
Một số kết quả thí nghiệm hiện trường giải pháp kỹ thuật cải thiện vật liệu đất trong lòng hồ khu vực Bắc Trung Bộ để xây dựng công trình vật liệu địa phương
lượt xem 0
download

Nhóm tác giả giới thiệu một số kết quả thí nghiệm hiện trường về giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện các chỉ tiêu cơ lý của đất trong phạm vi lòng hồ đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nguồn vật liệu đất để xây dựng, cải tạo và sửa chữa các công trình vật liệu địa phương trên địa bàn khu vực Bắc Trung Bộ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số kết quả thí nghiệm hiện trường giải pháp kỹ thuật cải thiện vật liệu đất trong lòng hồ khu vực Bắc Trung Bộ để xây dựng công trình vật liệu địa phương
- BÀI BÁO KHOA HỌC MỘT SỐ KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CẢI THIỆN VẬT LIỆU ĐẤT TRONG LÒNG HỒ KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ ĐỂ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG Mai Lâm Tuấn1, Trần Văn Toản1 Tóm tắt: Các kết quả nghiên cứu khoa học đã chỉ ra một số giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện các chỉ tiêu cơ lý của các loại đất có trong phạm vi vùng lòng hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện để sử dụng làm vật liệu xây dựng các công trình vật liệu địa phương (đập đất, đê chắn nước, đường giao thông, san nền công trình hạ tầng,…). Các giải pháp kỹ thuật thường được sử dụng bao gồm các giải pháp về vật lý (trộn vật liệu như tro bay, xỉ than từ nhà máy nhiệt điện, S95; bentonite, cát, dăm sạn, vải địa kỹ thuật, lưới rọ, bao tải, sơ dừa, neoweb,…) và hóa học (trộn vật liệu như xi măng, thủy tinh lỏng, vôi,…). Để hiệu chỉnh và đánh giá sự phù hợp với thực tế của các kết quả thí nghiệm trong phòng, cần thực hiện thí nghiệm hiện trường các giải pháp kỹ thuật xử lý đối với các loại đất có trong vùng lòng hồ chứa nước thủy lợi. Bài báo giới thiệu một số kết quả thí nghiệm hiện trường về giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện các chỉ tiêu cơ lý của đất trong phạm vi lòng hồ đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nguồn vật liệu đất để xây dựng, cải tạo và sửa chữa các công trình vật liệu địa phương trên địa bàn khu vực Bắc Trung Bộ. Từ khóa: Vật liệu xây dựng, đất trong lòng hồ, cải thiện chỉ tiêu cơ lý của đất, hồ chứa nước thủy lợi, Bắc Trung Bộ. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ * tích tụ lại tại đây. Mỗi loại đất này có tính chất cơ Khu vực Bắc Trung Bộ là nơi tập trung phần lớn lý khác nhau nên cần được phân loại và xử lý để các hồ chứa nước thủy lợi trong cả nước (chiếm tới có thể sử dụng phù hợp với từng loại kết cấu công 30%), đa số các hồ thuộc loại vừa và nhỏ. Theo kết trình (Phạm Văn Cơ, 1999). quả khảo sát, đánh giá về trữ lượng đất có trong Kết quả nghiên cứu trong phòng đã cụ thể phạm vi khu vực lòng hồ chứa nước là rất lớn, có hóa các thành phần, chỉ tiêu cơ lý và các giải thể khai thác và xử lý để góp phần đáp ứng nhu cầu pháp cải thiện các chỉ tiêu cơ lý của đất để có về vật liệu tại chỗ cho hoạt động xây dựng, cải tạo thể sử dụng các loại đất trong phạm vi lòng hồ và sửa chữa các công trình vật liệu địa phương (N. chứa nước cho hoạt động đầu tư xây dựng các Đ. Dũng, N. C. Thái, N. C. Thắng, 2020). công trình vật liệu địa phương (đập dâng, đê Đất trong phạm vi lòng hồ chứa nước thủy lợi chắn nước, đường giao thông) (N. Đ. Dũng, N. được phân làm 3 loại, gồm: Đất tự nhiên bán ngập C. Thái, N. C. Thắng, 2020). Để đánh giá đầy nước, đất tự nhiên ngập nước và đất bồi lắng lòng đủ và hoàn thiện quy trình kỹ thuật xử lý nhằm hồ. Đất tự nhiên bán ngập nước là phần diện tích cải thiện các chỉ tiêu cơ lý của các loại đất này đất thuộc vùng lòng hồ chứa nước nhưng không bị đảm bảo phù hợp với thực tiễn thì công tác thí ngập nước thường xuyên (nằm phía trên mực nghiệm hiện trường là cần thiết. nước dâng bình thường). Đất tự nhiên ngập nước Nhóm tác giả giới thiệu một số kết quả thí là đất thuộc vùng lòng hồ chứa nước thường nghiệm hiện trường về giải pháp kỹ thuật nhằm xuyên ngập trong nước (nằm phía dưới mực nước cải thiện các chỉ tiêu cơ lý của đất trong phạm vi dâng bình thường). Đất bồi lắng được hình thành lòng hồ đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nguồn vật do dòng chảy do mưa lũ cuốn trôi vào lòng hồ và liệu đất để xây dựng, cải tạo và sửa chữa các công trình vật liệu địa phương trên địa bàn khu vực Bắc 1 Khoa Công trình, Trường Đại học Thủy lợi Trung Bộ. 80 KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 85 (9/2023)
- 2. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM thành phần hạt thô tập trung ở phía thượng lưu, Kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực hiện thí gần nguồn nước đổ vào lòng hồ, tiếp theo là thành nghiệm trong phòng đã chỉ ra các giải pháp kỹ phần hạt mịn và cuối cùng là bùn. Thành phần hạt thuật để cải thiện các chỉ tiêu cơ lý của các loại thô và hạt mịn chỉ cần phân loại, khai thác và có đất có trong vùng lòng hồ chứa nước như sau: thể sử dụng ngay nhưng đối với bùn thì khả năng - Đối với đất tự nhiên bán ngập nước thường có chịu lực yếu, tính co ngót và trương nở lớn nên khả năng chịu lực tốt nhưng khả năng chống thấm giải pháp kỹ thuật xử lý là pha trộn vật liệu như: yếu do có hàm lượng hạt thô, dăm sạn nhiều, thiếu xi măng, xi măng+vôi, xi măng+S95, … để tạo thành phần hạt mịn và hạt sét. Giải pháp xử lý là chất kết dính nhằm tăng khả năng chịu lực, hạn pha trộn vật liệu hạt mịn như: tro bay, S95, chế tính co ngót và trương nở (N. Đ. Dũng, N. C. bentonite hoặc kể cả xi măng hoặc hỗn hợp các Thái, N. C. Thắng, 2020); vật liệu này để tăng khả năng chống thấm; Trong phạm vi bài báo này, nhóm tác giả giới - Đối với đất tự nhiên ngập nước thường có khả thiệu kết quả thí nghiệm hiện trường các giải pháp năng chịu lực yếu nhưng khả năng chống thấm kỹ thuật xử lý điển hình đối với 3 loại đất trong khá tốt do có hàm lượng hạt mịn hoặc hạt sét vùng lòng hồ của Hồ chứa nước Yên Mỹ, huyện nhiều, thiếu thành phần hạt thô. Giải pháp xử lý là Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thuộc khu vực Bắc pha trộn vật liệu như: xi măng, xi măng+tro bay, Trung Bộ, Việt Nam (Hình 1). Thành phần cấp xi măng+S95, xi măng+bentonite, vôi bột hoặc xi phối hạt của ba loại đất như Bảng 1. Các vật liệu măng+vôi bột để tạo chất kết dính nhằm tăng khả pha trộn với đất trong vùng lòng hồ Yên Mỹ được năng chịu lực (Nguyễn Trọng Tư, 2016); sử dụng gồm: Xi măng Nghi Sơn PCB40 (XM), - Đối với đất bồi lắng thường có thành phần hạt tro bay của nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 (TB), và chỉ tiêu cơ lý biến đổi rất nhiều nên cần phân bentonite Tân Đức (BEN), S95 Hòa Phát (S95). loại để sử dụng cho phù hợp. Theo dòng chảy của Cụ thể các nội dung thí nghiệm như Bảng 2. nước vào hồ, các cỡ hạt được phân bố như sau: a) Đất bán ngập b) Đất bồi lắng Hình 1. Đất có thể khai thác trong lòng hồ Yên Mỹ, tỉnh Thanh Hóa Bảng 1. Thành phần cấp phối hạt ba loại đất trong lòng hồ Yên Mỹ Phân tích thành phần hạt (Hàm lượng phần trăm nhóm hạt) Cỡ rây (mm) Sạn sỏi Cát Bụi Sét STT Loại đất 20.0 - 10.0 - 5.0 2.0 1.0 0.5 0.25 0.1 0.05 0.01 > > 10.0 5.0 - - - - - - - -0.005 < 40.0 20.0 mm mm 2.0 1.0 0.5 0.25 0.1 0.05 0.01 mm 0.005 mm mm mm mm mm mm mm mm mm mm 1 Đất bán ngập nước 0,0 6,6 7,7 21,1 17,1 3,2 1,7 3,4 4,2 7,5 11,4 4,0 11,9 2 Đất ngập nước 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2,9 3,0 4,7 7,6 23,5 31,0 9,7 17,5 3 Đất bồi lắng 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,5 2,0 40,5 15,6 19,9 6,2 15,4 KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 85 (9/2023) 81
- Bảng 2. Thí nghiệm giải pháp cải thiện đất trong lòng hồ Yên Mỹ Loại đất Giải pháp pha trộn Đất tự nhiên bán ngập nước TB 6%, 9% và 12% XM 3,5%++TB 6%, 9% và 12% BEN 5%, 8% và 11% Đất tự nhiên ngập nước XM 2%, 3,5% và 5% XM 3,5%+TB 6%, 9% và 12% XM 3,5%+S95 5%, 8% và 11% Đất bồi lắng lòng hồ XM 3,5%, 5% và 6,5% XM 3,5%+TB 6%, 9% và 12% XM 3,5%+S95 5%, 8% và 11% Mỗi giải pháp đắp 04 mẫu thí nghiệm bằng đầm của đất giảm về gần với độ ẩm tối ưu (sai số ±3%) cóc, đầm chặt K≥0,95; trong đó có 03 mẫu với 3 tỷ mới đưa vào thí nghiệm để đảm bảo đầm đất đạt lệ pha trộn khác nhau, 01 mẫu không pha trộn để so hiệu quả cao nhất (Hình 2), trộn đất bằng máy trộn sánh. Đất được lấy từ trong vùng lòng hồ lên bãi thí bê tông cưỡng bức 200 lít, cân đo đất và vật liệu pha nghiệm, thực hiện các biện pháp giảm ẩm, khi độ ẩm trộn bằng xô nhựa kết hợp cân đồng hồ (Hình 3). a) Khai thác đất b) Giảm ẩm đất Hình 2. Công tác chuẩn bị đất thí nghiệm a) Trộn đất b) Đắp đất Hình 3. Công tác đắp đất thí nghiệm Thí nghiệm kiểm tra, đánh giá hiệu quả xử lý nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đất sau xử lý. Riêng thông qua thí nghiệm hệ số thấm ngang tại hiện đối với các giải pháp pha trộn vật liệu xi măng, trường bằng phương pháp đổ nước hố khoan đối sau khi đắp các mẫu thí nghiệm xong sẽ bảo với các mẫu đất cần cải thiện hệ số thấm (Hình 4); dưỡng mẫu đến 28 ngày để đánh giá đầy đủ hiệu kiểm tra chỉ tiêu cơ lý của đất bằng lấy mẫu quả của giải pháp thông qua kết quả thí nghiệm nguyên dạng mang về phòng thí nghiệm để thí chỉ tiêu cơ lý của đất. 82 KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 85 (9/2023)
- a) Bảo dưỡng đất b) Khoan lấy mẫu và thí nghiệm hệ số thấm Hình 4. Công tác bảo dưỡng đất thí nghiệm và khoan lấy mẫu đất nguyên dạng 3. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM của đập đất (1.10-5 cm/s) theo TCVN 8216:2018 Các kết quả thí nghiệm thu được chi tiết đối (Tiêu chuẩn quốc gia, 2018). Khi trộn đất với 9% với từng loại đất. Các kết quả này được so sánh TB thì đáp ứng được yêu cầu của vật liệu dùng để với kết quả thí nghiệm trong phòng nhằm đánh giá đắp khối đồng chất và với 12% TB thì đáp ứng các yếu tố ảnh hưởng và hiệu chỉnh tỷ lệ pha trộn được yêu cầu của vật liệu dùng cho bộ phận chống cho phù hợp với thực tế. Cụ thể như sau: thấm của đập đất. Tương tự khi trộn đất với 8% 3.1. Đối với đất bán ngập nước BEN thì đáp ứng được yêu cầu của vật liệu dùng để Đất tự nhiên bán ngập nước trong lòng hồ chứa đắp khối đồng chất và với 11% TB thì đáp ứng nước Yên Mỹ có sức chịu tải CBR lớn hơn 5 nên được yêu cầu của vật liệu dùng cho bộ phận chống đáp ứng được yêu cầu của nền đường giao thông ở thấm của đập đất. Khi trộn đất với hỗn hợp 3,5% độ sâu từ 30cm trở xuống theo TCVN 9436:2012 XM và 6% TB thì đáp ứng được yêu cầu của vật (Tiêu chuẩn quốc gia, 2012) nhưng có hệ số thấm liệu dùng để đắp khối đồng chất và với hỗn hợp lớn hơn yêu cầu về vật liệu dùng để đắp đập đất 3,5% XM và 9% TB thì đáp ứng được yêu cầu của đồng chất (1.10-4 cm/s) và cũng không đáp ứng vật liệu dùng cho bộ phận chống thấm của đập đất được yêu cầu về vật liệu dùng cho khối chống thấm (Bảng 3 và Hình 5). Bảng 3. Kết quả thí nghiệm đối với đất tự nhiên bán ngập nước Hệ số thấm hiện trường/trong phòng (cm/s) Giải pháp xử lý và tỷ lệ pha trộn Không trộn Tỷ lệ 1 Tỷ lệ 2 Tỷ lệ 3 (6,5÷8,2).10-4 (3,2÷4,5).10-4 (8,2÷9,4).10-5 (8,2÷8,8).10-6 Trộn TB 6%, 9% và 12% /(3,2÷4,6).10-4 /(0,3÷2,2).10-4 /(3,4÷5,6).10-5 /(7,6÷8,4).10-6 XM 3,5%+TB 6%, 9% và 12% (6,5÷8,2).10-4 (5,6÷7,3).10 -5 (6,8÷7,5).10-6 (2,8÷3,4).10-6 /(3,2÷4,6).10-4 /(2,9÷5,5).10 -5 /(6,0÷7,1).10-6 /(2,3÷2,6).10-6 BEN 5%, 8% và 11% (6,5÷8,2).10-4 (6,0÷7,8).10 -5 (3,7÷5,9).10-5 (5,4÷7,8).10-6 /(3,2÷4,6).10-4 /(3,8÷6,8).10 -5 /(2,9÷4,2).10-5 /(4,9÷6,3).10-6 Kết quả thí nghiệm hiện trường cho thấy hệ số thấm thường lớn hơn thí nghiệm trong phòng, nguyên nhân do ngoài hiện trường công tác trộn đất chưa được đồng đều so với thí nghiệm trong phòng. 3.2. Đối với đất ngập nước Đất tự nhiên ngập nước trong lòng hồ chứa nước Yên Mỹ có hệ số thấm đáp ứng yêu cầu của vật liệu dùng cho khối chống thấm của đập đất Hình 5. Hệ số thấm sau xử lý đối với đất tự nhiên (1.10-5 cm/s) theo TCVN 8216:2018 (Tiêu chuẩn bán ngập nước quốc gia, 2018); có sức chịu tải CBR đáp ứng KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 85 (9/2023) 83
- được yêu cầu của vật liệu sử dụng cho nền đường 12% TB thì đáp ứng được yêu cầu của vật liệu cấp III và IV nhưng không đáp ứng được cho nền dùng cho nền đường giao thông cấp III, IV ở độ sâu đường cấp I và II ở độ sâu từ 150cm trở xuống theo từ 30cm đến 80cm và cấp I, II ở độ sâu từ 80cm TCVN 9436:2012 (Tiêu chuẩn quốc gia, 2012). đến 150cm. Khi trộn đất với 3,5% XM thì đáp ứng được yêu Khi trộn đất với hỗn hợp 3,5% xi măng và 5% cầu của vật liệu dùng cho nền đường giao thông S95 thì đáp ứng được yêu cầu của vật liệu dùng cho cấp III, IV ở độ sâu từ 80cm đến 150cm và cấp I, II nền đường giao thông cấp III, IV ở độ sâu từ 80cm ở độ sâu từ 150cm trở xuống. Khi trộn đất với 5% đến 150cm và cấp I, II ở độ sâu từ 150cm trở xi măng thì đáp ứng được yêu cầu của vật liệu dùng xuống; và với hỗn hợp 3,5% xi măng và 8% S95 cho nền đường giao thông cấp III, IV ở độ sâu từ thì đáp ứng được yêu cầu của vật liệu dùng cho nền 30cm đến 80cm và cấp I, II ở độ sâu từ 80cm đến đường giao thông cấp III, IV ở độ sâu từ 30cm đến 150cm. Tương tự, khi trộn đất với hỗn hợp 3,5% xi 80cm và cấp I, II ở độ sâu từ 80cm đến 150cm; và măng và 9% TB thì đáp ứng được yêu cầu của vật với hỗn hợp 3,5% xi măng và 11% S95 thì đáp ứng liệu dùng cho nền đường giao thông cấp III, IV ở được yêu cầu của vật liệu dùng cho nền đường giao độ sâu từ 80cm đến 150cm và cấp I, II ở độ sâu từ thông cấp I, II ở độ sâu từ 30cm đến 80cm (Bảng 4 150cm trở xuống; và với hỗn hợp 3,5% xi măng và và Hình 6). Bảng 4. Kết quả thí nghiệm đối với đất tự nhiên ngập nước Giải pháp xử lý và Sức chịu tải CBR hiện trường/trong phòng (%) Tỷ lệ pha trộn Không trộn Tỷ lệ 1 Tỷ lệ 2 Tỷ lệ 3 2,1÷2,4 2,2÷2,7 3,1÷3,5 4,0÷4,2 XM 2%, 3,5% và 5% /2,2÷2,5 /2,3÷2,7 /3,1÷3,7 /4,1÷4,3 2,1÷2,4 2,5÷2,9 3,1÷3,5 4,1÷4,3 XM 3,5%+TB 6%, 9% và 12% /2,2÷2,5 /2,6÷2,9 /3,1÷3,6 /4,2÷4,5 2,1÷2,4 3,0÷3,2 4,1÷4,3 5,1÷5,3 XM 3,5%+S95 5%, 8% và 11% /2,2÷2,5 /3,2÷3,3 /4,2÷4,3 /5,2÷5,4 hệ số thấm đáp ứng yêu cầu của vật liệu dùng cho khối chống thấm của đập đất (1.10-5 cm/s) theo TCVN 8216:2018 (Tiêu chuẩn quốc gia, 2018); tuy nhiên sức chịu tải CBR rất nhỏ không đáp ứng được yêu cầu của vật liệu sử dụng cho nền đường theo TCVN 9436:2012 (Tiêu chuẩn quốc gia, 2012). Khi trộn đất với 5% XM thì đáp ứng được yêu cầu của vật liệu dùng cho nền đường giao thông cấp III, IV ở độ sâu từ 150cm trở xuống. Khi trộn đất với 6,5% xi măng thì đáp ứng được yêu cầu của vật liệu dùng cho nền đường giao thông cấp III, IV ở Hình 6. Sức chịu tải CBR sau xử lý đối với đất độ sâu từ 80cm đến 150cm và cấp I, II ở độ sâu từ tự nhiên ngập nước 150cm trở xuống. Tương tự, khi trộn đất với hỗn hợp 3,5% xi măng và 9% TB thì đáp ứng được Kết quả thí nghiệm hiện trường cho thấy sức yêu cầu của vật liệu dùng cho nền đường giao chịu tải CBR thường nhỏ hơn kết quả thu được từ thông cấp III, IV ở độ sâu từ 150cm trở xuống; và các thí nghiệm trong phòng nhưng không đáng kể với hỗn hợp 3,5% xi măng và 12% TB thì đáp ứng do các điều kiện bảo dưỡng khác nhau. được yêu cầu của vật liệu dùng cho nền đường 3.3. Đối với đất bồi lắng lòng hồ giao thông cấp III, IV ở độ sâu từ 80cm đến Đất bồi lắng trong lòng hồ chứa nước Yên Mỹ có 150cm và cấp I, II ở độ sâu từ 150cm trở xuống. 84 KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 85 (9/2023)
- Bảng 5. Kết quả thí nghiệm đối với đất bồi lắng lòng hồ Giải pháp xử lý và Sức chịu tải CBR hiện trường/trong phòng (%) Tỷ lệ pha trộn Không trộn Tỷ lệ 1 Tỷ lệ 2 Tỷ lệ 3 0,6÷1,0 1,6÷1,8 2,0÷2,3 3,2÷3,5 XM 3,5%, 5% và 6,5% /0,7÷1,1 /1,7÷2,1 /2,1÷2,4 /3,3÷3,6 0,6÷1,0 1,7÷2,0 2,2÷2,4 3,2÷3,3 XM 3,5%+TB 6%, 9% và 12% /0,7÷1,1 /1,9÷2,1 /2,3÷2,5 /3,3÷3,5 0,6÷1,0 2,2÷2,9 3,1÷3,3 4,1÷4,2 XM 3,5%+S95 5%, 8% và 11% /0,7÷1,1 /2,3÷2,9 /3,2÷3,4 /4,1÷4,3 4. KẾT LUẬN Kết quả thí nghiệm hiện trường một lần nữa khẳng định kết quả nghiên cứu trong phòng cơ bản phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, các kết quả thu được từ các thí nghiệm hiện trường thường có xu hướng thiên lớn về hệ số thấm và thiên nhỏ về sức chịu tải CBR so với kết quả thí nghiệm trong phòng. Do đó, để đảm bảo kết quả nghiên cứu trong phòng có thể áp dụng vào thực tiễn thì cần cộng thêm sai số khoảng (20÷35)% về hệ số thấm và trừ đi khoảng (10÷15)% về sức chịu tải CBR. Hình 7. Sức chịu tải CBR sau xử lý Để cải thiện hệ số thấm của đất thì giải pháp trộn đối với đất bồi lắng đất với hỗn hợp xi măng và tro bay có hiệu quả rõ rệt. Để cải thiện sức chịu tải CBR của đất thì giải Khi trộn đất với hỗn hợp 3,5% xi măng và 5% pháp trộn đất với xi măng hoặc với hỗn hợp xi măng S95 thì đáp ứng được yêu cầu của vật liệu dùng cho và S95 có hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, việc trộn đất với nền đường giao thông cấp III, IV ở độ sâu từ các vật liệu này còn giúp cải thiện các chỉ tiêu cơ lý 150cm trở xuống; với hỗn hợp 3,5% xi măng và về cả chịu lực và chống thấm của đất. 8% S95 thì đáp ứng được yêu cầu của vật liệu dùng Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, tùy thuộc vào cho nền đường giao thông cấp III, IV ở độ sâu từ loại đất và yêu cầu xử lý, Chủ đầu tư và Đơn vị tư 80cm đến 150cm và cấp I, II ở độ sâu từ 150cm trở vấn lựa chọn loại phụ gia trộn và tỷ lệ trộn sao cho xuống; với hỗn hợp 3,5% xi măng và 11% S95 thì thuận lợi cho công tác thi công và đảm bảo yêu đáp ứng được yêu cầu của vật liệu dùng cho nền cầu kinh tế - kỹ thuật, đem lại hiệu quả cao nhất đường giao thông cấp III, IV ở độ sâu từ 30cm đến cho công trình. 80cm và cấp I, II ở độ sâu từ 80cm đến 150cm Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn Bộ Nông (xem Bảng 5 và Hình 7). nghiệp và PTNT đã cấp kinh phí cho nghiên cứu Kết quả thí nghiệm hiện trường cho thấy sức này thông qua đề tài “Nghiên cứu giải pháp sử chịu tải CBR thường nhỏ hơn kết quả thu được từ dụng đất ngập nước trong phạm vi lòng hồ phục các thí nghiệm trong phòng nhưng không đáng kể vụ việc nâng cấp, sửa chữa các công trình vật liệu do các điều kiện bảo dưỡng khác nhau. địa phương khu vực Bắc Trung Bộ”. TÀI LIỆU THAM KHẢO N. Đ. Dũng, N. C. Thái, N. C. Thắng. (2020). Nghiên cứu đặc điểm đất bồi lắng hồ chứa vừa và nhỏ ở Hà Tĩnh. Tạp chí Khoa học thủy lợi và Môi trường. Nguyễn Trọng Tư. (2016). Đề tài cấp Bộ "Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật sử dụng đất tại chỗ để xây dựng và sửa chữa nâng cấp đập đất vừa và nhỏ vùng Tây Nguyên". Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội. KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 85 (9/2023) 85
- Phạm Văn Cơ. (1999). Đặc trưng trương nở và co ngót của đất ở nước ta, Tuyển tập kết quả Khoa học và Công nghệ 1994-1999, Viện Khoa học Thuỷ lợi, Tập III, NXB. Nông Nghiệp, Hà Nội. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8216:2018. (2018). Công trình thủy lợi - Thiết kế đập đất đầm nén. Hà Nội. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9436:2012. (2012). Nền đường ô tô - Thi công và nghiệm thu. Hà Nội. Abstract: SOME FIELD EXPERIMENT RESULTS ON TECHNICAL SOLUTIONS TO IMPROVE SOIL MATERIALS IN THE NORTH CENTRAL REGION FOR LOCAL MATERIAL CONSTRUCTION The results of scientific research have shown technical solutions to improve the physico-mechanical properties of soils within the irrigation and hydropower reservoirs using as materials for local material works such as earth dam, dike, roads, infrastructure works, ... Technical solutions include physical solutions (mixing materials such as fly ash, coal slag from thermal power plants, S95, bentonite, sand, gravel, using geotextiles, gabion nets, coconut fiber, ...) and chemistry solutions (mixing cement, lime, ...). In order to calibrate and evaluate the conformity with reality of laboratory test results, it is necessary to carry out field tests of technical solutions for treatment of soils in the reservoir area. The article introduces some results of field experiments on technical solutions to improve the physical and mechanical parameters of the soil within the reservoir to meet the necessity of soil materials for construction, renovation and construction repair local materials works in the North Central region. Keywords: Building material, soil in the reservoir area, improve the physical and mechanical parameters of soil, reservoirs, North Central region of Vietnam. Ngày nhận bài: 17/6/2023 Ngày chấp nhận đăng: 04/9/2023 86 KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 85 (9/2023)

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT - CHƯƠNG 2
5 p |
637 |
216
-
Ngân hàng câu hỏi thi môn Đo lường-Thông tin công nghiệp
11 p |
349 |
46
-
ĐÁNH GIÁ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH QUA CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM
15 p |
207 |
35
-
GIỚI THIỆU KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHOAN PHỤT CAO ÁP (JET GROUTING) ĐỂ CHỐNG THẤM CHO MỘT SỐ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
11 p |
164 |
34
-
Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý các mẫu đất (summary table of soil specimen test results)
10 p |
167 |
29
-
TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA VẬT LIỆU - BÀI 6
12 p |
206 |
26
-
Thiết kế kiến trúc theo phong thủy, sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên
6 p |
115 |
26
-
BÀI THÍ NGHIỆM HỌC PHẦN ME4322 CN GCAL
12 p |
148 |
24
-
Bài giảng Thí nghiệm và thiết bị đo trong kỹ thuật dân dụng
118 p |
185 |
20
-
Đề thi kết thúc môn Lắp mạch điện tử ứng dụng có đáp án - Trường TCDTNT-GDTX Bắc Quang (Đề số 1)
3 p |
19 |
7
-
KỸ THUẬT ĐIỆN - THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT ĐIỆN - NGÀNH KHÔNG CHUYÊN VỀ ĐIỆN - 3
16 p |
70 |
6
-
Nghiên cứu đánh giá cường độ của hổn hợp đất gia cố phụ gia TS kết hợp xi măng trong xây dựng đường ô tô ở tỉnh Tây Ninh
5 p |
45 |
5
-
Chung cư 40 m2 tiện nghi và sang trọng
8 p |
81 |
4
-
Phương pháp số và thực nghiệm đánh giá đặc trưng bền mỏi của chi tiết máy khi chịu trạng thái ứng suất phức tạp
14 p |
30 |
3
-
Thử nghiệm mô hình sản xuất video từ xa qua mạng 5G cho chương trình thể thao tại VTV
12 p |
7 |
3
-
Nghiên cứu áp dụng phương pháp thí nghiệm xuyên động trong đánh giá hiệu quả xử lý nền đất yếu bằng chất kết dính tại một số khu vực tỉnh Hải Dương
12 p |
7 |
1
-
Đánh giá khả năng gia công xung điện EDM sử dụng điện cực ghép trên máy xung S430S
3 p |
0 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
