intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MỘT SỐ HÌNH THỨC LỪA ĐẢO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ - Agribank

Chia sẻ: Hai Dang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

621
lượt xem
237
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần lớn bọn tội phạm có tổ chức, bọn khủng bố đều dùng" nguyên tắc tế bào" mà các tổ chức gián điệp sử dụng rộng rãi. Tế bào: là nhóm thấp nhất và có khả năng mở rộng nhất trong mạng lưới gián điệp. Các tế bào được sử dụng để bảo vệ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MỘT SỐ HÌNH THỨC LỪA ĐẢO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ - Agribank

  1. MỘT SỐ HÌNH THỨC LỪA ĐẢO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (Thông tin được sưu tầm từ Phòng Thương mại Quốc tế ICC và tổng hợp từ những trường hợp thực tế đã xảy ra tại Việt Nam và nước ngoài) I. MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ LỪA ĐẢO THÔNG QUA CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH 1. Mô hình lừa đảo 1.1. Nguyên tắc “tế bào” và “hình tháp” Phần lớn bọn tội phạm có tổ chức, bọn khủng bố đều dùng “nguyên tắc tế bào” mà các tổ chức gián điệp sử dụng rộng rãi. Tế bào: là nhóm thấp nhất và có khả năng mở rộng nhất trong mạng lưới gián điệp. Các tế bào được sử dụng để bảo vệ những người ở trên đỉnh của Kim tự tháp khỏi bị phát hiện và quan trọng hơn là khỏi bị truy tố đối với các tội ác mà chúng phạm phải. Những người thực hiện vai trò tế bào thường được trả tiền để thực hiện các chức năng nhất định, ví dụ những người môi giới giới thiệu các khách hàng giàu có của họ với các hoạt động đầu tư bất hợp pháp. Mô hình dưới đây mô tả cách thức đơn giản của hành vi lừa đảo thông qua các công cụ tài chính. Trong thực tế, nó có thể liên quan đến nhiều người. Cách thức gian lận này đã được bọn tội phạm thực hiện rất thành công, đặc biệt là tội phạm trí thức (cổ cồn trắng), khiến cho các cơ quan điều tra rất khó khăn để phác họa được mô hình lừa đảo, như với các loại tội phạm buôn bán ma túy, rửa tiền, khủng bố tống tiền… Mục tiêu lựa chọn lừa đảo Các công cụ tài chính Danh nghĩa của người đứng được sử dụng tên giao dịch Ngân hàng Thư tín dụng dự phòng Nhà tư vấn tài chính Công ty bảo hiểm Thư tín dụng Người môi giới Công ty tài chính Bảo lãnh ngân hàng Người thương lượng Nhà đầu tư Trái phiếu người cầm giữ Đại diện tài chính Quỹ tài chính Chứng chỉ tiền gửi Địa chỉ trên trang Web Công ty chứng khoán Cổ phiếu Hộp thư điện tử Tổ chức từ thiện Trái phiếu kho bạc Mỹ Hối phiếu Chứng nhận ký gửi tài sản (vàng, chứng từ có giá…) 1.2. Mục tiêu lựa chọn lừa đảo Cột thứ nhất trên mô hình trên đây bao gồm những đối tượng có nguy cơ bị lừa đảo cao, những người sẽ mất tiền (mất ngay hoặc cuối cùng sẽ phải mất). Chiêu thức lừa đảo không có gì hơn là mời chào những khoản đầu tư mang lại lợi nhuận lớn, hoặc những dịch vụ tài chính đơn giản nhưng có hoa hồng cao. 2. Những công cụ tài chính thường được sử dụng Bọn tội phạm thường dùng những công cụ tài chính còn ít phổ biến tại những nơi chúng thực hiện hành vi lừa đảo nhằm lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nạn nhân. Ví dụ như: Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C) Thư tín dụng thương mại (Commercial L/C) 1
  2. Bảo lãnh ngân hàng (Bank Guarantee) Trái phiếu người cầm giữ (Bearer Bond) Chứng chỉ tiền gửi (Certificates of Deposit) Cổ phiếu (Shares) Trái phiếu kho bạc Mỹ (US Treasury Bills) Kỳ phiếu (hối phiếu) (Promissory Notes) Chứng nhận ký gửi tài sản (vàng, chứng từ có giá…) (Safekeeping Receipt) Những loại công cụ trên (hoặc loại tương tự) đôi khi có thể được làm cho phức tạp hoặc đơn giản bớt, tùy theo đối tượng lừa gạt có thuộc loại cả tin hay không. Nếu phát hiện thấy khách hàng không am hiểu về lĩnh vực tài chính này, bọn chúng sẽ thực hiện âm mưu lừa đảo. Ngược lại, trường hợp khách hàng cảm thấy nghi ngờ, lập tức chúng sẽ chuyển sang loại công cụ tài chính khác, ví dụ như loại Thư tín dụng dự phòng gần đây hay được chúng sử dụng để chứng minh rằng bọn chúng được một ngân hàng nổi tiếng đứng ra bảo trợ. Đôi khi, chúng cũng tự giới thiệu rằng chúng được các tổ chức quốc tế hỗ trợ như: Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Cục ngân khố Mỹ… nhằm tài trợ cho những mục đích nhân đạo (vì quyền con người, dự án xóa đói giảm nghèo…) 3. Người bán hàng (người đứng tên giao dịch) Những người bán hàng mà bọn lừa đảo sử dụng thường là những người chuyên nghiệp, như các chuyên gia tư vấn tài chính, luật sư, kế toán…, những người có điều kiện tiếp cận với các khách hàng giàu có và có độ tin cậy. Tầng lớp này thường bao gồm các tội phạm chuyên nghiệp, có kỹ năng thuyết phục khách hàng. Bọn chúng thường chào mời tiền hoa hồng cao và trong nhiều trường hợp, có thể chi trước tiền hoa hồng. Chúng thường có rất nhiều tầng bậc, khi cần thì có thể làm vật hy sinh. Chúng được che chở như là một cái kén và khi bị bắt thì sẽ khó có kết quả cho bất kỳ một cuộc điều tra nào. Gian lận bằng các công cụ tài chính sử dụng mọi kỹ thuật tiếp thị có sẵn kể cả công nghệ cao. Một trong những phương tiện trung gian phổ biến nhất và được sử dụng ngày càng tăng là Internet. Nếu như trước đây chúng thường quảng cáo trên các báo tài chính và hiện giờ một số tên vẫn làm như vậy thì ngày nay mạng Internet có thể giới thiệu chúng với một số lượng lớn khán giả ở khắp mọi nơi. Ngoài ra có rất nhiều cộng đồng, phường, hội nối mạng trực tuyến, họ giao tiếp với nhau bằng rất nhiều kênh khác nhau ví dụ tin, bảng tin, phòng nói chuyện phiếm qua mạng, các nhóm tin tức, họ trao đổi thông tin về rất nhiều chủ đề kể cả các sản phẩm tài chính. Ngoài ra còn có các hình thức gửi thư điện tử mà bọn tội phạm sử dụng để lôi kéo các nạn nhân vào các Kế hoạch làm giàu nhanh chóng, câu lạc bộ đầu tư hay các chương trình vốn đầu tư. Xu thế hiện nay là rút một số tiền nhỏ từ một số lớn khách hàng, vì thế giảm bớt rủi ro bị bắt. Sẽ rất khó khăn trong công việc điều tra khi phải thu nhặt bằng chứng liên quan đến việc phạm tội từ các nạn nhân nằm rải rác trên toàn thế giới ở các vùng lãnh thổ khác nhau. Mỗi người chỉ mất một số tiền nhỏ, nhưng tổng cộng lại có thể lên tới hàng triệu USD. Nhiều trường hợp gần đây cho thấy bọn chúng thường sử dụng mạng để giả làm những nhà cung cấp các thông tin tài chính nổi tiếng, ví dụ Euroclear, Bloomberg và đưa ra các chứng từ giả mạo để trợ giúp cho quá trình phê chuẩn và thuyết phục khách hàng rằng những công cụ tài chính đó là có thật. Đối tượng của bọn tội phạm là các công ty được niêm yết công khai trong lĩnh vực phần cứng và phần mềm máy tính, giá trị cổ phiếu của các công ty này chỉ đáng giá vài xu. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, các công ty này rất khó huy động vốn. Họ đã kiệt sức với các 2
  3. kỹ thuật truyền thống để huy động vốn như vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu và quay sang những người môi giới để giải quyết các vấn đề tài chính của họ. Khi tiếp cận, những người môi giới đều nói rằng họ có khả năng cung cấp vốn và chỉ cho bên quan tâm trang Web có giới thiệu các chứng từ giả mạo, trong phần lớn các trường hợp là một bảo lãnh do một ngân hàng nổi tiếng nước ngoài phát hành với số tiền khoảng 50 triệu USD hoặc lớn hơn. Sau đó, một bản hợp đồng sẽ được một luật sư của bên môi giới thảo ra nêu rõ rằng tiền sẽ được cung cấp bằng cách phát hành một thư tín dụng dự phòng cho việc thanh toán tiền phí môi giới và phát hành vài triệu cổ phiếu của công ty. Trong bối cảnh này, thư tín dụng dự phòng là cơ chế thanh toán để cung cấp bổ sung tiền mặt như đã hứa chứ không phải là một sản phẩm đầu tư do ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cung cấp. Để đáp ứng các nghĩa vụ pháp lý của mình, công ty phải đưa ra tuyên bố với thị trường là công ty đã tìm được một nguồn vốn mới dưới hình thức thư tín dụng dự phòng. Kết quả thông thường của tuyên bố này là việc tăng giá đột biến các cổ phiếu của công ty, thúc đẩy bọn tội phạm thu xếp khoản vay từ một tổ chức hợp pháp bằng cách đưa ra tài sản thế chấp là các cổ phiếu. 4. Những thủ đoạn lừa đảo thông thường 4.1. Thỏa thuận vay mượn, đầu tư Đây là yếu tố điển hình của một vụ lừa đảo thành công để bảo vệ bọn lừa đảo khỏi bị các nạn nhân trừng phạt về pháp lý. Bọn lừa đảo thường sử dụng một luật sư để dự thảo một hợp đồng, những người mà danh tiếng của họ có thể làm tăng thêm tính tin cậy của giao dịch. Nhiều hợp đồng trong thực tế đã dùng những lời lẽ giống nhau và người ta cho rằng các hợp đồng này được bọn lừa đảo cung cấp cho các luật sư để chuyển đổi thành một tài liệu. Cách tiếp cận tương tự cũng thường gặp khi các ngân hàng nhận được lời mời phát hành các thư bảo lãnh bằng cách sử dụng các từ ngữ giả mạo (xem Các mẫu chứng từ - chương 4) Trong nhiều trường hợp, văn phòng của các luật sư được sử dụng để tổ chức các cuộc họp dẫn đến việc ký kết các tài liệu. Điều này có thể diễn ra trong vài tháng hoặc vài năm. Bọn tội phạm không bao giờ vội vã vì chúng muốn đảm bảo chắc chắn rằng khách hàng của chúng đã bị mắc bẫy và rất tha thiết thực hiện giao dịch đó. Cách tiếp cận này cũng được sử dụng khi chiến thuật trì hoãn được sử dụng vào phần cuối của quá trình phạm tội để đảm bảo rằng các nạn nhân không chạy đến các cơ quan có thẩm quyền hoặc đại diện pháp lý khác khi có dấu hiệu rắc rối đầu tiên. Trong các hợp đồng này có hai yếu tố phổ biến gần đây thường được sử dụng: - Điều khoản/thỏa thuận bí mật, không được lưu hành - Thư ủy quyền 4.2. Điều khoản/thỏa thuận bí mật, không được lưu hành Điều khoản này được sử dụng để đảm bảo rằng các khách hàng của bọn lừa đảo không đưa ra kiến nghị chính thức với một công ty thực thi pháp luật hoặc tìm kiếm sự tư vấn pháp lý độc lập. Điều khoản này cản trở các nạn nhân trao đổi giao dịch này với bất kỳ bên có liên quan nào nếu không có sự đồng ý của bọn lừa đảo, hoặc ngăn cản họ không tiết lộ kế hoạch này với bất kỳ ai. 4.3. Thư ủy quyền Một văn bản pháp lý được sử dụng ngày càng nhiều trong các giao dịch lừa đảo bằng các công cụ tài chính và đây là điểm mà Ủy ban phòng chống tội phạm thương mại tin rằng việc rửa tiền có thể được thực hiện. 3
  4. Thư ủy quyền là một văn bản pháp lý ủy quyền cho một người khác hành động thay mặt cho người chủ. Trong trường hợp lừa đảo bằng các công cụ tài chính, văn bản pháp lý này ủy quyền cho một cá nhân mà bọn lừa đảo sử dụng, thường là một chuyên gia như một luật sư hoặc kế toán làm việc tại văn phòng của họ - mở tài khoản ngân hàng tại một tổ chức hợp pháp nơi mà các nguồn vốn được dùng cho đầu tư hoặc vay mượn được hạch toán, như được nói đến trong thỏa thuận/hợp đồng. Khi sử dụng phương pháp này, bọn tội phạm có thể kiểm soát mọi tài khoản ngân hàng một cách dễ dàng. Chúng có thể gửi, rút tiền từ những tài khoản được mở bằng tên của nạn nhân những người có tín nhiệm về tài chính và không liên quan đến các nhóm tội phạm. Ủy ban phòng chống tội phạm thương mại đã biết rất nhiều tài khoản kiểu này trên khắp Thế giới và các tài khoản này đang hoạt động bình thường với quy mô lớn nếu những dòng tiền được tuân thủ theo đúng như ủy quyền nghĩa là số tiền chuyển vào ngân hàng nằm trong giới hạn quy định của quốc gia đó. Ngoài ra, khi các nguồn vốn được nhận về, chúng có thể sử dụng như tài sản thế chấp tăng thêm nguồn tài trợ từ các nhà đầu tư cá nhân/các nhà đầu tư chuyên nghiệp – các Ngân hàng… hoặc là “phí ứng trước” có liên quan đến các sản phẩm tài chính mà bọn tội phạm đề ra. Thư ủy quyền là một phần mẫu của yêu cầu ngân hàng khi mở tài khoản, thường do người được ủy quyền của bọn lừa đảo đứng ra ký vào cùng thời gian của hợp đồng. Nếu sự gian lận này là sự đề xuất một khoản vay, khoản “phí ứng trước” sẽ được trao tại thời điểm ký kết hợp đồng. Hình thức này đã tăng trong vài năm trở lại đây, nó đã liên quan đến 3.500 hoạt động đầu tư khác nhau và đã mở 3.500 tài khoản tương ứng với tổng số tiền là 8 tỷ USD. Trong trường hợp này, chỉ cần mỗi món khoảng 2.300 USD gửi vào tài khoản ngân hàng là đủ để rửa một số tiền lớn như vậy mà không bị phát hiện. Hiện nay, các quốc gia sở tại đã được cảnh báo về những trường hợp này và nó đã được ngăn chặn hiệu quả. Nhưng vấn đề đặt ra là có bao nhiêu trường hợp tương tự được chuyển vào hệ thống ngân hàng mà không được phát hiện? 5. Các bên liên quan đến giao dịch lừa đảo 5.1. Người môi giới Những cá nhân này là những người cộng tác với kẻ lừa đảo. Trong những trường hợp cụ thể, những người môi giới sẽ ở nhà và chỉ dẫn nặc danh thông qua các kênh liên lạc thông thường hoặc thông qua bên thứ ba. Bọn lừa đảo thường chọn luật sư bởi vì họ có thể thực hiện rất nhiều các chức năng hữu ích, ví dụ như soạn thảo các văn bản pháp lý, rót tiền vào tài khoản của khách hàng. Khoản tiền này được sử dụng như một công cụ để rửa tiền. Địa vị của những người này tạo ra sự tin tưởng và làm tăng mối quan hệ tin cậy được tạo ra giữa các bên. 1% của giao dịch này sẽ được trả cho những người môi giới để đảm bảo sự trung thành nhưng các hình thức khác để gây sức ép cũng được áp dụng như đe dọa, tống tiền. Một công ty bình phong đã được tạo nên. Nó có thể là có thực nhưng các hoạt động của nó không có sự ghi chép và xuất hiện như là một công ty được thiết lập để có thực hiện chương trình với người môi giới và nạn nhân là người quản lý. Những công ty bình phong này có thể được thành lập ở nước ngoài. Các công ty này thường là các công ty giấy. Bọn chúng giải thích cho khách hàng rằng việc tạo ra một công ty như vậy để trốn thuế và thư ủy quyền có thể được khách hàng trao cho các nhà môi giới để sử dụng các tài khoản ngân hàng để nhận tiền như đã đề cập ở trên. Hình thức này khá phổ biến đối với những nạn nhân là người đang cố gắng mượn tiền được yêu cầu phải nộp khoản “phí ứng trước” nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong các giao dịch 4
  5. sau này và để ký kết các hợp đồng được soạn thảo cẩn thận. Sau đó, họ có thể được yêu cầu cung cấp nhiều tiền hơn nữa để bù đắp cho sự chuẩn bị các thư xác nhận vốn không có thật và “các giấy biên nhận cất giữ an toàn”, tất cả các hình thức trên đều là hành vi lừa bịp. 5.2. Các tài khoản ngân hàng Các tội phạm thường sử dụng 3 loại tài khoản để tiến hàng gửi tiền, quá trình chuyển tiền bắt đầu là: • Tài khoản khách hàng của luật sư • Tài khoản treo • Tài khoản ngân hàng Tài khoản khách hàng của luật sư (Attorney’s Clients’ Account) Cách thức phổ biến nhất là mở tài khoản tại các ngân hàng để nhận tiền từ các nạn nhân. Những khoản tiền này sau đó được trộn lẫn với những khoản tiền khá lớn thu được từ các hoạt động thương mại. Do đó, bọn tội phạm có thể chống được các quy định về hạn chế việc rửa tiền và làm cho các cán bộ ngân hàng không thể phát hiện ra bất kỳ nghi vấn vào. Theo nguyên tắc tế bào, người được ủy quyền tin tưởng rằng anh ta đang tiến hành kinh doanh với tư cách là đại diện của khách hàng và không phạm pháp. Nếu các ngân hàng có tiến hành điều tra thì anh ta sẽ trình bày toàn bộ sự việc để làm giảm sự nghi ngờ. Tài khoản phong tỏa (Escrow Account) Cụm từ này là một thuật ngữ ưa thích thường được bọn lừa đảo sử dụng trong rất nhiều trường hợp. Hợp đồng gửi giữ là một thỏa thuận bằng văn bản ủy quyền nắm giữ tiền cho một ngân hàng hay một công ty ủy thác. Các tài khoản phong tỏa sẽ vận hành qua tài khoản khách hàng của luật sư hoặc thông qua chi nhánh ngân hàng với một thư ủy quyền được trao cho người môi giới hoặc đến các công ty ma. Tài khoản ngân hàng Các ngân hàng được thông báo về giao dịch đầu tư của họ là “không rủi ro” và số tiền đó sẽ được chuyển vào tài khoản phong tỏa, có thể được gửi ở một ngân hàng nổi tiếng hoặc một tổ chức ở nước ngoài được tạo ra để phục vụ cho mục đích này. “Phí ứng trước” cũng được thông báo sẽ được hạch toán vào những tài khoản như vậy. Một bức thư ủy quyền được cung cấp cho một người trung gian hoặc một công ty nhằm giúp bọn tội phạm có thể sử dụng phương tiện này để ăn cắp tiền của khách hàng hoặc rửa tiền từ các hoạt động tội phạm khác. 5.3. Các công ty tài chính Đây là giai đoạn thứ hai của quá trình rửa tiền_gài bẫy Rất nhiều công ty tài chính có các tài khoản ở các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài bị dính líu vào các cuộc rửa tiền phát sinh từ các hoạt động của bọn lừa đảo. 6. Các nguyên tắc để hợp thức hóa nguồn tiền bất hợp pháp Công đoạn cuối cùng của quá trình rửa tiền – hợp nhất mọi nguồn tiền Một khi tiền có nguồn gốc tội phạm đã được sàng lọc đầy đủ thông qua quá trình xử lý nói trên thì nó sẽ được chuyển đến các tổ chức tội phạm để thu lợi hoặc tái đầu tư vào các hoạt động khác. Các nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh được tuân thủ trong giai đoạn này như mọi doanh nghiệp khác. Hài hước là có rất nhiều trường hợp bọn tội phạm đầu tư tiền kiếm được rất khó khăn từ các hoạt động buôn bán thuốc phiện, mãi dâm… đầu tư vào các vụ lừa đảo bằng các công cụ 5
  6. tài chính nhưng cuối cùng đã bị mất tiền vì chúng không biết cách thức rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng. Mô hình công cụ tài chính có thể được sử dụng ở bất kỳ tổ chức tội phạm hoặc khủng bố nào để tạo ra doanh thu cho các hoạt động của chúng. Các trường hợp lừa đảo thường liên quan đến séc, thẻ tín dụng. Không may là sau vụ 11/9, môi trường kinh tế rất thuận lợi cho bọn lừa đảo để có thể lợi dụng các công ty và các cá nhân bằng cách đưa ra các chương trình đầu tư hấp dẫn hoặc các khoản đầu tư với lãi suất thấp để có thể ăn cắp tiền của họ. Và sau đó là môi trường Internet tạo cho bọn lừa đảo có cơ hội để giăng bẫy một số lượng lớn các nạn nhân. Khi doanh nghiệp sử dụng Internet như là một phương tiện để kinh doanh thông thường thì cần phải cẩn thận trong lĩnh vực này để luôn biết mình đang giao dịch với ai. II. QUAN ĐIỂM CỦA BỌN LỪA ĐẢO ĐỐI VỚI THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO THÔNG QUA CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH Cách tốt nhất để hiểu bằng cách nào kẻ lừa đảo sử dụng hệ thống tài chính ngân hàng làm lợi cho mình là nhìn vấn đề từ quan điểm của chính bọn lừa đảo. Chương này chỉ phác thảo và giải thích các kỹ thuật, phương pháp, quá trình suy nghĩ và các thuật ngữ chính các loại mà tội phạm chuyên nghiệp khác nhau sử dụng và đang kiếm lợi thành công cho mình bằng cách sử dụng các khoản đầu tư giả mạo. Các phương pháp này có thể được biến đổi để dàn dựng nhiều vụ phạm tội trong thương mại. Cuối chương có đưa ra một mục chỉ ra bằng cách nào các cá nhân có thể học các bài học này và tự bảo vệ chống lại những kẻ lừa đảo tài chính bằng cách hỏi đúng các câu hỏi 1. Đầu tư là gì? Một định nghĩa trong từ điển về “sự đầu tư” là sự vận động của tiền đầu tư. Còn đầu tư là việc đặt cược (tiền vốn hay tư bản vào 1 doanh nghiệp với hy vọng thu được lợi nhuận. Tất cả các nhà đầu tư đều mong muốn nguồn vốn của họ ngày càng sinh sôi. Tuy nhiên, 2 cảm xúc thống trị trong xét đoán khi đầu tư là Nỗi sợ và Lòng tham. Mỗi cảm xúc kéo nhà đầu tư đến các hướng khác nhau. Ví dụ, khi giá cổ phiếu giảm trên thị trường chứng khoán, nỗi sợ lỗ vốn khiến các nhà đầu tư bán các khoản đầu tư của mình. Khi giá cổ phiếu tăng, khát khao kiếm tiền nhắc nhà đầu tư mua thêm. Đây là chỗ để bọn lừa đảo thi thố nghệ thuật của mình, sử dụng hai loại cảm xúc này và kiếm lời bằng cách mời chào “khoản đầu tư tuyệt hảo” – 1 khoản HYIP (chương trình đầu tư sinh lời cao). Họ giải thích rằng khoản đầu tư là “ít rủi ro” tiếp đó xóa nỗi sợ bị thua lỗ trong khi lòng tham được câu nhử bằng khả năng hoàn vốn mà khoản đầu tư có thể mang lại – 10% mỗi chương trình tuần, 5% mỗi vụ mua bán, 3 vụ mua bán trong 1 chương trình ngày, chương trình 30 ngày do FED quy định trả tới 100%; 1 chương trình Liên hợp quốc trả tới 1000%/năm. 2. Xác định nạn nhân Tất cả các kế hoạch đầu tư lừa đảo đều có liên quan đến ít nhất một nạn nhân và thường tập trung vào xác định nạn nhân tiềm năng với các đặc điểm nhất định. Kẻ lừa đảo thường kiếm tìm các yếu tố sau: 6
  7. 1. Tiền: Tiền là điều dễ gây cuốn hút nhất để lừa đảo. Số tiền liên quan có thể từ vài ngàn đô la đến vài triệu đô la, trong đó bọn lừa đảo ưa thích các khoản dưới 10 triệu USD; đối với các khoản trên mức này, các nhà đầu tư thường có các cố vấn. Thậm chí trong đàm phán các chương trình hàng trăm triệu USD hoặc trong vài trường hợp hàng tỷ USD, kiểu lừa ảo giác này từng được sử dụng để làm các nhà đầu tư cảm thấy “số tiền nhỏ” này là không quan trọng và do vậy họ thường có xu hướng không quản lý vốn của mình. 2. POF – Proof of Funds (Bằng chứng về vốn): tất cả các chương trình đầu tư thường yêu cầu bằng chứng về vốn để lọc ra những người thực sự có sẵn tiền vốn. Đồng thời nó chỉ ra cho bọn lừa đảo tìm thấy con đường mà các nhà đầu tư đã đi qua để có được POF. Nhiều bản POF được gửi bằng FAX và người lừa đảo đọc đầu đề của bức điện để xem ai tham gia thị trường và các nhà trung gian và môi giới được sử dụng như thế nào trong dây chuyền. 3. Thư bày tỏ nguyện vọng (LOI). Bức thư này có tác dụng bảo vệ kẻ lừa đảo bằng cách nói rằng họ không nài xin khoản đầu tư. Việc bắt nhà đầu tư viết một thư bày tỏ nguyện vọng được sử dụng nhằm đánh vào tâm lý, khiến nhà đầu tư coi “giám đốc chương trình” (hay kẻ lừa đảo) như là một người hay tổ chức ban ơn và rằng nhà đầu tư khá may mắn và/hoặc đang hưởng đặc ân khi vốn của họ được chấp nhận trong khi nhiều khoản vốn của người khác bị từ chối. 4. Chuỗi trung gian/môi giới: là cách ưa thích để tìm kiếm nhà đầu tư, với lý do đơn giản là Kẻ lừa đảo không thích liên lạc trực tiếp với các nhà đầu tư. Đây là một phần của “kỹ thuật rào chắn” bằng cách cách ly mỗi nhà đầu tư và nhà môi giới. Kẻ lừa đảo tin rằng khi mọi việc trở nên tồi tệ thì nhà đầu tư sẽ làm khiếu nại hình sự hoặc dân sự đối với người trung gian/ môi giới. Một lý do khác là ở chỗ nếu có nhiều nhà môi giới câu được nhiều vốn hơn thì sẽ dễ hơn cho Kẻ lừa đảo trong việc chọn nhà đầu tư để đặt bẫy. 5. Sử dụng thuật ngữ ngân hàng tài chính: Cách cố tình sử dụng thuật ngữ ngân hàng tài chính không chính xác là chiếc kính lọc hiệu quả để chọn xem ai là người quá hiểu biết về đầu tư. Ví dụ: Khi một ai đó nói về một giao dịch được thực hiện bằng thư tín dụng và một nhà đầu tư nói rằng anh ta biết giao dịch đó như thế nào, bọn lừa đảo không chắc chắn rằng liệu nhà đầu tư có kiến thức về lĩnh vực đó hay không. Tuy nhiên nếu bọn lừa đảo nói về SLC 3036 hoặc SLC 3039, Thư tín dụng, sẽ có những khả năng sau đây có thể xảy ra: (i) Nhà đầu tư thừa nhận anh ta không biết những giao dịch này như thế nào – khi đó bọn lừa đảo có thể giúp anh ta bằng cách giải thích các giao dịch này diễn ra như thế nào. (ii) Nhà đầu tư biết rõ các giao dịch này – bọn lừa đảo biết rõ nhà đầu tư dốt nát và có thể bị lừa (iii) Nhà đầu tư nói rằng anh ta biết mình đang bị giăng bẫy và bọn lừa đảo noi rằng nhà đầu tư ngu dốt, không biết gì về những nghiệp vụ tài chính hiện đại. Các tình huống (i) và (ii) nói trên dẫn đến kết quả là bọn lừa đảo chấp nhận vốn. Còn tình huống thứ ba dẫn đến kết quả là bọn lừa đảo từ chối vốn. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì do trình độ của bọn lừa đảo quá cao siêu dẫn đến kết quả là nhà đầu tư bị thuyết phục là họ đã sai lầm và thay đổi quan điểm của mình theo tình huống (i) và (ii). 3. Sử dụng ngân hàng, Công ty bảo hiểm và các Định chế tài chính Việc sử dụng các tổ chức tài chính là điều rất quan trọng đối với bọn lừa đảo vì nếu không có các tổ chức này thì không có cách nào để gài bẫy các nhà đầu tư. (1) Các thông báo của ngân hàng: Nhà đầu tư cần phải tạo ra một thông báo của ngân hàng dưới hình thức bằng chứng xác nhận vốn Xem ví dụ sau: 7
  8. Ông Smith, một nhà đầu tư đề nghị ngân hàng của mình “The bank of security” viết một bức thư nói rõ ông có 1,5 triệu USD tiền gửi bằng cách sử dụng những thuật ngữ sau do bọn lừa đảo yêu cầu: Mr. Smith The Bank of Security 8, Rich Avenue Main Office Mayfair, W1 123 Street London London England Telephone No. 44 123 456 Facsimile No. 44 123 457 Kính gửi ông Smith Từ tài khoản số A-123-456-89 Tên tài khoản: Ông Andrew Smith Theo yêu cầu của ông, Bank of Security xác nhận một cách không hủy ngang với đầy đủ trách nhiệm của ngân hàng rằng số tiền 1.500.000 USD là trong sạch và không có nguồn gốc tội phạm luôn có sẵn và đảm bảo rằng việc cung cấp khoản tiền này được thực hiện ngay khi ông yêu cầu. Kính thư David Mason Susan Phillips Giám đốc bộ phận tài khoản thương mại Chuyên gia bộ phận dịch vụ khách hàng Bức thư này cung cấp cho bọn lừa đảo nhiều thông tin: i. Ông Smith có 1.5 triệu USD ii. Ngày Ông Smith có 1,5 triệu USD trong tài khoản iii. Tên và số tài khoản của ông Smith & địa điểm ngân hàng gửi tiền iv. Địa chỉ thư của ông Smith_Địa chỉ nhà riêng hoặc địa chỉ công ty v. Người mà ông Smith giao dịch: David Mason, Susan Phillips vi. Bản sao chữ ký của David Mason, Susan Phillips vii. Các cán bộ ngân hàng: a. có trình độ yếu kém vì đã lập ra bức thư như vậy b. Ngân hàng muốn giúp đỡ ông Smith – một khách hàng tốt Bằng cách sử dụng các cụm từ “Nguồn vốn trong sạch không có nguồn gốc tội phạm”, bọn lừa đảo muốn xem ngân hàng của ông Smith dễ dàng như thế nào và ông Smith có mong muốn đầu tư hay không vì không một ngân hàng nào có đầy đủ thông tin lại lập một bức thư như vậy nên điều đó cũng nói cho bọn tội phạm biết rằng các cán bộ ngân hàng ngây thơ hoặc sẵn lòng tham gia vào kế hoạch của chúng. (2) Rửa tiền: Bọn tội phạm cần các tổ chức tài chính để rửa “lợi nhuận” của mình; nếu không có hệ thống ngân hàng chúng không thể sử dụng nguồn tiền bất hợp pháp đó. Bằng cách gửi tiền vào hệ thống ngân hàng, chúng có thể chuyển vốn qua nhiều nước khác nhau một cách hợp pháp và làm cho việc xem xét nguồn gốc của nguồn vốn này rất khó khăn nếu không nói rằng không thể thực hiện được. 8
  9. Nhà đầu tư có 1 1 triệu USD được Cho vay 90% của triệu USD gửi tại chuyển sang một số tiền 1 triệu một ngân hàng ở tài khoản ở ngân USD=900.000 USD Mỹ (Ngân hàng A) hàng nước ngoài (Ngân hàng B) do bọn lừa đảo kiểm soát (Ngân hàng B) 900.000 USD được chuyển trở lại Mỹ Các tài sản được như là “tiền sạch”, mua: bất động sản, được tẩy rửa dưới xe ô tô, tiền lãi hình thức một khoản trong kinh doanh, vay cho một công ty cổ phiếu, trái mới phiếu… Ví dụ trên là cách trình bày đơn giản hóa cho thấy tiền được rửa như thế nào, nhưng nó cũng giúp chúng ta biết được các định chế tài chính được sử dụng như thế nào trong các mưu đồ gian lận. Nhà đầu tư đưa 1 triệu đồng vốn vào Ngân hàng A nhưng dưới sự kiểm soát của bọn lừa đảo. Thông qua kế hoạch của chúng, tiền được chuyển đến Ngân hàng B ở nước ngoài. Dùng 1 triệu đồng đó là tài sản thế chấp, chúng dề nghị Ngân hàng B cho vay một Công ty mới khác (cũng của chúng) 900.000 đồng. Do có đảm bảo chắc chắn, Ngân hàng B sẵn sàng cho vay khoản tiền này. Đến lúc này, kẻ lừa đảo đã có thể chuyển 900.000 ngược trở lại Mỹ thông qua hàng loạt tài chính trung gian như ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty môi giới chúng khoán… hoặc mua tài sản. (3) Mua chuộc nhân viên Ngân hàng Bọn lừa đảo thường tìm cách để có được một “tay trong” trong cơ quan ngân hàng, hoặc cố gắng mua chuộc nhân viên của ngân hàng. Ngay cả những cán bộ có vị trí lãnh đạo cấp cao của ngân hàng, của chi nhánh cũng bị mua chuộc để đưa ra những đảm bảo làm tăng thêm độ tin cậy đối với nhà đầu tư. Thậm chí, trụ sở ngân hàng cũng có thể bị bọn lừa đảo lợi dụng làm nơi tổ chức cuộc họp 3 bên, càng làm cho nhà đầu tư bị thuyết phục. Kết cục, Nhà đầu tư tin tưởng vào Ngân hàng, không nghĩ rằng nhân viên ngân hàng đã tiếp tay cho bọn lừa đảo nên đã sơ hở trong việc kiểm soát khoản đầu tư. Còn nhân viên ngân hàng, đổi lại, sẽ được bọn lừa đảo trả cho một khoản hoa hồng hậu hĩnh, gấp nhiều lần số tiền lương họ được ngân hàng trả cho hàng tháng. 9
  10. 4. Lên kế hoạch đầu tư 4.1. Cố tình làm phúc tạp các giao dịch” Kẻ lừa đảo thường làm cho các giao dịch của mình trở nên phức tạo để lừa nhà đầu tư. Hãy xem hai phương trình sau đây: (i) A+B =C (ii) A+ (((A2/B2 x B2 / A2) – 1)) x ( C-D/ E+F))) + B= C Trong giao dịch (i), có thể đơn giản xác định giá trị của C khi đã biết giá trị của A và B. Trong giao dịch (ii), phương trình trông phức tạp hơn khi thêm vào các thành phần D, E và F. Tuy nhiên giá trị của C khi tính ra cũng sẽ bằng đúng giá trị của C ở phương trình (i) bởi vì phần: ((( A2 B2 x B2 / A2 ) – 1)) x ( C-D/E+F))) = 0 còn lại A+B= C Tương tự như vậy, kẻ lừa đảo sẽ làm cho giao dịch của mình trở nên phức tạp làm cho nhà đầu tư bị lẫn lộn bằng cách đưa ra các biến số mà nhà đầu tư không hiểu. Với phương thức này, kẻ lừa đảo sau đó sẽ cố gắng bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách tuyên bố rằng nhà đầu tư đã không theo đúng các chỉ dẫn và do đó đã phạm lỗi. 4.2. Làm cho Nhà đầu tư mất khả năng kiểm soát vốn Trong quá trình luân chuyển có lúc nhà đầu tư không kiểm soát được vốn của mình, do đó kẻ lừa đảo có thể ăn cắp và sử dụng vốn vào mục đích của mình. Phương thức an toàn Nhà đầu tư có 1 Gửi tiền trực tiếp vào tài triệu USD để đầu tư khoản của mình tại ngân vào HYIP hàng A Phương thức không an toàn Nhà đầu tư có 1 triệu Gửi tiền vào tài khoản NH A có mẫu chữ ký USD để đầu tư vào đứng tên chung đăng ký, chỉ cần 1 trong 2 HYIP chữ ký là đủ ( hoặc TK do bên thứ ba quản lý) Kẻ lừa đảo ra lệnh chuyển 1 triệu USD đi nơi khác Sơ đồ trên cho thấy, các phương thức giao dịch không an toàn làm cho kẻ lừa đảo có khả năng chuyển vốn của nhà đầu tư, sử dụng phương thức rào cản mà nhà đầu tư không hiểu và cũng tạo điều kiện cho những kẻ lừa đảo gửi tiền kiếm được từ các giao dịch gian lận hoặc các hoạt động bất hợp pháp khác. 4.3. Giao dịch với môi giới/ người trung gian: Như đã nói trên, kẻ lừa đảo thích giao dịch thông qua môi giới. Bằng cách này, nếu có phát sinh bất kỳ khiếu nại nào về dân sự hay hình sụ thì môi giới sẽ là người phải chịu trách nhiệm đầu tiên. Trong nhiều trường hợp, nhà đầu tư không ý thức được vai trò của kẻ lừa đảo trong việc mất tiền của mình mà đổ lỗi cho phía đã mang tiền của họ đi. Nếu người môi giới 10
  11. mang vốn từ nhiều khách hàng đến cho kẻ lừa đảo, thì chỉ có người môi giới là người duy nhất có khả năng khiếu nại kẻ lừa đảo vì kẻ lừa đảo không có giao dịch hợp đồng trực tiếp với khách hàng… 4.4 Tiền hoa hồng Tiền hoa hồng được trả cho người môi giới để thúc đẩy tiến trình giao dịch, ý đồ của kẻ lừa đảo là đánh vào sự tham lam của những người môi giới, chờ đợi sự “chia sẻ lợi nhuận”. Tuy vậy anh ta không hề có ý định trả tiền hoa hồng trong suốt thời hạn của hợp đồng, anh ta lợi dụng sự hấp dẫn của một lượng tiền lớn để thu hút sự quan tâm của những người môi giới và khách hàng của họ. Ví dụ : nếu kẻ lừa đảo biết có 3 người môi giới tham gia vào giao dịch, anh ta sẽ điều chỉnh lợi nhuận để tất cả các môi giới đều có cơ hội có những khoản hoa hồng kếch xù. Do tiền sẽ đi từ người môi giới 3 đến người môi giới 2 đến người môi giới 1 rồi mới đến kẻ lừa đảo, như vậy hắn đã thiết lập nên 3 rào cản đối với nhà đầu tư trước khi biết được tiền của họ đi đâu. 4.5 Tiền hoa hồng/lợi nhuận ban đầu Sau khi xem xét hồ sơ của các nhà đầu tư tiềm năng, đôi khi trả trước một khoản hoa hồng hay lợi nhuận nhỏ trên khoản tiền đầu tư ban đầu để thu hút các khoản đầu tư tiếp theo. Để xây dựng một kế hoạch ăn cắp 1 triệu USD, đầu tiên kẻ lừa đảo hứa sẽ trả nhà đầu tư 50% trên khoản tiền 10.000 USD trong vòng 1 tháng. Chính xác một tháng sau, nhà đầu tư nhận được 10.000 USD cộng với một khoản lợi nhuận là 5000 USD. Khi đã tin tưởng nhà đầu tư sẽ đầu tư 1 triệu USD với mức lợi nhuận 500%/năm. Lần này kẻ lừa đảo sẽ lấy hết số tiền; một khoản đầu tư không tồi của kẻ lừa đảo – bỏ ra 5000USD để lấy 1 triệu đô trong khoảng thời gian ngắng hơn một tháng. Tương tự các lần này, tiền hoa hồng hậu hĩnh được trả cho người môi giới để thể hiện sự giàu có và hoạt động hiệu quả của kẻ lừa đảo, nhưng thực chất là cách để kẻ lừa đảo dụ dỗ nhà đầu tư chuyển tiền cho mình. 4.6. Các chương trình 100 triệu USD: Các chương trình đầu tư 100 triệu USD hoặc lớn hơn là một thủ thuật tinh vi của kẻ lừa đảo vì nhiều lý do. Thứ nhất, hầu như không ai, ngay cả trong giới ngân hàng, biết được với khoản tiền đầu tư lớn như vậy thì sẽ thu được gì. Như vậy nó được coi là mốc của một “khoản đầu tư hoàn hảo”. Kẻ lừa đảo có thể nói anh ta có khả năng gặp gỡ với các quan chức ngân hàng, cơ quan an ninh, thương nhân….nếu nhà đầu tư có đủ 100 triệu USD. Khi mà nhà đầu tư không có đủ khoản tiền lớn như vậy thì kẻ lừa đảo sẽ bỏ bớt đi các điều kiện thuận lợi cho khoản đầu tư. Nếu nhà đầu tư chỉ có khoảng 10 triệu USD, kẻ lừa đảo sẽ nhận số tiền này và cho nhà đầu tư biết khoản tiền đã được đưa cho “nhà kinh doanh” cho anh ta cho đến khi tập hợp đủ được 100 triệu USD. Việc này được thực hiện như một mẹo trì hoãn, trong thời gian này kẻ lừa đảo được sử dụng khoản tiền lãi ngân hàng trên số tiền mà nhà đầu tư đã cung cấp. Với các khoản tiền ít hơn 10 triệu USD, kẻ lừa đảo sẽ làm như “tạo thuận lợi” cho nhà đầu tư. Nếu bỏ ra 100 triệu USD sẽ có được các điều kiện hoàn hảo thì với các khoản tiền dưới mức này: 10 triệu, 5 triệu, 1 triệu, 500.000, 100.000 USD và ít hơn, kẻ lừa đảo có thể sẽ thay đổi linh hoạt các điều kiện sao cho cuối cùng Nhà đầu tư nhận thấy rằng mình nên đầu tư với mức tiền cao hơn. 11
  12. 4.7. Lợi dụng việc bảo mật giao dịch: Việc sử dụng các điều khoản về bảo mật thông tin trong hợp đồng, khẳng định tính bí mật của giao dịch giúp cho kẻ lừa đảo chỉ làm việc với rất ít người đã lựa chọn. Điều khoản bảo mật này mang lại 2 lợi ích cho kẻ lừa đảo : Thứ nhất , chúng bảo đảm cho các nhà môi giới rằng họ sẽ được bảo vệ và giúp cho kẻ lừa đảo thiết lập được một rào cản đối với nhà đầu tư để có thể tiếp cận với anh ta. Thứ hai, các điều khoản này trước đây, với lý do họ có thể phải chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại do việc tiết lộ các thông tin bảo mật gây ra. 4.8. Sử dụng các tổ chức quốc tế: Việc sử dụng các tên FED, IMF, UN, ICC trong hợp đồng làm cho các nhà đầu tư tin rằng họ đang giao dịch với các tổ chức tốt nhất trên thế giới. Hầu hết các nhà đầu tư không kiểm tra lại xem các thông tin này có chính xác không. Kẻ lừa đảo cũng sử dụng lý lịch giả để tăng thêm độ tin cậy, cùng với việc sử dụng các chức danh và trình độ học vấn giả như Lord, Sir, Dr, MA… 4.9. Hợp đồng có bên thứ 3: Các nhà đầu tư thường ký hợp đồng với kẻ lừa đảo trong đó có yếu tố bên thứ 3 chẳng hạn như kế toán, luật sư, ngân hàng hoặc một cơ quan an ninh, quy định một số trách nhiệm đối với bên thứ 3 này. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bên thứ 3 không ký hợp đồng và cũng không ràng buộc trách nhiệm với các điều khoản của hợp đồng hoặc đơn giản là không biết gì về trách nhiệm được “quy định” của mình. Hợp đồng (A) giữa nhà đầu tư và kẻ lừa đảo dưới đây cho thấy một số điều khoản liên quan đến bên thứ 3: HỢP ĐỒNG (A) GIỮA NHÀ ĐẦU TƯ VÀ KẺ LỪA ĐẢO Các điều kiện: i) Tiền luôn được giữ trong tài khoản trừ khi có các chứng khoán giá trị cao hơn được gửi vào tài khoản để thay thế ii) Tiền được gửi tại một tiểu tài khoản đặt dưới sự kiểm soát của luật sư/cơ quan an ninh/cán bộ ngân hàng. iii) Tiền chỉ được sử dụng để mua Cổ phiếu, Trái phiếu, giấy tờ có giá…của 25 ngân hàng xếp hàng đầu thế giới. iv) Luật sư sẽ là người trung gian nắm giữ tài khoản kể từ khi bắt đầu giao dịch. v) Ngân hàng sẽ cung cấp giấy biên nhận quản lý an toàn. vi) Trung tâm giao dịch sẽ xác nhận khi mỗi giao dịch được thực hiện và hàng tháng sẽ có báo cáo. vii)Người giao dịch sẽ xác nhận khi mỗi giao dịch được thực hiện và hàng tháng sẽ có báo cáo. viii)X% lợi nhuận sẽ được sử dụng cho các dự án nhân đạo, do Bên Cam Kết thực hiện. ix) X% mỗi năm sẽ được ngân hàng bảo lãnh bằng cách ký hậu vào lệnh thanh toán. x) Vốn của nhà đầu tư sẽ được đảm bảo bởi bảo lãnh của ngân hàng/luật sư/công ty chứng khoán. Cả 10 điều trên đều không có giá trị gì trừ khi các bên thứ 3 có tên trong hợp đồng cũng phải có chữ ký trong hợp đồng. 12
  13. 5. Sử dụng Nhà tư vấn - Nhân viên ngân hàng: hành động như một nhân viên tư vấn, giúp thuyết phục nhà đầu tư về một Dự án đầu tư có hiệu quả. - Luật sư: giúp kẻ lừa đảo tránh khỏi mọi rắc rối pháp luật bằng cách tư vấn cho chúng thảo những hợp đồng không trái pháp luật. - Nhân viên Kế toán: sẽ giúp bọn lừa đảo xây dựng Phương án đầu tư giả mang lại lợi nhuận khổng lồ. - Nhân viên môi giới bảo hiểm: giúp tạo ra những hợp đồng bảo hiểm giả bảo đảm tối thiểu lợi nhuận của khoản đầu tư. - Môi giới chứng khoán: nhằm tăng tính thuyết phục với nhà đầu tư khi cố tình chứng từ rằng cách đầu tư này có lợi hơn so với đầu tư vào chứng khoán. 6. Tự phòng vệ: 6.1. Cố tình liên quan tới nhiều hệ thống tòa án Thông lệ quốc tế trong kinh doanh, luật và thủ tục pháp lý rất khác nhau giữa các quốc gia. Nắm được điểm này, bọn lừa đảo luôn cố tình liên đới tới nhiều hệ thống chế tài khác nhau. Ví dụ: một công ty kinh doanh có thể đăng ký hoạt động tại Mỹ, có trụ sở tại Pháp, nhưng yêu cầu ký hợp đồng tại Pháp, và nhà đầu tư phải chuyển tiền đến Anh… 6.2 Nhiều cá nhân liên quan: Nếu nhà đầu tư giao dịch trực tiếp với kẻ lừa đảo, điều này sẽ rất thuận lợi cho cơ quan điều tra và xác định tội danh. Tuy nhiên, do có nhiều cá nhân tham gia vào quá trình này, như luật sư, nhân viên ngân hàng, nhân viên kế toán, nhân viên môi giới bảo hiểm, chứng khoán…, kẻ lừa đảo sẽ giảm được tội của chúng xuống còn rất nhỏ. 6.3 Tìm cách thay đổi tội danh từ áp dụng luật hình sự sang luật dân sự: Bọn tội phạm thường thích được xét xử tội trạng theo luật dân sự, vì như vậy mức độ phạm tội sẽ nhẹ hơn. Do đó, nhiều khi, chúng thường cố đưa vào hợp đồng những điều khoản tựa như đó là một giao dịch dân sự giữa 2 cá nhân. Mặt khác, khi áp dụng luật dân sự, chúng còn có thể vin vào lý do “bị phá sản” nên giao dịch không thành, không phải do chúng cố tình lừa đảo. Một khi đã phá sản, tài sản không còn, chúng sẽ không thể bồi thường cho Nhà đầu tư. 6.4 Cố tình tẩy rửa tiền qua nhiều ngân hàng: Sử dụng thật nhiều ngân hàng, nhiều công ty tham gia vào chuỗi “đầu tư”, kẻ lừa đảo đã tạo ra càng nhiều rào chắn giữa chúng với nhà đầu tư, làm cho ngân hàng cũng không thể phát hiện ra ai là chủ sở hữu thực sự của khoản tiền. Vì thế khoản tiền dễ dàng lọt qua các hàng rào kiểm soát chống rửa tiền của ngân hàng. III. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG LỪA ĐẢO BẰNG CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH 1.Thận trọng đánh giá dự án đầu tư : Trước những dự án đầu tư hứa hẹn lợi nhuận quá cao, nhà đầu tư cần tỉnh táo xem xét. Điều này không khó để nhận ra vì chúng ta có thể đánh giá được dự án. 2.Sử dụng “màng lọc” 13
  14. Trước khi quyết định xem xét đề nghị đầu tư, nhà đầu tư cần sử dụng hệ thống câu hỏi sau làm “màng lọc” đối với bọn lừa đảo : 1. Ông là ai? 2. Ông từ đâu tới ? 3. Ông có giấy phép hoạt động ở lĩnh vực nào ? 4. Công ty của ông hoạt động từ bao giờ ? Đã đạt được những thành công gì? 5. Công ty bắt đầu tham gia vào lĩnh vực đầu tư này từ khi nào? 6. Hoạt động đầu tư này có thể gặp rủi ro gì ? 7. Ông/Công ty của ông đã bao giờ bị xử phạt theo luật Dân sự hay hình sự ? 8. Ông có thể cho biết tên một số nhà đầu tư đã thực hiện thành công với công ty của ông? 9. Nếu tập đoàn đầu tư có khả năng thu đầu tư thu hồi vốn nhanh thu lợi nhuận cao như vậy, tại sao họ cần đến tiền đầu tư của tôi? 10. Nếu có quan hệ với các tổ chức quốc tế (WB, IMF, FED…), tôi có thể liên hệ trực tiếp với ai trong số các tổ chức trên để xác nhận điều ông nói và xác nhận dự án đầu tư? 3. Tìm hiểu về các công cụ tài chính thường bị lợi dụng lừa đảo 3.1 Thư tín dụng thương mại Thư tín dụng: là một phương pháp tài trợ ngoại thương trong đó các bên tham gia hợp đồng mua bán ký kết một điều khoản là việc thanh toán sẽ được thực hiện bởi một ngân hàng theo các điều khoản của tín dụng thư. Trong hệ thống này, ngân hàng cam kết thanh toán số tiền nói đến trong thư tín dụng hoặc chấp nhận một hối phiếu với điều kiện người xuất khẩu phải xuất trình cho ngân hàng các hóa đơn thương mại và các chứng từ giao hàng phù hợp với các điều khoản và điều kiện của tín dụng thư. Thư tín dụng được mở phù hợp với UCP500. L/c thật L/c giả - Nêu rõ tên, địa chỉ của các bên liên - Tên địa chỉ các bên không rõ ràng quan - Không liên quan đến hàng hóa, hoặc - Có các điều khoản về hàng hóa và có sự mâu thuẫn giữa các điều kiện. phương thức vận chuyển thích hợp. - Chỉ dẫn mập mờ, hoặc rất phức tạp - Chỉ dẫn thanh toán rõ ràng - Gửi bằng thư, trên giấy có tiêu đề của - Phát hành và gửi qua hệ thống SWIFT Ngân hàng (rất ít khi = Telex) - Sử dụng không đúng các thuật ngữ - Dẫn chiếu đúng số UCP ngân hàng (VD: dẫn chiếu số UCP không đúng, dùng sai thuật ngữ thông thường…) - Những dấu hiệu khác thường: Có thể chuyển nhượng: thường được đề cập đến như một điều khoản đặc biệt. 14
  15. Phần lớn các chứng từ xuất hiện trên giấy tiêu đề thường là các tài liệu giả, tuy nhiên có một vài loại chứng từ có đề cập đến việc chúng được tạo ra bằng Telex, không an toàn bằng Swift và hoàn toàn lỗi thời. Ghi chú: điều 48 của UCP500 nói rõ các thuật ngữ như: “divisible”, “fractionable”, “assignable”, “transmissible” không tạo thành một thư tín dụng có thể chuyển nhượng. Nếu các thuật ngữ này được sử dụng chũng sẽ không được tính đến. 3.2 Thư tín dụng dự phòng Thư tín dụng dự phòng là một thư tín dụng được thanh toán khi có những sự kiện nhất định xảy ra. Đây là một hình thức bảo lãnh mà theo đó nếu không thanh toán cho người bán/người xuất khẩu theo cách thông thường thì có thể thực hiện việc đòi tiền theo thư tín dụng dự phòng. VD: ở nhiều nước luật pháp không cho phép các ngân hàng phát hành thư bảo lãnh, vì vậy, một khách hàng có thể yêu cầu một ngân hàng phát hành một thư tín dụng cho người thụ hưởng, người có quyền đòi một số tiền đã được thông báo bằng các xuất trình một lệnh đòi tiền vô điều kiện hoặc xuất trình một số loại chứng từ hỗ trợ cho lệnh đòi tiền-đòi tiền có điều kiện. Một thư tín dụng dự phòng cũng có thể được sử dụng trong phương thức giao dịch tài khoản mở. Nếu người mua vào một thời điểm nào đó mà bị vỡ nợ thì việc thanh toán vẫn được thực hiện theo thư tín dụng khi xuất trình hóa đơn hoặc một số loại chứng từ khác. Hoặc khi nhờ thu kèm chứng từ được sử dụng thường xuyên, thì một người mua có thể phát hành một thư tín dụng cho nhà xuất khẩu để trong trường hợp một lệnh nhờ thu hoặc một hối phiếu không được thanh toán thì việc thanh toán vẫn được thực hiện theo thư tín dụng dự phòng. Thư tín dụng dự phòng thật Thư tín dụng dự phòng giả - Đề cập tới một (một số) nghĩa vụ rõ - Không đề cập đến bất kỳ nghĩa vụ nào rang của bên yêu cầu phát hành thư tín của bên yêu cầu phát hành Thư tín dụng. dụng. - Dẫn chiếu UCP hoặc ISP 98 - Dẫn chiếu không đúng số UCP - Rất hiếm khi cho phép chuyển nhượng - Cho phép chuyển nhượng cho bất kỳ hoặc chiết khấu ai, hoặc bất kỳ NH nào chiết khấu. - Phát hành qua Swift - Phát hành bằng thư trên giấy có tiêu đề của NH. Phần lớn các trường hợp thư tín dụng dự phòng được lập ra trên giấy có tiêu đề của ngân hàng là thư tín dụng giả. Cũng có loại được lập bằng Telex, một hình thức rất lạc hậu. 3.3 Bảo lãnh ngân hàng Bảo lãnh : là trách nhiệm thanh toán một khoản nợ hoặc có nghĩa vụ trả nợ khi người được bảo lãnh không thực hiện các nghĩa vụ của họ. Từ quan điểm của người Bảo lãnh: Bảo lãnh là trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ và nghĩa vụ trả nợ này được thể hiện như là phần chú giải cho các tài khoản cuối cùng. 15
  16. Từ quan điểm của Ngân hàng: Người Bảo lãnh không nên là một khách hàng của Ngân hàng, nhưng bất cứ ai đưa ra Bảo lãnh thì phải có hiểu biết về trách nhiệm ràng buộc họ. Khi cần, Ngân hàng có thể yêu cầu người bảo lãnh phải ký quỹ để Ngân hàng phát hành Bảo lãnh. Tất cả các mẫu bảo lãnh của ngân hàng đều có điều khoản bồi thường. Lưu ý : Ấn phẩm của ICC 458, hiện nay đã được Ngân hàng Thế giới công nhận, đánh dấu một bước đi lớn, kỳ vọng, nhằm được Ngân hàng và các bên liên quan thừa nhận. Bảo lãnh thật Bảo lãnh giả - Đề cập tới nghĩa vụ của bên yêu cầu - Không đề cập bảo lãnh căn cứ theo hợp đồng. - Cam kết thanh toán cho bất kỳ ai cầm - Cam kết thanh toán theo điều kiện bảo Thư bảo lãnh lãnh cho người thụ hưởng có tên trên Bảo lãnh - Dẫn chiếu UCP - Dẫn chiếu ICC 458 (Uniform Rules - Cho phép chuyển nhượng, chia nhỏ for Demand Guarantees) quyền thụ hưởng bảo lãnh, dùng những thuật ngữ khác thường - Thông thường không được phép (negotiable, devisible, assignable, chuyển nhượng quyền thụ hưởng. prime bank, CUSIP Number, ISIN Number…) - Gửi qua SWIFT, hoặc bằng thư nhưng có điện SWIFT xác nhận kèm theo - Gửi bằng thư, trên giấy tiêu đề của NH, không có điện SWIFT xác nhận. Bảo lãnh ngân hàng siêu giả Phần lớn các trường hợp thư tín dụng dự phòng được lập ra trên giấy có tiêu đề của ngân hàng là tín dụng giả. Cũng có loại được lập bằng Telex, một hình thức rất lạc hậu. Số CUSIP: Chín ký tự để nhận biết – Gồm bảy con số và hai chữ cái. Từ năm 1998 hệ thống CUSIP được phát triển lên với việc thêm vào các đảm bảo nước ngoài, nhận biết bằng hệ thống số hiệu quốc tế CUSIP (CINS) Lưu ý: Tính bảo đảm của bảo lãnh ngân hàng được xác định như sau : 1. Bảo lãnh phải có giá trị. 2. Và có thể được cầm giữ bởi bên thứ 3 3. Có thể bán. Không có thư bảo lãnh giả nào mà chúng ta nhìn thấy ở đây đáp ứng 3 tiêu chuẩn trên. Chỉ có một cách để chia nhỏ văn bản này là xé nó ra thành từng mảnh nhỏ. Trong phần lớn các trường hợp, bảo lãnh đều không thể chuyển nhượng, trừ khi có những quy định khác đi trong hợp đồng. 16
  17. 3.4 Bằng chứng giả về biên lai cất giữ an toàn (In trên giấy tiêu đề của ngân hàng) Safe Keeping Receipt No : Ngày : Gửi : Chúng tôi ………….(ngân hàng)……………(địa chỉ), dưới đây cam kết với đầy đủ trách nhiệm của ngân hàng này rằng, chúng tôi đang giữ (mô tả tài sản) hoặc tương đương được mô tả dưới đây (tên của chủ sở hữu)………tuân theo sự chỉ dẫn của ông ta trong tương lai: Mô tả tài sản : Chúng tôi khẳng định tổng mệnh giá của tài sản nói trên …………(tài sản)…………….hoặc tương đương mà chúng tôi cầm giữ là …………….USD (số tiền), chúng tôi cũng khẳng định thêm rằng chúng tôi không ghi chép vào trong sổ sách của chúng tôi bất kỳ khỏan cầm cố thế chấp nào đối với số tài sản nói trên. Khách hàng đã chỉ dẫn cho chúng tôi là hóa đơn giữ tài sản an toàn có thể chuyển nhượng được. Hóa đơn này là một công cụ có hiệu lực trả ngay theo UCP500, mọi khoản phí lũy kế đều do người mở L/c chịu. Hóa đơn lưu giữ an toàn số …………được chấp nhận bởi tên của chủ sở hữu, ngày….tháng…..năm 2001. ……………………. Tên và chức vụ của cán bộ Ngân hàng Loại chứng từ này do bọn lừa đảo tạo ra và không nên nhầm lẫn với giấy chứng nhận cất giữ an toàn, một chứng từ chứng minh quyền sở hữu đối với một tài sản thế chấp hoặc một chứng chỉ tiền gửi ở Mỹ. Nhiều ngân hàng ở Anh đã cố gắng phát hành giấy biên nhận cất giữ an toàn. Xin lưu ý định nghĩa sau: Cất giữ an toàn: Một trong các chức năng của ngân hàng là đóng vai trò như người ký gửi hàng hóa, ngân hàng khi cần thiết sẽ chuẩn bị để nhận các phong bì, hộp và các chứng từ được gửi nhằm mục đích an toàn trong các phòng sắt của ngân hàng. Ngân hàng, khi được yêu cầu, sẽ phát hành một giấy biên nhận đối với đồ vật đó, thường được ghi chép trong các sổ sách của ngân hàng như là hạng mục vô danh. Ngân hàng vì vậy không phải chịu trách nhiệm vì bất kỳ sự mất mát hoặc thiệt hại nào đối với đồ vật trong hộp, trong phong bì hoặc gói. Nếu khách hàng muốn bảo vệ mình thì anh ta cần phải có giấy chứng nhận bảo hiểm đối với đồ vật được gửi. Khi lấy đồ vật được gửi ra, khách hàng phải ký tên vào giấy biên nhận. 3.5 Bằng chứng giả về thư xác nhận vốn (In trên giấy tiêu đề của ngân hàng) Confirmation (proof) of Funds Ngày Gửi: Chúng tôi …………(ngân hàng)……………. (địa chỉ), dưới đây xác nhận rằng quý ông hiện có khoản tiền trị giá ………..đặt ở tài khoản tại NH chúng tôi. Tài sản trị giá trên có nguồn gốc trong sạch, không có nguồn gốc tội phạm và sẽ được sử dụng theo đúng các chỉ dẫn của quý ông. Số tiền nói trên phụ thuộc vào yêu cầu của quý ông trong phạm vi………..ngày. Chữ ký, tên và chức vụ của cán bộ Ngân hàng Dấu của Ngân hàng 17
  18. Đây là một chứng từ do bọn lừa đảo tạo ra nhằm phát hiện xem nạn nhân của họ có tiền không, thu nhập các thông tin có ích về tài khoản ngân hàng của họ và các thông tin chi tiết về ngân hàng, tìm hiểu xem ai là người đã tuyển dụng nhà đầu tư và giúp xác định xem ai là những cán bộ ngân hàng non kém và ai là người sẵn sàng tham gia vào mưu đồ của chúng. Được sử dụng trong nhiều trường hợp trong các giao dịch giả. Không có ngân hàng nào sử dụng những cụm từ này vì ngân hàng không thể phê chuẩn một tuyên bố như vậy, sẽ rất rủi ro nếu như sau này người ta chứng minh được rằng số tiền này có nguồn gốc bất hợp pháp. 3.6 Thư bày tỏ sự quan tâm giả mạo Giấy có in sẵn tiêu đề của Nhà đầu tư Địa chỉ Thư bày tỏ sự quan tâm Gửi: ……….. V/v: Chương trình đầu tư mang lại lợi nhuận cao Đơn chấp nhận Thưa Quý Ngài, Chúng tôi dưới đây cam kết không hủy ngang, với đầy đủ trách nhiệm pháp lý, rằng chúng tôi đã sẵn sàng, sẽ và có thể tham gia chương trình đầu tư mang lại lợi nhuận cao và đề nghị được đóng một số tiền là ………USD (Số tiền bằng chữ: …….đô la Mỹ) Bằng bức thư này, ngài có thể xác nhận số tiền này là tốt, trong sạch và không có nguồn gốc tội phạm, và lợi nhuận của khỏan tiền này, nếu có sẽ được sử dụng vì những mục đích hợp pháp. Chúng tôi là những người chủ hợp pháp và giữ tài khỏan của nguồn vốn nói trên, hiện đang được gửi tại tài khoản sau : Tên ngân hàng Số ABA Địa chỉ của ngân hàng Số đường truyền Tên tài khoản Số tel Số tài khoản Số fax Cán bộ ngân hàng Mã SWIFT Chức vụ của cán bộ Số Telex Chúng tôi đã thông báo cho ngân hàng của chúng tôi là ngân hàng vận hành sẽ kiểm tra tính xác thực của nguồn vốn này thông qua việc sàng lọc, vấn tin qua mã telex hoặc gọi điện thoại. Bản gốc xác nhận vốn của ngân hàng chúng tôi được đính kèm theo thư bày tỏ ý định này. Kính thư, (chữ ký) Thư bày tỏ sự quan tâm: Bất kỳ bức thư bày tỏ sự quan tâm nào cũng đều chỉ rõ rằng một hành động nhất định sẽ được thực hiện khi tuân thủ những điều kiện nhất định. Ví dụ: một ngân hàng sẽ xác nhận rằng nó sẽ sẵn sàng ứng trước vốn, tuân thủ theo những điều kiện nhất định, ví dụ như tiền gửi bảo đảm. “Đã sẵn sàng, sẽ và có thể” là những cụm từ mà bọn lừa đảo hay tạo ra và được sử dụng rộng rãi trong nhiều chứng từ được sử dụng trong cách thức lừa đảo này. Một cách sử dụng khác của cụm từ này trước đây cũng đã được đề cập đến. Một nhà đầu tư không nên ký vào một chứng từ có thông báo như vậy; nếu họ cố gắng tránh nộp thuế đối với khoản tiền này, họ sẽ phạm tội theo luật rửa tiền trên thế giới. 3.7 Kỳ phiếu (hứa phiếu) giả mạo Hứa phiếu: 18
  19. Một cam kết bằng văn bản hứa trả tiền thường được sử dụng trong các khoản vay trả dần và các khoản vay thương mại. Một hứa phiếu là một bằng chứng pháp lý về một khoản nợ : một hứa phiếu có thể được chuyển nhượng cho một bên thứ ba như một công cụ có khả năng thanh toán. Người nắm giữ hứa phiếu nếu muốn thanh toán trước hạn có thể thanh toán được bằng cách ký hậu vào hứa phiếu và xuất trình nó cho người trả tiền để được thanh toán. (Được dự thảo trên giấ có tiêu đề của ngân hàng) Ngày phát hành Số……………. HỨA PHIẾU Loại tiền Số tiền Ngày phát hành Ngày đến hạn Sau ngày này, chúng tôi cam kết trả theo lệnh của người cầm hứa phiếu này và thanh toán (tên của ngân hàng, các thông tin về chi nhánh) cho giá trị nhận được cùng với tiền lãi bằng không như đã thỏa thuận Chữ ký của ngân hàng Chữ ký của ngân hàng Ngày Ngày Định nghĩa này khẳng định rằng các công cụ tài chính này được sử dụng trong các giao dịch thương mại. Không có thị trường thứ cấp để mua bán các công cụ này và đây là một yếu tố lừa đảo mà bọn tội phạm hay tạo ra. Lãi suất 0% chắc chắn là một giao dịch không bình thường trong thương mại. 3.8 Mẫu giả của ICC số 4081 Ngày phát hành 2/8/2002 Về việc : Bồi thường cho bảo lãnh tài chính Gửi : Cân nhắc việc Ông cho vay một khỏan tiền là 150 triệu USD theo thỏa thuận bảo lãnh giữa……..(người vay), dưới đây gọi là người nhận giao ước và ……..(chủ của người vay) được chứng minh bởi một hứa phiếu có giá trị là 150 triệu USD, chúng tôi những người ký tên dưới đây gọi là “người bảo lãnh” cam kết rằng : Trong trường hợp người vay không trả được nợ cho người cho vay, thì bất cứ số tiền nợ nào của thỏa thuận vay vốn và bảo lãnh nói trên sẽ cam kết không điều kiện và không hủy ngang bồi hoàn cho người cho vay 100% số tiền nợ và tiền lãi đến hạn. Trong trường hợp vỡ nợ người cho vay sẽ có quyền đòi nợ theo thỏa thuận bảo lãnh này đối với số tiền đến hạn phát sinh do vỡ nợ và người bảo lãnh sẽ thanh toán cho người cho vay 100% số tiền đến hạn và tiền lãi cộng dồn trong vòng 30 ngày kể từ ngày không trả được nợ. Người bảo lãnh dưới đây chấp nhận rằng : Việc người cho vay đòi nợ và xác nhận rằng việc thanh toán không được thực hiện sẽ được người bảo lãnh cho là bằng chứng đầy đủ của việc không trả được nợ. Chứng từ xuất trình có thể được tự do chuyển nhượng và giữ nguyên hiệu lực bất kể hứa phiếu, thỏa thuận vay vốn và bảo lãnh được đề cập đến trong thư bảo lãnh này được chuyển nhượng cho một bên thứ ba và giữ nguyên tính hiệu lực đối với chủ nợ mới cho đến khi món nợ này được thanh toán. Các bên đều hiểu và đồng ý rằng trong trường hợp có bất kỳ yêu cầu đòi nợ theo bảo lãnh này việc thanh toán sẽ được người bảo lãnh thực hiện; Người bảo lãnh phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý và phải trả trong vòng 30 ngày giao dịch Ngân hàng, bất kỳ tranh chấp nào đều được đưa ra pháp luật xét xử và được giải quyết bởi ủy ban trọng tài tuân theo quy tắc thực 19
  20. hành thống nhất về tín dụng chứng từ (ấn phẩm của ICC số 500), Pari Pháp. Người cho vay sẽ có quyền thực hiện các hành động pháp lý đối với người bảo lãnh theo các phán quyết của tòa án có thẩm quyền tại nơi người bảo lãnh cư trú hoặc của bất kỳ tòa án có thẩm quyền nào khác. Chứng từ này được coi là thông báo bảo lãnh thanh toán của bên bảo lãnh. Bên bảo lãnh cam kết rằng bảo lãnh tài chính số ………được bảo đảm bởi tài sản theo thỏa thuận bảo lãnh. Công ty tái bảo lãnh …………đảm bảo rằng sẽ thực hiện thư bảo lãnh nói trên và thanh lý bất kỳ tài sản có nào cần thiết để thực hiện thư bảo lãnh này với số tiền là 1 tỷ USD được gửi tại công ty tái bảo lãnh, số tài khoản……….tại Ngân hàng…………..Ngân hàng có độ tín nhiệm dài hạn là A+ và có độ tín nhiệm ngắn hạn là A-1 (xếp hạng của S&P). Thỏa thuận này sẽ được sửa đổi đối với tài sản có làm đảm bảo của người tái bảo lãnh nếu như có sự thay đổi về xếp hạng tín nhiệm của S&P. Thỏa thuận này được thực hiện vào ngày………..tháng 08/2002 tại thành phố…….. Chữ ký được ủy quyền Ông……………… Ông ………………. Dấu công ty Dấu công ty Có thể hiểu rằng người bảo lãnh đã nhận được từ người vay đầy đủ tài sản thế chấp cho toàn bộ giao dịch của họ và bảo lãnh này hiện tại có hiệu lực đối với người cho vay. Trong trường hợp người bảo lãnh thanh toán cho người cho vay bất kỳ số tiền nào theo thỏa thuận bảo lãnh này thì bên bảo lãnh sẽ được thay bên cho vay để thực hiện các quyền và hành động đối với bên vay có liên quan đến các khoản nợ mà bên bảo lãnh đã trả. Đây hoàn toàn là một chứng từ giả mạo có chứa đựng những từ ngữ tương tự như trong thư tín dụng giả, thư tín dụng dự phòng giả và trong bảo lãnh Ngân hàng (trang 18-20). Chứng từ này trước kia thường được sử dụng hỗ trợ cho vay và đầu tư lớn. Tuy nhiên một trường hợp gần đây lại có liên quan đến một hợp đồng lao động. Có trường hợp chứng từ giả đề cập đến UCP 500-loại văn bản chỉ liên quan đến tín dụng chứng từ. 3.9 Thư bảo lãnh giả mẫu ngắn (Short Form Guarantee) Chúng tôi, những người ký tên dưới đây phát hành một thư bảo lãnh không hủy ngang, có thể được chuyển nhượng, được phân chia và được xác nhận cho……….với số tiền là ……………triệu USD đến hạn sau một năm và một ngày kể từ ngày phát hành. Việc thanh toán được thực hiện cho người thụ hưởng khi có yêu cầu đòi tiền bằng văn bản qua hệ thống SWIFT, lệnh đòi tiền phải được đánh dấu và được thanh toán theo thư bảo lãnh số …………..Ngày…... Chúng tôi cam kết với ông rằng hối phiếu trả ngay theo và tuân thủ các điều khoản của thư bảo lãnh này sẽ được thanh toán đầy đủ vào ngày xuất trình hối phiếu cho chúng tôi. Thư bảo lãnh này tuân thủ theo UCP 500, bản mới nhất. Bức điện này có hiệu lực chính thức, mọi khoản phí liên quan do người xin phát hành bảo lãnh chịu. Thư bảo lãnh này hết hạn vào ngày …………/07/2003. Ký tên Theo như tên gọi đây là một bản rút gọn của thư bảo lãnh giả đã trình bày. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2