intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số lưu ý khi làm kệ bếp

Chia sẻ: A B | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

89
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghe qua có thể trả lời ngay: nhà thiết kế, nhà thầu làm kệ bếp chứ ai! Nhưng có “đoạn trường” xây nhà mới biết rằng trong thực tế, giai đoạn làm tủ kệ cho bếp luôn là lúc gia chủ “lắm mối tối nằm không” nhiều nhất, và kệ bếp luôn là chuyện dài khó chịu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số lưu ý khi làm kệ bếp

  1. Một số lưu ý khi làm kệ bếp Nghe qua có thể trả lời ngay: nhà thiết kế, nhà thầu làm kệ bếp chứ ai! Nhưng có “đoạn trường” xây nhà mới biết rằng trong thực tế, giai đoạn làm tủ kệ cho bếp luôn là lúc gia chủ “lắm mối tối nằm không” nhiều nhất, và kệ bếp luôn là chuyện dài khó chịu. Tủ kệ bếp bằng ván MDF được bố trí đơn giản và tiện dụng vẫn là lựa chọn của đa số gia chủ có mức đầu tư trung bình khoảng từ 3 đến 5 triệu đồng/mét dài. Hỏi dân thiết kế kiến trúc, đa số đều đưa ra bản vẽ thiết kế chi tiết bếp với câu ghi chú nhỏ nhỏ bên dưới: thiết kế tủ bếp mang tính gợi ý, khi thi công cần căn cứ chỉnh sửa theo thực tế công trường!
  2. Hỏi nhà thầu chuyên thi công, được nghe trả lời: nếu làm tủ bếp theo kiểu bình dân, dạng tủ xây gạch ốp cánh gỗ tự nhiên hay gỗ MDF phủ veneer gì đó thì bên xây dựng làm theo thực tế. Tuỳ thuộc bố trí kiến trúc sẽ “phăng” dần ra, đưa cho thợ mộc đóng. Hoặc gia chủ kêu ai đó làm phần gỗ cửa và tay vịn thang thì họ bao luôn phần tủ bếp này, chúng tôi sẽ hỗ trợ trong việc lát gạch đá hoàn thiện, đi dây điện, gắn đèn nếu cần. Hỏi sang gia chủ, đa số than rằng hiện nay có nhiều mẫu mã, nhãn hiệu kệ bếp quá, đọc trên mạng hay tham khảo ngoài showroom thật mướt mắt, nhưng hỏi về giá cả sao mỗi nơi mỗi giá, từ vài triệu đến cả vài chục triệu đồng/mét dài cũng có. Những người đã từng làm nhà, làm bếp thì hay khuyên nên tự thuê thợ đóng rẻ hơn. Nhưng thực ra, cái rẻ do vật liệu gỗ hay nhân công chỉ chiếm tỷ trọng tương đối, trong khi bếp hiện nay lại phụ thuộc nhiều hệ thống thiết bị và phụ kiện, mà đa số nhà thiết kế không phải của “chính hãng” chuyên sản xuất kệ bếp đều có câu ghi chú chung chung: tham khảo quy cách thực tế của nhà sản xuất! Hỏi nhà sản xuất, một số nhãn hiệu cung cấp kệ bếp và thiết bị bếp có tiếng trên thị trường chia sẻ quy trình cụ thể: chúng tôi sẽ làm theo từng bước, trước tiên là căn cứ thiết kế kiến trúc, sau đó khảo sát thực tế, báo giá với gia chủ rồi lên thiết kế chi tiết để gia chủ lựa chọn. Cuối cùng là chỉ định vật liệu, thi công và lắp ráp hoàn thiện. Như vậy khá nhiều nhân vật xuất hiện trong quá trình làm kệ tủ bếp của một ngôi nhà tư nhân khi xây dựng hoàn thiện. Điều này tuy bình thường vì xây nhà thì phải có thầu chính có thầu phụ, nhưng thực tế thì sự chênh lệch về giá cả khiến đa số gia chủ có mức đầu tư làm nhà trung bình đều ít dám dùng trọn gói sản phẩm tủ kệ bếp hiện đại, có thiết kế chuẩn và phụ kiện đồng bộ, mà hay làm theo kiểu “thói quen” lâu nay khiến thời gian chờ đợi kéo dài, sự sai biệt với thực tế hay xảy ra do phải vừa làm vừa sửa. Theo nhà thiết kế nội thất Nguyễn Ngọc Luận (công ty Kiến Xanh) thì để có được một tủ kệ bếp hoàn chỉnh cần ít nhất ba đơn vị tham gia theo ba giai đoạn. Đó là nhà thiết kế
  3. kiến trúc ban đầu (bản vẽ bố trí bếp cơ bản và liên kết với không gian toàn nhà), sau đó là nhà thiết kế nội thất (có thể của một công ty khác, hoặc chính công ty ban đầu làm kiến trúc) và nhà thi công – lắp đặt nội thất bếp. Anh Luận cho rằng cần có sự chuyên môn hoá sâu trong việc này. Nếu nhà thầu xây dựng có nhận “bao hết” thì thực chất họ cũng nhờ qua một công ty chuyên nội thất hoặc thầu phụ khác, gia chủ nhất thiết vẫn phải kiểm tra bản vẽ chi tiết bếp lúc chuẩn bị lắp đặt để “cập nhật” lại các nhu cầu của mình mà lúc thiết kế kiến trúc ban đầu không lường hết. Ví dụ các loại bếp gas hay điện từ, lò nướng, máy móc làm bếp loại gì, bồn rửa kiểu nào, tủ lạnh to nhỏ ra sao… đều không chỉ ra kích thước cụ thể trong bản vẽ thiết kế kiến trúc, mà chỉ mang tính định vị không gian dự trù. Khi đụng đến phần làm tủ mới thấy cần kích thước, mẫu mã cụ thể để tủ kệ làm theo. Khi đến lúc chọn vật tư thi công, một số gia chủ dùng cách tham khảo catalogue hoặc “dắt theo” bác thợ mộc đi xem showroom để… lấy mẫu mã đó về chế biến lại cho hợp với nhà mình! Và sự sai biệt giữa tủ bếp trưng bày tại showroom và tủ bếp thi công thực tế rất hay xảy ra do từ phía gia chủ thay đổi chủng loại vật liệu, phụ kiện, cũng như cách chiếu sáng trong nhà bếp không “mướt mắt” như ở showroom, và cả do nhu cầu sử dụng của mỗi nhà mỗi khác nhau nữa. Vì vậy mà cùng một kiểu dáng bên ngoài nhưng sự khác biệt về chất liệu, xuất xứ và phụ kiện sẽ khiến giá kệ bếp chênh lệch từ hai triệu đến gần hai chục triệu đồng mỗi mét dài! Ngoài ra, một số gia chủ hoặc nhà thiết kế lại thích phần kệ bếp tự làm, bếp thô mộc gợi nhớ thuở nhà quê thương khó, hay bếp đơn giản kiểu vài tấm ván, khung sắt thô sơ. Những loại tủ kệ bếp này có thể… không giống ai, nhưng lại là xu hướng khá phổ biến hiện nay trong giới nghệ sĩ và gia chủ trẻ ưa thích sáng tạo.
  4. à bản vẽ kệ bếp khi thiết kế nội thất về sau
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0