VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 1-8<br />
<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG<br />
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC<br />
Huỳnh Thị Ngọc Mai - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh<br />
Ngày nhận bài: 01/12/2018; ngày sửa chữa: 10/12/2018; ngày duyệt đăng: 20/12/2018.<br />
Abstract: Based on the current status, in this article, we will present 7 solutions to develop<br />
principals of the secondary school in Ho Chi Minh City meeting the requirements of education<br />
renovation. The research results are not only meaningful for the study area but also can be applied<br />
to other localities with similar conditions throughout the country.<br />
Keywords: Principals, the requirements of education renovation, standard for principal, secondary<br />
school.<br />
Xuất phát từ thực trạng trên, bài viết đề xuất một số<br />
giải pháp phát triển ĐNHT trường THCS TP. Hồ Chí<br />
Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
Xuất phát từ thực trạng vấn đề, định hướng phát triển<br />
GD-ĐT của TP. Hồ Chí Minh và những nguyên tắc,<br />
chúng tôi đề xuất một số giải pháp phát triển ĐNHT<br />
trường THCS TP. Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới<br />
giáo dục như sau:<br />
2.1. Tổ chức cụ thể hóa Chuẩn hiệu trưởng trường<br />
trung học cơ sở phù hợp với đặc điểm phát triển giáo<br />
dục trung học cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối<br />
cảnh đổi mới giáo dục hiện nay<br />
2.1.1. Mục đích và ý nghĩa<br />
Trên cơ sở cụ thể hóa CHT, mỗi HT trường THCS<br />
tại TP. Hồ Chí Minh sẽ tự đánh giá, từ đó xây dựng kế<br />
hoạch học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện và nâng cao năng<br />
lực lãnh đạo, quản lí nhà trường; các cơ quan quản lí giáo<br />
dục của TP. Hồ Chí Minh đánh giá, xếp loại HT trường<br />
THCS nhằm phục vụ cho các hoạt động phát triển ĐNHT<br />
trường THCS; các cơ sở GD-ĐT có chức năng đào tạo,<br />
bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí (CBQL) cơ sở giáo<br />
dục ở địa phương hoặc trong nước xây dựng, đổi mới<br />
chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực<br />
lãnh đạo, quản lí của ĐNHT trường THCS đương chức<br />
và đội ngũ cán bộ kế cận (đội ngũ cán bộ nguồn để bổ<br />
nhiệm HT trường THCS).<br />
2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện<br />
Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này, Giám đốc Sở<br />
GD-ĐT thực hiện hoạt động quản lí theo các chức năng<br />
cơ bản (kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra) gồm<br />
các bước sau:<br />
- Bước 1. Thành lập Ban Nghiên cứu về Cụ thể hóa<br />
CHT trường THCS phù hợp với đặc điểm phát triển giáo<br />
dục THCS tại TP. Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp<br />
hành Trung ương [1], Bộ GD-ĐT đã triển khai và công bố<br />
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, trong đó có yêu<br />
cầu: “hiệu trưởng (HT), phó HT được đánh giá hằng năm<br />
từ loại đạt yêu cầu trở lên theo quy định Chuẩn hiệu<br />
trưởng (CHT) trường tiểu học, trường trung học; được bồi<br />
dưỡng, tập huấn về lí luận chính trị, quản lí giáo dục và<br />
chương trình mới theo quy định” [2; tr 32]. Do vậy, phát<br />
triển đội ngũ hiệu trưởng (ĐNHT) trường trung học cơ sở<br />
(THCS) không những là việc làm vừa có tính cấp thiết mà<br />
vừa có tính chiến lược lâu dài và phải xem đây là khâu đột<br />
phá trong việc cải tiến cơ chế quản lí và nâng cao chất<br />
lượng giáo dục nhằm phát triển sự nghiệp GD-ĐT.<br />
Trong những năm qua, bên cạnh những mặt mạnh,<br />
công tác phát triển ĐNHT trường THCS ở TP. Hồ Chí<br />
Minh vẫn còn tồn tại những yếu kém. Cụ thể: Sở GD-ĐT<br />
TP. Hồ Chí Minh chưa cụ thể hóa được CHT trường<br />
THCS phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH và phát<br />
triển GD-ĐT của Thành phố; Sở GD-ĐT, Sở Nội vụ,<br />
UBND các quận/huyện trên địa bàn Thành phố chưa điều<br />
chỉnh quy hoạch phát triển đội ngũ nhân lực giáo dục,<br />
trong đó có quy hoạch phát triển ĐNHT các trường<br />
THCS để đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số<br />
29-NQ/TW; Phương thức bổ nhiệm, luân chuyển HT<br />
trường THCS chưa đổi mới để phù hợp với yêu cầu đổi<br />
mới giáo dục; Công tác bồi dưỡng ĐNHT trường THCS<br />
để đạt và vượt CHT, các kĩ năng để làm tốt công tác quản<br />
lí và phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH và đổi mới<br />
giáo dục tại TP. Hồ Chí Minh chưa tốt; Hoạt động đánh<br />
giá quá trình quản lí và đánh giá kết quả hoạt động quản<br />
lí của HT trường THCS chưa được các UBND quận/<br />
huyện, Phòng Nội vụ, Phòng GD-ĐT chú trọng; Chưa có<br />
các giải pháp đặc trưng nhằm tạo môi trường thuận lợi<br />
(tạo động lực) cho ĐNHT trường THCS phát triển.<br />
<br />
1<br />
<br />
Email: ngocmai.pgdhocmon@gmail.com<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 1-8<br />
<br />
giáo dục hiện nay (gọi tắt là “Cụ thể hóa CHT”): Ban<br />
này được thành lập theo quyết định của Giám đốc Sở<br />
GD-ĐT; có trưởng ban, các phó trưởng ban, có thành<br />
phần là các trưởng phòng GD-ĐT quận/huyện và một số<br />
thành viên có kinh nghiệm trong công tác đánh giá đội<br />
ngũ nhân sự giáo dục.<br />
- Bước 2. Chỉ đạo Ban Nghiên cứu Cụ thể hóa CHT<br />
thực hiện lần lượt các công việc sau:<br />
1) Tổ chức các hoạt động nghiên cứu để có kết quả làm<br />
cơ sở cho việc định ra các nội dung cần cụ thể hóa trong<br />
mỗi tiêu chí của CHT trường THCS hiện hành. Cụ thể:<br />
+ Các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp<br />
đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT (theo Nghị quyết số<br />
29/NQ-TW), trong đó có đổi mới giáo dục THCS; từ đó<br />
xác định được các yêu cầu về phẩm chất và năng lực của<br />
HT trường THCS nói chung.<br />
+ Các yêu cầu của Chiến lược phát triển KT-XH và<br />
phát triển GD-ĐT của TP. Hồ Chí Minh, trong đó có giáo<br />
dục THCS; từ đó xác định được các yêu cầu về phẩm<br />
chất và năng lực của HT trường THCS đáp ứng các yêu<br />
cầu phát triển KT-XH và phát triển GD-ĐT hiện nay.<br />
+ Các đặc điểm về truyền thống, lối sống, đặc điểm<br />
tâm lí và nhận thức CBQL của TP. Hồ Chí Minh để từ<br />
đó xác định được các yêu cầu về phẩm chất và năng lực<br />
quản lí của HT trường THCS phù hợp với các đặc điểm<br />
nêu trên.<br />
2) Vận dụng các kết quả nghiên cứu nêu trên để cụ<br />
thể hóa một số tiêu chí trong CHT trường THCS hiện<br />
hành (do Bộ GD-ĐT ban hành theo Thông tư số<br />
14/2018/TT-BGDĐ ngày 20/7/2018 của Bộ trưởng Bộ<br />
GD-ĐT) để xây dựng Văn bản về Cụ thể hóa CHT, trong<br />
đó có các tiêu chí phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản,<br />
toàn diện giáo dục THCS theo Nghị quyết số 29/NQTW, phù hợp với Chiến lược phát triển KT-XH và phát<br />
triển GD-ĐT của TP. Hồ Chí Minh.<br />
3) Tổ chức quá trình lấy ý kiến góp ý vào văn bản dự<br />
thảo Cụ thể hóa CHT, trong đó có các công việc cụ thể:<br />
+ Tuyên truyền trong các lực lượng tham gia giáo dục và<br />
quản lí giáo dục trong địa phương về ý nghĩa và tầm quan<br />
trọng của hoạt động này; ban hành văn bản hướng dẫn<br />
góp ý cho dự thảo, trong đó có yêu cầu trả lời về các mức<br />
độ cần thiết đối với các tiêu chí được bổ sung vào Chuẩn;<br />
+ Gửi văn bản Dự thảo Cụ thể hóa CHT đến các cơ sở<br />
giáo dục THCS, các CBQL trường THCS, các cơ quan<br />
quản lí nhân sự giáo dục Thành phố (như Sở Nội vụ, Ban<br />
Tổ chức Thành ủy), các cơ quan quản lí nhân sự giáo dục<br />
cấp quận/huyện đã được phân cấp quản lí các trường<br />
THCS (như Phòng GD-ĐT, Phòng Nội vụ, UBND các<br />
xã, phường, thị trấn) để xin ý kiến góp ý cho những bổ<br />
sung và xin các ý kiến bổ sung cho Chuẩn đã cụ thể hóa;<br />
<br />
+ Tổ chức việc tiếp thu các kết quả góp ý cho văn bản<br />
Dự thảo Cụ thể hóa CHT, đồng thời xử lí (tổng hợp các<br />
kết quả trả lời đó) nhằm chuẩn bị hoàn chỉnh văn bản;<br />
+ Tổ chức các hội thảo khoa học, hội nghị toàn ngành để<br />
xin ý kiến của các nhà lãnh đạo, quản lí và các nhà khoa<br />
học về nội dung văn bản Dự thảo.<br />
4) Tổ chức chỉnh văn bản dự thảo để có văn bản chính<br />
thức về Cụ thể hóa CHT trường THCS.<br />
5) Ra quyết định quản lí của Giám đốc Sở GD-ĐT về<br />
việc Ban hành văn bản “CHT trường THCS đã cụ thể<br />
hóa phù hợp với đặc điểm phát triển giáo dục THCS tại<br />
TP. Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện<br />
nay” để các cơ quan quản lí nhân sự giáo dục của quận/<br />
huyện, các HT trường THCS và những người có liên<br />
quan sử dụng trong quản lí nhân sự giáo dục của TP. Hồ<br />
Chí Minh; đồng thời soạn thảo và ban hành một bản<br />
hướng dẫn vận dụng văn bản.<br />
2.1.3. Điều kiện thực hiện<br />
- Sau khi Cụ thể hóa CHT, Sở GD-ĐT cần có hướng<br />
dẫn cụ thể cho phù hợp với các yêu cầu đổi mới GD-ĐT<br />
trong từng giai đoạn.<br />
- Phải có sự thống nhất của lãnh đạo Sở, Phòng GD-ĐT,<br />
đội ngũ CBQL và giáo viên các trường THCS; đồng thời<br />
huy động được các thành phần trên tham gia vào soạn<br />
thảo, góp ý kiến để hoàn chỉnh. Phải tìm được một đội ngũ<br />
các nhà khoa học, nhà lãnh đạo và quản lí giáo dục có kinh<br />
nghiệm về công tác quản lí nhân lực giáo dục và quản lí<br />
trường THCS vào “Ban Nghiên cứu Cụ thể hóa CHT”.<br />
2.2. Tổ chức xây dựng, định kì bổ sung, điều chỉnh quy<br />
hoạch cán bộ quản lí, hiệu trưởng trường trung học cơ<br />
sở theo từng giai đoạn<br />
2.2.1. Mục đích và ý nghĩa<br />
- Nhằm đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển<br />
cán bộ lãnh đạo, quản lí đến năm 2020 và những năm<br />
tiếp theo, trong đó chủ yếu tập trung vào phát hiện sớm<br />
nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng<br />
quản lí, đưa vào quy hoạch (danh sách cán bộ nguồn để<br />
bổ nhiệm vào ĐNHT trường THCS) để có kế hoạch đào<br />
tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản<br />
lí, đáp ứng nhiệm vụ phát triển giáo dục THCS trước mắt<br />
và lâu dài.<br />
- Nhằm bổ sung điều chỉnh CBQL nguồn cho giáo dục<br />
THCS ở TP. Hồ Chí Minh phù hợp với các yêu cầu đổi<br />
mới căn bản, toàn diện giáo dục THCS của Thành phố<br />
trong giai đoạn hiện nay; để từ đó có cơ sở khoa học và<br />
pháp lí cho việc triển khai quy hoạch phát triển ĐNHT.<br />
2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện<br />
Phòng GD-ĐT các quận/huyện (sau đây gọi là các<br />
Phòng GD-ĐT) với chức năng và nhiệm vụ của cơ quan<br />
tham mưu thực hiện quản lí nhà nước về GD-ĐT trên địa<br />
<br />
2<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 1-8<br />
<br />
bàn phải chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham<br />
mưu giúp quận/huyện ủy; UBND quận/huyện thực hiện<br />
các nội dung sau:<br />
- Xác định số lượng dự nguồn cần có: Trước hết, phải<br />
xây dựng kế hoạch phát triển số lượng ĐNHT theo quy<br />
mô phát triển về học sinh, lớp học, số trường, hạng<br />
trường để xác định nguồn quy hoạch. Hàng năm, các<br />
Phòng GD-ĐT thực hiện việc rà soát và nhận xét, đánh<br />
giá đội ngũ CBQL về độ tuổi, phẩm chất đạo đức, năng<br />
lực công tác, sức khỏe để xác định nguồn bổ sung.<br />
- Xây dựng tiêu chuẩn đối với các giáo viên, CBQL<br />
thuộc diện quy hoạch HT: Để xây dựng được các tiêu<br />
chuẩn, cần bám sát vào các tiêu chuẩn, tiêu chí mà Bộ<br />
GD-ĐT đã ban hành đối với CHT trường THCS, kết hợp<br />
với các tiêu chí yêu cầu trong Nghị quyết số 42-NQ/TW<br />
của Bộ Chính trị khóa IX về công tác quy hoạch CBQL;<br />
mặt khác cần chú trọng thêm các yếu tố đặc thù của địa<br />
phương để xác định, xây dựng khung năng lực của HT<br />
trường THCS phù hợp.<br />
- Tuyển chọn đội ngũ quy hoạch và chuẩn y danh<br />
sách quy hoạch ĐNHT trường THCS:<br />
+ Bước 1. Tổ chức hội nghị lần 1: Thành phần: Toàn<br />
thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; Nội dung:<br />
Công bố các tiêu chuẩn đối với quy hoạch chức danh HT,<br />
phổ biến các văn bản liên quan, bỏ phiếu giới thiệu quy<br />
hoạch chức danh HT; Hình thức: Giới thiệu nguồn quy<br />
hoạch bằng bỏ phiếu kín.<br />
+ Bước 2. Tổ chức hội nghị lần 2: Thành phần: Cấp<br />
ủy, lãnh đạo nhà trường, đại diện công đoàn, Đoàn Thanh<br />
niên, tổng phụ trách đội trong nhà trường; Nội dung: Căn<br />
cứ vào kết quả giới thiệu ở hội nghị toàn thể cán bộ, giáo<br />
viên, nhân viên. Hội nghị thảo luận, xác định yêu cầu, số<br />
lượng nhân sự quy hoạch HT và tiếp tục giới thiệu và bỏ<br />
phiếu kín giới thiệu nguồn quy hoạch các chức danh HT.<br />
+ Bước 3. Tổ chức hội nghị lần 3: Thành phần: Cấp<br />
ủy chi bộ Phòng GD-ĐT, lãnh đạo phòng GD-ĐT, cán<br />
bộ tổ chức, chuyên viên phụ trách chuyên môn THCS,<br />
cán bộ thanh tra, Ủy viên Thường vụ Công đoàn quận/<br />
huyện phụ trách giáo dục; Nội dung: Thông qua tổng hợp<br />
nhân sự quy hoạch HT của các trường THCS trên địa<br />
bàn, thảo luận, phân tích, đánh giá và bỏ phiếu tín nhiệm<br />
giới thiệu nguồn quy hoạch các chức danh HT ở các<br />
trường THCS trên địa bàn quận/huyện, trên cơ sở danh<br />
sách đã có từ kết quả hội nghị lần 2. Tổng hợp kết quả bỏ<br />
phiếu và lập danh sách dự kiến nguồn quy hoạch HT các<br />
trường THCS trên địa bàn huyện.<br />
+ Bước 4. Phòng GD-ĐT báo cáo kết quả thực hiện<br />
quy trình quy hoạch và trình UBND cấp quận/huyện phê<br />
duyệt danh sách làm cơ sở để thực hiện công tác bồi<br />
dưỡng, bổ nhiệm, bãi nhiệm và luân chuyển ĐNHT hàng<br />
<br />
năm. Sau khi được UBND quận/huyện chuẩn y danh<br />
sách, Phòng GD-ĐT công bố công khai danh sách và gửi<br />
đến Đảng ủy các xã, phường, thị trấn nơi các trường<br />
THCS đóng, gửi đến các trường THCS và nhân sự được<br />
quy hoạch để mỗi đơn vị, cá nhân và có kế hoạch tự bồi<br />
dưỡng, tự rèn luyện, lãnh đạo các trường THCS tăng<br />
cường giao nhiệm vụ để thử thách, lên kế hoạch bồi<br />
dưỡng, hội đồng sư phạm và đồng nghiệp biết để giúp<br />
đỡ, hợp tác và đánh giá giám sát nhân sự được quy hoạch<br />
theo các tiêu chuẩn của chức danh được quy hoạch.<br />
Sau mỗi đợt thực hiện quy hoạch, phòng GD-ĐT<br />
tổng kết, kiểm tra các bước thực hiện xem đã đảm bảo<br />
khoa học, khách quan, đúng quy trình chưa, quy hoạch<br />
được bổ sung đầy đủ theo nhu cầu chưa, tự điều chỉnh<br />
hoặc có khuyến nghị. Trên cơ sở danh sách đã chuẩn y,<br />
Phòng GD-ĐT có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm<br />
theo quy định.<br />
2.2.3. Điều kiện thực hiện<br />
- Các Phòng GD- ĐT phải tham mưu HĐND,<br />
UBND các quận/huyện xây dựng được kế hoạch phát<br />
triển giáo dục THCS trên địa bàn theo từng giai đoạn<br />
(theo nhiệm kì Đại hội Đảng các cấp như 2015-2020<br />
hay 2020-2025...).<br />
- Hàng năm, Phòng GD-ĐT các quận/huyện phải<br />
tổ chức đánh giá đúng thực trạng ĐNHT các trường<br />
THCS (về cơ cấu, số lượng, chất lượng...); trên cơ sở<br />
đó, chỉ đạo việc điều chỉnh, bổ sung, đưa ra khỏi danh<br />
sách quy hoạch.<br />
- Cấp ủy đảng, lãnh đạo các nhà trường (trước hết là<br />
HT đương nhiệm) phải quan tâm, nhận thức đúng và đầy<br />
đủ về công tác quy hoạch cán bộ, có tầm nhìn chiến lược,<br />
công bằng, khách quan vì sự phát triển chung của nhà<br />
trường và ngành Giáo dục.<br />
2.3. Tổ chức thực hiện phân cấp triệt để về quản lí nhà<br />
nước trong giáo dục đối với cấp trung học cơ sở theo<br />
hướng tạo chủ động cho Phòng Giáo dục và Đào tạo<br />
2.3.1. Mục đích và ý nghĩa<br />
- Xác định lại, phân công lại các chức năng, nhiệm<br />
vụ, quyền hạn của từng cấp (trung ương, thành phố,<br />
quận/huyện, phường, xã, thị trấn, trường học) cũng như<br />
quy trình quan hệ trong công việc giữa các cấp khác<br />
nhau, giữa các cơ quan có liên quan thuộc khu vực nhà<br />
nước và phi nhà nước.<br />
- Việc phân cấp quản lí nhà nước về giáo dục đối với<br />
giáo dục THCS nhằm phát huy tính tự chịu trách nhiệm<br />
của người HT, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt<br />
động của trường THCS.<br />
2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện<br />
- Đổi mới tư duy phân cấp quản lí giáo dục THCS ở<br />
cấp quận/huyện: Trước hết, Quận/huyện ủy, UBND<br />
<br />
3<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 1-8<br />
<br />
quận/huyện trong thẩm quyền của mình cần nhận thức rõ<br />
vai trò của phân cấp quản lí. Để phân cấp hợp lí, khoa<br />
học, nguyên tắc cao nhất phải là đơn vị nào chịu trách<br />
nhiệm chính trong giáo dục (Phòng GD-ĐT) thì được ủy<br />
quyền phân cấp mạnh. Các Phòng GD-ĐT, các cơ sở<br />
giáo dục, trong đó có trường THCS là những đơn vị chịu<br />
trách nhiệm chính về giáo dục, phải được đảm bảo tương<br />
ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền trách nhiệm, nguồn lực<br />
tài chính, cơ sở vật chất, nhân sự và các điều kiện cần<br />
thiết khác để thực hiện nhiệm vụ được giao. Phân cấp<br />
phải gắn liền với ủy quyền hợp lí.<br />
- Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật chính<br />
sách thể chế đối với giáo dục nói chung và THCS nói<br />
riêng: Để góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp<br />
quy về phân cấp quản lí nhà nước trong lĩnh vực giáo<br />
dục, cần tiếp tục rà soát lại hệ thống văn bản pháp quy về<br />
phân cấp quản lí nhà nước về giáo dục của địa phương.<br />
- Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lí nhà nước về<br />
giáo dục tại các địa phương: + Quy định rõ chức năng,<br />
nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy quản lí nhà nước về<br />
giáo dục tại các địa phương cấp quận/huyện theo hướng<br />
cơ quan chuyên môn (Phòng GD-ĐT) chịu trách nhiệm<br />
tham mưu toàn diện các vấn đề liên quan về giáo dục ở<br />
địa phương; + Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, xây dựng<br />
mô hình khung về cơ cấu tổ chức bộ máy chung trên toàn<br />
quốc, với một số phương án nhỏ đặc thù cho từng địa<br />
phương; + Xác định khung định biên cho Phòng GD-ĐT<br />
trên cơ sở có tính đến đặc thù của một số địa phương<br />
nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lí<br />
nhà nước về giáo dục tại địa phương; + Quy định rõ về<br />
cơ chế và cơ quan đầu mối, chủ trì là Phòng GD-ĐT<br />
trong phối hợp hoạt động với các cơ quan chuyên môn<br />
cấp quận/huyện về công tác giáo dục nói chung, trong đó<br />
có công tác cán bộ và xây dựng phát triển đội ngũ.<br />
- Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra đảm bảo việc<br />
phân cấp quản lí nhà nước về giáo dục: Hệ thống thanh<br />
tra, kiểm tra có thể đánh giá đúng những nội dung đã<br />
được phân cấp, đảm bảo cho việc phân cấp quản lí nhà<br />
nước về giáo dục, trong đó có công tác cán bộ được thực<br />
hiện thống nhất và theo đúng quy trình trong công tác<br />
nhân sự.<br />
- Trao quyền tự chủ cho các trường THCS: + Xây<br />
dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lí về phân cấp, phân<br />
quyền, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và<br />
trách nhiệm quản lí của HT trường THCS; + Nâng cao<br />
nhận thức ĐNHT trường THCS, giảm bớt tính chỉ đạo<br />
một chiều, khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho HT<br />
phát huy vai trò chủ động trong thực hiện chức trách của<br />
mình; + Chuẩn bị tốt các điều kiện về con người, cụ thể<br />
là CBQL nhà trường, đội ngũ nguồn HT cần được đào<br />
tạo, bồi dưỡng để có hiểu biết và đủ năng lực thực hiện<br />
<br />
tự quản, chủ động, sáng tạo trong công việc; + Thực hiện<br />
dân chủ hóa trong quản lí nhà trường. HT đóng vai trò<br />
trụ cột trong việc triển khai phương thức quản lí mới<br />
nhưng phải huy động được sự đóng góp trí tuệ của mọi<br />
thành viên nhà trường và phát huy tối đa sức mạnh của<br />
cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, cộng đồng xã<br />
hội, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học trong<br />
nhà trường; + Thiết lập hệ thống hỗ trợ (như trung tâm<br />
tư vấn quản lí, câu lạc bộ HT...) nhằm giúp HT trong việc<br />
thực hiện nhiệm vụ và giải quyết các vấn đề phát sinh<br />
trong quá trình thực hiện quyền tự chủ.<br />
2.3.3. Điều kiện thực hiện<br />
- Cần linh hoạt và vận dụng một cách phù hợp với<br />
thực tiễn tại địa phương khi thực hiện các văn bản chỉ<br />
đạo của Đảng và Nhà nước về vấn đề phân cấp quản lí<br />
giáo dục trên địa bàn.<br />
- Cần tìm ra những điểm chung phân cấp quản lí nhà<br />
nước về giáo dục ở các địa phương để quy định và tùy<br />
thuộc vào đặc điểm riêng mà có những hướng dẫn cụ thể<br />
cho từng địa phương cấp tỉnh.<br />
2.4. Đổi mới quy trình, phương thức bổ nhiệm, luân<br />
chuyển hiệu trưởng trường trung học cơ sở theo phân<br />
cấp quản lí<br />
2.4.1. Mục đích và ý nghĩa<br />
Tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển ĐNHT các<br />
trường THCS có đủ các tiêu chuẩn đáp ứng các yêu cầu<br />
phát triển giáo dục THCS sẽ có một ý nghĩa quan trọng<br />
trong việc phát triển ĐNHT các trường THCS, là cơ hội<br />
để phát huy tốt những phẩm chất, năng lực, sở trường cá<br />
nhân, xây dựng được ĐNHT các trường THCS đạt được<br />
các chuẩn quy định và CHT trường THCS.<br />
2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện<br />
Phòng GD-ĐT chủ trì phối hợp với Phòng Nội vụ<br />
quận/huyện tiến hành thực hiện theo trình tự các bước ở<br />
nội dung các công việc đảm bảo chính xác, khách quan,<br />
đúng quy trình, quy định. Có thể sử dụng 2 hình thức bổ<br />
nhiệm sau:<br />
- Bổ nhiệm theo cách thức: Căn cứ vào nhu cầu của<br />
nhà trường, danh sách quy hoạch HT đã được UBND các<br />
quận/huyện phê duyệt, Phòng Nội vụ và Phòng GD-ĐT<br />
thực hiện quy trình tuyển chọn để bổ nhiệm theo các<br />
bước: 1) Phòng Nội vụ kiểm tra hồ sơ các đối tượng trong<br />
diện quy hoạch, chuẩn bị phiếu thăm dò giới thiệu nhân<br />
sự theo mẫu chung (mẫu này được in sẵn tên những<br />
người trong diện quy hoạch, có ô trống để cho các thành<br />
viên giới thiệu gương mặt tiêu biểu khác không có trong<br />
quy hoạch); 2) Phòng Nội vụ và Phòng GD-ĐT thực hiện<br />
quy trình lấy phiếu giới thiệu nhân sự bằng cách tổ chức<br />
hội nghị gồm: Cấp ủy, Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành<br />
công đoàn, đại diện Đoàn Thanh niên, Tổng phụ trách<br />
<br />
4<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 1-8<br />
<br />
đội nhà trường, với nội dung: Bỏ phiếu giới thiệu nhân<br />
sự cho chức danh HT, hình thức bỏ phiếu kín (theo mẫu);<br />
3) Phòng Nội vụ, Phòng GD-ĐT kiểm phiếu thăm dò, xếp<br />
loại thứ tự từ cao xuống thấp. Căn cứ vào tiêu chuẩn về<br />
phẩm chất, năng lực của cán bộ ở trường THCS do Nhà<br />
nước và ngành Giáo dục quy định cùng một số yêu cầu<br />
khác được chính quyền địa phương cấp quận/huyện hoặc<br />
cấp thành phố quy định; Phòng Nội vụ, Phòng GD-ĐT<br />
thống nhất lựa chọn nhân sự xin ý kiến hiệp thương của<br />
Đảng ủy, UBND các xã, phường, thị trấn bằng văn bản<br />
(địa phương có nhân sự được chọn); 4) Phòng Nội vụ,<br />
Phòng GD- ĐT họp xin ý kiến của Đảng ủy, UBND các<br />
xã, phường (địa phương có nhân sự được chọn);<br />
5) Phòng Nội vụ, Phòng GD-ĐT thống nhất lựa chọn<br />
nhân sự, lập văn bản trình UBND cấp quận/huyện phê<br />
duyệt danh sách nhân sự bổ nhiệm. Phòng GD-ĐT hoàn<br />
chỉnh hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, chuyển sang Phòng Nội<br />
vụ. Phòng Nội vụ thẩm định lại hồ sơ, trình UBND cấp<br />
quận/huyện ra quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền<br />
Phòng GD-ĐT ra quyết định bổ nhiệm.<br />
<br />
- Nhằm đáp ứng chuẩn chức danh, yêu cầu đổi mới giáo<br />
dục và phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương.<br />
- Có được đội ngũ CBQL dự nguồn đáp ứng được<br />
yêu cầu cấp bách khi cần thiết bổ nhiệm nhân sự HT các<br />
trường THCS.<br />
2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện<br />
- Bước 1: Tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng<br />
ĐNHT, cán bộ dự nguồn ở các trường THCS của<br />
quận/huyện về số lượng, chất lượng, cơ cấu, trình độ<br />
chuyên môn, trình độ lí luận chính trị, ngoại ngữ, tin học,<br />
tiếng dân tộc, năng lực quản lí. Xác định đây là công việc<br />
cần tiến hành thường xuyên hàng năm hoặc trước yêu<br />
cầu đột xuất của công tác cán bộ. Kết quả khảo sát, đánh<br />
giá phải chính xác, khách quan, có hồ sơ lưu trữ một cách<br />
hệ thống, khoa học. Công tác khảo sát, đánh giá thực hiện<br />
tốt sẽ là cơ sở cho cơ quan quản lí có những thông tin cần<br />
thiết, dự báo được quy mô, nhu cầu về ĐNHT ở các<br />
trường THCS trên địa bàn, để xây dựng và phát triển<br />
ĐNHT đảm bảo chất lượng, đặc biệt là đưa ra các nội<br />
dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả.<br />
- Bước 2: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng HT<br />
và cán bộ dự nguồn. Trên cơ sở kết quả từ khảo sát, đánh<br />
giá và dự báo ĐNHT đương chức và cán bộ dự nguồn<br />
tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Kế<br />
hoạch cần được xây dựng từ đơn vị các trường THCS<br />
trong từng quận/huyện; đảm bảo tính khoa học, khả thi;<br />
dựa trên cơ sở nhu cầu và sự cân đối các nguồn kinh phí;<br />
quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ có triển<br />
vọng, cán bộ trong diện quy hoạch. Sau khi được phê<br />
duyệt, kế hoạch phải được công khai để HT đương nhiệm<br />
và cán bộ dự nguồn chủ động sắp xếp công việc, thời<br />
gian được đào tạo, học bồi dưỡng.<br />
- Bước 3: Lựa chọn hình thức đào tạo, bồi dưỡng. Cần<br />
phải kết hợp nhiều hình thức đảm bảo tính phù hợp và<br />
hiệu quả, như: tập trung, không tập trung, tự bồi dưỡng…<br />
- Bước 4: Kiểm tra, đánh giá. Hàng năm phải tiến<br />
hành kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nhất<br />
là vấn đề tự đào tạo, bồi dưỡng đối với ĐNHT và cán bộ<br />
dự nguồn các trường THCS; so sánh đối chiếu, rút kinh<br />
nghiệm để có điều chỉnh đảm bảo việc đào tạo, bồi dưỡng<br />
có Hiệu quả thiết thực cho CBQL, tránh gây lãng phí cho<br />
Nhà nước. Qua kiểm tra, đánh giá cần quan tâm đến<br />
những kết quả tích cực, những sáng kiến kinh nghiệm do<br />
tự học, tự bồi dưỡng của HT trong quá trình công tác tích<br />
lũy được để phổ biến, nhân rộng và chế độ tuyên dương<br />
khen thưởng kịp thời.<br />
2.5.3. Điều kiện thực hiện<br />
- Có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền đối với<br />
ngành, lĩnh vực và đội ngũ CBQL giáo dục; sự ủng hộ,<br />
đồng tình thống nhất tạo điều kiện của đội ngũ giáo viên<br />
<br />
- Bổ nhiệm theo cách thức thi tuyển chức danh: Trên<br />
cơ sở nhu cầu bổ nhiệm HT tại các trường THCS, Phòng<br />
GD-ĐT thông báo rộng rãi đến các đơn vị trong và ngoài<br />
ngành nội dung thi tuyển cùng các điều kiện đi cùng;<br />
Tiến hành thi tuyển cho các thí sinh có đủ tiêu chuẩn, tổ<br />
chức chấm, đánh giá, công bố danh sách trúng tuyển;<br />
Phòng GD-ĐT hoàn chỉnh hồ sơ, chuyển sang Phòng<br />
Nội vụ để thực hiện quy trình bổ nhiệm; Phòng Nội vụ<br />
thẩm định lại hồ sơ, trình UBND cấp quận/huyện ra<br />
quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền Phòng GD-ĐT ra<br />
quyết định bổ nhiệm.<br />
2.4.3. Điều kiện thực hiện<br />
- Đội ngũ CBQL các trường THCS, lãnh đạo Phòng<br />
GD-ĐT, cán bộ tham mưu về công tác cán bộ phải<br />
thường xuyên được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới<br />
về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của<br />
Nhà nước đối với công tác cán bộ.<br />
- Phải nắm vững nguyên tắc về công tác cán bộ, thực<br />
hiện tốt những quy trình, quy định trong công tác bổ<br />
nhiệm, thẩm quyền thực hiện các quy trình theo phân cấp<br />
quản lí; thận trọng trong đánh giá, chọn lựa, mạnh dạn sử<br />
dụng cán bộ có năng lực, trẻ tuổi để phát triển.<br />
- Cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ phù hợp cho HT<br />
được bổ nhiệm hoặc điều động luân chuyển đến đơn vị<br />
mới có điều kiện sinh hoạt làm việc khó khăn để họ yên<br />
tâm công tác đảm bảo hiệu quả công việc tốt.<br />
2.5. Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường<br />
trung học cơ sở và cán bộ quản lí dự nguồn<br />
2.5.1. Mục đích và ý nghĩa<br />
<br />
5<br />
<br />