt cần mang đầy đủ các giấy tờ liên quan đến mã hàng như: phiếu tác nghiệp bàn cắt, bảng tác nghiệp màu,lệnh sản xuất, phiếu xuất kho. Để tiến hành làm tốt các công việc ở phân xưởng cắt, bộ phận kế hoạch cần theo dõi thật sát sao các công việc được tiến hành và điền vào phiếu thanh toán bàn cắt đã có hoặc phiếu theo dõi bàn cắt và biểu báo thực cắt trong ngày. Các phiếu này cần ghi một cách chi tiết và chính xác tất cả các dữ liệu đã có [1][2]. c)Lập kế hoạch sản xuất cho phân xưởng may: Tại phân xưởng may, việc lập kế hoạch sản xuất chi tiết thường không được bộ phận kế hoạch làm trước. Thay vào đó, bộ phận kế hoạch chỉ làm dự trù tiến độ thực hiện kế hoạch và quản đốc phân xưởng sẽ dựa trên dự trù này để điều tiết các công việc phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của xưởng. Tóm lại, ở phân xưởng may, bộ phận kế hoạch chỉ đưa ra một vài văn bản đơn giản, không theo sát suốt quá trình may. Tùy theo khả năng, năng lực và bảng dự trù tiến độ thực hiện kế hoạch, người quản đốc hay tổ trưởng phân xưởng may sẽ phổ biến nhiệm vụ thực hiện mã hàng đến từng chuyền sản xuất để giúp từng thành viên trong chuyền thực hiện tốt kế hoạch đã có. Phòng kế hoạch lập cho mỗi tổ và mỗi công nhân bảng theo dõi năng suất và phiếu báo công để giúp họ điều chỉnh được năng suất mỗi ngày đã làm ra cho phù hợp với bảng dự trù tiến độ kế hoạch [2]. Bên cạnh đó, Ban quản lý xưởng còn tiến hành lập Bảng tổng hợp năng suất lao động để tổng hợp tình hình năng suất lao động của chuyền may. Bảng này được viết trên tấm bảng lớn treo tường, nhằm mục 763
- đích thông báo tình hình sản xuất của chuyền và kêu gọi mọi người cố gắng phấn đấu nhiều hơn trong việc hoàn thành nhiệm vụ đã được giao.. d)Lập kế hoạch sản xuất ở phân xưởng hoàn thành: Ở phân xưởng hoàn thành, phòng kế hoạch cùng quản đốc phân xưởng làm bảng theo dõi năng suất và phiếu báo công, bảng dự trù tiến độ thực hiện kế hoạch và Packing list (danh mục đóng thùng), để cho tiến hành bao gói sản phẩm. Nếu có những trục trặc ở những công đoạn sản xuất trước hay do hàng bị hư nhiều, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch của phân xưởng hoàn tất thì quản đốc phân xưởng hoàn tất phải làm báo cáo gửi lên trưởng phòng kế hoạch để xin biện pháp xử lý. Thông thường, trường hợp này được xử lý bằng một trong những cách sau: - Xin gia hạn ngày giao hàng với khách hàng. - Cho công nhân xưởng hoàn thành tăng ca. - Huy động toàn bộ lực lượng gián tiếp và công nhân ở các phân xưởng khác (nếu được) sang hỗ trợ để kịp thời gian giao hàng. - Tuyển thêm lao động thời vụ. e) Kết thúc quá trình lập kế hoạch sản xuất: Sau khi lập kế hoạch dự trù và theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của toàn xí nghiệp, bộ phận kế hoạch cần ghi chép chi tiết mọi thông tin và diễn biến của quá trình sản xuất để có cơ sở báo cáo sau này. Khi sản xuất của các mã hàng đã hoàn tất, Phòng kế hoạch cần lập Bảng báo cáo tình hình sản xuất và gửi lên ban giám đốc. Báo cáo này cũng cần được lưu tại phòng để rút kinh nghiệm cho việc triển khai lập kế hoạch sản xuất cho những mã hàng sau [3] Việc báo cáo tình hình sản xuất cần được thực hiện thường xuyên và linh hoạt, tùy thuộc vào số lượng mã hàng đã hoàn tất. Ban lãnh đạo xí nghiệp cần nhận được các thông tin cập nhật và chỉ đạo sản xuất kịp thời để đảm bảo hoạt động sản xuất được diễn ra hiệu quả và đạt được kết quả tốt nhất. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI TIẾN VIỆC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NGÀNH MAY 1- Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Nghiên cứu và tối ưu hóa các bước sản xuất để đảm bảo rằng công đoạn diễn ra một cách suôn sẻ và không có sự trùng lắp hoặc lãng phí nguồn lực. Xác định các bước có thể được thực hiện song song để tiết kiệm thời gian và tăng năng suất. 2- Sử dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến: Đầu tư vào các công nghệ và thiết bị hiện đại như máy móc tự động, hệ thống thông minh để gia tăng năng suất, giảm thời gian chờ đợi và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Công nghệ như máy cắt tự động, máy may tự động, hệ thống quản lý sản xuất tự động có thể giúp tối ưu hóa quy trình và tăng hiệu suất. 3- Đào tạo và phát triển nhân viên: Đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo đầy đủ về kỹ năng sản xuất và quy trình làm việc. Đầu tư vào việc đào tạo và phát triển nhân viên để nâng cao hiệu quả làm việc và khả năng thích ứng với công nghệ mới. Đồng thời, khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo từ các nhân viên để cải thiện quy trình sản xuất. 764
- 4- Sử dụng phần mềm quản lý sản xuất: Áp dụng các phần mềm quản lý sản xuất để giúp lập kế hoạch, theo dõi tiến độ và quản lý nguồn lực hiệu quả. Công nghệ như hệ thống quản lý quy trình sản xuất (MES) hoặc phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) có thể giúp tối ưu hóa quá trình lập kế hoạch, tăng cường tương tác và giao tiếp giữa các bộ phận, và cung cấp thông tin thời gian thực về tiến trình sản xuất. 5- Xác định và ưu tiên công việc quan trọng: Đánh giá và xác định các công việc quan trọng và ưu tiên cao trong quy trình sản xuất. Điều này giúp đảm bảo 4. KẾT LUẬN Công tác lập kế hoạch sản xuất trong ngành may là rất quan trọng và đóng vai trò như một kim chỉ nam để các bộ phận khác trong đơn vị vận hành theo. Để có được kế hoạch sản xuất chính xác, người làm kế hoạch cần nắm rõ các yêu cầu cơ bản trong nhà máy như năng lực từng chuyền, kết cấu sản phẩm của từng dòng hàng và thông tin về đơn hàng. Những dữ liệu này cần được sử dụng để xây dựng bảng kế hoạch mang tính thực thi cao và khoa học. Trong quá trình sản xuất, không thể tránh khỏi các phát sinh ngoài mong muốn, có thể do chủ quan từ nhà máy hoặc khách quan từ khách hàng. Vì vậy, trong công tác xây dựng kế hoạch, cần có phương án dự phòng để đảm bảo tính chủ động và không bị động trước mọi phát sinh. Chỉ khi có kế hoạch sản xuất ổn định và mang lại hiệu quả cao, doanh nghiệp mới có thể sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả và bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2015), Công nghệ may thời trang, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. 2. Trần Thị Thanh Hương, Lập kế hoạch sản xuất may (2007), Đại học SPKT TP. Hồ Chí Minh. 3. Thi Minh Tuấn (2021), Bài giảng chuyên đề lập kế hoạch sản xuất ngành may, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. 765
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa của dân tộc
5 p | 83 | 9
-
Giải pháp làm đẹp hữu hiệu cho dân nghiền máy tính
3 p | 55 | 6
-
Hiện trạng và giải pháp bảo tồn, phát triển nghề gốm Mường Chanh - Mai Sơn - Sơn La
6 p | 82 | 4
-
Ăn thịt giúp tăng kích thước vòng 1
5 p | 88 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn