intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số "lưu ý" nhỏ về sao lưu dữ liệu, cài đặt và phục hồi Windows

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

132
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số "lưu ý" nhỏ về sao lưu dữ liệu, cài đặt và phục hồi Windows Dưới đây là những điều bạn cần chú ý khi muốn cài lại window mà không muốn thất thoát dữ liệu quý báu của mình. Hiểu được những gì bạn cần Cảm thấy bực bội vì máy tính chạy chậm chạp, bị virus, nhiều file rác? Bạn quyết định sẽ cài đặt lại hệ điều hành cho máy. Đó là một quyết định hợp lý, tuy nhiên bạn sẽ phải thu thập kha khá vấn đề trước khi bắt đầu cài lại máy đấy!...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số "lưu ý" nhỏ về sao lưu dữ liệu, cài đặt và phục hồi Windows

  1. Một số "lưu ý" nhỏ về sao lưu dữ liệu, cài đặt và phục hồi Windows Dưới đây là những điều bạn cần chú ý khi muốn cài lại window mà không muốn thất thoát dữ liệu quý báu của mình. Hiểu được những gì bạn cần Cảm thấy bực bội vì máy tính chạy chậm chạp, bị virus, nhiều file rác? Bạn quyết định sẽ cài đặt lại hệ điều hành cho máy. Đó là một quyết định hợp lý, tuy nhiên bạn sẽ phải thu thập kha khá vấn đề trước khi bắt đầu cài lại máy đấy!
  2. Trước tiên, bạn cần phải xác định xem trong máy tính của mình có một công cụ phục hồi hay không. Bộ công cụ phục hồi này sẽ giúp bạn đưa máy tính về nguyên trạng từ nhà sản xuất và tiết kiệm khá nhiều thời gian cài đặt lại như mới. Nếu bạn đang sử dụng bộ Windows tích hợp với máy (điển hình là Laptop), thì nó chắc chắn sở hữu một phân vùng ẩn trong ổ đĩa cứng. Phân vùng này lưu trữ lại thông tin cần thiết để có thể phục hồi ổ đĩa cứng của bạn trong điều kiện có thể. Nhưng nếu cỗ máy của bạn đã được vài năm tuổi, thì bộ công cụ phục hồi được cài đặt trên đĩa CD hoặc DVD lại là lựa chọn tốt hơn. Hãy tìm lại những chiếc đĩa đi kèm với bộ máy
  3. lúc bạn mua, có thể sẽ có điều gì đó đáng phải lưu tâm. Ngoài ra, tìm hiểu hướng dẫn của máy để xem họ có tạo sẵn một phân vùng để khôi phục lại máy tính cho bạn không, và nếu có thì làm cách nào để có thể truy nhập vào phân vùng ấy. Nếu bạn nâng cấp hệ điều hành, ví dụ từ WinXP SP1 lên XP SP2, thì đĩa upgrade chính là một công cụ phục hồi. Trong trường hợp bạn nhất nhất phải cài lại máy mà không có bất kỳ một công cụ phục hồi nào, mà cũng chả có phân vùng ẩn nào cả, đồng thời bạn cũng không hẳn là hiểu biết sâu rộng về máy tính cho lắm, thì hãy liên lạc với nơi mua máy, hoặc nhà sản xuất. Sao lưu tất tần tật Cài lại Windows cũng không phải là xong. Cho dù có bao nhiêu dữ liệu đã được bạn bảo tồn đi nữa thì bạn vẫn sẽ phải cài thêm một lô một lốc những phần mềm phụ trợ như văn bản, bảng tính hoặc driver vì hầu như tất cả những "thứ" này đều được mặc định cài vào ổ C…
  4. Vậy tại sao không tạo ra một bản lưu cho những gì bạn cần? Ghost lại máy tính lúc vừa mới cài xong là một ý tưởng tốt. Công việc này nghĩa là, bạn sẽ tạo ra một hình ảnh copy hoàn hảo từ những gì bạn có trong máy vi tính, cho dù là… file rác vào thời điểm bạn tạo. Sau này nếu có sự cố gì, bạn chỉ cần phục hồi là toàn bộ trở lại từ lúc bạn tạo ra hình ảnh copy ấy. Tuy nhiên Ghost lại máy cũng đồng nghĩa với việc những tài liệu bạn đang sử dụng từ thời điểm tạo file copy đến lúc máy gặp vấn đề sẽ không còn. Bởi vậy, lưu ý Ghost lại hoặc là lúc mới cài lại máy, hoặc là lúc mà bạn thực sự cần những dữ liệu của thời điểm nào đó. Đối với những tài liệu quan trọng mà bạn không thể lưu trữ
  5. trên mạng Internet vì lý do bảo mật, bạn có thể tạo một phân vùng riêng trong máy của mình để tiện cho việc sau này phục hồi. Cách thứ hai là tìm một thiết bị lưu trữ di động, copy dữ liệu qua đó để bảo vệ những gì mà bạn cần. Cài đặt Windows Một vài chú ý khi bạn cài lại máy. Đó là nếu bạn chỉ là cài đè lên hệ điều hành cũ mà không phải cài mới, rất nhiều file rác của hệ điều hành cũ vẫn còn tồn tại. Hãy dùng phần mềm
  6. chuyên dụng như Revo Uninstall để dọn dẹp sạch sẽ. Đôi khi những gì bạn thấy không phải là file rác, mà chính là những files mà hệ thống tự động sao lưu lại nếu nó thấy cần thiết. Ví dụ như ở Windows 7, bạn không cài mới hoàn toàn mà cài đè, thì trong phân vùng cài win, bên cạnh thư mục Windows của hệ thống mới sẽ có một thư mục windows.old ngay cạnh, và trong đó là những chương trình hay file dữ liệu mà Windows đã sao lưu lại. Một điều nữa là khi bạn thiết lập các chương trình phần mềm hỗ trợ mới, hãy cài từng chương trình một mà đừng tham máy khỏe cài 4 5 cái cùng lúc cho nhanh. Và nếu nó ra yêu cầu phải reboot lại hệ thống, hãy làm theo mà đừng suy nghĩ. Việc này giúp cho các chương trình chạy ổn định và “hảo hữu” với nhau, tránh việc hỏng hóc hay xung đột giữa chừng làm việc, gây tổn hại tới các dữ liệu của bạn. Sau khi cài lại máy thành công, hãy đem những dữ liệu mà bạn đã sao lưu trước đó trả về nơi mà bạn muốn trả để tiện quản lý cũng như tiếp tục công việc của mình là xong.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2