intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MỘT SỐ KĨ NĂNG CƠ BẢN KHI THUYẾT TRÌNH

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

306
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tìm hiểu bố cục 1 bài thuyết trình: Chúng ta biết rằng mỗi bài văn phải có 3 phần. Mở bài, thân bài và kết luận. Một bài truyết trình hoàn chỉnh bao giờ cũng có 3 phần Mở - Thân – Kết. Bài thuyết trình nó giống như một cái đinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MỘT SỐ KĨ NĂNG CƠ BẢN KHI THUYẾT TRÌNH

  1. MỘT SỐ KĨ NĂNG CƠ BẢN KHI THUYẾT TRÌNH I/ Tìm hiểu bố cục 1 bài thuyết trình: Chúng ta biết rằng mỗi bài văn phải có 3 phần. Mở bài, thân bài và kết luận. Một bài truyết trình hoàn chỉnh bao giờ cũng có 3 phần Mở - Thân – Kết. Bài thuyết trình nó giống như một cái đinh. Nó có xuyên được đến đâu hoàn toàn dựa vào cấu trúc, hình dáng, cũng như vật liệu làm ra nó. Và chúng ta biết rằng nếu mũi của cái đinh càng nhọn bao nhiêu thì nó càng xuyên vào sâu. Chúng ta sẽ dễ đóng hơn 1/ Mở đầu: -Giới thiệu “khái quát” về vấn đề cần thuyết trình. Ngay phần này bạn phải vào đề một cách ấn tượng để cố gắng thu hút sự chú ý, kích thích sự tò mò của khán giả. Làm cho họ phải suy về vấn đề bạn nói ra. Tốt nhất trong phần mở đầu bạn nên đưa ra những cái sự kiện thật là bất ngờ. Bạn có thể đưa ra các con số các sự kiện, Bạn có thể kể một câu truyện để vào đề…
  2. -Phần mở bài bạn phải nêu được chủ đề bài thuyết trình. Giúp mọi người biết mình “trình bày” về cái gì. -Chuyển ý sang phần sau.Tạo yếu tố “gợi mở” cho phần nội dung. 2/ Nội dung chính: a) Trình bày nội dung ý tưởng theo từng phần, từng giai đoạn, đi theo lối “bậc thang”. b) Để trình bày được 1 nội dung cụ thể, ta phải chuẩn bị trước theo các bước gợi ý sau: •Dùng powerpoint để trình bày bài thuyết trình của mình • Chuẩn bị sẵn câu hỏi liên quan.Chuẩn bị sẵn phần trả lời câu hỏi. •Chuẩn bị những từ khóa có hiệu quả trong văn nói. •Đoán trước những tình huống bất ngờ có thể làm gián đoạn bài thuyết trình. Và bạn cũng phải tìm giải pháp cho những tình huống đó
  3. •Suy nghĩ những câu dẫn chuyển đoạn. Cho bài thuyết trình của bạn thêm mượt mà hấp dẫn hơn. Không nên chuyển bài đột ngột có thể làm mất cảm hứng của người nghe •Dùng các thông tin và tư liệu đáng tin cậy để trình bày bài thuyết trình của mình •Chú ý trong cách sử dụng văn nói và văn viết. Chúng ta đang thuyết trình nên sử dụng văn nói là chủ yếu. Chúng ta nói cái gì thì phải định hình trong đầu. Chúng ta không thể rút lại lời mình nói, trong văn viết chúng ta có thể sửa lại c) Xoáy sâu vào phần được xem là trọng tâm của bài. Phần này bạn phải dành nhiều thời để trình bày. d) Tạo sự khác biệt trong phần nội dung của mình. 3/ Kết thúc: -Tóm tắt lại nội dung đã trình bày - Gợi mở ra hướng mới cho nội dung trình bày. Các bạn nên chú ý về mặt thời gian. Vì thế nên để phần kết luận của bài thuyết trình là mở
  4. -Chuẩn bị trả lời câu hỏi của người nghe. Cũng như nêu câu hỏi để hỏi để mọi người trả lời II.Các yếu tổ ảnh hưởng đến bài thuyết trình 1) Để phần mở đầu tốt, bạn có thể sử dụng những câu hỏi để gợi mở cho người nghe. Những tình huống gây kịch tính kích thích hứng thú của người nghe. 2) Trang phục: Đầy đủ, đứng đắn, lịch sự. Ăn mặc sang trọng. Chú ý tùy từng hoàn cảnh như thế nào mà chúng ta ăn mặc cho phù hợp. Ăn mặc đẹp cũng là thể hiện sự tôn trọng người nghe và tôn trọng chính mình. 3) Ngôn ngữ: Dùng ngôn ngữ phổ thông, không dùng từ địa phương. Bạn có thể dùng tiếng địa phương nếu như bạn biết chắc chắn những người nghe là những người hiểu tiếng địa phương đó. 4) Bạn nên học thuộc bài thuyết trình và tập nói trước. Đừng bao giờ nhìn vào bản thảo. Hãy tự tin thuyết trình, nếu quên thì đường cùng hãy nhìn tài liệu để nhớ lại.
  5. 5) Luôn thay đổi ngữ điệu ,Bạn phải thay đổi giọng sao cho phải nhấn mạnh ở phần quan trọng. Không nói đều đều- mọi người sẽ nhàm chán và buồn ngủ 6) Bạn nên nhấn giọng ở phần đầu và nên hạ giọng ở phần cuối câu, tránh đọc rề rề từ đầu tới cuối bài. 7) Thái độ phải luôn vui vẻ, hòa nhã, mắt luôn nhìn bao quát chứ không nên chỉ chăm chú nhìn 1 hay vài người. Tốt nhất là nhìn theo hình chữ M hoặc W 8) Nếu thấy không khí trầm lắng, hãy tạo không khí vui vẻ, đồng thòi có thể dẫn dắt bài thuyết trình bằng 1 câu chuyện , một tấm ảnh, hay một đoạn phim về bài thuyết trình. Nó sẽ làm thay đổi không khí của buổi thuyết trình. Làm cho người nghe hứng thú hơn. 9) Sau bài thuyết trình, hãy vui vẻ ghi lại câu được hỏi và suy nghĩ trả lời câu hỏi 10) Không trả lời vòng vo nếu mình không biết. Hãy tìm cách từ chối câu hỏi hoặc hỏi khán giả để tìm câu trả lời .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2