Phạm Văn Thỉnh và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
83(07): 39 - 42<br />
<br />
MỘT SỐ KẾT QUẢ BAN ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG RỄ CÂY<br />
TÀO ĐÔNG (PRUNUS ZIPPELIANA VAR. CRASISTYLA (CARD)<br />
Phạm Văn Thỉnh*, Trịnh Thị Giang, Mai Thị Hường<br />
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cây Tào đông có tên khoa học Prunus zippeliana var. crasistyla (Card).thuộc họ Hoa hồng<br />
(Rosaceae). rễ của cây này trong đông Y dùng làm thuốc chống viêm cơ, viêm khớp, chữa đau dây<br />
thần kinh. Từ cặn chiết của etyl axetat của rễ cây Tào đông , bằng các phương pháp sắc kí cột với<br />
chất hấp phụ silica gel đã phân lập được 3 chất tinh khiết. Cấu trúc của chúng được xác định bằng<br />
các phương pháp phổ LC-MS, FT-IR, 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, HSQC và HMBC cho biết có 2<br />
steroids là stigmasterol, β-sitosterol và 1 tritecpen là axit 2-α-hiđroxyuronic.<br />
Từ khóa: Prunus zippeliana var. crasistyla (Card), rosaceae, prunus, stigmasterol, β-sitosterol<br />
tritecpenoit, hiđroxyurolic<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Cây Tào đông ở vùng núi còn được đồng bào gọi với<br />
một số tên khác như cây đào rừng, cây vàng nương vòi<br />
mập, cây địa chạo, chạ đào v.v… mọc khá phổ biến ở<br />
các tỉnh miền núi Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà<br />
Giang, Lao Cai. Tên khoa học của cây này là Prunus<br />
zippeliana var. crasistyla (Card). Cây tào đông là cây<br />
thân gỗ cứng, cao từ 4-5m, nhiều cành, lá thuôn có<br />
mép răng cưa, mọc so le dài từ 5-7 cm, rộng từ 3-5cm.<br />
Rễ mọc chìm cắm sâu vào khe núi, những rễ nhô ra<br />
khỏi đất vỏ rất cứng, rễ chìm trong lòng đất vỏ mền<br />
hơn [1].<br />
Rễ cây Tào đông được dùng để làm thuốc trong dân<br />
gian từ rất lâu, mới đây Hội Đông Y tỉnh Bắc Kạn tổ<br />
chức nghiên cứu các tác dụng của dịch chiết bằng<br />
rượu rễ cây tào đông cho thấy nó có tác dụng tốt đối<br />
với các bệnh viêm khớp cấp và mãn tính, chữa đau<br />
dây thần kinh ngoại biên, chữa các chứng đau cột<br />
sống, viêm đa khớp. Có thể đun nước uống (10-20<br />
gam rễ cho 1ngày) có thể chiết cô đặc thành cao sau<br />
đó hòa tan vào rượu hoặc chiết bằng rượu rồi xoa lên<br />
vùng đau [1-2]<br />
Theo một số nghiên cứu [2] cho biết dịch chiết nước<br />
của rễ cây Tào đông có phản ứng dương tính với<br />
flavonoit, saponin glicozit, tanin, không phát hiện<br />
thấy các phản ứng của ancaloit. Nghiên cứu này<br />
cũng cho biết dịch chiết cồn của rễ cây Tào đông có<br />
tác dụng chống viêm cấp khi thử nghiệm trên bàn<br />
chân chuột.<br />
Bài báo này sẽ thông báo một số thành phần hóa học<br />
có trong rễ cây Tào đông thu tại huyện Chợ Rã tỉnh<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912132563, Email: phamvanthinhsptn@gmail.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
Bắc Kạn có trong dịch chiết bằng dung môi etyl<br />
axetat.<br />
THỰC NGHIỆM<br />
Nguyên liệu<br />
Rễ cây tào đông được thu hoạch tại huỵện Chợ Rã<br />
tỉnh Bắc Kạn (2,0 kg) được PGS.TS.Lê Ngọc Công,<br />
khoa Sinh trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái<br />
Nguyên thẩm định là cây Prunus zippeliana var.<br />
crasistyla (Card).<br />
Thiết bị nghiên cứu<br />
Điểm chảy được đo trên máy Electrothermal IA-9200<br />
(Anh). Phổ IR được ghi trên máy IMPACT 410 sử<br />
dụng đĩa nén tinh thể KBr. Phổ ESI-MS đo trên máy<br />
HP-1100 LS/MS Trap. Phổ 1H-NMR (500 MHz) và<br />
13<br />
C-NMR (125 MHz) được ghi trên máy Bruker<br />
AM500 FT-NMR và TMS được sử dụng là chất nội<br />
chuẩn. Sắc kí cột (CC) sử dụng chất nhồi Silica gel<br />
(Kieselgel 60, 70 - 230 mesh và 230 - 400 mesh,<br />
Merck).<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Mẫu thực vật tươi (1,36kg) được khử men trong tủ<br />
sấy 10 phút ở nhiệt độ 110oC, sau đó được sấy khô<br />
đến khối lượng không đổi (độ ẩm < 10%) ở nhiệt độ<br />
40-50oC (còn lại 0,82kg). Mẫu khô được nghiền nhỏ<br />
và được tiến hành ngâm chiết phân đoạn bằng các<br />
dung môi có độ phân cực tăng dần (trước tiên dùng<br />
etylaxetat, sau đó chiết bằng metanol và metanolnước).<br />
Phần cặn tan trong etyl axetat thu được 20 gam.<br />
Phần cặn thu được trong dịch chiết bằng metanol và<br />
metanol nước là 40 gam<br />
Phân lập các chất sạch trong dịch chiết etyl axetat<br />
bằng phương pháp sắc kí cột với chât hấp phụ silica<br />
39<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phạm Văn Thỉnh và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
gel. Chúng tôi thu được 3 chất tinh khiết kí hiệu là<br />
ET-1 (42mg) , ET-2 (31mg) và ET-3 (27mg).<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Hợp chất ET-1<br />
Chất ET-1 được phân lập khi rửa giải cột sắc kí bằng<br />
hệ dung môi n-hexan-etyl axetat (95:5) thu được<br />
42mg tinh thể hình kim không màu, nóng chảy ở<br />
155-157oC, tan tốt trong n-hexan, chlorofom, có<br />
Rf=0,65 trong hệ dung môi n-hexan:etyl axetat (5:1),<br />
có [α]25D = -430 (c=0,05, CHCl3).Phổ hồng ngoại cho<br />
các tần số ở 3406,2cm-1 (dao động hóa trị OH),<br />
2934,1cm-1 (dao động hóa trị CH); 1621,2cm-1<br />
(C=C); phổ EI-MS (m/z) cho píc 412 [M]+. Phổ<br />
NMR cho các thông tin cụ thể sau 1H-NMR<br />
(500MHz, CDCl3, TMS, δ ppm): 3,49 (1H, m, H-3);<br />
5,33 (1H, dd, J=5 và 2 Hz, H-6); 5,11 (1H, dd, J=15<br />
và 5 Hz, H-22); 5,03 (1H, dd, J=15 và 5 Hz, H-23);<br />
1,01 (3H, s, H-18); 0,92 (3H, d, J21-20 = 6,5Hz, H21); 0,85 (3H, d, J = 7,1Hz, H-26); 0,84 (3H, d, J =<br />
6,5Hz, H-29); 0,81 (3H, d, J = 6,5Hz, H-28); 0,69<br />
(3H, s, H-19). 13C-NMR(125MHz, CDCl3, TMS, δ<br />
ppm): 36,5 (C-1); 29,1 (C-2); 71,7 (C-3); 42,2 (C-4);<br />
140,7 (C-5); 121,7 (C-6); 37,2 (C-7); 31,8 (C-8);<br />
51,2 (C-9); 36,1 (C-10); 24,3 (C-11); 39,7 (C-12);<br />
42,2 (C-13); 56,8 (C-14); 25,4 (C-15); 29,7 (C-16);<br />
56,0 (C-17); 11,8 (C-18); 19,4 (C-9); 40,5 (C-20);<br />
18,8 (C-21); 128,3 (C-22); 129,2 (C-23); 50,1 (C24); 31,6 (C-25); 21,2 (C-26); 21,0 (C-27); 18,9(C28); 12,0(C-29).<br />
So sánh các dữ liệu về tính chất hóa học, tính chất vật<br />
lí và các đặc trưng quang phổ của chất ET-1 hoàn<br />
toàn tương tự với các đặc trưng về phổ và tính chất<br />
vật lí của stigmasterol [3]. Vì vậy chúng tôi quy kết<br />
chất ET-1 là stigmasterol hay tên hệ thống của nó là<br />
stigmat-5,22-đien-24R-3β-ol<br />
<br />
Stigmasterol (ET-1)<br />
<br />
2. Hợp chất ET-2<br />
Tiếp tục rửa giải cột bằng hệ dung môi n-hexanetylaxetat (90:10) thu được chất tinh khiết ET-2 đó là<br />
các tinh thể hình kim, không màu (31mg), nóng chảy<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
83(07): 39 - 42<br />
<br />
ở 138-140oC. Phổ IR cho vân 3431,5 cm-1 đặc trưng<br />
cho dao động hóa trị của OH, vân 2931,3cm-1 đặc<br />
trưng cho dao động hóa trị của CH, vân 1647,2cm-1<br />
là dao động hóa trị đặc trưng của liên kết đôi C=C.<br />
Phổ khối cho píc ion phân tử ở 414 [M]+ Phổ cộng<br />
hưởng từ hạt nhân cho các thông tin cụ thể sau:<br />
1<br />
H-NMR (500MHz, CDCl3, TMS, δ ppm): 3,51 (1H,<br />
m, H-3); 5,31 (1H, dd, J=5 và 2 Hz, H-6); 1,01 (3H,<br />
s, H-18); 0,92 (3H, d, J = 6,6Hz, H-21); 0,85 (3H, d,<br />
J = 7,1Hz, H-26); 0,84 (3H, d, J = 6,6Hz, H-29); 0,81<br />
(3H, d, J = 6,6Hz, H-28); 0,68 (3H, s, H-19). 13CNMR (125MHz, CDCl3, TMS, δ ppm): 37,3 (C-1);<br />
31,7 (C-2); 71,8 (C-3); 42,3 (C-4); 140,8 (C-5);<br />
121,7 (C-6); 31,9 (C-7); 31,9 (C-8); 50,2 (C-9); 36,5<br />
(C-10); 21,1 (C-11); 39,8 (C-12); 42,3 (C-13); 56,8<br />
(C-14); 24,3 (C-15); 28,3 (C-16); 56,1 (C-17); 11,9<br />
(C-18); 19,4 (C-19); 36,2 (C-20); 18,8 (C-21); 33,9<br />
(C-22); 26,1 (C-23); 45,9 (C-24); 29,2 (C-25); 19,1<br />
(C-26); 19,4 (C-27); 23,1 (C-28); 11,9 (C-29).<br />
So sánh các thông tin về phổ NMR, phổ IR, các<br />
hằng số vật lí của chất ET-2 mà chúng tôi phân lập<br />
từ rễ cây Tào đông với chất β-sitosterol mà các tác<br />
giả khác đã làm rõ được cấu trúc hóa học của nó<br />
thấy hoàn toàn giống nhau [3], từ đó có thể quy kết<br />
chất ET-2 là β-sitosterol.<br />
<br />
β-Sitosterol (ET-2)<br />
<br />
3. Hợp chất ET-3<br />
Chất ET-3 thu được khi phân lập bằng hệ dung môi<br />
chlorofom-metanol (95:5) là chất kết tinh vô định<br />
hình (27mg), tan tốt trong hệ dung môi chlorofommetanol, nóng chảy ở 244-245oC, có Rf= 0,28 trong<br />
hệ dung môi trên. Phổ IR cho vân rộng trong khoảng<br />
3500-3200cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của<br />
nhóm OH có liên kết hiđro; vân 1695cm-1 đặc trưng<br />
cho dao động hóa trị của nhóm cacboxyl, và vân<br />
1645cm-1 đăc trưng cho dao động hóa trị của nhóm<br />
C=C.<br />
Phổ 1H-NMR của ET-3 cho biết có 7 tín hiệu của<br />
nhóm CH3 ở các độ chuyển dịch hóa học δH<br />
40<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phạm Văn Thỉnh và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
0,735ppm (3H, s, 26-CH3), δH 0,778ppm (3H, s, 24CH3), δH 0,812ppm (3H, d, J=6,2, 30-CH3), δH<br />
0,840ppm (3H, s, 29-CH3), δH 0,884ppm (3H, s, 25CH3), δH 0,91ppm (3H, s, 23-CH3) và δH 1,05ppm<br />
(3H, s, 27-CH3). Tín hiệu cộng hưởng của proton<br />
trong các nhóm CH liên kết với nhóm hiđroxyl ở δH<br />
= 3,34ppm tương ứng với proton ở C-2 và δH=<br />
3,77ppm tương ứng với proton ở C-3. một tín hiệu ở<br />
2,1ppm (1H,d, J=11Hz) chính là tín hiệu của proton<br />
ở vị trí C-18, đó là những tín hiệu đặc trưng cho<br />
tritecpen có khung ursan. Tín hiệu ở δH =5,14ppm là<br />
độ chuyển dịch hóa học của proton trong nhóm CH<br />
liên kết đôi chứng tỏ nguyên tử cacbon chứa nối đôi<br />
còn lại là cacbon bậc bốn. Tất cả các dữ liệu trên<br />
hoàn toàn phù hợp với một tritecpen có bộ khung<br />
<br />
83(07): 39 - 42<br />
<br />
ursan và có liên kết đôi ở vị trí C13 và C14.Phổ 13CNMR, phổ DEPT và phổ HSQC cho biết phân tử<br />
ET-3 có 30 cacbon cho phép khẳng định ET-3 là<br />
tritecpen trong đó có 7 nhóm CH3, 8 nhóm CH2, 8<br />
nhóm CH và 7 cacbon bậc bốn.trong đó có 1 cacbon<br />
đặc trưng cho nhóm COOH với δC=178,26 ppm, một<br />
tín hiệu của nhóm CH ở δC= 124,50ppm, 1 C bậc 4<br />
chứa nối đôi ở δC= 138,21ppm hai nhóm CH-OH ở<br />
các độ chuyển dịch hóa học tương ứng của C và H là<br />
δC= 64,63 ppm δH=3,77ppm ứng với CH-OH ở vị trí<br />
số 2 và δC= 77,82 ppm δH= 3,34ppm ứng với CH-OH<br />
ở vị trí số 3 (các số liệu phổ NMR được trình bày ở<br />
bảng 3.1). Phổ khối của chất ET-3 cho píc ion phân<br />
tử [M]+ 473 m/z.<br />
<br />
Bảng 1. Các số liệu phổ NMR của chất ET-3<br />
Vị trí C<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
<br />
1<br />
<br />
13<br />
<br />
C-NMR (ppm)<br />
41,71<br />
64,63<br />
77,82<br />
37,95<br />
47,57<br />
17,56<br />
32,61<br />
39,01<br />
46,56<br />
37,81<br />
22,86<br />
124,51<br />
138,22<br />
40,00<br />
27,42<br />
<br />
HNMR(ppm)<br />
3,34<br />
3,77<br />
1,98<br />
5,13<br />
-<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
Vị trí của C<br />
16<br />
17<br />
18<br />
19<br />
20<br />
21<br />
22<br />
23<br />
24<br />
25<br />
26<br />
27<br />
28<br />
29<br />
30<br />
<br />
41<br />
<br />
13<br />
<br />
C-NMR(ppm)<br />
<br />
1<br />
<br />
H-NMR(ppm)<br />
<br />
23,76<br />
46,78<br />
52,23<br />
38,40<br />
3,48<br />
30,16<br />
36,29<br />
21,06<br />
28,87<br />
16,22<br />
16,91<br />
23,21<br />
178,26<br />
16,99<br />
21,85<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
2,10<br />
0,91<br />
0,73<br />
0,90<br />
0,90<br />
1,03<br />
0,89<br />
0,81<br />
<br />
Phạm Văn Thỉnh và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
83(07): 39 - 42<br />
<br />
30<br />
29<br />
20<br />
<br />
19<br />
<br />
21<br />
<br />
12<br />
25<br />
<br />
11<br />
<br />
1<br />
<br />
HO<br />
<br />
13<br />
<br />
16<br />
<br />
9<br />
10<br />
<br />
3<br />
<br />
8<br />
7<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
4<br />
<br />
O<br />
<br />
17<br />
<br />
14<br />
<br />
2<br />
<br />
22<br />
<br />
18<br />
26<br />
<br />
15<br />
<br />
28<br />
<br />
OH<br />
<br />
27<br />
<br />
HO<br />
23<br />
<br />
24<br />
<br />
sánh đối chiếu với các tài liệu tham khảo đã quy kết<br />
được chất ET-1 là stingmasterol; ET-2 là β-sitosterol<br />
và chất ET-3 là axit 2α-hiđroxyursolic.<br />
<br />
Axit 2α-hiđroxyursolic (ET-3)<br />
<br />
So sánh các số liệu về phổ của chất ET-3 với các số<br />
liệu mà các tác giả khác đã công bố khi nghiên cứu<br />
các đối tượng thực vật khác cho thấy chất ET-3 có<br />
phổ hoàn toàn giống với phổ của chât 2,3-đihiđroxiurs-12-en-28-oic hay thường gọi là axit 2αhiđroxyursolic [4]. Căn cứ vào các dữ liệu thực<br />
nghiệm và so sánh trên chúng tôi quy kết chất ET-3<br />
là axit 2α-hiđroxyursolic. Chất có khung tritepen<br />
ursan được xác định là những chất có khả năng kháng<br />
khuẩn, chống viêm cao, là những chất có khả năng<br />
kháng gốc tự do, kháng tế bào ung thư gan dòng HepG2 và một số dòng tế bào bạch cầu (Leuk-M1) đặc<br />
biệt là hoạt tính anti-HIV với giá trị nồng độ thấp IC50<br />
6,5mg/ml [5]<br />
KẾT LUẬN<br />
Bằng phương pháp sắc kí cột với chất hấp phụ silica<br />
gel, rửa giải cột bằng các hệ dung môi có độ phân cực<br />
khác nhau chúng tôi đãphân lập từ phần cặn chiết<br />
bằng etyl axetat của rễ cây tào đông Prunus<br />
zippeliana var. crasistyla (Card) được 3 chất tinh<br />
khiết. Bằng các phương pháp quang phổ hiện đại, so<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Tiến Bân và các cộng sự (2003) “Danh mục<br />
các loài thực vật Việt Nam” T.II Nhà xuất bản Nông<br />
nghiệp, Hà Nội.<br />
[2]. Nguyễn Thị Minh, Hoàng Văn Lực, Nguyễn Xuân<br />
Dũng (2009) “Bước đầu nghiên cứu hóa học cây đào rừng”<br />
Tuyển tập các công trình hội nghị khoa học và công nghệ<br />
hóa hữu cơ toàn quốc lần thứ 4.<br />
[3]. L.John Goad and Toshihiro Akihisa., ANALISIS OF<br />
STEROLS (1997) Blackie academic & professional<br />
London Weiheim –New Yord –Tokyo –Melbourne- Madras<br />
p.378 -380.<br />
[4]. Takashi Yamagiski, De-Cheng Zhang, Jer-Jang et al<br />
“The cytotoxic principles of Hyptis capitata and of the new<br />
tritecpenes hyptatic acid-A and B” Phytochemistry, 1988,<br />
27 (10) p 3213-3216<br />
[5]. Birgit U.Jaki, Scott G Franzblau, Lucas R., Chadwick,<br />
David C. Lankin, Fangqiu Zhang, Yuehong Wang an Guido<br />
F. Pauli. “Puriy- activity Relationships ò Natural Products:<br />
The Case of Anti-TB active Ursolc acid. J.Nat. Prod.2008,<br />
71 p.1742-1748<br />
<br />
SUMMARY<br />
PRIMARY STUDY ON THE CHEMICAL COMPOSITION<br />
OF PRUNUS ZIPPELIANA VAR. CRASISTYLA (CARD)<br />
Pham Van Thinh*, Trinh Thi Giang*, Mai Thi Huong*<br />
College of Education- TNU<br />
<br />
Prunus zippeliana var. crasistyla (Card) belonging to the families Rosaceae.Which can be found in<br />
almost all mountainous regions in Bac Kan, Cao Bang, Lang Son, Lao Cai…provinces. The locan<br />
people there often use the whole plant as a popular medicin. The ethyl acetate extracted of Prunus<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912132563, Email: phamvanthinhsptn@gmail.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
42<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phạm Văn Thỉnh và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
83(07): 39 - 42<br />
<br />
zippeliana var. crasistyla „s leaves were separated by 2 steroids and 1 tritecpen. Chemical structure of<br />
these compounds determined through spestral methods such as LC-MS, FT-IR, 1H-NMR, 13C-NMR,<br />
DEPT, HSQC and HMBC was stigmasterol, β-sitosterol and 2-α-hidroxyurolic acid.<br />
Key words: Prunus zippeliana var. crasistyla (Card), rosaceae, prunus, stigmasterol, β-sitosterol,<br />
tritecpenoit, 2α- hidroxyurolic<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
43<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />