intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số giải pháp phát huy vai trò kinh tế tư nhân ở Hải Phòng hiện nay

Chia sẻ: AtaruMoroboshi _AtaruMoroboshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

29
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu chỉ ra thực trạng của thành phần kinh tế tư nhân Hải Phòng, những đóng góp cũng như một số bất cập, khó khăn của kinh tế tư nhân Hải Phòng và nguyên nhân dẫn tới bất cập đó. Nghiên cứu đề ra một số giải pháp để khắc phục hạn chế và đưa kinh tế tư nhân Hải Phòng phát triển hơn nữa, góp phần cùng các thành phần kinh tế khác đưa Hải Phòng xứng đáng là trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số giải pháp phát huy vai trò kinh tế tư nhân ở Hải Phòng hiện nay

  1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 471 MỘT SỐ GIÂI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG HIỆN NAY TS. Tô Mạnh Cường Trường Đại học Thủy lợi Tóm tắt: Kể từ khi đổi mới đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều Nghị quyết khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của kinh tế. Nghị quyết 10- NQ/TƯ ngày 3/6/2017 về "Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII càng khẳng định rõ điều đó. Hải Phòng là một thành phố trực thuộc Trung ương có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước. Phát huy lợi thế của mình, Hải Phòng đã tập trung các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra bước phát triển vượt bậc trong thời gian gần đây. Trong thành quả phát triển đó, có sự đóng góp to lớn của thành phần kinh tế tư nhân. Tuy vậy, kinh tế tư nhân Hải Phòng vẫn bộc lộ nhiều bất cập, đòi hỏi trong thời gian tới, toàn hệ thống chính trị và nhân dân phải tiếp tục đổi mới nhận thức, tìm tòi giải pháp để khắc phục hạn chế và đưa kinh tế tư nhân phát triển hơn nữa, góp phần cùng các thành phần kinh tế khác đưa Hải Phòng xứng đáng là trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Từ khóa: Doanh nghiệp tư nhân, kinh tế tư nhân, vai trò kinh tế tư nhân SOME SOLUTIONS TO PROMOTE THE ROLE OF PRIVATE ECONOMY IN HAI PHONG Abtract: Since the renovation, up to now, the Communist Party of Vietnam has had many resolutions affirming the role of the private economy in the development of the economy. The Resolution 10 of the 5th meeting of the 12th CPVCC on developing the private economy has confirmed that. Hai Phong is a city directly under the Central Government, having an important position in economy, society, information technology, security and national defense of the Northern region and the whole country. Promoting its advantages, Hai Phong has gathered resources for socio-economic development, creating remarkable development recently. In that development, there is a great contribution of the private sector. However, Hai Phong's private economy still reveals many inadequacies, requiring that in the coming time, the entire political system and people must continue to innovate their awareness, explore solutions to overcome limitations and introduce The private sector has further developed, contributing to other economic sectors to make Hai Phong a worthy economic, scientific and technical center of the Northern Coastal Region and one of the two development centers. development of Northern key economic region. Keywords: Private enterprise, personal economic, private economic role.
  2. 472 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP 1. ĐẶT VÇN ĐỀ: Nghiên cứu khái quát nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó, có nhiều Nghị quyết khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân. Hải Phòng là một thành phố trực thuộc Trung ương có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước. Phát huy lợi thế của mình, Hải Phòng đã tập trung các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra bước phát triển vượt bậc trong thời gian gần đây. Nghiên cứu chỉ ra thực trạng của thành phần kinh tế tư nhân Hải Phòng, những đóng góp cũng như một số bất cập, khó khăn của kinh tế tư nhân Hải Phòng và nguyên nhân dẫn tới bất cập đó. Nghiên cứu đề ra một số giải pháp để khắc phục hạn chế và đưa kinh tế tư nhân Hải Phòng phát triển hơn nữa, góp phần cùng các thành phần kinh tế khác đưa Hải Phòng xứng đáng là trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 2.1. Quan điểm của Đảng về vai trò của kinh tế tư nhân Kinh tế tư nhân, hiểu cách khái quát chung, là khu vực kinh tế nằm ngoài quốc doanh (ngoài khu vực kinh tế nhà nước), bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó tư nhân nắm trên 50% vốn đầu tư. Kinh tế tư nhân là tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh không dựa trên sở hữu nhà nước về các yếu tố của quá trình sản xuất. Hiểu ở cấp độ hẹp, kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế gắn liền với loại hình sở hữu tư nhân, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Kinh tế tư nhân tồn tại dưới các hình thức như: doanh nghiệp tư nhân (DNTN), công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và các hộ kinh doanh cá thể. Các Nghị quyết của Đảng từ Đại hội VI (12/1986) đến nay đều đã khẳng định việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta với nội dung cơ bản là phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân và cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ. Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Nghị quyết số 14-NQ/TƯ, ngày 18/3/2002 của Hội nghị Trung ương 5 khóa IX "Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân" tạo cú hích quan trọng phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta trở thành lực lượng quan trọng đóng góp ngày càng lớn vào sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.
  3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 473 Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 14 của Hội nghị Trung ương 5 khóa IX, Hội nghị Trung ương 5 khóa XII ban hành Nghị quyết 10-NQ/TƯ ngày 3/6/2017 về "Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Trên cơ sở Nghị quyết của Trung ương, nhiều cơ chế, chính sách và giải pháp được Chính phủ và các Bộ, Ngành, địa phương ban hành. Với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển. Kinh tế tư nhân Hải Phòng vì vậy cũng đã có sự phát triển mạnh mẽ. 2. 2. Thực trạng vai trò kinh tế tư nhân ở Hải Phòng 2.2.1. Thành tựu đạt được Được thành lập vào năm 1888, Hải Phòng là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu, ngành vận tải biển của Hải Phòng rất phát triển, trở thành một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Hải Phòng là trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hiện nay, Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Trong lịch sử, Hải Phòng đã có rất nhiều DNTN nổi tiếng của người Việt như doanh nhân Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Đoàn Đức Ban… Hải Phòng hiện có khoảng 20 nghìn doanh nghiệp, trong đó đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực tư nhân. Các doanh nghiệp tập trung ở các lĩnh vực lợi thế của thành phố như cảng biển, dịch vụ du lịch và dịch vụ xã hội... Với lợi thế về cảng biển, thành phố có gần 40 doanh nghiệp cảng, đa phần là tư nhân. Lượng hàng hóa qua cảng tăng trưởng từ 13% đến 15%/năm; Ngành dịch vụ du lịch, dịch vụ xã hội cũng đóng góp vào bản đồ kinh tế thành phố nhiều sắc màu, với hệ thống hàng chục bệnh viện, hàng trăm trường học dân lập, cùng hơn 20 nghìn doanh nghiệp hoạt động theo các mô hình trách nhiệm hữu hạn, cổ phần tư nhân, DNTN… Hải Phòng có các khu công nghiệp lớn như: Đình Vũ, Tràng Duệ (LG), VSIP… Khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài đang đóng vai trò đặc biệt quan trọng với các khu công nghiệp lớn này. Trong đó phải kể đến các tập đoàn kinh tế tư nhân VinGroup, SunGroup, Him Lam… với vốn đầu tư hàng trăm nghìn tỷ đồng. Năm 2017, thu nội địa của thành phố đạt gần 22.000 tỷ đồng, trong đó cộng đồng các doanh nghiệp đóng góp gần 16.000 tỷ đồng, chiếm gần 73%. 2.2.2. Một số khó khăn, bất cập Tuy đạt được những thành quả ban đầu đáng ghi nhận nhưng nhìn chung thực trạng DNTN ở Hải Phòng còn nhiều bất cập, yếu kém.
  4. 474 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP - Quy mô doanh nghiệp còn nhỏ: Đa số các doanh nghiệp tư nhân là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Điều này làm ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của DNTN so với doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhiều DNTN còn kinh doanh theo hình thức ngắn hạn, chưa có tầm nhìn, chiến lược kinh doanh dài hạn. Đội ngũ doanh nhân của khu vực tư nhân chưa thực sự lớn mạnh, còn thiếu kinh nghiệm trên thương trường quốc tế và chưa được đào tạo sâu về quản lý sản xuất, kinh doanh. - Năng lực công nghiệp còn yếu: Năng lực công nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân còn yếu và hầu hết đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển. Phần lớn các DNTN mới dừng lại ở gia công lắp ráp, chủ yếu sử dụng máy móc, thiết bị và nguyên liệu nhập khẩu. Khoảng cách chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các DNTN so với khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI còn xa. Điều này làm ảnh hưởng tới khả năng kết nối cũng như tham gia ngành công nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn của các DNTN. - Thị trường còn hẹp: Các DNTN phần lớn vẫn hoạt động ở thị trường trong nước. Số DNTN lớn vươn được ra thị trường nước ngoài còn rất ít. Ngay cả ở thị trường trong nước, do quy mô nhỏ và khả năng cạnh tranh yếu nên DNTN có xu hướng rút khỏi các ngành sản xuất công nghiệp, lĩnh vực phân phối và bán lẻ... nhường lại sân chơi cho các doanh nghiệp nước ngoài. - Đầu tư lĩnh vực nông nghiệp còn yếu: Dù có tiềm năng lớn về nông nghiệp, nhưng số lượng DNTN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn rất ít. Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc triển khai những mô hình hiện đại như kinh tế trang trại quy mô lớn. Việc giải quyết lao động trong ngành nông nghiệp chưa đạt hiệu quả mong muốn có nguyên nhân chủ yếu là sự phát triển của lực lượng doanh nghiệp ở nông thôn không đủ mạnh nên chưa thúc đẩy chuyển dịch nhanh lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp. - Ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt: Bên cạnh những DNTN là ăn chân chính, chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật thì vẫn còn bộ phận không nhỏ chưa tuân thủ chính sách pháp luật, vi phạm các điều kiện về an toàn lao động, về môi trường, về chế độ lao động và việc làm… Một bộ phận doanh nhân còn hạn chế về kiến thức, sự am hiểu pháp luật và năng lực kinh doanh, kinh nghiệm quản lý, khả năng cạnh tranh và hội nhập. Một số doanh nhân còn thiếu trách nhiệm với xã hội, vì lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, làm tăng thêm các tiêu cực xã hội, môi trường. Thành phố đã xử lý nhiều doanh nghiệp vi phạm lĩnh vực mua bán hóa đơn, chứng từ giả; sản xuất, buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng; lập dự án một đằng hoạt động một nẻo để chiếm dụng đất đai… Có số lượng lớn các doanh nghiệp được thành lập nhưng không hoạt động, không phát sinh thuế. 2.2.3. Nguyên nhân Thứ nhất, môi trường pháp lý đối với khu vực kinh tế tư nhân chưa hoàn thiện, nhiều quy định chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, thiếu nhất quán, phức tạp và chồng chéo. Thủ tục
  5. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 475 hành chính còn rườm rà, chồng chéo. Hiện có tới hơn 4000 điều kiện kinh doanh (trong đó nhiều quy định không theo thông lệ quốc tế) gây cản trở không nhỏ cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đây cũng là cản trở chung đối với các DNTN trong cả nước chứ không riêng gì Hải Phòng. Các thủ tục tiếp cận đất đai, thị trường tín dụng, cơ hội đầu tư rườm rà. Chi phí kinh doanh, chi phí vận tải (logistics, tiền lương, bảo hiểm…) cao, lãi suất vay cao. DNTN phải trả nhiều khoản chi phí phát sinh, không minh bạch… Thứ hai, thiếu thị trường, thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh: Để doanh nghiệp có thể phát triển thì vấn đề “thị trường”, vấn đề đầu ra, vấn đề hình thành nơi trao đổi buôn bán, hình thành trục liên kết,... sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển đột phá. Tuy nhiên hiện nay, đa số DNTN ở Hải Phòng có quy mô sản xuất nhỏ nên khó chiếm lĩnh thị trường, cạnh tranh với doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thủ tục vay vốn, xin thuê đất còn rườm rà cũng gây cản trở lớn tới sự phát triển mở rộng thị trường. Để DNTN là động lực phát triển kinh tế cần thúc đẩy hoàn thiện thể chế thị trường đầy đủ. Bởi thị trường là cơ hội tiếp cận kinh doanh, cơ hội tiếp cận đất đai, tiếp cận thông tin, chính sách, quy hoạch,...; là sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ với các tập đoàn lớn để tiêu thụ sản phẩm, tạo ra chuỗi giá trị,... Thứ ba, vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu quả quản lý của Nhà nước còn nhiều hạn chế. Hiệu quả thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để phát triển kinh tế tư nhân chưa cao. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là hạ tầng giao thông và nguồn nhân lực. Thiếu vốn luôn là vấn đề thách thức lớn đối với các DNTN khi không có tài sản thế chấp để vay vốn hoặc tài sản thế chấp không minh bạch, đang tranh chấp; thiếu dự án khả thi. Bởi vậy, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận vay vốn ngân hàng, huy động vốn trên thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp và sử dụng các dịch vụ tài chính với chi phí hợp lý. 2.3. Một số phương hướng, giải pháp huy vai trò của kinh tế tư nhân ở Hải Phòng Trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW 10 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân, thành phố Hải Phòng đặt ra mục tiêu tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân theo hướng lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần đưa kinh tế - xã hội thành phố phát triển nhanh, bền vững, tạo sự phát triển đột phá, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại. Đồng thời, nâng cao chất lượng hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân, xây dựng doanh nghiệp thành phố Hải Phòng có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân có tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; nhiều doanh nhiệp tham gia mạng sản xuất chỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Về số lượng doanh nghiệp, phấn đấu đến năm 2020, toàn thành phố có trên 33.000 doanh nghiệp hoạt động; đến năm 2025 có trên 42.000 doanh nghiệp hoạt động và đến năm
  6. 476 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP 2030 có trên 53.000 doanh nghiệp hoạt động. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tư nhân phấn đấu đạt cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đến năm 2020 đạt khoảng 51% - 53%, năm 2025 đạt khoảng 55% - 56%, đến năm 2030 đạt khoảng 60% - 65%. Để đạt được mục tiêu đặt ra cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Thứ nhất, tiếp tục thay đổi nhận thức về kinh tế tư nhân. Cần có sự thống nhất nhận thức trong toàn hệ thống chính trị và nhân dân về vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân, thậm chí cần nhận thấy kinh tế tư nhân không chỉ là quan trọng mà là đầu kéo quan trọng để phát triển kinh tế. Từ đó khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển. Cần mạnh dạn giao cho các DNTN có đầy đủ điều kiện đảm nhiệm các lĩnh vực quan trọng của Nhà nước. Chỉ nên giữ lại các doanh nghiệp nhà nước mang tính chủ đạo. Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy, UBND, nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội. Phát triển kinh tế tư nhân cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Về phía tổ chức Đảng, nghiêm túc triển khai các Nghị quyết của Trung ương về phát triển kinh tế tư nhân, ban hành nghị quyết phù hợp với điều kiện của thành phố và đẩy mạnh việc thực hiện đưa nghị quyết vào cuộc sống. Cần thường xuyên tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết. Chính quyền thành phố cần tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân. Trên cơ sở thể chế và chính sách của Nhà nước, thành phố cần tiếp tục có những chính sách mang tính đặc thù đối với DNTN, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để DNTN phát triển. Cần có chính sách đột phá như chính sách đầu tư, tín dụng, chính sách về mặt bằng sản xuất, chính sách thuế, chính sách đào tạo, tiền lương, thu nhập và bảo hiểm xã hội... Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong phát triển kinh tế tư nhân. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp cần nâng cao hiệu quả hoạt động, tích cực phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để cung cấp thông tin, hỗ trợ liên kết, hợp tác kinh doanh, đào tạo kỹ thuật và tư vấn cho DNTN. Được biết, thành phố đã tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, tìm cơ hội kết nối các nguồn lực. Thành phố không ngừng nỗ lực cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng đã có chỉ thị yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị có chức năng thanh tra, kiểm tra, chủ tịch UBND các quận, huyện không tiến hành thanh tra, kiểm tra quá một lần/năm đối với doanh nghiệp, trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất. Đồng thời tổ chức đối thoại doanh nghiệp định kỳ một lần/tháng, lắng nghe ý kiến từ doanh nghiệp để hoàn thiện cơ chế. Thứ ba, tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính, triển khai việc xây dựng và thực hiện Nhà nước liêm chính, kiến tạo và phục vụ nhân dân Hải Phòng là thành phố lớn thứ ba cả nước, trong bối cảnh hiện nay, việc tiến hành cải cách cách thủ tục hành chính là tất yếu. Xây dựng chính quyền liêm chính, nói không
  7. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 477 với tham nhũng; có các quy định thưởng phạt nghiêm minh và đề cao ý thức thượng tôn pháp luật cho tất cả mọi người; từ đó thực sự tạo được niềm tin của người dân, của doanh nghiệp vào vai trò của Nhà nước trong điều hành đất nước. Cần ngăn chặn lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ chính sách, xử lý nạn tham nhũng, quan liêu - rào cản và gánh nặng chi phí đối với phát triển của khu vực KTTN; củng cố, xây dựng bộ máy, tuyển dụng người tài, rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan để tránh chồng chéo, mâu thuẫn và gắn với cải cách hành chính. Cần áp dụng mạnh mẽ chính phủ điện tử và chính phủ số ở mọi lĩnh vực để giảm thiểu và hiện đại hóa thủ tục hành chính, hạn chế tham nhũng, tăng cường tính minh bạch trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách. Đây cũng là những biện pháp góp phần đẩy nhanh quá trình chính thức hóa nền kinh tế và thị trường lao động. Thứ tư, hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. Thành phố cần tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tư nhân đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tiên tiến. Áp dụng chính sách thuế, hỗ trợ tài chính, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi phù hợp với hoạt động nghiên cứu, đổi mới, hiện đại hóa công nghệ. Thành phố cần đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng đào tạo – chuyển giao, đáp ứng nhu cầu tại chỗ. Với sự phát triển mạnh về công nghiệp và các dịch vụ du lịch, dịch vụ y tế của địa phương thời gian qua, nhu cầu tuyển dụng lao động đối với các lĩnh vực này ngày càng lớn. Bởi vậy, thành phố cần tiếp tục đầu tư, phát triển các loại hình đào tạo, chú trọng đào tạo nghề và kỹ sư công nghệ, đầu tư trọng điểm các ngành địa phương có nhu cầu cao. Bên cạnh đó, cần đổi mới căn bản hệ thống giáo dục và đào tạo, trong đó gắn giáo dục - đào tạo với hoạt động thực tiễn, đề cao tinh thần làm chủ, thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp, có định hướng rõ rệt ưu tiên về chính sách và các nguồn lực cho các ngành kinh tế trọng điểm của thành phố. Trong đào tạo nhân lực chất lượng cao, cần tạo dựng văn hóa sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp cho giới trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hình thành ý chí tự thân lập nghiệp để sẵn sàng cho tương lai. Thứ năm, phát triển mạnh lực lượng doanh nghiệp trong nông nghiệp và ở nông thôn Trong lịch sử, Hải Phòng đã có nhiều đột phá và đạt thành tựu lớn về kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng. Hiện tại, Hải Phòng cần tiếp tục quan tâm tới việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Điều này vừa giúp phát huy tiềm năng, thế mạnh và truyền thống của địa phương, đồng thời, góp phần vào duy trì sự ổn định, cân bằng về kinh tế bởi nông nghiệp luôn là lĩnh vực quan trọng đảm bảo an ninh lương thực và giúp giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động nông thôn. Hướng đột phá trong thời gian tới là phải thoát ra khỏi tư duy của nền kinh tế nông nghiệp truyền thống, chuyển mạnh từ chỗ sản xuất lấy số lượng làm mục tiêu sang chú trọng chất lượng, giá trị và hiệu quả, chuyển từ mô hình sản xuất nông nghiệp khép kín, nhỏ lẻ, thiếu liên kết, chủ yếu ở quy mô hộ gia đình sang mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, dựa vào doanh nghiệp và trang trại, hoạt động theo cơ chế thị trường và đủ sức cạnh tranh trong hội nhập quốc tế. Đặc biệt,
  8. 478 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP cần chú trọng vai trò của công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ xanh và công nghệ sạch trong việc nâng cao chất lượng và giá trị của các sản phẩm nông nghiệp. Cần giải quyết một số “điểm nghẽn”, như các vấn đề về kết cấu hạ tầng, tích tụ, tập trung đất đai, phát triển nguồn nhân lực, hợp đồng sản xuất... thông qua những thay đổi chính sách để thu hút được nhiều đầu tư hơn từ khu vực KTTN vào khu vực nông nghiệp và nông thôn. Để làm được điều này, cần có sự tham gia tích cực của cấp uy Đảng các cấp, đặc biệt là chính quyền địa phương, với vai trò điều phối, bảo lãnh trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người nông dân để giúp tháo gỡ, xử lý những khó khăn mà cả hai bên khó vượt qua được. 3. KẾT LUẬN Hải Phòng là một thành phố trực thuộc Trung ương có nội lực rất lớn. Cùng với sự phát triển của đất nước, thành phố đang thay đổi rất nhanh chóng trong những năm gần đây. Việc phát triển kinh tế tư nhân là một nhân tố không chỉ bảo đảm cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao, tạo nguồn thu cho ngân sách mà còn tham gia vào giải quyết hàng loạt những vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực,… Trong bối cảnh ngân sách Trung ương còn khó khăn, cùng với đó là xu hướng suy giảm của dòng vốn ngoại... thì những chính sách khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư là rất cần thiết. Nếu biết phát huy đầy đủ sức mạnh và khả năng sáng tạo của khu vực tư nhân, thì kinh tế Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ tiếp tục tăng trưởng cao trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHÂO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội 2. http://vneconomy.vn/nghi-quyet-so-10-ve-kinh-te-tu-nhan-co-tac-dong-lon-the-nao- 20190502093722211.htm 3. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/phat-trien-kinh-te-tu-nhan- trong-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam-128580.html 4. https://enternews.vn/index.php/dau-an-doanh-nghiep-tu-nhan-hai-phong-132250.html
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1