intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp nâng cao chất lượng đối với việc phát huy các giá trị văn hóa của quản trị địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Giải pháp nâng cao chất lượng đối với việc phát huy các giá trị văn hóa của quản trị địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trình bày khái quát cơ sở lý luận về văn hóa và việc phát huy các giá trị văn hóa của quản trị địa phương; Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản trị địa phương Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với việc phát huy các giá trị văn hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp nâng cao chất lượng đối với việc phát huy các giá trị văn hóa của quản trị địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

  1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA QUẢN TRỊ ĐỊA PHƢƠNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM Lê Thị Trúc Anh 1 Tóm tắt: Đề cập tới vai trò của văn hóa đối với phát triển bền vững, Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp Đổi mới toàn diện đất nƣớc luôn khẳng định: Văn h a là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Trên cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy, phát triển toàn diện, bền vững phải bắt rễ và hƣớng tới mục tiêu phát triển văn hóa, biểu hiện ở sự tôn trọng và bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc nói chung, của từng vùng, từng địa phƣơng nói riêng. Chẳng hạn, tính năng động, sáng tạo trong phạm vi hoạt động thực tiễn của chủ thể văn hóa Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có thể đƣợc xem là một trong những giá trị văn hóa quý báu, bên cạnh các nguồn lực khác nhƣ tài nguyên thiên nhiên, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Vùng. Nếu sự phát triển làm mất đi những khía cạnh tốt của truyền thống văn hóa ấy thì nhất định không thể là một phát triển bền vững. Nói khác đi, phát triển kinh tế mà không phát triển văn hóa là một phát triển què quặt, mất cân đối. Chính sự vơi cạn nguồn ―tài nguyên‖ văn hóa (nếu xảy ra) sẽ làm đổ vỡ phát triển kinh tế (và xã hội), nghĩa là sẽ dẫn tới một sự phát triển kinh tế không bền vững. Điều này thực sự trở thành thách thức không nhỏ đối với chất lƣợng công tác quản trị địa phƣơng hiện nay. Từ quan điểm lý luận về mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa nhƣ trên, hoạt động nâng cao chất lƣợng quản trị địa phƣơng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với việc phát huy các giá trị văn hóa, hƣớng đến mục tiêu phát triển bền vững là cần thiết và cấp bách. Đây cũng là nội dung trọng tâm của nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lƣợng đối với việc phát huy các giá trị văn hóa của quản trị địa phƣơng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”. Từ khóa: Văn h a, giá trị, quản trị địa phương, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tính năng động, phát triển bền vững… 1. Đặt vấn đề Phát triển bền vững, về bản chất, vừa tƣơng đồng, vừa đòi hỏi song hành với phát triển văn hóa. Năm 1987, UNESCO phát động chƣơng trình Thập kỷ thế giới phát 1 Tiến sĩ, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Phát triển Nhân lực, Trƣởng Phòng Tạp chí – Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh 164
  2. triển văn h a. Nhân dịp này, cựu tổng giám đốc UNESCO, F. Mayo phát biểu quan điểm: ―Hễ nƣớc nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trƣờng văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của nƣớc ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều… Văn hóa cần coi mình nhƣ một nguồn cổ súy trực tiếp cho phát triển và ngƣợc lại phát triển cần thừa nhận văn hóa giữ một vị trí trung tâm, một vai trò điều tiết xã hội‖2. Đảng Cộng sản Việt Nam, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp Đổi mới toàn diện đất nƣớc, đề cập tới vai trò của văn hóa truyền thống đối với phát triển bền vững, cũng khẳng định: Văn h a là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu kinh tế và xã hội (tiên khởi là nhà xã hội học ngƣời Pháp Pierre Bourdieu (1930-2002) cho rằng, muốn hiểu văn hóa nhƣ một nhân tố (động lực nội sinh) trong đời sống kinh tế, và nhất là muốn đánh giá vai trò của nó trong tiến trình phát triển, thì nên nhìn nó nhƣ một loại vốn - tƣơng tự nhƣ ba loại vốn thƣờng biết khác. Đó là: vốn vật thể, nhƣ máy móc, thiết bị; vốn con người, nhƣ kỹ năng, kiến thức; và vốn thiên nhiên, gồm những tài nguyên do thiên nhiên cống hiến và môi trƣờng sinh thái. Tác giả Trần Hữu Dũng, trong bài viết ―Phát triển bền vững, nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa‖ đăng trên Tạp chí Tia sáng cho rằng, cần phân biệt thêm một bƣớc hai dạng vốn văn hóa: vật thể và phi vật thể. Vốn văn h a vật thể, gồm những công trình kiến trúc, đền đài cung miếu, di tích lịch sử, những địa điểm có ý nghĩa văn hóa. Loại vốn này cung cấp một nguồn dịch vụ có thể hƣởng thụ ngay (chẳng hạn nhƣ du lịch), hoặc là ―đầu vào‖ cho sản xuất những sản phẩm và dịch vụ trong tƣơng lai. Dạng kia, vốn văn h a phi vật thể, là những tập quán, phong tục, tín ngƣỡng…, và các giá trị khác của xã hội. Loại vốn văn hóa này (cùng những sản phẩm tinh thần mang tính đại chúng cao nhƣ văn chƣơng, điện ảnh, âm nhạc…) là một loại keo gắn kết cộng đồng. Nó cũng cung cấp một nguồn dịch vụ có thể hƣởng thụ ngay, hoặc dùng trong sản xuất những sản phẩm văn hóa trong tƣơng lai3. Những nhận xét trên cho thấy hai mối liên hệ cơ bản giữa văn hóa, kinh tế và phát triển bền vững. Một là, giá trị kinh tế có thể tăng lên nhờ giá trị văn hóa. Ví dụ, một ngôi nhà có ý nghĩa di tích lịch sử. Ngôi nhà ấy đƣợc định ―giá‖ nhƣ một sản phẩm vật chất trong hoạt động kinh doanh, thƣơng mại, biệt lập với giá trị văn hóa. Song, do nó mang trong mình ―tính giá trị‖, ―tính lịch sử‖, ―tính biểu trƣng‖ nên nhiều ngƣời sẽ sẵn sàng mua ngôi nhà đó với mức cao hơn ―giá‖ vật thể thuần tuý của nó. Hầu nhƣ mọi sản phẩm văn hóa vật thể đều có thể đƣợc nghĩ đến nhƣ một loại ―vốn văn hóa phi vật thể‖. Khi giá trị văn hóa đƣợc thẩm thấu vào giá trị kinh tế của vật thể, sẽ làm tăng thêm, có thể gấp nhiều lần, giá trị của vật thể ấy. 2 Dẫn theo: Bộ Văn hóa – thông tin 1992, Thập kỷ thế giới phát triển văn h a, Hà Nội. 3 Trần Hữu Dũng, ―Phát triển bền vững nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa‖, Tạp chí Tia sáng ngày 12/07/2010, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com, truy cập ngày 01/11/2017. 165
  3. Hai là, văn hóa giúp ta hiểu sâu hơn về ý niệm tính bền vững của phát triển. Đóng góp của hệ giá trị văn hóa vào khả năng phát triển dài hạn không khác gì đóng góp của vốn thiên nhiên. Vì môi trƣờng sinh thái là thiết yếu cho hầu hết hoạt động sản xuất cũng nhƣ tiêu dùng nên việc khai thác và tận dụng nguồn vốn này là không thể tránh. Tuy nhiên, nếu quá tham lam, bỏ bê và làm tổn thƣơng môi trƣờng sinh thái bằng việc khai thác vô tội vạ các nguồn tài nguyên (trong đó, có những loại không thể tái tạo) sẽ làm giảm sản năng và phúc lợi kinh tế. Và thực chất, đó là những hành động ―phi văn hóa‖ = ―phản phát triển‖. Không bảo dƣỡng các giá trị văn hóa (làm mai một hoặc đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc) cũng có những hậu quả tai hại tƣơng tự. Nhƣ vậy, phát triển toàn diện, bền vững phải bắt rễ và hƣớng tới mục tiêu phát triển văn hóa, biểu hiện ở sự tôn trọng và bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc nói chung, của địa phƣơng nói riêng. Nếu sự phát triển làm mất đi những khía cạnh tốt của văn hóa truyền thống thì nhất định không thể là một phát triển bền vững. Nói khác đi, phát triển kinh tế mà không phát triển văn hóa là một phát triển què quặt, mất cân đối. Chính sự vơi cạn nguồn ―tài nguyên‖ văn hóa (nếu xảy ra) sẽ làm đổ vỡ phát triển kinh tế (và xã hội), nghĩa là sẽ dẫn tới một sự phát triển kinh tế không bền vững. Từ quan điểm lý luận về mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa nhƣ trên, hoạt động nâng cao chất lƣợng quản trị địa phƣơng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với việc phát huy các giá trị văn hóa, hƣớng đến mục tiêu phát triển bền vững là cần thiết và cấp bách. Đây cũng là nội dung trọng tâm của nghiên cứu này. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát cơ sở lý luận về văn hóa và việc phát huy các giá trị văn hóa của quản trị địa phƣơng a. Văn h a ―Văn hóa‖ là một từ đa nghĩa, nó đƣợc dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau. Trong khoa học nghiên cứu về văn hóa, văn hóa đƣợc hiểu theo nghĩa rộng. Khởi đầu từ định nghĩa của E.B.Tylor trong cuốn Văn h a nguyên thủy (Primitive culture) xuất bản ở London năm 1871, đến nay đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Các định nghĩa này, nhìn chung, xét về cách thức thƣờng chia thành hai loại – định nghĩa miêu tả và định nghĩa nêu đặc trƣng. Định nghĩa miêu tả liệt kê các thành tố của văn hóa. Chẳng hạn, theo E.B.Tylor, văn hóa là ―một phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con ngƣời nhƣ một thành viên của xã hội đã đạt đƣợc‖4. Trong loại định nghĩa nêu đặc trưng, có khuynh hƣớng xem văn hóa là kết quả của việc con ngƣời tìm cách thích nghi với các hoàn cảnh sống (tự nhiên, xã hội…), có khuynh hƣớng xem văn hóa là những quá trình (những phƣơng thức, cách thức tồn tại, sinh 4 Dẫn theo Trần Ngọc Thêm 2009: Những vấn đề văn h a học, Lý luận và ứng dụng, Nxb. Văn hóa văn nghệ, tr.29-30. 166
  4. sống và phát triển…), cũng có khuynh hƣớng xem văn hóa nhƣ một hệ thống, với nhiều thành tố có quan hệ tác động qua lại, ràng buộc lẫn nhau tạo thành cấu trúc nhƣ định nghĩa văn hóa của tác giả Trần Ngọc Thêm trong công trình ―Cơ sở văn h a Việt Nam, tập 1và 2 (lƣu hành nội bộ tại Trƣờng Đại học Ngoại ngữ Hà Nội từ năm 1991):“văn h a là một hệ thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật thể…) do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình‖5. Từ cách hiểu văn hóa theo nghĩa rộng (bao gồm tất cả những gì con ngƣời sáng tạo ra), trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng định nghĩa văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh: ―Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn‖6. b. Quản trị địa phương và việc phát huy các giá trị văn h a của quản trị địa phương Thuật ngữ quản trị (governance), liên quan đến hoạt động quản lý trong các tổ chức (lên kế hoạch, ra quyết định, lãnh đạo, kiểm soát...), là những gì mà bộ máy quản lý của một tổ chức phải thực hiện. Vì vậy, thuật ngữ quản trị đã tồn tại trong hoạt động của tất cả các tổ chức, kể cả tổ chức tƣ nhân, nhƣng ở những cấp độ khác nhau nhƣ quản trị toàn cầu (global governance), quản trị tập đoàn (corporate governance), quản trị dự án (project governance), quản trị trong tổ chức phi lợi nhuận (non- profit governance)... Tuy nhiên, quản trị áp dụng vào quản lý trong khu vực nhà nƣớc lại là một cách tiếp cận mới, dƣới góc độ cách thức tiến hành các hoạt động quản lý. Khi tiếp cận quản trị trong quản lý nhà nƣớc nhiều tài liệu đề cập đến thuật ngữ ―quản trị nhà nƣớc‖. Theo UNDP, quản trị nhà nước là một tập hợp các giá trị, chính sách và thể chế mà thông qua đó một xã hội sử dụng để quản lý các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội của mình thông qua mối liên hệ giữa chính phủ, các tổ chức xã hội và khu vực tƣ nhân. Trên cơ sở tƣ duy về quản trị và ―quản trị nhà nƣớc‖, quản trị địa phương (Local Governance) cũng là một cách tiếp cận theo hƣớng này từ những năm 1960 gắn với quá trình phân quyền tại nhiều nƣớc trên thế giới. Qua đó, xây dựng một chính quyền gần dân hơn, tạo điều kiện để ngƣời dân tham gia nhiều hơn vào các công việc của địa phƣơng, tăng cƣờng tính trách nhiệm của lãnh đạo địa phƣơng trong ban hành và thực thi các quyết định của chính quyền. Thực chất của quản trị địa phƣơng là tập trung vào tính tự quản của chính quyền địa phƣơng và sự tham gia của nhiều chủ thể vào các công việc của cộng đồng. Vì vậy, nó có điểm tƣơng đồng với quản lý nhà 5 Xem thêm: Trần Ngọc Thêm ―Khái luận về văn hóa‖, đăng trên trang web Văn hóa học ngày 02/04/2014, http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/llvhh-nhung-van-de-chung/2569-tran-ngoc-them- khai-luan-ve-van-hoa.html, truy cập ngày 25/11/2017. 6 Hồ Chí Minh 1995: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 3. 167
  5. nƣớc ở địa phƣơng về mặt chức năng, nhƣng có những khác biệt trong cách thức tiến hành hoạt động quản lý. Theo Hiến chƣơng châu Âu, tự quản địa phƣơng là quyền và các khả năng thực tế của các địa phƣơng, trong khuôn khổ các đạo luật, quy định và xây dựng một phần chủ yếu các công việc tại địa phƣơng, trong sự tự chịu trách nhiệm, vì hạnh phúc của nhân dân tại địa phƣơng mình. Ở Việt Nam, hƣớng tới mục tiêu cao nhất là xây dựng chính quyền thực sự ―của dân, do dân, vì dân‖, việc quản trị ở cấp địa phƣơng không chỉ thuộc về bộ máy chính quyền mà còn thuộc về cả cộng đồng nói chung và những tƣơng tác giữa cộng đồng với các cơ quan công quyền địa phƣơng. Quản trị địa phƣơng theo cách tiếp cận trên có vai trò định hƣớng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng thông qua xác định tầm nhìn chiến lƣợc, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển, trực tiếp quản lý các công việc của địa phƣơng, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của địa phƣơng; tổ chức thực thi pháp luật, triển khai thực hiện các quyết định của chính phủ trung ƣơng ở địa phƣơng, phản ánh tâm tƣ nguyện vọng, lợi ích của nhân dân và tạo điều kiện để nhân dân địa phƣơng có nhiều cơ hội tham gia vào công việc của nhà nƣớc; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phƣơng, thực hiện công bằng và bình đẳng xã hội tại địa phƣơng. Nhƣ vậy, chất lƣợng quản trị địa phƣơng phản ánh rất rõ qua việc ―khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của địa phƣơng‖, trong đó có những nguồn lực văn hóa, thể hiện ở những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc trƣng cho địa phƣơng hoặc Vùng văn hóa, cụ thể là Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhƣ tác giả đã nêu. Vậy, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) có những giá trị văn hóa tiêu biểu nào? Đã có không ít công trình nghiên cứu khoa học công phu, tâm huyết bàn về vấn đề này, do vậy trong phạm vi bài viết nhỏ, trên tinh thần kế thừa và phát huy, chúng tôi mạnh dạn đề cập tới hai khía cạnh: Thứ nhất, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (bao gồm 8 tỉnh, thành phố là TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Long An, Tiền Giang và Tây Ninh), với lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và nhiều nguồn lực mà chỉ Vùng mới có, nhƣ tài nguyên dầu khí, thủy điện, đặc biệt tài nguyên chất xám (do đây là một trong những vùng có tính hội tụ dân cƣ cao nhất), luôn đóng vai trò động lực, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế của các tỉnh phía Nam nói riêng và của cả nƣớc nói chung. Nhờ mở cửa – hội nhập mạnh mẽ, hơn 60% số dự án và hơn 50% vốn FDI vào Việt Nam tập trung vào VKTTĐPN, tạo cho vùng này một động lực tăng trƣởng không Vùng nào sánh đƣợc. Đây là bằng chứng rõ ràng nhất chính là sự tin cậy của các nhà đầu tƣ quốc tế đối với thế mạnh, sức hấp dẫn cũng nhƣ triển vọng phát triển của VKTTĐPN7. Triển vọng phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn đƣợc khẳng định bằng nhiều yếu tố khác: 7 Bộ KHĐT - Cục Doanh nghiệp (2015), ―Qui hoạch tổng thể vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 định hƣớng 2030‖. 168
  6. (1) Đó là sự hiện diện của Khu công nghệ cao ở Thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ thu hút dự án đầu tƣ 01 tỷ USD của Intel và nhiều trăm triệu USD của các nhà đầu tƣ công nghệ cao quốc tế khác. Đó là, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lƣợng tái tạo và công nghệ sinh học. Nhƣ các dự án đầu tƣ của Intel đã từng chỉ báo nhƣ vậy ở các quốc gia khác - dấu hiệu về sự bùng dậy làn sóng đầu tƣ công nghệ cao vào vùng này và vào Việt Nam trong thời gian tới. (2) Đó là việc nối liền tuyến đƣờng xuyên Á đi xuyên qua Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Việc mở ra tuyến đƣờng này cho phép nối trực tiếp VKTTĐPN với một thị trƣờng khu vực rộng lớn đang có sức tăng trƣởng rất cao của ASEAN và Trung Quốc. (3) Đó là chƣơng trình phát triển cơ sở hạ tầng vùng nhằm xóa bỏ tình trạng cách biệt các tỉnh trong Vùng; xây mới và nâng cấp cảng biển, sân bay ngang tầm khu vực và thế giới đang đƣợc ráo riết triển khai. Chƣơng trình đó sẽ kết nối 8 tỉnh, thành phố thành một khối liên kết chặt chẽ, nối VKTTĐPN với các tỉnh miền Tây Nam bộ đang trỗi dậy, tạo thế hƣớng ra biển và vƣơn lên bầu trời, mở ra không gian phát triển mới, cũng có nghĩa là mở ra cơ hội - vận hội phát triển to lớn chƣa từng có. Chƣơng trình đó sẽ làm tăng mạnh năng lực cạnh tranh của Vùng, tạo thêm cho Vùng khả năng to lớn để thực hiện thành công chiến lƣợc cùng cả nƣớc, vì cả nƣớc ―đi trƣớc, về trƣớc‖ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa8. Thứ hai, trong hệ giá trị văn hóa Nam Bộ, tính năng động là một đặc trƣng tiêu biểu. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, theo quy luật tâm lý ―đất lành chim đậu‖ là nơi thu hút tự nhiên những dòng di dân tự do cao nhất, dẫn tới tính năng động và đa dạng trong văn hóa trở thành đặc trƣng nổi bật của Vùng. Bằng phƣơng pháp hệ thống – loại hình kết hợp với phƣơng pháp sử dụng tƣ liệu dân gian và phƣơng pháp định lƣợng, nhà nghiên cứu văn hóa học Trần Ngọc Thêm đã xem xét, phân tích tính cách văn hóa con ngƣời Nam Bộ nhƣ một hệ thống (trong giới hạn không gian là vùng Nam Bộ với trọng tâm là miền Tây, và giới hạn thời gian chủ yếu là từ khi ngƣời Việt khai phá Nam Bộ (tk.XVII) cho đến giữa tk. XX)9. Ông cho rằng, tính cách truyền thống của văn hóa Việt Nam có năm đặc trƣng chính: (a) Thiên về âm tính; (b) Ƣa hài hòa; 8 Trƣớc đó, vào tháng 2-2014 Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu giai đoạn 2021- 2030 toàn vùng có tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 8-8,5%/năm, GDP bình quân đầu ngƣời năm 2030 đạt khoảng 12.200 đô la Mỹ; tổng nhu cầu vốn đầu tƣ để phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam từ năm 2015 đến năm 2020 khoảng 6,54 triệu tỉ đồng; hình thành và phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là sự kết nối hình thành các vùng kinh tế trọng điểm phia Bắc, miền Trung, là mô hình kinh tế mở (đặc biệt), là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế theo hƣớng công nghiệp hiện đại và hội nhập quốc tế sâu rộng. 9 Đọc bài viết ―Tính cách văn hóa Nam Bộ nhƣ một hệ thống‖ tại địa chỉ http://namkyluctinh.org/a-vh- vminh/tranngocthem-vanhoanguoinambo.pdf. Bài viết này công bố lần đầu với tên gọi ―Tính cách văn hoá Nam Bộ‖ tại Hội thảo ―Đồng bằng sông Cửu Long: thực trạng và giải pháp để trở thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế giai đoạn 2006-2010‖ do Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Tp. HCM tổ chức năm 2006 và In trong sách cùng tên do NXB ĐHQG Tp.HCM xuất bản năm 2006. Công bố lần hai (có sửa chữa và bổ sung) với tên gọi ―Tính cách văn hoá Nam Bộ nhƣ một hệ thống‖ tại Hội thảo ―Nam Bộ thời kỳ cận đại‖ do Bộ khoa học và công nghệ phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức tại thành phố Cần Thơ ngày 4 -3-2008. 169
  7. (c) Tính tổng hợp; (d) Tính cộng đồng; và (e) Tính linh hoạt. Trên nền tảng ấy, tính cách văn hóa ngƣời Việt Nam Bộ là sản phẩm tổng hợp của ba nhân tố chính: truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam tiếp biến với văn hóa phƣơng Tây trong bối cảnh tự nhiên - xã hội Nam Bộ. Bối cảnh tự nhiên - xã hội của Nam Bộ đƣợc tạo nên bởi bốn hằng số: Hằng số 1: Nam Bộ là nơi gặp gỡ của những điều kiện tự nhiên thuận tiện, mƣa – nắng hài hòa. Hằng số 2: Nam Bộ là nơi gặp gỡ của các tuyến giao thông đƣờng biển quốc tế. Hằng số 3: Nam Bộ là nơi gặp gỡ của cƣ dân nhiều tộc ngƣời đến từ khắp mọi miền đất nƣớc (Bắc-Trung-Nam) và khu vực. Hằng số 4: Văn hoá Nam Bộ là sản phẩm của quá trình dƣơng tính hóa trong không gian và thời gian. Nó là khâu cuối cùng trong quá trình dƣơng tính hóa trong không gian: từ Bắc qua Trung vào Nam. Nó cũng là khâu cuối cùng trong quá trình dƣơng tính hóa trong thời gian: từ lớp văn hóa bản địa qua lớp văn hóa giao lƣu với Trung Hoa đến lớp văn hóa giao lƣu với phƣơng Tây. Tính cách văn hóa phƣơng Tây ảnh hƣởng tới Nam Bộ có: (a) tính mở - thoáng; (b) tính năng động; (c) tính thực dụng. Ba nhân tố này tạo thành một hệ tọa độ, trong đó hình thành nên hệ thống năm đặc trƣng tính cách văn hóa Nam Bộ: tính sông nƣớc, tính bao dung, tính năng động, tính trọng nghĩa, tính thiết thực. Theo tác giả, trong hệ thống tính cách ấy ―tính năng động của nguời Việt Nam Bộ là một đặc tính rất đặc biệt‖10. Khi bàn về hệ giá trị văn hóa Nam Bộ, tính cách này gần nhƣ đƣợc mặc nhiên công nhận. Phẩm chất năng động từ lâu trở thành giá trị văn hóa ổn định, tạo nên diện mạo và đặc trƣng tƣ duy, cách nghĩ, cách làm… mang nhiều nét khác biệt của con ngƣời Nam Bộ so với các vùng, miền khác. Nhƣ vậy, c thể xem tính năng động, sáng tạo trong phạm vi hoạt động thực tiễn của chủ thể văn h a Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một trong những giá trị văn h a quý báu, bên cạnh các nguồn lực khác nhƣ tài nguyên thiên nhiên, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Vùng. 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Trong giai đoạn hiện nay, tính năng động với hệ quả cơ bản là khả năng dễ tiếp nhận cái mới và sáng tạo, quyết đoán (có ngƣời gọi biểu hiện này là óc dám nghĩ, dám làm) tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho ngƣời Nam Bộ khi tham gia các hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trƣờng trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Những chính sách lớn của nhà nƣớc nhƣ: khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là thành phần kinh tế tƣ bản tƣ nhân, liên doanh với nƣớc ngoài… gặp đƣợc mảnh đất thuận lợi vốn sở hữu đặc trƣng tính năng động. Các ngành hàng phục vụ cho xã hội và nhu cầu ăn, ở, đi lại, vui chơi giải trí của con ngƣời đều đƣợc khuyến khích đầu tƣ sản xuất, thể hiện qua việc số lƣợng các công ty doanh nghiệp kinh doanh tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam liên tục tăng cao. Với bản tính năng động, các nhà lãnh đạo cấp tỉnh, các doanh nhân – doanh nghiệp tiếp thu nhanh những kiến thức về quản lý, công nghệ sản xuất hiện đại từ bên ngoài, họ hội nhập nhanh với khu vực và thế giới, tạo ra hình ảnh nhà lãnh đạo và giới doanh nhân năng động, cởi mở, luôn nắm bắt thời cơ. 10 Trần Ngọc Thêm: ―Tính cách văn hóa Nam bộ nhƣ một hệ thống‖, Website Văn hóa học 16/03/2008, http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-nam-bo/408-tran-ngoc-them-tinh-cach-van- hoa-nguoi-viet-nam-bo.html, truy cập ngày 25/11/2017. 170
  8. Chính họ là thành phần nhạy bén và cởi mở nhất trong xã hội đang góp phần đƣa thƣơng hiệu Việt không chỉ giành lấy lại thị trƣờng trong nƣớc mà còn vƣơn ra tầm thế giới (thƣơng hiệu Satra...). ―Dám làm, dám chịu, dám chơi‖- đó là ―tự bạch‖ của ông Trần Quốc Bình – Giám đốc Công ty Vĩnh Phát Thịnh. Ai cũng biết, bƣớc ra thƣơng trƣờng là phải chấp nhận rủi ro và chính sự sáng tạo, quyết đoán, ―dám làm, dám chơi‖ ấy sẽ giúp doanh nhân không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Khi nói về phong cách doanh nhân Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, ông Huỳnh Trọng Hiếu – Giám đốc Công ty Việt Huy, khẳng định: ―Doanh nhân Sài Gòn có thể bàn chuyện làm ăn mọi lúc mọi nơi, thấy có cơ hội là làm ngay‖. Bà Ngọc Yến – Giám đốc Công ty Ý Ngọc, lại nhận xét: ―Nếu ―đặc trƣng‖ của ngƣời miền Trung là cẩn trọng, ngƣời miền Bắc là khéo léo, thì ngƣời Sài Gòn ―nổi tiếng‖ là xuề xòa. Doanh nhân Sài Gòn cũng vậy, cứ thích nhau, hợp nhau, tin nhau là… ―ô kê‖ ngay! Có thể nói, nam doanh nhân Sài Gòn rất lãng tử, không ham làm giàu đến độ bất chấp‖. Ông Triệu Tôn Phong – Tổng Giám đốc Công ty tƣ vấn phát triển thị trƣờng MSV, bổ sung: ―Doanh nhân Sài Gòn đƣợc thừa hƣởng tinh túy của nhiều vùng, miền cùng hội tụ về, nên vừa rất Sài Gòn, vừa sáng tạo và nhạy bén. Họ ham học, dám chấp nhận sự đối đầu để tìm ra cơ hội kinh doanh. Một điều đặc biệt nữa là doanh nhân Sài Gòn vừa là ngƣời làm công, vừa là ngƣời làm chủ, có thể kiêm nhiệm nhiều vị trí, ―tác chiến‖ tốt. Họ sẵn sàng ngồi nhậu rƣợu đế với công nhân, nhƣng cũng rất tự tin bƣớc vào những nơi sang trọng để giao tế với đối tác‖11. Có thể nói, lớp doanh nhân này chắt lọc sự tinh túy của nhiều vùng hội tụ, có tính cầu thị sẵn sàng vƣơn dài cánh tay, mở rộng tầm nhìn ra thế giới và chấp nhận rủi ro để tìm cơ hội làm giàu Tính năng động còn giúp cho ngƣời dân sống tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhanh chóng thích ứng với tập quán kinh doanh của thị trƣờng, phát huy tính sáng tạo và sự nhạy bén để làm ăn một cách hiệu quả. Họ sẵn sàng tiên phong, đột phá vào những lĩnh vực vốn từ trƣớc tới nay chƣa hề có kinh nghiệm. Trong các loại hình kinh doanh thì kinh doanh du lịch đƣợc xem là một lĩnh vực thành công ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tầu, Đồng Nai, Tiền Giang... Đây là những địa danh có thiên nhiên cùng con ngƣời ―rất độc đáo, con ngƣời hồn hậu mà mạnh mẽ và phóng khoáng nhƣ thiên nhiên, tự do và nghệ sĩ tận trong đáy tâm hồn‖ 12. Khai thác thế mạnh này, các công ty du lịch đã biết khéo léo kết hợp giữa việc thỏa mãn những nhu cầu đƣợc về gần thiên nhiên hoang dã mà vẫn thụ hƣởng cuộc sống văn minh tiện nghi của con ngƣời Dịch vụ chăm sóc khách hàng theo phong cách kinh doanh của phƣơng Tây ―khách hàng là Thƣợng đế‖, ―vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi‖…, là điều dễ nhận thấy ở Vùng kinh tế này. Đó là những hệ quả tích cực của tính năng động mang lại cho hoạt động kinh doanh. Hàng loạt những khu công nghiệp, khu chế xuất mọc lên ở Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Long An, Tiền Giang… là kết quả của quá trình 11 http://www.cokhitienphat.com/index.php?main_page=news_article&article_id=4 12 Nguyên Ngọc: Tìm gì ở du lịch miền Tây Nam Bộ http://vanhien.vn/doc-theo-dat-nuoc/tu-trong-di-san/444-timgiodulichmientaynambo.html 171
  9. tự đổi mới, sẵn sàng tiếp nhận và thích nghi với cái mới mẻ, tiến bộ, đã trở thành ―nền tảng và động lực‖ quan trọng để đem lại sự thịnh vƣợng cho Thành phố Hồ Chí Minh và cả vùng Nam Bộ trong giai đoạn hội nhập hôm nay. Tuy nhiên, cái gì cũng có tính hai mặt. Một trong những biểu hiện quan trọng của tính năng động nhƣ đã nói ở trên, là khả năng dễ tiếp thu cái mới, cái ngoại sinh. Về mặt này, trong quá trình hội nhập văn hóa, chúng ta đã và đang thấy ngày càng có nhiều cái mới xuất hiện, có những thứ bị thủ tiêu hay biến dạng, không còn nguyên bản chất. Có những cái tƣởng là đƣợc, thì hóa ra lại chứa nhiều mặt trái gây nên những hậu quả tiêu cực. Điều nguy hiểm đang rình rập là, trong mọi sự phát triển, ví nhƣ quá trình toàn cầu hóa hay hội nhập, giao lƣu văn hóa rộng mở, sự đầu tƣ ồ ạt của các tập đoàn nƣớc ngoài cá Vùng kinh tế nhƣ hiện nay, đều tạo nên những tác động theo hai chiều tích cực và hạn chế. Nếu nhƣ mặt tích cực của toàn cầu hóa là điều kiện và cơ hội tốt cho sự hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội nói chung thì đồng thời, mặt trái của nó trở thành mối nguy hại và thách thức lớn đối với chính quá trình ấy. Chìm đắm vào cuộc chạy đua phát triển, đôi khi những giá trị văn hóa dân tộc bị lãng quên, và đến một lúc nào đó nhìn lại, thì nó đã mất từ lâu. Tình trạng diệt tộc văn hóa sẽ xảy ra nếu mỗi quốc gia tự đánh mất bản sắc và đặc trƣng văn hóa của chính mình. Đối với các địa phƣơng trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giải bài toán hài hòa giữa phát triển kinh tế và văn hóa, giữa hội nhập và giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa vùng, hƣớng tới phát triển bền vững nhƣ thế nào thực sự là một thách thức lớn đối với công tác quản trị địa phƣơng và các nhà quản lý, lãnh đạo. Có một thực tế phải đối mặt, nhƣ ngƣời xƣa đã tổng kết: ―giang sơn dễ đổi, bản tính khó rời‖. Văn hóa mang đặc tính tĩnh, thƣờng ổn định, có sức mạnh di truyền nhƣ một bộ gien xã hội, vì thế khó thay đổi. Thay đổi thói quen ứng xử đã ăn vào nếp nghĩ, nếp sống, trở thành nếp văn hóa có ―tuổi thọ‖ hàng ngàn năm của một cộng đồng cƣ dân không hề đơn giản. Muốn thay đổi, trƣớc hết các nhà quản lý, lãnh đạo cần xác định việc xây dựng văn hóa gắn với phát triển bền vững phải là một cuộc cách mạng, một hành trình dài lâu, bền bỉ. Nghĩa là, không thể vội vàng ―đánh trống bỏ dùi‖, chạy theo thành tích, phong trào hoặc chỉ tập trung vào giải quyết các ―nhƣợc điểm‖ của văn hóa truyền thống bằng những cuộc vận động, tuyên truyền ồn ào, mang tính hình thức theo kiểu ―cờ, đèn, kèn, loa, đóng đinh, leo thang‖… Qua tổng kết thực tiễn, xét từ thực trạng công tác quản trị địa phƣơng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, còn nổi lên những hạn chế, yếu kém chủ yếu sau13: Thứ nhất, năng lực tổ chức thực hiện chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý Khu kinh tế (KKT) đặc biệt còn yếu cả về chất lƣợng công tác tham mƣu và quản lý nhà nƣớc theo chuyên ngành, nhất là, về chất lƣợng qui hoạch, môi trƣờng, chƣa năng động sáng tạo và chủ động khai thác cơ chế phân cấp, ủy quyền của Chính phủ, 13 Tham khảo LATS của tác giả Mai Hữu Bốn – Trƣởng phòng Đào tạo sau Đại học, Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 172
  10. Bộ/ngành và Chính quyền địa phƣơng. Năng lực đội ngũ cán bộ, công chức vừa thiếu về số lƣợng vừa yếu về kỹ năng quản lý nhà nƣớc và quản lý chuyên ngành. Thứ hai, ban quản lý các Khu kinh tế đặc biệt trong vùng chƣa xác định rõ mối quan hệ quản lý giữa ba nhà: nhà đầu tƣ cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp kinh doanh trong Khu công nghiệp (KCN) và nhà nƣớc, từ đó mối quan hệ phối hợp trong quản lý giữa ban quản lý KKT cấp tỉnh với nhau và mối quan hệ phối hợp quản lý trong nội bộ ban quản lý với nhau và với các sở/ngành/chính quyền địa phƣơng chƣa chặt chẽ, giữa các ban quản lý cấp tỉnh trong vùng với nhau. Hội đồng kinh tế vùng hoạt động chƣa thực chất, thiếu ―nhạc trƣởng‖ đủ tầm và quyền lực điều phối chung cho cả vùng. Thứ ba, chất lƣợng công tác quy hoạch Khu công nghiệp, Khu kinh tế và triển khai thực hiện quy hoạch đã đƣợc phê duyệt chƣa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển, chƣa tính tới yếu tố liên kết ngành và vùng; chƣa có kế hoạch thực hiện quy hoạch với các mục tiêu và phân kỳ hợp lý dựa trên khả năng thu hút đầu tƣ thực tế của từng KCN, chƣa tận dụng đƣợc tiềm năng phát triển của địa phƣơng. Thứ tư, hoạt động thu hút hàm lƣợng công nghệ, tính phù hợp về ngành nghề trong cơ cấu đầu tƣ chƣa cao. Các chủ đầu tƣ Khu công nghiệp chƣa thực sự chú trọng tới cơ cấu ngành nghề, công nghệ, môi trƣờng…vv Thứ năm, công tác bảo vệ môi trƣờng các khu công nghiệp trong vùng vẫn còn nhiều bất cập. Một số chủ doanh nghiệp vẫn đặt lợi ích kinh tế lên trên trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng. Khối lƣợng các chất gây ô nhiễm môi trƣờng chủ yếu: Khí thải, nƣớc thải và chất thải rắn chƣa đƣợc xử lý chiếm tỷ lệ còn cao. Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trƣờng chƣa thật sự chặt chẽ, thiếu tính răn đe, thể hiện sự lặp đi lặp lại về vi phạm hành chính đã xử lý nhiều lần của một số doanh nghiệp. 3. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng quản trị địa phƣơng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với việc phát huy các giá trị văn hóa Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới những hạn chế, yếu kếm trong công tác quản trị địa phƣơng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhƣng từ cách tiếp cận chuyên ngành văn hóa học, chúng tôi nhận thấy một trong những nguyên nhân sâu xa bắt rễ ngay trong mặt trái của văn hóa truyền thống. Chúng ta xây dựng vùng trọng điểm kinh tế, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng lâu đời của một xã hội nông nghiệp - nông thôn chuyển sang một xã hội công nghiệp - đô thị, nơi đòi hỏi mọi công dân tuân thủ lối tƣ duy và hành động thiết thực Sống và làm việc theo iến pháp và pháp luật - với nguyên tắc ―Luật bất dung tình‖. Tuy nhiên, nguyên tắc tôn trọng pháp luật đã gặp rào cản khá mạnh mẽ là thói quen hành xử ―phép Vua thua lệ làng‖ phổ biến ở Việt Nam cả mấy ngàn năm, từ đó tạo thành những xung đột dai dẳng, kéo dài nhiều năm qua. Điều này không đáng ngạc nhiên bởi cuộc cách mạng nào cũng sẽ tạo ra những ―đứt đoạn‖ do trong quá trình chuyển động con ngƣời bị cắt đứt với những hành vi quen thuộc đã có, buộc phải học 173
  11. cách suy nghĩ, cách hành động mới, dẫn tới trạng thái ―shock‖ văn hóa. Để giảm bớt ―đứt đoạn‖ (discontinuity) và những cú ―skock văn hóa‖ cần phải có những giải pháp mang tính chiến lƣợc và đột phá. Cụ thể, trên nền tảng tƣ duy chiến lƣợc về triết lý phát triết bền vững, nhằm nâng cao chất lƣợng công tác quản trị địa phƣơng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thiết nghĩ cần tập trung vào các giải pháp ―đột phá‖ sau: Thứ nhất, tăng cường vai trò của giáo dục trong việc xây dựng ý thức trọng luật cho công dân tại các địa phươngVùng kinh tế trọng điểm phía Nam Đây là tiền đề quan trọng. Về phƣơng pháp luận, làm đƣợc bƣớc này, chính là chúng ta đang xây nhà từ móng. Bởi ý thức quyết định hành vi. Trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ - nguồn nhân lực hiện tại và tƣơng lai của các địa phƣơng, nhất là đối tƣợng học sinh, sinh viên về kiến thức pháp luật và nội dung chƣơng trình ―Học tập và làm theo tấm gƣơng, tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh‖. Có thể lồng ghép vào chƣơng trình giáo dục công dân các cấp ngay từ tiểu học, vào các hoạt động ngoại khóa của các ngành, các đối tƣợng, bao gồm cả lý thuyết lẫn thực hành. Đó là cách giáo dục từ gốc và điểm nào yếu nhất, non nớt nhất thì phải tập trung cấy trồng, vun dƣỡng thƣờng xuyên. Để xây dựng ý thức công dân nhằm góp phần bảo vệ môi trƣờng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, trƣớc hết cần làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật và ý thức thực thi pháp luật. Ý thức tôn trọng pháp luật là đặc điểm của tâm thức phƣơng Tây, một đặc điểm quen thuộc, tất yếu nhƣ con ngƣời sinh ra phải hít thở khí trời để sống vậy. Phƣơng Đông nói chung và Việt Nam thì khác, hàng ngàn năm qua chúng ta sống dựa vào Đạo lễ, kinh nghiệm dân gian và nguyên tắc ứng xử truyền thống ―Phép vua thua lệ làng‖. Thế nên, từ sau năm 1945, rất nhiều bộ luật, trong đó có Luật Dân sự đã ra đời, nhƣng vẫn vấp phải vô vàn cản trở. Bởi lẽ, xây dựng luật đã khó nhƣng giáo dục toàn dân ý thức TRỌNG LUẬT còn khó hơn 14. Một xã hội, quần chúng nhân dân nhận thức đƣợc pháp luật là quan trọng, là tất yếu nhƣ không khí họ thở và tự hào về sự tôn trọng này thì pháp quyền của nhà nƣớc ấy mới khả thi và đủ nội lực để hội nhập, cạnh tranh trên trƣờng quốc tế. Vì vậy, việc đổi mới tƣ duy pháp lý thông qua con đƣờng giáo dục ―mƣa dầm thấm lâu‖ cần đƣợc coi trọng và tiến hành một cách bền bỉ, mạnh mẽ, kiên quyết hơn. Lịch sử Việt Nam hiện đại chứng minh khả năng ―đi tắt đón đầu‖ của dân tộc trong những điều kiện cụ thể dƣới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ. Song, sự chuyển đổi tƣ duy không dễ dàng ―đi tắt‖, nó cần trải qua quá trình vận động tất yếu từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính để rồi thâm nhập, chuyển hóa và chi phối hành động cụ thể của con ngƣời theo những nguyên tắc và giá trị định hƣớng chung mà xã hội đó đề ra. 14 Giáo sƣ Phan Ngọc có kể lại chuyện: ―Vào khoảng 1985, tôi (tức Phan Ngọc- TG chú thích) cùng một học giả Pháp đến gần cầu Long Biên. Anh ta thấy một cái biển rất lớn đề ―Sống và làm việc theo pháp luật‖. Anh ta bảo tôi dịch. Tôi dịch xong anh ta sửng sốt: ―Làm sao có thể có một khẩu hiệu kỳ lạ nhƣ thế này?‖. Đối với anh ta, nói sống và làm việc theo pháp luật thì cũng kỳ quặc nhƣ nói: Sống và làm việc thì phải thở‖. Và theo giáo sƣ, trong hoàn cảnh mới hiện nay, cái thiếu nhất ở Việt Nam không phải là tiền, thiết bị, hạ tầng cơ sở, mà trƣớc hết là một xã hội đƣợc qui định từ A đến Z bằng pháp luật. 174
  12. Thứ hai, hoàn thiện và tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật. Dƣới góc độ văn hóa học quản lý, tƣ duy pháp lý mới có thể đƣợc phác thảo trên cơ sở hài hòa mối quan hệ giữa hai yếu tố: Dân tộc và hiện đại. Trong lịch sử, dân tộc ta đã rất thông minh và chủ động trong việc tiếp thu các yếu tố văn hóa ngoại sinh để canh tân đất nƣớc. Theo truyền thống phƣơng Đông, quản lý xã hội thƣờng dựa trên cơ sở QUẢN KỲ TÂM (Quản lý dựa trên các chuẩn mực đạo đức, văn hóa cổ truyền dân tộc). Theo truyền thống phƣơng Tây, quản lý xã hội thƣờng dựa trên tiêu chí QUẢN KỲ SỰ (Quản lý chủ yếu căn cứ vào sức mạnh của pháp luật, chế tài…). Mỗi phƣơng pháp quản lý đều có mặt hay và mặt dở của nó. Quản lý xã hội theo kiểu Quản kỳ Tâm, có vẻ phù hợp với nền văn hóa coi trọng cộng đồng, tình cảm, đề cao những giá trị đạo đức, nhân văn nhƣ Việt Nam. Song lợi bất cập hại. Những biểu hiện thƣờng bị xem là lực cản trở xu hƣớng vận động tiến bộ trong đời sống xã hội Việt Nam hiện đại nhƣ thói quen ứng xử ―phép vua thua lệ làng‖, ―một bồ cái lý, không bằng một tí cái tình‖, hay hiện tƣợng ―đƣa nhau ra trƣớc cửa quan, bên ngoài là lý bên trong là tình‖… từng làm ngả nghiêng cán cân luật pháp là những minh chứng cho sự hạn chế của phƣơng pháp quản lý xã hội cũ. Còn quản lý xã hội theo kiểu Quản kỳ sự thiên về chủ nghĩa duy lý của phƣơng Tây - là tƣ duy coi trọng quy luật khách quan, coi trọng lý trí, tƣ duy lôgic, coi lý tính là nguồn gốc của tri thức. Về phƣơng diện luật pháp, chủ nghĩa duy lý là nền tảng cho một nền pháp chế công bằng, bình đẳng, với nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trƣớc pháp luật, tạo nên một nền văn hóa pháp lý phát triển cao. Trong phƣơng diện đạo đức, ứng xử, tƣ duy duy lý là cơ sở để thiết lập quyền bình đẳng giữa các cá nhân, tôn trọng cá tính, quyền riêng tƣ, sở thích cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngƣời rất quan tâm đến tƣ tƣởng ―Tự do – Bình đẳng – Bác ái‖ của đại Cách mạng tƣ sản Pháp (1789). Nếu chúng ta đã thừa nhận trong xã hội hiện đại, quản lý bằng pháp luật là một yêu cầu mang tính tất yếu, khách quan thì cần có thêm nhiều động thái và nỗ lực hiện thực hóa nó. Việc cấp bách hiện nay là cần điều chỉnh hình thức xử phạt hành chính đối với một số hành vi xấu để đủ sức răn đe, khắc phục kiên quyết bệnh cả nể, du di, thiếu tôn trọng pháp luật. Cụ thể: Thứ nhất, trên cơ sở căn cứ pháp lý về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy Ban quản lý Khu kinh tế đặc biệt cấp tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, sớm hoàn thiện và xây dựng Luật Khu công nghiệp, Khu kinh tế đặc biệt. Từ đó, hình thành khung pháp lý ổn định để hình thành và phát triển KKT đặc biệt cấp tỉnh, thống nhất cả về tên gọi, mô hình tổ chức bộ máy, nhằm tiếp tục phân cấp, nâng cao tính chủ động, sáng tạo, tự chủ và tự chịu trách nhiệm và mở rộng sự ủy quyền cho Ban quản lý khu kinh tế đặc biệt hoạt động có hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế địa phƣơng và của Vùng. Thứ hai, kiện toàn Hội đồng kinh tế vùng, trên cơ sở hoạt động của Hội đồng kinh tế vùng, bổ sung và nâng cao trách nhiệm, kết nối sự phối hợp giữa các Ban quản 175
  13. lý Khu kinh tế cấp tỉnh trong vùng với nhau, giữa Hội đồng kinh tế vùng với các Bộ/Ngành trung ƣơng, với Ủy ban nhân dân các cấp trong vùng, nâng cao năng lực cạnh tranh. Hội đồng kinh tế vùng cần thực thi có hiệu quả Thông tƣ liên Bộ 06/2015/TTLB-KHĐT – BNV ướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, tránh thực trạng nơi triển khai, nơi chậm, tạo sự thiếu đồng bộ về mô hình tổ chức bộ máy quản lý. Thứ ba, mở rộng thí điểm và tiến tới cho phép Ban quản lý Khu kinh tế đặc biệt cấp tỉnh trong vùng đƣợc sử dụng các nguồn thu và chi từ hoạt động của Ban quản lý KKT nhằm phát huy tính năng động sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm – vốn là một đặc trƣng văn hóa tiêu biểu của vùng Nam Bộ, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc có thu theo qui định của pháp luật. Thứ ba, yếu tố quyết định, một nguồn nhân lực lãnh đạo Tín Tâm. Trong tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh, mặc dù Ngƣời rất biện chứng khi đặt chữ Tài cạnh chữ Tâm (Đức), song Ngƣời vẫn khẳng định Đức (Tâm) là ―gốc của Tài‖. Ba chữ Tài, Tâm và Tầm (Tài năng, Tâm đức và Tầm hoạch định chiến lƣợc của chủ thể quản lý) đan xen chặt chẽ nhƣ kiềng ba chân mới tạo nên trí lực, phẩm chất, nhân cách và bản lĩnh cho ngƣời lãnh đạo. Nhƣng trong khuôn khổ nghiên cứu này, ngƣời viết chỉ tập trung bàn về chữ Tâm - đây là chữ mà cụ Tố Nhƣ đã dạy ―chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài‖. Có nhiều cách nhìn nhận và đánh giá chữ Tâm. Thông thƣờng, ngƣời đời bao giờ cũng liên tƣởng ngay đến ý nghĩa tâm huyết tức là sự tận tâm, công tâm vì việc chung. Không có ngƣời tâm huyết thì bất kỳ nguồn tài lực nào cũng khó có thể phát huy đƣợc tác dụng, thậm chí còn kéo theo nhiều hậu quả tiêu cực lâu dài. Đối với ngƣời quản lý, lãnh đạo, chữ Tâm ấy phải là sự kết hợp chặt chẽ của Dân chủ và Dân tâm: ―Dân chủ và dân tâm gắn với nhau như b ng với hình. Để thu phục được dân tâm, để giành dân tâm thì phải thực lòng thực thi dân chủ. Để giành dân tâm, không c gì đơn giản hơn điều mà Chủ tịch ồ Chí Minh đã chỉ ra cho cán bộ của Đảng và Nhà nước ngay từ những ngày mới giành được chính quyền từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945; “ Việc gì c lợi cho dân thì làm. Việc gì c hại cho dân thì phải tránh”… 15. Nghĩa là khi xây dựng luật, đề ra chính sách, tiêu chí cho bất kỳ hoạt động gì, lĩnh vực nào…, nhà quản lý địa phƣơng và Vùng phải xuất phát từ quyền lợi lâu dài của quần chúng nhân dân. Muốn dân ―trọng luật‖ phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ trong quá trình thực thi quyền lực chính trị, muốn đạt dân chủ lại cần nền tảng dân tâm vững chắc, muốn giành đƣợc dân tâm thì mỗi chủ thể quản lý phải giữ đƣợc TÍN TÂM- ―nói đi đôi với làm‖, thực sự là ―tấm gương cho quần chúng nhân dân‖. Khi lời nói không đi đôi với việc làm, khi tham nhũng đã trở thành quốc nạn và thứ ―vi trùng rất độc‖ (chữ dùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh) ấy lại tập trung chủ yếu ở những ngƣời có chức, có quyền; 15 Nhiều tác giả 2006: Giục giã từ cuộc sống, Nxb Trẻ, Tp.HCM, tr. 102. 176
  14. khi đạo đức giả đã trở thành một căn bệnh xã hội…, tất cả đều tác động đến tình cảm và niềm tin của quần chúng nhân dân đối với các chủ thể và cơ quan quyền lực nhà nƣớc. Có luật mà luật không ―thiêng‖ thì luật ấy xem ra chƣa đủ tính nghiêm minh, khoa học. Thực tế, hệ thống pháp luật của chúng ta vẫn còn nhiều kẽ hở, chƣa hoàn thiện. Một số ngành khi tham mƣu ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã tìm cách tạo ra lợi thế, ƣu tiên cho ngành mình. Do vậy, giải pháp cấp bách hiện nay là tiếp tục hoàn thiện, giảm bớt các loại thủ tục hành chính trong thu hút đầu tƣ, bổ sung hệ thống máy móc thiết bị công nghệ, phát huy kết quả hoạt động của cơ chế ―một cửa – tại chỗ‖, tiến tới xây dựng cơ chế kết nối ―một cửa – quốc gia‖ trong các Khu kinh tế đặc biệt cấp tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu khởi nghiệp và thu hút đầu tƣ trong điều kiện hội nhập quốc tế trong thời gian tới. Trong đó, yếu tố tiên quyết vẫn là nguồn nhân lực lãnh đạo có uy tín, giầu bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo, tận tâm vì lợi ích chung của quần chúng nhân dân. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng xem ―thói quen xấu và truyền thống lạc hậu‖ trong nề nếp sinh hoạt của một dân tộc là ―giặc nội xâm‖, một trong ba ―kẻ thù hung ác‖ (chữ trong ngoặc kép là của Bác Hồ) của chủ nghĩa xã hội cần phải kiên quyết đấu tranh, loại bỏ. Chống giặc ngoại xâm gian khổ nhƣ thế nào thì chống ―giặc nội xâm‖ khó khăn, gian khổ ấy càng nhân lên gấp bội lần. Không có Tín Tâm thì chẳng thể đạt Dân Tâm. Sự ―hƣ hỏng, thoái hóa biến chất‖ ấy là do thiếu tự trọng, thiếu ý thức rèn luyện chữ Tín Tâm mà sinh ra. Không coi trọng Tín Tâm, ngƣời ta không còn mấy ngƣợng ngùng e ngại khi dấn thân vào những thƣơng vụ ―mua quan, bán tƣớc‖, chạy chức, chạy quyền, chạy dự án… công khai. Khi ấy, quyền lợi cá nhân tất sẽ cao hơn quyền lợi tập thể và bộ máy chính quyền nhà nƣớc với những đại diện ―con sâu làm rầu nồi canh‖ đó liệu có thể đảm bảo thực thi hai chữ Dân Chủ mà Bác Hồ đã dày công tạo dựng trên cơ sở ƣớc nguyện của quần chúng nhân dân hay không? Tín Tâm không thể thay thế luật pháp nhƣng nó chính là cơ sở, nền tảng vững chắc để bảo đảm tính đúng đắn, khả thi cho pháp luật. Ikeda- một học giả ngƣời Nhật cho rằng: ―…thời đại hiện nay, ngƣời ta làm cho con ngƣời tin rằng, chìa khóa hạnh phúc là những thay đổi ở bên ngoài. Do đó, tôi cho rằng, có thể ngƣời ta không quan niệm đƣợc phải sống ra sao cho xứng đáng là con ngƣời và không nỗ lực điều khiển những hoạt động của tâm hồn con ngƣời theo hƣớng đúng. Nhiệm vụ cấp thiết mà con ngƣời phải gánh vác là nâng cao và cải tạo cuộc sống tinh thần. Tôi gọi đó là cách mạng con ngƣời‖16. Và, cuộc cách mạng con ngƣời đó thực chất là cuộc cách mạng về văn hóa – một cuộc cách mạng, nói theo cách tiếp cận của giáo sƣ Phan Ngọc, có khả năng cứu rỗi ―cả tâm thức của chúng ta‖ 17. Phƣơng pháp xây dựng trong kiến trúc là xây từ móng, từ gốc. Móng có vững, rễ có chắc thì thân mới bền. Trồng Ngƣời cũng vậy. Đối với chủ thể lãnh đạo, quản lý - các ―kiến 16 D. Ikeda – A. Peccei, 1993: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ XXI (bản dịch), HN, trg. 146-147. 17 Phan Ngọc 2006: ản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb.Văn học, Hn, trg. 106. 177
  15. trúc sƣ‖, các ―chiến lƣợc gia‖ của cuộc hành trình hƣớng tới tƣơng lai - phát triển bền vững lại càng cần chữ Tín Tâm hơn thế. 4. Kết luận Đích đến cuối cùng của văn hóa và phát triển bền vững là vì con ngƣời, cho con ngƣời. Việc hình thành các vùng kinh tế đặc biệt, trong đó có Vùng kinh tế trong điểm của Đảng và Nhà nƣớc sau thời kỳ Đổi Mới không nằm ngoài mục tiêu nhân văn ấy. Nhƣ hai quy luật của triết lí âm – dƣơng, nếu không ý thức giữ gìn mức độ cân bằng âm – dƣơng tƣơng đối thì sẽ dẫn tới: khi dễ dàng thu nạp những điều mới lạ, nếu không có một bản lĩnh vững vàng, một cội nguồn văn hóa bền chặt, rất có thể, đồng thời cũng làm mất đi bản sắc của chính mình. Vì vậy, cuộc đấu tranh giữa những gì lạc hậu, bảo thủ, trì trệ, với cái mới tiến bộ, trẻ trung luôn luôn là cuộc chiến cam go, đầy phức tạp và lâu dài. Trong cuộc đấu tranh ấy, tƣ tƣởng đổi mới, tính năng động sáng tạo luôn là những ngƣời lính xung kích, góp phần quan trọng vào thành công của những nhân tố mới. Tuy nhiên, chính những giá trị ấy, cũng cần phải đƣợc nhìn nhận và điều chỉnh một cách khoa học, dựa trên những điều kiện, hoàn cảnh thực tế, bởi vì, thật khó có một giá trị nào có thể bất biến khi tham gia vào những bối cảnh lịch sử khác nhau. Từ quan điểm thực tiễn mang tính ứng dụng, giáo sƣ Trần Văn Khê đƣa ra các phƣơng châm phát triển và trao đổi văn hóa rất đáng đƣợc trân trọng: Phương châm thứ nhất và cơ bản trong việc phát triển văn hóa là ―không làm mất bản sắc dân tộc‖18, là giữ trọn ―tính dân tộc‖; Phương châm thứ 2: Nên phát triển từ bên trong, trƣớc khi vay mƣợn từ bên ngoài; Phương châm thứ ba: Khi vay mƣợn yếu tố bên ngoài để phát triển văn hóa của ta nên biết rất thấu đáo truyền thống của ta và ngƣời, để nhận rõ những yếu tố ―phù hợp‖ hay ―không phù hợp‖, thậm chí ―đại kỵ‖ với truyền thống của ta, để áp dụng hay gạt bỏ. Ông còn nhắc nhở thêm: Cũng nhƣ việc ghép thảo mộc, hay ghép thận, ghép tim cho ngƣời, nếu hai yếu tố ―phù hợp‖ gặp nhau sẽ nẩy sinh những cây cỏ lá thêm xanh, có hoa thêm tƣơi, có trái thêm ngọt, thì con ngƣời hết bệnh và khỏe mạnh. Nếu ngƣợc lại sẽ có sự ―đào thải‖, cây và ngƣời sẽ chết19. Nhƣ vậy, một điều kiện tối cần thiết, một phƣơng pháp tƣ duy khách quan, khoa học làm nền tảng để Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam tự tin đón nhận và vững bƣớc bằng sự năng động, đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, giữ vững vai trò là động lực phát triển của nền kinh tế Việt Nam chính là việc bảo tồn và phát huy các nguồn vốn văn hóa ẩn tàng trong mạch huyết con ngƣời và văn hóa Nam Bộ. Vấn đề là các nhà quản trị địa phƣơng sẽ khơi mở và tích hợp sức mạnh ―vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam cần tận dụng lợi thế để thể hiện vai trò là một thế lực phát triển. 18 Về khái niệm Bản sắc văn hóa dân tộc, GS. Trần Văn Khê cho rằng: ―Bản là gốc, là cái lõi. Sắc là cái biểu hiện. Bản sắc là tính chất, màu sắc riêng tạo thành đặc điểm chung. Nói đến bản sắc dân tộc ngƣời ta nghĩ đến những ―nét đặc thù‖ trong văn hóa của một dân tộc, văn hóa hiểu với nghĩa rộng của từ ấy bao gồm cách ăn, cách mặc, cách sống, cách thể hiện cái đẹp qua mọi hình thức nghệ thuật, âm nhạc, kịch nghệ, kiến trúc, hội họa‖. 19 Xem thêm: Trần Văn Khê, ―Suy tƣ về vấn đề phát triển văn hóa‖ (trích trong tập sách Việt Nam trong thế kỷ XX- Ntg), Nxb.CTQG, HN. 178
  16. Quy hoạch chung phải gắn đƣợc lợi ích tổng thể quốc gia vào đây, đặt lợi ích vùng trong chiến lƣợc phát triển của Việt Nam‖20 nhƣ thế nào để có thể hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, giữa hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa vùng trong phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. D.Ikeda-A.Peccei 1993: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ XX (bản dịch), HN. 2. Đào Duy Anh 1938/1998: Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb.Tổng hợp Đồng Tháp. 3. Hồ Sĩ Quý 1999/2006: Về giá trị và giá trị châu , Nxb.CTQG, HN. 4. Hoàng Vinh (và Nnk) 2004: Văn h a và phát triển ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb. Lý luận chính trị, HN. 5. Nhiều tác giả 2006: Giục giã từ cuộc sống, Nxb Trẻ, Tp.HCM. 6. Trần Văn Giàu 1980: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. KHXH, HN. 7. Trần Ngọc Thêm 2004: Tìm về bản sắc văn h a Việt Nam (cái nhìn hệ thống – loại hình), Nxb.Tổng hợp, Tp.HCM. 8. Trần Văn Khê 2002: ―Suy tƣ về vấn đề phát triển văn hóa‖ (trích trong tập sách Việt Nam trong thế kỷ XX- Ntg), Nxb.CTQG, HN. 20 Minh Hạnh, ―Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam tự tin với kì vọng phát triển‖ http://m.vcci.com.vn/vung- kinh-te-trong-diem-phia-nam-tu-tin-voi-ki-vong-phat-trien, Thứ ba, 28-01-2017; 14:18:00 PM GMT+7 179
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
22=>1