Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
lượt xem 3
download
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một môn học trong chương trình giảng dạy tại Trường Đại học Công nghiệp Việt trì. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay chương trình môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh có sự thay đổi. Trong bài viết này, tác giả bước đầu nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp sư phạm và kỹ thuật dạy học cụ thể để góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ Hoàng Thị Phương Loan Bộ môn Lý luận Chính trị, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì Email: toanloandung@gmail.com Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minh là một môn học trong chương trình giảng dạy tại Trường Đại học Công nghiệp Việt trì. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay chương trình môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh có sự thay đổi. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học, tìm ra các phương pháp và kỹ thuật dạy học hợp lý là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học. Trong bài viết này, tác giả bước đầu nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp sư phạm và kỹ thuật dạy học cụ thể để góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Từ khoá: Phương pháp và hiệu quả giảng dạy, tư tưởng Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì SOME TECHNIQUES TO IMPROVE EFFICIENCY OF TEACHING HO CHI MINH THOUGHT AT VIET TRI UNIVERSITY OF INDUSTRY Abstract Ho Chi Minh Thought is a subject in the curriculum and teaching plan of Viet Tri Universt of Industry’s university education level. According to the regulations of the Ministry of Education and Training, at present, there is an innovation in the curriculum of the subject Ho Chi Minh Thought. Therefore, innovating teaching methods. Finding reasonable pedagogical manipulations, teaching methods and techniques is one of the key solutions to improve the teaching qualitu of this subject. In this article, the author initially researches and proposes some reasonable pedagogicao manipulations, measures and specific teaching techniques that contribute to innovating methods and improving the teaching quality. Keywords: Teaching methods and effectiveness, Ho Chi Minh Thought, Viet Tri University of Industry 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học nằm trong kết cấu chương trình, kế hoạch dạy học trình độ đại học ở trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Theo hướng dẫn số: 3056/BGDĐT-GDĐH ngày 19/7/2019 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc “Thực hiện chương trình giáo trình các môn lý luận chính trị”; Quyết định số: 4890/QĐ- BGDĐT, ngày 23/12/2019 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc “Phê duyệt chương trình, giáo trình sử dụng chung các môn lý luận chính trị đối với đào tạo trình 340
- độ đại học các ngành không chuyên lý luận chính trị”, môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường Đại học Công nghiệp Việt Trì đang có sự đổi mới về chương trình, giáo trình môn học. Bài viết bước đầu tập trung nghiên cứu, xác định, đề xuất mốt số biện pháp dạy học góp phần đổi mới một số phương pháp, nâng cao hiệu quả dạy học môn học ở trưởng. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Từ việc nghiên cứu lý luận dạy học bộ môn và thực tiễn dạy học môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường Đại học Công nghiệp Việt Trì theo chương trình, giáo trình mới của môn học theo hướng dẫn số: 3056/BGDĐT – GDĐH ngày 19/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “Thực hiện chương trình giáo trình các môn lý luận chính trị” Quyết định số: 4890/QĐ-BGDĐT, ngày 23/12/2019 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc “Phê duyệt chương trình, giáo trình sử dụng chung các môn lý luận chính trị đối với đào tạo trình độ đại học các ngành không chuyên lý luận chính trị”. Chúng tôi bước đầu đề xuất một số biện pháp qua thực tiễn áp dụng đã góp phần nâng cao tính tích cực học tập của người học, hiệu quả dạy học môn học tại nhà trường như sau: 2.1. Đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực Trong điều kiện hiện nay với hệ thống phương pháp dạy học (PPDH) truyền thống khó có thể tạo ra môi trường, điều kiện thuận lợi để sinh viên tích cực trong học tập môn học. Khi thuyết trình truyền thống giữ vai trò chủ đạo, trên lớp hầu hết quá trình hoạt động không phải là sinh viên mà là giảng viên, giáo viên. Sinh viên được đặt vào thế bị động của quá trình dạy học thì tính tích cực học tập khó có thể được phát huy. Thực tiễn cho thấy khi giáo viên đặt sinh viên trước một nhiệm vụ nhận thức nhất định, sinh viên thường gặp các vấn đề khó khăn không giải quyết được vì thiếu phương pháp học tập hiệu quả. Song khi giáo viên gợi mở, phương pháp học tập hiệu quả đem đến sự hứng thú “đặc biệt” với sinh viên. Từ đó có thể khẳng định, sau chất lượng tri thức và đồng thời với chất lượng tri thức, cái hấp dẫn với sinh viên luôn là phương pháp học tập. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu cho thấy, hoàn toàn có thể tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để tích cực hoá hoạt động, tích cực học tập trong sinh viên bằng cách đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực. Đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực nhằm tìm ra các biện pháp có hiệu quả để đổi mới PPDH, sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực làm đòn bẩy thúc đẩy tính tích cực học tập của sinh viên. Nội dung các cách thực hiện biện pháp: đổi mới PPDH, sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực cần triển khai theo hướng: đổi mới PPDH truyền thống, giảm thuyết trình, tăng cường các biện pháp nâng cao tính tích cực học tập trong sinh viên, sử dụng các biện pháp nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên như thảo luận, vấn đáp, nêu vấn đề; 341
- vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường tổ chức các hoạt động của sinh viên; nghiên cứu áp dụng các phương pháp hiện đại như giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp, dạy học theo dự án, theo tình huốn; hoặc có thể lồng ghép, tích hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại một cách phù hợp; sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực như vận dụng tri thức liên ngành, động não, bể cá, hỏi chuyên gia,… Ví dụ: vận dụng tri thức liên ngành để làm “mềm hoá” kiến thức dạy học nội dụng: Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hoá dân tộc[1] Bước 1: Xác định lựa chọn nội dung vận dụng tri thức liên ngành: Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hoá dân tộc Bước 2: Sắp xếp tri thức liên ngành được lựa chọn phù hợp với nội dung tri thức để hướng sinh viên nghiên cứu, tìm hiểu. Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hoá dân tộc. Trích đoạn Bông sen vàng của Chu Hà (Lê Xuân Choát); ảnh cụ Hồ của Xuân Diệu, thơ Xuân Thuỷ; Lương Tâm của Bằng Việt; những vần thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Phương; Đến với tư tưởng Hồ Chí Minh – Trần Bạch Đằng,… Bước 3: Thực hiện sự liên kết nối tri thức liên ngành với nội dung bài giảng kết hợp với phân tích, bình luận, khái quát vấn đề. Hồ Chí Minh tiếp biến, thâu thái, chắt lọc, tinh hoa văn hoá dân tộc. Người là sự kết tinh, hội tụ, nơi chung đúc, thăng hoa, toả sáng tinh hoa truyền thống văn hoá dân tộc. Giáo viên có thể liên hệ, kết nối với những nội dung dưới đây, kết hợp với phân tích, bình luận để làm mềm hoá, tăng sự hấp dẫn, thuyết phục người học: Tác giả Chu Hà (Lê Xuân Choát) trong Bông sen vàng – diễn ca về Bác Hồ vĩ đại, viết “Sinh cung hoa ngát bên nôi. Khí thiêng hun đúc nên người vĩ nhân. Nơi văn hoá dân tộc phong phú. Sinh con người ưu tú non sông. Vẻ vang nòi giống lạc hồng. Phát huy sự nghiệp bây giờ là đây”[2]. Nhà thơ Xuân Diệu trong bài Ảnh Cụ Hồ đã viết “Cụ Hồ ấy là người Việt Nam sinh đẻ. Nên nghìn xưa còn lại vẻ nhà nho. Trải thế gian qua biết mấy địa đủ. Môi bất hủ vẫn nụ cười nước Việt. Vẫn cái trán non cao, vẫn mắt ngời nước biếc. Vẫn chòm râu hoà nhã của phương Đông. Dân sinh ra, nên nói tựa dân đồng. Lời chuyện vẫn lại nôm na tục ngữ. Áo màu xanh vẫn giữ cho vạn thủa. Của nương dâu, bãi đậu hoặc vườn ngô. Sống rau dưa, giày mũ vải thô sơ. Đời giản dị cũng đượm màu hiền triết”[3]. Nhà thờ Bằng Việt trong bài Lương Tâm, viết: “Tôi yêu từ truyền thuyết thủa sinh ra. Những chuyện Bác, qua nhiều trang lịch sử,… Chất truyền thống hoà tan vào hiện đại. Nét thần kỳ lắng giữa nét dân gian,… Đất nước bốn nghìn năm thành Bác Hồ đúc lại. Đưa dân tộc vào kỷ nguyên vĩ đại”[4]. Nhà thơ Việt Phương trong bài thơ Người, đã viết: “Một người không phật mà rất phật. Không tắm Hoàng Hà tắm sông Lam. Một người rất Mác và ngoài Mác. Nghèo 342
- như chút nhút, ngọt như cam. Một người quốc tế vì dân tộc. Một lòng trước nghĩa kết đoàn. Một người hoá thân thành dân nước. Không là thần thánh chẳng vua quan. Một người mang đủ bao khao khát. Như mọi con người ở trần gian. Cuộc đời vạn biến mà không khác. Một người toàn vẹn chỉ Việt Nam”[5]. Trong Điếu văn của Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam nhận định “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, Người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và đất nước ta. Người là tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam suốt bốn nghìn năm lịch sử,…”[6]. Việc đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực – sử dụng tri thức liên ngành để dạy nội dung: Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hoá dân tộc trên đây sẽ làm mềm hoá nội dung kiến thức dạy học, kích thích tính tích cực học tập, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập của sinh viên. 2.2. Hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu Tự học, tự nghiên cứu là cốt lõi của học tập, nghiên cứu; là một mục tiêu quan trọng; là bản chất, động lực, nội lực, quyết định chất lượng dạy học, nghiên cứu khoa học ở trường đại học; là biểu hiện tập trung, rõ nét nhất tính tích cực học tập của sinh viên. Trong dạy học đại học, giáo viên là quan trọng, không thể thiếu những giáo viên là ngoại lực, là tác nhân hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo cho sinh viên tự học; vấn đề quan trọng cơ bản nhất trong dạy học không phải là cách dạy của giáo viên mà là học tập, nghiên cứu của sinh viên. Hơn nữa, xét về thời gian, việc học cơ bản diễn ra không phải bên trong mà là bên ngoài lớp học. Bản chất của việc dạy học nói chung và dạy học tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng cũng như thực tiễn dạy học quy định hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu trở thành một mục tiêu quan trọng. Hiện nay, Nhà trường đang triển khai đào tạo môn học đào tạo môn học tư tưởng Hồ Chí Minh theo học chế tín chỉ, quá trình dạy học được rút ngắn thời gian trên lớp. Tăng thời gian tự học của sinh viên, trong khi đó, khả năng, năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên là rất hạn chế; sinh viên ít có được sự hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu phù hợp giúp họ sử dụng tối ưu hoá cơ hội học tập. Từ đó cho thấy tự học, tự nghiên cứu của sinh viên và hướng dẫn tự học cho sinh viên là rất cần thiết, quan trọng. Vì vậy, phải coi trọng tự học, tự nghiên cứu và tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu để nâng cao năng lực tự học của sinh viên. Nghiên cứu tìm ra các cách thức, biện pháp có hiệu quả để hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực tự học của sinh viên. Hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu là định hướng, dẫn dắt, gợi mở của giáo viên để sinh viên tự giác, chủ động, độc lập, tự mình phát huy các phẩm chất, năng lực trí tuệ và hành động, sức mạnh trí tuệ 343
- trong học tập, nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức của nhân loại, phát triển và hoàn thiện các năng lực, phẩm chất của cá nhân. Ví dụ: Hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu nội dung – cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh[7]. Bước 1: Lựa chọn nội dung hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu. Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu, nội dung hướng dẫn giảng dạy, … giáo viên xác định nội dung cần hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu – cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Bước 2: Xác định đúng loại hình hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu. Điều này xuất phát từ sự đa dạng trong loại hình hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu và yêu cầu “lượng hoá”, “chuẩn đoán”, cách tự học, tự nghiên cứu vốn có của người học. Hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu bằng cách đặt câu hỏi. Bước 3: Trên cơ sở nội dung, loại hình hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu được xác định: giáo viên thiết kế các hoạt động dạy học theo hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu môn học bằng cách đặt câu hỏi cho phù hợp. 1. Nghiên cứu giáo trình môn học: Cho biết tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trong những cơ sở thực tiễn nào? (dân tộc và quốc tế) 2. Tại sao, khi nghiên cứu bối cảnh quốc tế và dân tộc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo trình môn học lại giới hạn trong thời gian cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX? Thời gian đó là thời gian Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên, hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh 3. Khi nghiên cứu cơ sở thực tiễn bối cảnh dân tộc và quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, có phải nghiên cứu mọi bối cảnh dân tộc và quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?(không phải, chỉ nghiên cứu những bối cảnh lớn của dân tộc và quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tác động đến sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh) 4. Nghiên cứu những bối cảnh lớn của dân tộc và quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tác động đến sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, bằng năng lực tư duy của mình, anh (chị) hãy cho biết phương pháp tiếp cận có hiệu quả vấn đề là gì? (Phải tập trung nghiên cứu, xác định làm rõ 2 vấn đề: Một là: nó là gì, tức là phải gọi được tên từng nội dung? Hai là nó tác động như thế nào đến tư tưởng Hồ Chí Minh, để được coi như một trong những cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?) Với việc hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu bằng cách đặt câu hỏi nội dung – bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh như trên, sinh viên sẽ suy nghĩ, trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi để giáo viên có điều kiện gợi mở, kích thích tính tích cực học tập, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập của sinh viên., 2.3. Giao hệ thống bài tập về nhà Khi chuyển sang phương thức đào tạo tín chỉ thì tự học, tự nghiên cứu của sinh viên được coi trọng, được tính vào nội dung và chất lượng của chương trình; thời gian học tập lý thuyết, học tập trên lớp có giảm xuống, tăng thời gian tự học, tự nghiên cứu trong sinh viên, đưa giáo dục đại học về đúng nghĩa của nó, người tự học, tự nghiên cứu, giảm 344
- sự nhồi nhét kiến thức của người dạy và do đó phát huy được tính chủ động, sáng tạo của sinh viên. Vậy làm thế nào để tích cực hoá, quản lý, đánh giá được hoạt động tự học của sinh viên có ý nghĩa quan trọng. Theo chúng tôi, có nhiều biện pháp để thực hiện, trong đó có biện pháp quan trọng là giao hệ thống bài tập cho sinh viên. Giao hệ thống bài tập là một động lực, giải pháp then chốt để kích thích sinh viên tính tích cực tự học trong quá trình dạy học. Mục tiêu của biện pháp là tìm ra các cách thức, biện pháp có hiệu quả xây dựng, biên soạn và sử dụng hệ thống bài tập cho sinh viên. Hệ thống bài tập cho sinh viên trong dạy học môn học cần được thiết kế: Bám sát mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, giáo trình môn học, nghiên cứu, chọn lọc cẩn thận, chu đáo, tránh chủ quan, tuỳ tiện; vừa sức với sinh viên, chú ý đến sự phân loại bài tập để phù hợp với từng đối tượng hoặc nhóm đối tượng; phải có khả năng gây hứng thú, khơi gợi niềm yêu thích, say mê tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Hệ thống bài tập phải đa dạng, phong phú như: củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng học bài cũ, nghiên cứu, chuẩn bị cho bài học mới; hướng đến tìm kiếm nội dung tri thức hoặt phương pháp, cách thức tiếp cận nội dung; bài tập nghiên cứu lý thuyết; bài tập thực hành; thảo luận; bài tập vận dụng thực tiễn; tìm hiểu nội dung chuyên sâu, giải quyết vấn đề phức tạp liên quan đến nội dung môn học; bài tập là hệ thống câu hỏi; là nghiên cứu, sưu tầm tài liệu tham khảo,… Chú ý đến tính định hướng, hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu qua hệ thống bài tập, sự gợi mở, sự giúp đỡ cần thiết, thực sự có trách nhiệm của giáo viên trong quá trình sinh viên giải quyết bài tập; cơ chế kiểm tra, đánh giá một cách khách quan, minh bạch kết quả tự học, tự nghiên cứu trong giải quyết bài học của sinh viên. Kỹ năng khen, chê đúng mức nhằm động viên, khuyến khích sinh viên,… Ví dụ: Giao hệ thống bài tập về nhà cho sinh viên là hệ thống câu hỏi ôn tập; tìm kiếm, sưu tầm và nghiên cứu hệ thống tài liệu liên quan đến bài học; tìm kiếm nội dung chuyên sâu, giải quyết vấn đề phức tạp liên quan đến bài học,… - Giao bài tập là hệ thống câu hỏi ôn tập: + Trình bày cơ sở; quá trình hình thành, phát triển; giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh và phương pháp, biện pháp, kỹ năng cơ bản để nắm bắt những nội dung đó. + Phân tích quan điểm: “khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh không có gì ngoài hai bàn tay trắng”. Giáo sư Trần Văn Giàu dùng hình ảnh “Ruộng đồng đã có nước, trước khi nước sông đẩy lên”, để diễn tả điều gì trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? + Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh dựa trên quan điểm: “Vĩ nhân cũng phải có điều kiện mới xuất hiện, sự sáng tạo không chỉ do óc thông minh và lòng tốt đẹp mà phải có tiền đề mới xuất hiện” 345
- - Yêu cầu sinh viên tìm kiếm, sưu tầm và nghiên cứu hệ thống tài liệu tham khảo liên quan đến bài học - Tìm, đọc, xác định nội dung, phân loại các tư liệu dưới đây theo kết cấu logic tri thức chủ đạo của chương 2: “Gia đình, quê hương và tình hình thời cuộc lúc bấy giờ”, “Sông Hương dậy sóng”, “Cuộc biệt ly lịch sử”, “Bến Nhà Rồng tiễn Bác ra đi”, “Hội nghị Vecxai, bản yêu sách và tâm địa thực dân”, “Luận cương Lênin”, “Những năm tháng gian khó”, “Trau dồi tri thức, văn hoá bốn phương”, “Hang Pac bó chào Người trở lại”, “Tư tưởng Hồ Chí Minh: sinh khí của một học thuyết”, “Tư tưởng Hồ Chí Minh sải bước cùng thời đại”,… - Yêu cầu sinh viên tìm hiểu nội dung chuyên sâu, giải quyết vấn đề phức tạp liên quan đến nội dung bài học: + Nghiên cứu, tìm hiểu, giải thích: vì sao Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và quá trình đó diễn ra như thế nào? Trên cơ sở đó, phân tích làm rõ nét độc đáo của quá trình Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin[1]. + Tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là: “Tài sản tinh thần vô giá” của Đảng và dân tộc Việt Nam? + Bằng lý luận và thực tiễn chứng minh tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc; phản ánh khát vọng thời đại, tìm ra giải pháp đấu tranh giải phóng loài người, cổ vũ các dân tộc vì mục tiêu cao cả?.. Như vậy, hệ thống bài tập có vai trò quan trọng trong quá trình tích cực hoá hoạt động tự học, tự nghiên cứu trong sinh viên. Vai trò, giá trị thực sự của nó chỉ được phát huy khi giáo viên có đầu tư thiết kế hệ thống bài tập chất lượng, hấp dẫn, vừa sức với người học, có cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện bài tập của sinh viên. Đồng thời, có biện pháp khuyến khích, động viên, hỗ trợ sinh viên thực hiện hệ thống bài tập do giáo viên đưa ra. 3. KẾT LUẬN Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với Chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả, của công tác giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng, mang tính thời sự sâu sắc trong các trường đại học, trong đó có trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Trên tinh thần đó bài viết bước đầu, nghiên cứu, đề xuất ba thao tác sư phạm, biện pháp, kỹ thuật dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Qua thực tiễn vận dụng đã đem lại hiệu quả trong quá trình dạy học môn học tại trường: Đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực; hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu; giao hệ thống bài tập về nhà. Nội dung, quy trình và cách thực hiện; lấy ví dụ minh hoạ, phân tích làm sáng tỏ vấn đề. Những nghiên cứu, đề xuất trên hi vọng sẽ 346
- góp phần tích cực, hiệu quả vào đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở Nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (tài liệu tập huấn hè 2019 – dành cho bậc đại học không chuyên ngành Lý luận chính trị) 2. Chu Hà (Lê Xuân Choát) (2004), Bông sen vàng – Diễn ca về Bác Hồ vĩ đại, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, tr 8-9 3. Nguyễn Xuân Lạc (2000), Thơ dâng Bác, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr142 4. Việt Phương, Thơ viết về Người, Nguồn: https://tuoitre.vn 5. Trần Bạch Đằng “Tư tưởng Hồ Chí Minh: Sinh khí của một học thuyết”, Nguồn: https://tuoitre.vn/tu-tuong-ho-chi-minh-sinh-khi-cua-mot-hoc-thuyet-332689.htm. 6. Hồ Chí Minh, Toàn tập (tập 1) (2011), Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội. 7. Hồ Chí Minh, Toàn tập (tập 1) (2011), Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội. 347
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số biện pháp nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục
4 p | 146 | 18
-
Một số biện pháp giúp sinh viên học tập môn Thống kê trong khoa học xã hội có hiệu quả - Ngô Đình Qua
4 p | 134 | 11
-
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh
5 p | 90 | 6
-
Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên khoa Giáo dục tiểu học, trường Đại học Thủ đô Hà Nội
8 p | 75 | 5
-
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)
8 p | 76 | 4
-
Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng tư duy phản biện cho sinh viên ngành quản trị nhân lực trường Đại học Nội vụ Hà Nội
5 p | 49 | 3
-
Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong đào tạo ngành giáo dục tiểu học chất lượng cao tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội
10 p | 15 | 3
-
Một số biện pháp tổ chức hoạt động nhóm cho sinh viên trong dạy học học phần “phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non”
5 p | 67 | 3
-
Một số biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
3 p | 12 | 3
-
Rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
11 p | 30 | 3
-
Một số biện pháp hỗ trợ giảng dạy nhằm nâng chuẩn đầu ra ngành Văn học
9 p | 61 | 3
-
Một số biện pháp quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông
3 p | 95 | 3
-
Một số biện pháp giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên dân tộc thiểu số ở trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai
4 p | 64 | 3
-
Một số biện pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nhằm triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
6 p | 15 | 3
-
Một số biện pháp tổ chức môi trường cho trẻ mầm non theo phương pháp giáo dục Montessori
3 p | 7 | 2
-
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật nhằm phát triển năng lực người học trong dạy học giáo dục công dân lớp 12 ở trường trung học phổ thông
6 p | 63 | 2
-
Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý sinh viên ngoài học vụ ở các trường đại học công lập khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn