intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng thực tập sư phạm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng thực tập sư phạm trình bày việc tổ chức tốt việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên; Xây dựng chuẩn kiến thức và kỹ năng NVSP; Xây dựng trường thực hành trực thuộc trường sư phạm và mạng lưới các trường thực hành sư phạm; Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo NVSP.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng thực tập sư phạm

  1. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC TẬP SƯ PHẠM TS. Đoàn Trọng Thiều Viện NCGD, ĐHSP TP. HCM Chất lượng thực tập sư phạm (TTSP) là kết quả của một quá trình, của một hệ thống. Chất lượng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ tuyển sinh, nội dung đào tạo, phương thức tổ chức đào tạo, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. Trong những khâu cơ bản đó, chúng ta không thể coi nhẹ khâu nào. Có thể nói chất lượng TTSP của sinh viên (SV) phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của SV đã được chuẩn bị ở trường sư phạm. Trong mấy năn gần đây, chất lượng tuyển sinh của các trường sư phạm đã được nâng lên. Trường sư phạm nhìn chung là một trong những trường có người dự thi đông và có điểm chuẩn khá cao. Nội dung chương trình đào tạo cũng đã được các trường chú ý cải tiến cho phù hợp với tình hình mới. Có trường đã tổ chức xây dựng lại chương trình đào tạo. Đó là những chuyển biến tích cực. Tuy vậy, hai lĩnh vực ít chuyển biến nhất, hai lĩnh vực nhìn chung chưa được coi trọng ở nhiều trường sư phạm, đó là phương thức tổ chức đào tạo nghiệp vụ sư phạm (NVSP) và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo NVSP. Chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo NVSP, trong đó có chất lượng TTSP, liên quan chủ yếu tới hai lĩnh vực nói trên. 1.Tổ chức tốt việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên (NVSPTX). Về phương thức tổ chức đào tạo NVSP, nhìn chung nhiều trường thực hiện chưa tốt việc rèn luyện NVSPTX cho SV. Ở hệ đào tạo cao đẳng sư phạm (CĐSP), học phần Rèn luyện NVSPTX đã được các trường thực hiện nghiêm túc; nhưng thời lượng còn ít so với yêu cầu đào tạo NVSP. Nội dung và thời lượng giành cho việc rèn luyện các kỹ năng giảng dạy và giáo dục còn ít. Nội dung của học phần này cũng cần được bổ sung, cập nhật để SV có được những kỹ năng phù hợp với sự phát triển mới của giáo dục đào tạo như kỹ năng đánh giá, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, ... Ở các trường đại học sư phạm (ĐHSP), việc rèn luyện NVSPTX cho SV mỗi trường làm một kiểu, nhìn chung chưa được coi trọng đúng mức. Điều này được thể hiện ở sự chỉ đạo, xây dựng đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất cho công tác đào tạo NVSP. Ngay trong quan niệm, không ít giảng viên và SV vẫn coi những bộ môn NVSP là những bộ môn phụ. Sự đầu tư của SV cho các bộ môn này còn ít ỏi, thậm chí vẫn còn quan niệm đi học chỉ cần giỏi chuyên môn (khoa học chuyên ngành) là được; học khoa Toán chỉ cần giỏi toán, học khoa Văn chỉ cần giỏi văn, ... Và, không ai có thể đảm bảo chắc chắn rằng quan niệm này không có chút ảnh hưởng nào tới sự chỉ đạo, quản lý của các cấp quản lý, chỉ đạo đối với công tác đào tạo NVSP. Giảng dạy, giáo dục là hoạt đông vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. Không có kỹ năng, kỹ xảo người thầy không thể giảng dạy tốt được. Làm 162
  2. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm bất cứ nghề gì cũng cần có kỹ năng, kỹ xảo, đối với nghề dạy học, đối tượng tác động của nó là con người, việc này lại càng quan trọng. Ở một số nghề nếu sản phẩm làm ra không đạt, người ta có thể làm lại. Nhưng với việc dạy học, nếu làm không đạt, rất khó làm lại, hoặc có làm lại được thì cũng rất khó khăn và tốn kém. Để có được những kỹ năng, kỹ xảo nào đó, người ta phải làm đi, làm lại nhiều lần, phải có quá trình lâu dài mới có được trình độ kỹ xảo. Muốn có kỹ năng, kỹ xảo giảng dạy, giáo dục, SV phải được tổ chức rèn luyện lâu dài, trong suốt quá trình học ở trường sư phạm. Việc rèn luyện NVSPTX phải được tổ chức bài bản. Muốn tổ chức được bài bản, các trường sư phạm cần có một tổ chức đủ mạnh để làm việc này. Chúng tôi nghĩ nên chăng các trường sư phạm cần thành lập phòng NVSP. 2. Thành lập phòng NVSP. Nên tách bộ phận phụ trách NVSP từ phòng Đào tạo để thành lập phòng NVSP. Nếu không được như vậy, các trường cần tăng cường nhân sự, tăng cường chất lượng cho bộ phận chuyên trách về công tác rèn luyện NVSP ở phòng Đào tạo. Năng lực nghề nghiệp của SV là sản phẩm tổng hợp của cả một quá trình và của nhiều người. Phòng NVSP là nơi thực hiện chức năng tham mưu cho lãnh đạo trường, tổ chức các bộ phận hữu quan trong trường thực hiện việc đào tạo NVSP, là đầu mối của sự phối hợp các bộ môn khoa học cơ bản với các bộ môn nghiệp vụ trong việc rèn luyện NVSP cho SV. Phòng NVSP sẽ là nơi tổ chức việc kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác đào tạo NVSP. Phòng NVSP cũng là nơi tổ chức liên kết trường sư phạm với các cơ quan ngoài trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo NVSP, trong đó có công tác TTSP. 3. Xây dựng chuẩn kiến thức và kỹ năng NVSP. Chuẩn: “Cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó mà làm cho đúng”(1). Như vậy chuẩn chính là thước đo, là tiêu chí, là mục đích, mục tiêu để con người phấn đấu thực hiện. Trong thực tiễn hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau, con người luôn có những chuẩn khác nhau để làm thước đo sản phẩm được làm ra. Hay nói cách khác, chuẩn cũng chính là chất lượng, là cái đích cần đạt tới. Chuẩn là công cụ quản lý của nhà quản lý đối với nhà sản xuất. Việc xây dựng chuẩn trong các lĩnh vực hoạt động đã trở thành một hoạt động tất yếu của con người ở mọi thời đại. Chuẩn là một khái niệm có tính lịch sử, trong một lĩnh vực nhất định, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau sẽ có những chuẩn khác nhau. Chuẩn bao giờ cũng có sự kế thừa, phát triển . Chuẩn của thời kỳ sau thường cao hơn, hoàn thiện hơn chuẩn của thời kỳ trước. Từ những điều đã nói trên, chúng ta có thể khẳng định rằng xây dựng chuẩn, tìm cách nâng dần chuẩn đã trở thành một nhu cầu lâu dài của con người. Chuẩn kiến thức và kỹ năng NVSP là mục tiêu phấn đấu của SV trong quá trình học tập ở trường sư phạm. Đây là yêu cầu tối thiểu về NVSP SV cần đạt được khi tốt nghiệp. Chuẩn kiến thức và kỹ năng NVSP là thước đo chất lượng đào tạo nghiệp vụ của trường sư phạm. Quy chuẩn này cũng là tiêu chí để đánh giá TTSP của SV. 163
  3. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm Lâu nay, các trường sư phạm đào tạo NVSP nhưng chưa có được những quy chuẩn thống nhất. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự đánh giá khác nhau trong khi đánh giá điểm TTSP đối với SV của giáo viên hướng dẫn thực tập ở trường phổ thông và mầm non. Vì vậy, xây dựng chuẩn kiến thức và kỹ năng NVSP là một trong những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo NVSP. 4. Xây dựng trường thực hành trực thuộc trường sư phạm và mạng lưới các trường thực hành sư phạm. Bộ Giáo dục – Đào tạo đã cho phép các trường sư phạm được xây dựng trường thực hành sư phạm đa cấp, trực thuộc trường sư phạm. Hiện nay hầu như không còn trường sư phạm nào chỉ đào tạo một loại hình giáo viên. Các trường CĐSP hiện nay không chỉ đào tạo giáo viên trường trung học cơ sở mà còn đào tạo giáo viên tiểu học, giáo viên mầm mon. Các trường ĐHSP đều đào tạo giáo viên nhiều cấp học. Vì vậy việc xây dựng trường thực hành sư phạm nhiều cấp là một điều kiện thuận lợi cho các trường trong đào tạo NVSP. Đối với những trường sư phạm chưa có điều kiện xây dựng trường thực hành sư phạm trực thuộc, Bộ Giáo dục – Đào tạo yêu cầu xây dựng mạng lưới các trường thực hành sư phạm nằm ngoài trường sư phạm.(2) Thực hiện nghiêm túc quy chế trường thực hành, khai thác tối đa lợi thế của trường thực hành trong việc rèn luyện NVSP TX cho SV là một yếu tố góp phần nâng cao chất lượng TTSP. 5. Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo NVSP. Nhiều trường sư phạm chủ yếu lo đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng các môn chuyên môn như mua sắm thiết bị cho các phòng thí nghiệm, các phòng máy, thư viện, còn phòng thực hành NVSP thì hình như không được chú ý xây dựng. Kết quả TTSP là kết quả của cả một quá trình rèn luyện ở trường sư phạm. Rất nhiều trường sư phạm chưa có phòng chuyên dụng cho rèn luyện NVSP. Trong hoàn cảnh hiện nay, không ít trường phòng học còn thiếu và chất lượng hạn chế, nhưng điều này không thể biện minh cho việc không bố trí, xây dựng các phòng chuyên dụng cho việc rèn luyện tay nghề của SV. SV sư phạm không nắm vững NVSP sẽ không còn là SV sư phạm nữa. Nghiệp vụ là một tiêu chí rất cơ bản để phân biệt SV ngành này với ngành khác. Rèn luyện tay nghề là một quá trình. Trong quá trình học tại trường sư phạm không phải lúc nào SV cũng có điều kiện tiếp xúc với thực tế phổ thông để rèn tay nghề nên việc xây dựng phòng chuyên dụng cho rèn luyện NVSP là điều không thể không được quan tâm của các trường sư phạm. Phòng NVSP là nơi được trang bị các phương tiện dạy học hiện đại, trạng bị các tư liệu về phương pháp giảng dạy, giáo dục mới, là thư viện về các giáo án mẫu, là nơi có các băng hình về các bài giảng mẫu, ... Đây là nơi SV có thể đến để tự tập giảng hay cả nhóm đến để giúp nhau giảng tập. Việc xây dựng phòng chuyên dụng cho thực hành sư phạm là một điều kiện trong những điều kiện để nâng cao chất lượng TTSP. 164
  4. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm Trên đây là một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng TTSP nói riêng và nâng cao chất lượng đào tạo NVSP nói chung, chúng tôi mong được chia sẻ cùng đồng nghiệp. Tháng 4 năm 2008 Chú thích : (1): Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1997, trang 175. (2) : Bộ Giáo dục – Đào tạo: - Quy chế trường thực hành sư phạm cho các trường sư phạm đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. (Ban hành theo Quyết định số 31/1998/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/5/1998. - Quy chế trường thực hành sư phạm phục vụ công tác đào tạo giáo viên trung học phổ thông của các trường đại học sư phạm, khoa sư phạm trong các trường đại học khác. (Ban hành theo Quyết định số 30/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/5/2001). 165
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0