intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số giải pháp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán là một vấn đề cốt yếu liên quan đến chức năng kiểm toán độc lập và có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng các chuẩn mực và thông lệ kiểm toán. Bài viết này trình bày khái niệm về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán, một số nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, nguyên nhân và giải pháp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số giải pháp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán

  1. 568 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HẸP KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG TRONG KIỂM TOÁN Some solutions to close the gap of expectations in audit ThS. Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Kế toán – Tài chính, Đại học Nha Trang Email: hantt@ntu.edu.vn Tóm tắt Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán là một vấn đề cốt yếu liên quan đến chức năng kiểm toán độc lập và có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng các chuẩn mực và thông lệ kiểm toán. Bài viết này trình bày khái niệm về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán, một số nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, nguyên nhân và giải pháp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán. Từ khóa: khoảng cách kỳ vọng, kiểm toán, kiểm toán viên. Abstract The audit expectation gap is a critical issue relevant to the independent audit function and is important for the development of audit standards and practices. This paper presents the concept of expectation gap in audit, some related domestic and foreign studies, causes and solutions to narrow the expectation gap in audit. Keywords: expectation gap, audit, auditor. 1. Đặt vấn đề Hoạt động kiểm toán ra đời là để kiểm tra và xác nhận tính trung thực của người cung cấp thông tin và tạo niềm tin cho người sử dụng thông tin. Tuy nhiên, mỗi đối tương khác nhau lại có nhận thức khác nhau về vai trò, ý nghĩa của hoạt động kiểm toán. Từ đó có những đánh giá không xác đáng về kết quả công việc của kiểm toán viên. Bài viết này sẽ làm rõ một số vấn đề liên quan như khoảng cách kỳ vọng kiểm toán là gì? Tại sao lại tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm toán. Từ đó trình bày một số giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách kỳ vọng kiểm toán. 2. Khái niệm khoảng cách kỳ vọng kiểm toán Dù thuật ngữ “khoảng cách kỳ vọng” thường xuyên được sử dụng nhưng vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể nào về nó. Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau do quan điểm khác nhau từ các nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực. Liggio (1974) là người đầu tiên áp dụng cụm từ “khoảng cách kỳ vọng” vào kiểm toán. Ông đã định nghĩa khoảng cách kỳ vọng là sự khác biệt giữa các mức độ thực hiện kỳ vọng như hình dung của kế toán độc lập và của người sử dụng báo cáo tài chính”. Ủy ban Cohen (Ủy ban về Trách nhiệm của Kiểm toán viên, 1978) đã mở rộng định nghĩa này bằng cách xem xét liệu có thể tồn tại khoảng cách giữa những gì công chúng mong đợi hoặc cần và những gì kiểm toán viên có thể và nên có lý do mong đợi hoàn thành. Monroe và Woodliff (1993) đã định nghĩa khoảng cách kỳ vọng kiểm toán là sự khác biệt về niềm tin giữa kiểm toán viên và công chúng về nhiệm vụ và trách nhiệm mà kiểm toán viên đảm nhận và thông điệp được truyền tải bởi báo cáo kiểm toán. Jennings và cộng sự (1993), trong nghiên cứu của họ về việc sử dụng các công cụ hỗ trợ ra quyết định kiểm toán để cải thiện việc tuân thủ “tiêu chuẩn” của kiểm toán viên, có ý kiến rằng @ Trường Đại học Đà Lạt
  2. 569 khoảng cách kỳ vọng kiểm toán là sự khác biệt giữa những gì công chúng mong đợi từ nghề kiểm toán và những gì nghề đó thực sự cung cấp. Theo AICPA (1993), khoảng cách kỳ vọng kiểm toán đề cập đến sự khác biệt giữa những gì người sử dụng báo cáo tài chính và công chúng tin rằng trách nhiệm của kiểm toán viên; và kiểm toán viên tin rằng trách nhiệm của họ là gì Salehi (2011) cho rằng khoảng cách kỳ vọng xảy ra khi có sự khác biệt giữa những gì công chúng mong đợi từ kiểm toán viên và những gì kiểm toán viên thực sự cung cấp. Khoảng cách kỳ vọng là khoảng cách giữa tiêu chuẩn thực tế về hoạt động của kiểm toán viên và các kỳ vọng khác nhau của công chúng về hiệu quả hoạt động của kiểm toán viên. Như vậy, đã có rất nhiều những nhà nghiên cứu khác nhau đưa ra những khái niệm khác nhau về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán, nhưng có thể nhận thấy các khái niệm đều đề cập đến khoảng cách về sự nhận thức giữa kiểm toán viên, nhà quản lý doanh nghiệp, người sử dụng BCTC và xã hội đối với những gì kiểm toán viên thực hiện và những gì các đối tượng mong đợi kiểm toán viên thực hiện. 3. Các nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán Một số nghiên cứu thực nghiệm về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán đã được thực hiện trên thế giới và tại Việt Nam đã cho chúng ta có hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề này. Một số nghiên cứu nổi bật trên thế giới như: Monroe và cộng sự (1994) thực hiện “Một cuộc điều tra thực nghiệm về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán: bằng chứng của Úc” nhằm xem xét sự tồn tại và bản chất của khoảng cách kỳ vọng ở Úc và liệu những thay đổi gần đây đối với cách diễn đạt của báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng đến khoảng cách đó hay không. Một bảng câu hỏi qua thư đã được hoàn thành bởi các kiểm toán viên, kế toán, giám đốc, chủ nợ, cổ đông và sinh viên đại học. Kết quả nghiên cứu cho thấy có khoảng cách giữa kiểm toán viên và các nhóm người dùng khác nhau theo cách diễn đạt của báo cáo cũ trước khi ban hành AUP 3 sửa đổi. Cách diễn đạt sửa đổi trong AUP 3 sửa đổi có tác động đáng kể đến niềm tin về bản chất của cuộc kiểm toán và trách nhiệm tương đối của kiểm toán viên và Ban Giám đốc. Từ ngữ sửa đổi đã loại bỏ một số khác biệt, nhưng cũng tạo ra một số khác biệt mới trong niềm tin về các thông điệp được truyền đạt thông qua báo cáo kiểm toán. Fadzly và cộng sự (2004) nghiên cứu về “Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán: Trường hợp của Malaysia” nhằm mục đích điều tra sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở Malaysia. Kết quả cho thấy khoảng cách kỳ vọng rộng và quan niệm sai lầm về kiểm toán ở Malaysia. Thử nghiệm được thực hiện giữa các nhà đầu tư đã tiết lộ hiệu quả của việc sử dụng tài liệu đọc để giáo dục người dùng và sửa chữa một số quan niệm sai lầm về hoạt động kiểm toán. Lin và các cộng sự (2004) thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã thu được bằng chứng đáng kể về sự xuất hiện của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở Trung Quốc, liên quan đến các mục tiêu kiểm toán, nghĩa vụ của kiểm toán viên trong việc phát hiện và báo cáo gian lận, tính độc lập của kiểm toán viên và trách nhiệm của bên thứ ba đối với kiểm toán viên. Dixon và các cộng sự (2006) thực hiện “Một cuộc điều tra về khoảng cách kỳ vọng ở Ai Cập” nhằm mục đích điều tra sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán giữa kiểm toán viên và người sử dụng báo cáo tài chính ở Ai Cập. Kết quả cho thấy bằng chứng về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán lớn ở Ai Cập trong các lĩnh vực trách nhiệm của kiểm toán viên đối với việc ngăn ngừa @ Trường Đại học Đà Lạt
  3. 570 gian lận, lưu trữ hồ sơ kế toán và đánh giá của kiểm toán viên trong việc lựa chọn các thủ tục kiểm toán. Ở một mức độ thấp hơn, khoảng cách kỳ vọng đã được tìm thấy liên quan đến độ tin cậy của cuộc kiểm toán và báo cáo tài chính đã được kiểm toán, cũng như tính hữu ích của cuộc kiểm toán. Trong nghiên cứu về “Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán: bằng chứng từ Lebanon”, Sidani (2007) đánh giá sự tồn tại có thể có của khoảng cách kỳ vọng giữa kế toán và những người không làm kế toán ở Lebanon. Nghiên cứu khảo sát được thực hiện trên một mẫu gồm những người làm kế toán và những người không phải là kế toán viên và thực hiện các so sánh. Kết quả nghiên cứu cho thấy một khoảng cách hợp lý đáng kể đã được phát hiện. Có một khoảng cách giữa hiểu biết của kiểm toán viên về nghề nghiệp của họ so với nhận thức của những người khác và có sự khác biệt đáng kể trong nhận thức về vai trò của kiểm toán viên đối với việc phát hiện gian lận giữa các đối tượng được khảo sát. Lee và các cộng sự (2007) nghiên cứu “Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán: một nghiên cứu thực nghiệm ở Malaysia”. Mục tiêu của nghiên cứu: thứ nhất, nó xem xét liệu có tồn tại khoảng cách kỳ vọng ở Malaysia giữa các kiểm toán viên, công ty được kiểm toán và bên thứ ba liên quan đến nhiệm vụ của kiểm toán viên hay không; thứ hai, vì khoảng cách kỳ vọng như vậy đã được chứng minh là tồn tại, nghiên cứu này phân tích bản chất của khoảng cách bằng cách sử dụng khung nghiên cứu của Porter (1993). Kết quả đã chứng minh sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở Malaysia. Nghiên cứu chỉ ra rằng công ty được kiểm toán và bên thứ 3 đặt kỳ vọng cao hơn nhiều vào nhiệm vụ của kiểm toán viên khi so sánh với những gì kiểm toán viên đã nhận thức về nhiệm vụ của họ. Việc phân tích khoảng cách kỳ vọng đã chỉ ra sự tồn tại của những kỳ vọng không hợp lý của một bộ phận người sử dụng; thiếu các tiêu chuẩn kiểm toán ở Malaysia; và hiệu quả hoạt động thiếu sót của kiểm toán viên. Salehi và các cộng sự (2009) thực hiện nghiên cứu về “Độc lập kiểm toán và Khoảng cách kỳ vọng: Bằng chứng thực nghiệm từ Iran” nhằm thảo luận về tính độc lập của kiểm toán viên và khoảng cách kỳ vọng kiểm toán. Nghiên cứu xác định tính độc lập là nền tảng cho độ tin cậy của các báo cáo của kiểm toán viên. Nguyên nhân làm giảm tính độc lập là sự phụ thuộc kinh tế của kiểm toán viên vào khách hàng; thị trường kiểm toán cạnh tranh; việc cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán (NAS); khuôn khổ pháp lý. Do những nguyên nhân này, kiểm toán viên không thể lập một báo cáo công bằng. Do đó, “tính độc lập của kiểm toán viên là yếu tố then chốt của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán”. Nếu kiểm toán viên độc lập, điều đó sẽ làm giảm khoảng cách kỳ vọng. Adeyemi và cộng sự (2011) thực hiện “một cuộc điều tra thực nghiệm về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở Nigeria” xem liệu khoảng cách kỳ vọng kiểm toán có tồn tại ở Nigeria và nhận thức của nhóm người dùng về sự tồn tại của nó hay không. Sử dụng phân tích phương sai, nghiên cứu cho thấy khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tồn tại ở Nigeria, đặc biệt là về các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên. Nhóm tác giả cũng quan sát thấy rằng có sự khác biệt đáng kể trong nhận thức của các nhóm trả lời về sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở Nigeria. Do đó, nghiên cứu đề xuất giáo dục công chúng về các mục tiêu của cuộc kiểm toán, vai trò và trách nhiệm của kiểm toán viên để thu hẹp khoảng cách kỳ vọng kiểm toán. Salehi (2016) thực hiện nghiên cứu về “Định lượng Khoảng cách Kỳ vọng Kiểm toán: Một cách tiếp cận mới để đo lường khoảng cách kỳ vọng”. Mục tiêu chính của nghiên cứu trước hết là xác định khoảng cách kỳ vọng về trách nhiệm kiểm toán và sau đó là định lượng khoảng cách kỳ vọng ở Iran. Để thu thập dữ liệu, một bảng câu hỏi được thiết kế và thực hiện giữa kiểm toán viên và nhà đầu tư. Dữ liệu thu thập được phân tích bằng cách sử dụng thử nghiệm thống kê phi tham số. Kết quả cho thấy có khoảng cách kỳ vọng giữa kiểm toán viên và nhà đầu tư ở Iran. @ Trường Đại học Đà Lạt
  4. 571 Olojede và các cộng sự (2020) cung cấp một phân tích thực nghiệm về phạm vi và bản chất của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở Nigeria. Các tác giả đã sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả và khảo sát; thu thập dữ liệu thông qua nguồn chính, sử dụng bảng câu hỏi có cấu trúc. Nghiên cứu sử dụng kiểm định Mann – Whitney U và kiểm định Kolmogorov – Smirnov Z để phân tích dữ liệu và kiểm tra tính chuẩn mực của phân phối. Kết quả xác nhận rằng khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tồn tại ở Nigeria, và báo cáo của kiểm toán viên mới không có bất kỳ tác động mạnh mẽ nào trong việc giảm khoảng cách. Từ kết quả của nghiên cứu này, khoảng cách kỳ vọng kiểm toán chủ yếu phát sinh từ kỳ vọng không hợp lý của người sử dụng do họ thiếu hiểu biết về vai trò của kiểm toán viên. Nhóm tác giản cũng khuyến nghị ra mắt mô hình báo cáo kinh doanh mới hướng tới việc công bố nhiều thông tin phi tài chính hơn cho công chúng và có mô tả rõ ràng về vai trò của kiểm toán độc lập. Akther và cộng sự (2020) nghiên cứu “Sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và tác động của nó đối với niềm tin của các bên liên quan: Vai trò kiểm duyệt của Hội đồng Báo cáo tài chính” với dữ liệu bao gồm 174 người trả lời là kiểm toán viên, nhà đầu tư, nhà phân tích đầu tư và tín dụng, và các cơ quan quản lý ở Bangladesh. Nghiên cứu khám phá khoảng cách kỳ vọng kiểm toán từ các khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như trách nhiệm của kiểm toán viên đối với việc phát hiện gian lận, ý nghĩa và tính hữu ích của báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên cung cấp dịch vụ phi kiểm toán, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với báo cáo liên tục và kỳ vọng chưa được đáp ứng đối với các dịch vụ đảm bảo khác, chẳng hạn như đảm bảo cho các phần khác của báo cáo hàng năm ngoài báo cáo tài chính, như thảo luận và phân tích về quản lý cũng như công bố về môi trường và xã hội của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khoảng cách kỳ vọng kiểm toán có liên quan tiêu cực đến lòng tin của các bên liên quan và khoảng cách kỳ vọng kiểm toán càng lớn thì niềm tin của các bên liên quan vào cuộc kiểm toán càng thấp. Kiểm toán viên duy trì tính độc lập và cải thiện mức độ giao tiếp với người dùng sẽ giảm bớt khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và đồng thời tạo ra niềm tin của các bên liên quan. Hơn nữa, vai trò tích cực của hội đồng báo cáo tài chính hoạt động như một người điều hành để đảm bảo tính độc lập của kiểm toán viên. Kết quả của nghiên cứu thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách tập trung vào các kỳ vọng liên quan đến kiểm toán của người sử dụng và cũng dự định tầm quan trọng của việc giám sát kiểm toán độc lập. Không chỉ trên thế giới, Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu được thực hiện liên quan đến khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán. Quỳnh (2015) nghiên cứu về “Giải pháp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng giữa kiểm toán viên và nhà quản lý trong việc kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng cách kỳ vọng là luôn có và không thể san bằng, tuy nhiên chúng ta có thể từng bước thu hẹp khoảng cách này lại nếu có sự phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng từ các bên liên quan với nhau bao gồm cơ quan quản lý và các tổ chức, hội nghề nghiệp, kiểm toán viên và công ty kiểm toán, đơn vị được kiểm toán, người sử dụng BCTC. Đỗ Thị Hằng (2016) trong luận văn thạc sĩ về “Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán về trách nhiệm của kiểm toán viên và tính hữu ích của thông tin trên báo cáo tài chính được kiểm toán - nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam” đã cho thấy nhóm người sử dụng BCTC được kiểm toán chưa thực sự hiểu đúng về trách nhiệm của kiểm toán viên, họ yêu cầu kiểm toán viên thực hiện những trách nhiệm nằm ngoài quy định của chuẩn mực, đặc biệt họ mong đợi kiểm toán viên rất nhiều từ việc phát hiện, ngăn chặn các gian lận hay chịu trách nhiệm về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị được kiểm toán. Trong khi đó đa số các kiểm toán viên họ lại nắm rõ @ Trường Đại học Đà Lạt
  5. 572 trách nhiệm của mình và thực hiện đúng theo trách nhiệm đó. Thêm vào đó, đối với tính hữu ích của thông tin trên BCTC được kiểm toán, nhóm người sử dụng không thực sự tin tưởng BCTC được kiểm toán không còn các sai sót trọng yếu, hay thông tin trên BCTC được kiểm toán là chính xác và đầy đủ, cũng như đánh giá khả năng hoạt động liên tục tại đơn vị. Ngược lại, nhóm kiểm toán viên cho rằng BCTC được kiểm toán không còn các sai sót trọng yếu hay đánh giá khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán là những thông tin cần thiết và hiển nhiên kiểm toán viên luôn phải đạt được trong cuộc kiểm toán BCTC. Anh (2017) thực hiện nghiên cứu về “Ảnh hưởng của tính độc lập và trách nhiệm của kiểm toán viên đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam”. Kết quả khảo sát cho thấy có sự tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở Việt Nam liên quan đến tính độc lập và trách nhiệm của kiểm toán viên. Về tính độc lập của kiểm toán viên, nhóm kiểm toán viên tin rằng, các dịch vụ phi kiểm toán, doanh thu từ một khách hàng lớn hơn hoặc bằng 10 % tổng doanh thu của doanh nghiệp kiểm toán và mong muốn giữ khách hàng quan trọng không làm ảnh hưởng đáng kể đến tính độc lập của kiểm toán viên trong khi nhóm người sử dụng BCTC tin tưởng rằng những yếu tố đó sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến tính độc lập của kiểm toán viên. Về trách nhiệm của kiểm toán viên, nhóm người sử dụng BCTC cho rằng kiểm toán viên phải chịu trách nhiệm về việc phát hiện ra tất cả gian lận trong đơn vị được kiểm toán, chịu trách nhiệm nếu doanh nghiệp này phá sản do gian lận cũng như là phải đưa ra tất cả những cảnh báo về rủi ro có thể xảy ra. Điều này là không phù hợp với các yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán và các quy định liên quan, đồng thời nó cũng nằm ngoài khả năng thực hiện của kiểm toán viên. Bên cạnh đó, nhóm người sử dụng BCTC cũng quy trách nhiệm cho kiểm toán viên về việc kiểm tra sự đầy đủ và tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán, trong khi thực tế đây là trách nhiệm của Ban giám đốc doanh nghiệp. Một số nghiên cứu khác như luận văn thạc sĩ của Phan Thanh Trúc (2013) về “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi của xã hội về chất lượng kiểm toán tại Việt Nam”, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Khánh Dung (2017) về “Nghiên cứu khoảng cách kỳ vọng kiểm toán: trách nhiệm kiểm toán viên trong kiểm toán báo cáo tài chính ở Việt Nam” tập trung về trách nhiệm của Kiểm toán viên trong việc thu hẹp khoảng cách kỳ vọng. 4. Nguyên nhân hình thành khoảng cách kỳ vọng kiểm toán Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành khoảng cách kỳ vọng kiểm toán. Các nghiên cứu trước đây đã khẳng định rằng sự hình thành khoảng cách kỳ vọng kiểm toán xuất phát phổ biến từ phía kiểm toán viên và công ty kiểm toán và từ phía những người sử dụng BCTC, bao gồm nhà quản lý công ty được kiểm toán và các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính. Về phía kiểm toán viên và công ty kiểm toán: các dịch vụ kiểm toán do kiểm toán viên và công ty kiểm toán cung cấp chưa thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của những người sử dụng BCTC. Nguyên nhân là do: Năng lực nghề nghiệp của kiểm toán viên chưa cao do vậy còn bỏ sót các sai phạm trọng yếu vẫn còn tồn tại trong BCTC đã được kiểm toán. Kiểm toán viên chưa độc lập đầy đủ về quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế với đơn vị được kiểm toán và chưa độc lập trong việc thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán dẫn đên tính độc lập của kiểm toán viên bị vi phạm @ Trường Đại học Đà Lạt
  6. 573 Với hạn chế về thời gian, kiểm toán viên không thể kiểm tra toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà trong đa số trường hợp chỉ thực hiện chọn mẫu để kiểm tra, cho nên hoạt động kiểm toán lúc nào cũng tồn tại rủi ro, cụ thể là rủi ro phát hiện DR trong kiểm toán. Sự chưa thực sự đồng bộ và đầy đủ của hệ thống luật và chuẩn mực về kiểm toán. Về phía nhà quản lý doanh nghiệp được kiểm toán: nhà quản lý đặt kỳ vọng vào cuộc kiểm toán cao hơn nhiều so với nhận thức của kiểm toán viên, đặc biệt là các trách nhiệm liên quan đến vai trò phát hiện và ngăn chặn sai sót, gian lận, các hành vi không tuân thủ và các dịch vụ phi kiểm toán khác. Điều này chủ yếu là do một số nhà quản lý không có kiến thức kiểm toán và có ít kinh nghiệm làm việc nên họ không nhận thức được mục tiêu và những hạn chế vốn có của cuộc kiểm toán. Về phía các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính như nhà đầu tư, ngân hàng, cổ đông…: trước hết, các đối tượng này đã đặt kỳ vọng không hợp lý đối với kiểm toán viên về hoạt động kiểm toán do họ thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đầy đủ về vai trò của kiểm toán viên và nghề nghiệp kiểm toán. Họ cho rằng kiểm toán viên phải chịu trách nhiệm về việc phát hiện ra tất cả gian lận trong đơn vị được kiểm toán, chịu trách nhiệm nếu doanh nghiệp này phá sản do gian lận cũng như là phải đưa ra tất cả những cảnh báo về rủi ro có thể xảy ra. Họ cũng quy trách nhiệm cho kiểm toán viên về việc kiểm tra sự đầy đủ và tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán. Trong khi những trách nhiệm đó nằm ngoài quy định của chuẩn mực kiểm toán hiện hành. Thứ hai, nhóm người sử dụng BCTC tin tưởng rằng những yếu tố như các dịch vụ phi kiểm toán, doanh thu từ một khách hàng lớn hơn hoặc bằng 10 % tổng doanh thu của doanh nghiệp kiểm toán và mong muốn giữ khách hàng quan trọng sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến tính độc lập của kiểm toán viên trong khi thực thế thì không phải vậy. Ngoài ra, việc kiểm toán viên thường xuyên sử dụng xét đoán nghề nghiệp trong quá trình kiểm toán cũng khiến người sử dụng báo cáo tài chính hoài nghi, không tin tưởng vào chất lượng cuộc kiểm toán. 5. Giải pháp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng kiểm toán Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán là một vấn đề cốt yếu liên quan đến chức năng kiểm toán độc lập và có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng các chuẩn mực và thông lệ kiểm toán. Sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán có khả năng gây bất lợi cho giá trị của cuộc kiểm toán và sự phát triển của nghề kiểm toán vì những đóng góp của hoạt động kiểm toán có thể không được xã hội công nhận đầy đủ. Vì vậy, thu hẹp khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán là rất quan trọng. Đầu tiên, giáo dục nâng cao hiểu biết của người sử dụng Báo cáo tài chính là rất cần thiết. Fadzly và cộng sự (2004) hay Adeyemi và cộng sự (2011) cũng đã nhận định giáo dục công chúng về các mục tiêu của cuộc kiểm toán, vai trò và trách nhiệm của kiểm toán viên là một trong những phương pháp giúp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng kiểm toán. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; các buổi họp báo, hội thảo, kiểm toán viên và công ty kiểm toán có thể tuyên truyền giải thích cho những người sử dụng BCTC và dịch vụ kiểm toán BCTC hiểu rõ hơn về vai trò, ý nghĩa của công việc kiểm toán. Thứ hai, cơ quan nhà nước cần hoàn thiện hệ thống luật, chính sách, chuẩn mực kiểm toán. Cơ quan quản lý cần xác định sự mong đợi của xã hội về nhiệm vụ của kiểm toán viên một cách thường xuyên để xác định kỳ vọng hiện tại của xã hội vào nghề kiểm toán. Từ đó, các cơ quan quản lý sẽ có những điều chỉnh luật hiện hành, đảm bảo pháp luật được duy trì một cách hợp lý phù hợp với sự mong đợi của xã hội. Bên cạnh đó, cần xem xét thường xuyên pháp luật hiện hành (các chuẩn mực kế toán và kiểm toán cũng như Luật Doanh nghiệp, Luật Kiểm toán) để đảm bảo tính thích hợp và đúng đắn đồng thời nâng cao trình độ hành nghề kế toán và kiểm toán tại @ Trường Đại học Đà Lạt
  7. 574 Việt Nam. Theo Olojede và các cộng sự (2020), các cơ quan quản lý có thể xem xét tới khuyến nghị ra mắt mô hình báo cáo kinh doanh mới hướng tới việc công bố nhiều thông tin phi tài chính hơn cho công chúng và có mô tả rõ ràng về vai trò của kiểm toán độc lập. Thứ ba, các tổ chức nghề nghiệp kiểm toán cần tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Gia tăng các cuộc thanh tra, kiểm tra thường xuyên các công ty kiểm toán, kể cả công ty vừa và nhỏ sẽ giúp các tổ chức nghề nghiệp kiểm toán đánh giá tính đúng đắn, nghiêm túc của hoạt động kiểm toán, đồng thời có những chế tài răn đe phù hợp với những công ty chưa tuân thủ theo đúng chuẩn mực kiểm toán khi hành nghề. Thứ tư, kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần nâng cao tính độc lập. Salehi và các cộng sự (2009) cũng đã nhận định “tính độc lập của kiểm toán viên là yếu tố then chốt của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán” nên nếu kiểm toán viên độc lập, điều đó sẽ làm giảm khoảng cách kỳ vọng. Để làm được điều này, kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần thực hiện nghiêm túc việc luân chuyển kiểm toán viên định kỳ theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán. Bên cạnh đó, kiểm toán viên phải luôn duy trì một thái độ hoài nghi nghề nghiệp cho dù đã có kinh nghiệm về sự trung thực và chính trực của Ban quản trị của các doanh nghiệp được kiểm toán. 6. Kết luận Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán luôn luôn tồn tại do sự khác biệt về nhận thức giữa kiểm toán viên và các đối tượng khác trong xã hội. Trong nền kinh tế ngày càng phát triển, hoạt động kiểm toán ngày càng trở nên quan trọng. Vì vậy, cần thu hẹp khoảng cách kiểm toán để nâng cao giá trị cuộc kiểm toán và duy trì sự phát triển của nghề kiểm toán trong tương lai. Để làm được điều này cần sự nỗ lực từ nhiều phía bằng nhiều biện pháp khác nhau như nâng cao trách nhiệm của KTV, nâng cao nhận thức của những người sử dụng BCTC và ban hành các chuẩn mực mới. Tài liệu tham khảo 1. Adeyemi, S. B., & Uadiale, O. M. (2011). An empirical investigation of the audit expectation gap in Nigeria. 2. Anh, Đ. T. T. (2017). Ảnh hưởng của tính độc lập và trách nhiệm của kiểm toán viên đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán–Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam. 3. AICPA (1993). Professional Standards, American Institute of Certified Public Accountants. New York, USA. 4. Akther, T., & Xu, F. (2020). Existence of the audit expectation gap and its impact on stakeholders’ confidence: The moderating role of the financial reporting council. International Journal of Financial Studies, 8(1), 4. 5. Cohen, M. F. (1978). Commission on Auditors' Responsibilities: Report, conclusions, and recommendations; Cohen Commission Report. 6. Dixon, R., Woodhead, A. D., & Sohliman, M. (2006). An investigation of the expectation gap in Egypt. Managerial Auditing Journal. 7. Dung, N. N. K. (2017). Nghiên cứu khoảng cách kỳ vọng kiểm toán: trách nhiệm kiểm toán viên trong kiểm toán báo cáo tài chính ở Việt Nam. 8. Fadzly, M. N., & Ahmad, Z. (2004). Audit expectation gap: The case of Malaysia. Managerial Auditing Journal. @ Trường Đại học Đà Lạt
  8. 575 9. Jennings, M., Kneer, D. C., & Reckers, P. M. (1993). The significance of audit decision aids and precase jurists' attitudes on perceptions of audit firm culpability and liability. Contemporary Accounting Research, 9(2), 489-507. 10. Hằng, Đ. T. (2016). Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán về trách nhiệm của kiểm toán viên và tính hữu ích của thông tin trên báo cáo tài chính được kiểm toán-nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam. 11. Lee, T. H., Gloeck, J. D., & Palaniappan, A. K. (2007). The audit expectation gap: an empirical study in Malaysia. Southern African Journal of Accountability and Auditing Research, 7(1), 1- 15. 12. Liggio, C. D. (1974). Expectation gap-accountants legal Waterloo. Journal of contemporary business, 3(3), 27-44. 13. Lin, Z. J., & Chen, F. (2004). An empirical study of audit ‘expectation gap’in the People's Republic of China. International Journal of Auditing, 8(2), 93-115. 14. Monroe, G. S., & Woodliff, D. R. (1993). The effect of education on the audit expectation gap. Accounting & Finance, 33(1), 61-78. 15. Monroe, G. S., & Woodliff, D. R. (1994). An empirical investigation of the audit expectation gap: Australian evidence. Accounting & Finance, 34(1), 47-74. 16. Olojede, P., Erin, O., Asiriuwa, O., & Usman, M. (2020). Audit expectation gap: an empirical analysis. Future Business Journal, 6(1), 1-12. 17. Quỳnh, N. T. T. (2015). Giải pháp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng giữa kiểm toán viên và nhà quản lý trong việc kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam. 18. Salehi, M., Mansoury, A., & Azary, Z. (2009). Audit independence and expectation gap: Empirical evidences from Iran. International Journal of Economics and Finance, 1(1), 165-174. 19. Salehi, M. (2011). Audit expectation gap: Concept, nature and trace. African Journal of Business Management, 5(21), 8376-8392. 20. Salehi, M. (2016). Quantifying audit expectation gap: a new approach to measuring expectation gap. Zagreb International Review of Economics & Business, 19(1), 25-44. 21. Sidani, Y. M. (2007). The audit expectation gap: evidence from Lebanon. Managerial Auditing Journal. 22. Trúc, P. T (2013). Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi của xã hội về chất lượng kiểm toán tại Việt Nam. @ Trường Đại học Đà Lạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
62=>2