intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ

Chia sẻ: De Khi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

176
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ: Những lưu ý khi dùng khí dung Khí dung là biện pháp điều trị rất thông dụng và có hiệu quả tốt với các viêm cấp và mạn ở vùng mũi - xoang - họng - thanh quản. Đây là cách dùng máy chuyên dụng, đưa thuốc dưới dạng các tiểu phần nhỏ dạng khí len lỏi vào các khe ngách của mũi - xoang hay họng - thanh quản để thuốc tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc, giúp cho hiệu quả điều trị tốt hơn. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ

  1. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ: Những lưu ý khi dùng khí dung
  2. Khí dung là biện pháp điều trị rất thông dụng và có hiệu quả tốt với các viêm cấp và mạn ở vùng mũi - xoang - họng - thanh quản. Đây là cách dùng máy chuyên dụng, đưa thuốc dưới dạng các tiểu phần nhỏ dạng khí len lỏi vào các khe ngách của mũi - xoang hay họng - thanh quản để thuốc tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc, giúp cho hiệu quả điều trị tốt hơn. Thuốc sử dụng trong khí dung rất đa dạng phụ thuộc vào yêu cầu điều trị, nhưng cần bảo đảm các nguyên tắc cơ bản: thuốc không được gây phản ứng dị ứng, nồng độ thuốc không được quá cao, khi pha các loại thuốc cùng lúc để khí dung phải tránh dùng các loại có tác dụng tương kỵ với nhau, không nên dùng lượng thuốc quá nhiều cho một lần khí dung, mỗi lần chỉ khoảng 2 - 3ml. Tuy nhiên trong quá trình cho trẻ khí dung tại nhà, cần lưu ý một số điểm sau: Với khí dung họng - thanh quản: Cho ngậm đầu ống khí dung, mím mồm và thở hít bằng mũi. Nên hít thở sâu, có thời gian ngừng sau mỗi lần thở để cho thuốc ngấm tốt hơn. Không ngậm quá lâu, tránh để nước bọt chảy vào ống khí dung. Khi có ho, sặc hay ứ đọng nước bọt cần bỏ ống khí dung, nhổ hết nước bọt, nghỉ một lúc rồi mới cho trẻ tiếp tục thực hiện khí dung. Có thể thay ống khí dung bằng một mặt nạ úp trên họng mũi. Với khí dung mũi – xoang: Trước khi thực hiện cố gắng hút hết dịch hoặc mủ trong mũi xoang, có thể sử dụng một ít thuốc co mạch để tạo đường thở thông
  3. thoáng tạo điều kiện cho thuốc có tác dụng. Đưa hai đầu ống khí dung vào hai lỗ mũi, hít thở đủ mạnh. Trường hợp của con bạn, nếu cháu hay bị viêm mũi họng thì khí dung là một biện pháp tốt, tuy nhiên cũng không nên lạm dụng biện pháp này, nhất là dùng gentamycin kéo dài sẽ gây ra những tác dụng phụ không tốt. Bạn cần hướng dẫn cháu các biện pháp vệ sinh mũi họng hằng ngày như đeo khẩu trang, mặc ấm, súc miệng nước muối nhạt hàng ngày.
  4. Viêm màng bồ đào ở trẻ em Viêm màng bồ đào trước ở trẻ em là một bệnh mắt thường gặp và có thể dẫn đến mù lòa nếu như không được chẩn đoán sớm và điều trị đúng. Dấu hiệu bệnh là đau nhức mắt, đỏ mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, nhìn mờ hay ruồi bay... ở các mức độ khác nhau. Khám lâm sàng thấy cương tụ rìa, tủa sau giác mạc, tiền phòng có tyndall thậm chí mủ tiền phòng, đồng tử co, mống mắt phù nề cương tụ, có thể có các cục trên mống mắt, dính mống mắt với mặt sau giác mạc hoặc mặt trước thể thủy tinh, teo mống mắt, thể thủy tinh có thể bị đục... Ngoài ra còn có thể có vẩn đục dịch kính hoặc rối loạn nhãn áp đi kèm. Điều trị tại chỗ là chủ yếu như dùng các loại thuốc giãn đồng tử liệt điều tiết bằng atropin 1%: tra 1- 2 giọt/lần và 1 giờ/lần cho đến khi đồng tử giãn tách dính hoàn toàn sau đó tra duy trì 1-2 lần/ngày để bảo đảm đồng tử giãn trong suốt quá trình điều trị. Trường hợp
  5. tra thuốc không có tác dụng có thể tiêm 4 điểm vùng rìa adrenalin + atropin để tách dính mống mắt... Trong những trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật. Cháu đã được khám phát hiện bệnh thì gia đình nên điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh những biến chứng đáng tiếc.
  6. Quần sịp đối với bé trai? Quần sịp có những tác dụng: Có tác dụng giúp cho cơ quan sinh dục nam trông được gọn gàng hơn tránh tình trạng vô tổ chức, vô kỷ luật vì đối với trẻ em đang độ tuổi dậy thì có thể cương dương vật bất kỳ lúc nào hoặc là thấy bất kỳ hình ảnh gợi cảm nào đều có thể cương dương, vì vậy nếu không mặc quần sịp sẽ ảnh hưởng xấu tới tâm lý của trẻ trai khi trẻ ở lớp học, bạn bè hoặc nơi công cộng. Tuy nhiên quần sịp có thể gây ra tình trạng: dị ứng vùng sinh dục, viêm nhiễm hoặc chẹt bộ phận sinh dục do mặc quần sịp quá chật hoặc trong thời gian quá lâu. Trẻ em nam nên mặc quần sịp
  7. khi dậy thì để tránh tình trạng cương dương bất chợt. Thường thì trẻ em nam dậy thì độ tuổi từ 10 - 13. Nên chọn loại quần sịp vừa vặn, chất liệu cotton thấm mồ hôi tránh bí hơi và tránh loại vải gây kích ứng da và niêm mạc. Không nên mặc quần sịp quá sớm vì nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ phận sinh dục, chỉ nên mặc khi trẻ bắt đầu dậy thì (tức là đến khi trẻ bắt đầu có khả năng cương dương).
  8. Cách phòng ngừa phát ban do tã lót ở trẻ Cần thay tã lót cho trẻ thường xuyên. Vùng mông của trẻ có thể xuất hiện các nốt ban trầm trọng nếu tã lót không được thay thường xuyên hoặc nếu không được vệ sinh da thích hợp. Học viện bác sĩ gia đình Mỹ đã đưa ra một số gợi ý giúp các bậc cha mẹ phòng ngừa phát ban do tã lót ở trẻ, bao gồm: để tâm tới tã lót của trẻ và nên thay ngay khi chúng trở nên bẩn; khi thay tã lót trẻ, nên rửa sạch mông trẻ bằng nước ấm và xà bông đặc chủng; làm khô da thích hợp sau tắm hoặc thay tã, nhưng không nên cọ sát trên da trẻ; không nên dùng khăn có xức nước hoa hoặc có chứa rượu cồn (alcohol); có thể xoa lên da trẻ một số loại mỡ thích hợp như mỡ oxít kẽm để phòng ngừa nhiễm bệnh ở một số vùng da nhạy cảm; không nên dùng tã có gờ bằng chất dẻo hoặc quần lót bằng chất dẻo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2