YOMEDIA
ADSENSE
Một số kênh đào trên thế giới
454
lượt xem 170
download
lượt xem 170
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Kênh đào Pa Na Ma Là đường huyết mạch nối Thái Binh Dương và Đại Tây Dương Chính do vị trí chiến lược này mà nó có một lịch sử đầy thăng trầm trong suốt gần 100 năm qua. Vào năm 1534, Vua Charles I của Tây Ban Nha, trong một nỗ lực tìm kiếm con đường thông giữa Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, đã ra lệnh cho thống đốc Panama khảo sát đoạn hẹp nhất của eo đất này để xây dựng kênh đào. Nhưng viên thống đốc báo cáo lại rằng ý tưởng này là không...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số kênh đào trên thế giới
- Một số kênh đào trên thế giới Kênh đào Pa Na Ma Là đường huyết mạch nối Thái Binh Dương và Đại Tây Dương Chính do vị trí chiến lược này mà nó có một lịch sử đầy thăng trầm trong suốt gần 100 năm qua. Vào năm 1534, Vua Charles I của Tây Ban Nha, trong một nỗ lực tìm kiếm con đường thông giữa Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, đã ra lệnh cho thống đốc Panama khảo sát đoạn hẹp nhất của eo đất này để xây dựng kênh đào. Nhưng viên thống đốc báo cáo lại rằng ý tưởng này là không thể thực hiện được. Phải hơn 300 năm sau, việc đào một con kênh thông giữa hai biển mới được Pháp và Mỹ khởi động lại.
- Pháp là nước tiên phong trong việc khảo sát xây dựng kênh đào Panama. Năm 1878, Hội Địa lý Paris đã ký một hiệp ước với Colombia (khi đó Panama là một tỉnh của Colombia) về việc đào một con kênh từ vịnh Limon bên bờ Đại Tây Dương tới thành phố Panama bên bờ Thái Bình Dương. Nhưng tiến trình xây dựng kênh đào của người Pháp phải đình lại vì không thống nhất được phương án kỹ thuật. Năm 1894, Lucien N.B. Wyse, người từng tham gia khảo sát kênh đào và thương thuyết với Colombia trước đây, lại một lần nữa bắt tay vào việc xây dựng kênh đào Panama. Lần này, công ty của ông thực hiện phương án xây hai hồ nước ở hai đầu kênh và 8 cửa cống kiểu âu thuyền ở giữa. Đây là cách tối ưu mà về sau người Mỹ vẫn sử dụng, nhưng do tình hình tài chính eo hẹp nên cuối cùng công ty Wyse cũng phải bỏ dở công việc. 1903 Roosevelt đã gây sức ép với chính quyền non trẻ để ký một hiệp ước, trong đó cho phép Mỹ đào kênh và thiết lập một vùng đất gọi là “khu vực kênh đào”, có chiều rộng 16 km bao quanh con kênh và coi đó là lãnh thổ của Mỹ. Đổi lại, Mỹ sẽ đảm bảo cho nền độc lập của Panama và trả cho Chính phủ Panama 10 triệu USD cùng với 250.000 USD mỗi năm; số tiền này sẽ tăng lên hằng năm Nhưng cuối cùng người Mỹ cũng đã thành công sau 10 năm ròng rã, với sự lao động cật lực của hơn 70.000 công nhân. 5.600 trong số đó đã thiệt mạng vì tai nạn lao động. Tổng chi phí cho toàn bộ công trình là 400 triệu USD theo thời giá lúc đó. Ngày 15/8/1914, kênh đào Panama chính thức được khai thông ngay khi Chiến tranh Thế giới I vừa bùng nổ. Đến năm 1995 sau một thời gian đấu tranh của Pa Na ma, Mỹ đã phải trao trả lại quyền kiểm soạt kênh đào cho chính phủ Pa Na ma. Con kênh này có chiều dài gần 80 km, chạy từ thành phố Panama bên bờ Thái Bình Dương tới Colon bên bờ Đại Tây Dương. Sự ra đời của nó là một cuộc cách
- mạng trong giao thông đường biển của thế giới. Hải trình từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương và ngược lại đã được rút ngắn xuống hàng chục nghìn km. Mỹ là nước có lưu lượng tàu thuyền đi qua kênh đào Panama nhiều nhất thế giới: Ước tính 12% số hàng hóa, đặc biệt là dầu mỏ, vận chuyển bằng đường biển của Mỹ đã đi qua đây. Các con tàu vận tải khi đi qua kênh đào này phải đi qua các âu thuyền. Tàu đi qua âu thuyền Kênh đào PaNama Kênh đào Xuyê
- Ý tưởng nối liền Địa Trung Hải và Hồng Hải đã xuất phát từ thời các vị vua Pharaoh. Họ đã đào một kênh đào nối liền 2 biển xuyên qua nhánh phía đông của đồng bằng sông Nile. Những thời kỳ sau đó, kênh đào này được đào xới nhiều lần nữa, tuy nhiên phần lớn thời gian nằm trong tình trạng bị bỏ bê. Đến thời kỳ Napoleon Bonaparte (1798), ông cũng có ý tưởng nối liền ĐTH và HH, nhưng các kỹ sư lúc đó lại cho rằng phương án này không khả thi vì biển Hồng Hải cao Địa Trung Hải 9 m Ngày 30/11/1854, kỹ sư người Pháp Ferdinand De-lesseps được sự uỷ quyền của Ai Cập đã nhận thiết kế dự án kênh đào Suye dựa theo thiết kế trước đó của kỹ sư người Áo Alois Negrelli . Ngày 25/4/1859, công trình được khởi công bởi công ty Universal Suez Ship Canal, và kéo dài trong 10 năm . Hơn 2.4 triệu công nhân Ai Cập đã tham gia vào xây dựng kênh đào và đã cướp đi sinh mạng của 125.000 người ( chủ yếu công nhân chết vì bệnh tả ). Ngày 17/2/1867 con tàu thử nghiệm đầu tiên đi xuyên hết kênh đào. Ngày 17/11/1869 kênh đào Suye khánh thành và đưa vào sử dụng. Kênh dài 162,5 km, rộng 135 mét, sâu 13 mét. Tàu thuyền qua kênh chỉ mất 14 tiếng đồng hồ.
- Kênh đào Xuyê hiện nay có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần tạo nên tuyến đường biển nối châu Âu với châu Á, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, giúp cho tàu thuyền ko phải mất thời gian đi qua mũi Hảo Vọng Kênh đào Suez (thuộc Ai Cập), là kênh giao thông nhân tạo chạy từ phía Bắc tới phía Nam đi ngang qua eo đất Suez phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối giữa Biển Địa Trung Hải với Vịnh Suez, là một nhánh của Biển Đỏ. Kênh đào cung cấp một lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng Châu Âu- Châu Mỹ đến những cảng phía Nam Châu Á, cảng phía Đông Châu Phi và Châu Đại Dương. Kênh đào Suez dài 163 km, khúc hẹp nhất là 60 m, và độ sâu tại đó là 16 m đủ khả năng cho tàu lớn 150.000 tấn qua được. Có lẽ vào khoảng những năm 1878 tới 1839 trước Công Nguyên vào triều đại vua Senusret III đã có một kênh đào đông tây nối sông Nile với Biển Đỏ phục vụ giao thông bằng những con thuyền đáy bằng đẩy sào và cho phép việc giao thương giữa biển đỏ và Địa Trung Hải. Có nhiều dấu vết cho thấy con kênh này đã tồn tại vào thế kỷ 13 trước Công Nguyên vào thời kỳ vua Ramesses II. Con kênh này đã không đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ai Cập lúc bấy giờ và nhanh chóng bị lãng quên. Theo sử sách Hy Lạp, vào khoảng những năm 600 trước [Công Nguyên]], vua Hy lạp Necho II đã nhận thấy tầm quan trọng của kênh này và cho tu sửa lại nó. Tuy nhiên con kênh chính thức được hoàn thành bởi vua Darius I của Ba Tư. Ông đã hoàn thành con kênh sau khi chiếm Ai Cập và đã mở rộng nó đủ để cho phép 2 tàu chiến trieme tránh nhau trong kênh và hành trình trong kênh mất 4 ngày. Vào cuối thế kỉ 18 Napoleon trong khi ở Ai Cập đã có ý định xây dựng một kênh đào nối giữa Biển Đỏ và Địa Trung Hải. Nhưng kế hoạch này của ông đã bị
- bỏ ngay sau những cuộc khảo sát đầu tiên bởi theo những tính toán sai lầm của các kỹ sư thời bấy giờ thì mực nước Biển Đỏ cao hơn Địa Trung Hải tới 10m. Vào khoản năm 1854 và 1856 Ferdinand de LessepsIn 1854 and 1856 Ferdinand de Lesseps, phó vương Ai Cập đã mở một công ty kênh đào nhằm xây dựng kênh đào phục vụ cho đội thương thuyền dựa theo thiết kế của một kiến trúc sư người Úc Alois Negrelli. Sau đó với sự hậu thuẫn của người Pháp công ty này được phát triển trở thành công ty kênh đào Suez vào năm 1858. Công việc sửa chữa và xây mới kênh được tiến hành trong gần 11 năm. Hầy hết công việc được tiến hành bởi những lao động khổ sai người Ai Cập. Người ta ước tính luôn có một lực lượng 30.000 người lao động trên công trường và cho đến khi hoàn thành, gần 120.000 người đã bỏ mạng tại đây. Người Anh đã ngay lập tức nhận ra kênh đào này là một tuyến buôn bán quan trọng và việc người Pháp nắm quyền chi phối con kênh này sẽ là mối đe doạ cho những lợi ích kinh tế, chính trị của Anh trong khi đó lực lượng hải quân của Anh lúc bấy giờ là lực lượng mạnh nhất trên thế giới. Vì vậy chính phủ Anh đã chính thức chỉ trích việc sử dụng lao động khổ sai trên công trường và gửi một lực lượng người Ai Cập có vũ trang kích động nổi loạn trong công nhân khiến công việc bị đình trệ. Tức giận trước thái độ tham lam của Anh, phó vương de Lesseps đã gửi một bức thư tới chính phủ Anh chỉ trích sự bất nhân của nước Anh khi một vài năm trước đó trong công trình xây dựng đường sắt xuyên Ai Cập đã làm thuyệt mạng 80.000 lao động khổ sai Ai Cập. Lần đầu tiên dư luận thế giới lênh tiếng hoài nghi về việc cổ phiếu của công tuy kênh đào Suez đã không được bán công khai. Anh, Mỹ, Úc, Nga đều không có cổ phần trong công ty này. Tất cả đều được bán cho người Pháp.
- Kênh đào cuối cùng cũng được hoàn thành voà 17/11/1869 mặc dù đã rất nhiều xung đột chính trị và sự cố kỹ thuật xung quanh công trình. Tổng chi phí đã đội hơn 2 lần so với dự tính ban đầu của các kỹ sư. Kênh đào ngay lập tức làm ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến ngành vận tải thế giới. Kết hợp với đường sắt xuyên Mỹ hoàn thành 6 tháng trước đó, nó cho phép hàng hoá đi vòng quanh thế giới trong một thời gian kỷ lục. Nó cũng góp phần quan trọng trong việc mở rộng thuộc địa của Châu Âu tại Châu Phi. Những khoản nợ khổng lồ đã buộc người kế nhiệm Phó Vương Ai Cập bán lại cổ phần trị giá 4 triệu bảng của mình cho người Anh. Tuy nhiên người Pháp vẫn nắm giữ phần lớn cổ phần chi phối. Vào năm 1888 một hội nghị ở Constantinople đã tuyên bố kênh đào là một khu vực trung lập và yêu cầu quân đội Anh bảo vệ kênh đào trong suốt cuộc nội chiến ở Ai Cập. Sau đó căn cứ vào hiệp ước với Ai Cập năm 1936 Anh đã đòi quyền kiểm soát kênh đào. Cuối cùng vào năm 1954 Chính quyền Ai Cập đã phủ nhận hiệp ước 1936 và nước Anh buộc phải từ bỏ quyền kiểm soát kênh. Năm 1956 tổng thống Ai Cập tuyên bố quốc hữu hoá kênh và ý định xây dựng một căn cứ quân sự ở dọc kênh. Hành động này của Ai Cập được hậu thuẫn bởi Liên Xô và đã gây lo ngại sâu sắc cho Mỹ, Anh, Pháp, Israel. Vào năm 1957, Liên Hợp Quốc đã cử lực lượng gìn giữ hoà bình tới đây để bảo đảm tính trung lập của kênh. Kênh bị đóng cửa một lần duy nhất từ 1967 tới 1975 trong cuộc chiến A rập - Israel
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn