Vũ Thị Thúy Hằng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
103(03): 79 - 84<br />
<br />
MỘT SỐ NỘI DUNG GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA HỌC TẬP<br />
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
Vũ Thị Thúy Hằng*<br />
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên Sư phạm có ý nghĩa quan trọng. Là một thành tố<br />
cấu trúc của quá trinh giáo dục, nội dung giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên sư phạm<br />
là yếu tố góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục và là một trong những cơ sở để nhà giáo dục xác<br />
định phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên Sư phạm.<br />
Nội dung giáo dục chính là nội dung các hoạt động mà nhà giáo dục tổ chức cho sinh viên tham<br />
gia. Dưới góc độ tiếp cận hoạt động, chúng tôi xây dựng một số nội dung giáo dục hành vi văn hóa<br />
học tập cho sinh viên trường đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên dựa trên những cơ sở tâm lý<br />
– giáo dục học như: mục tiêu đào tạo của trường Đại học Sư phạm, đặc điểm tâm sinh lý của sinh<br />
viên, thực trạng hành vi văn hóa học tập của sinh viên. Các nội dung giáo dục được chúng tôi đặc<br />
biệt quan tâm là: Giáo dục hành vi văn hóa cho sinh viên khi thực hiện nhiệm vụ nhận thức nội<br />
dung học vấn; hành vi văn hóa trong giao tiếp với giảng viên và bạn học; hành vi văn hóa trong<br />
xây dựng môi trường học tập, hành vi văn hóa nề nếp học tập.<br />
Từ khóa: giáo dục, học tập, hành vi, hành vi văn hóa, văn hóa học tập<br />
<br />
VÀI NÉT VỀ HÀNH VI VĂN HÓA<br />
HỌC TẬP *<br />
Hành vi văn hóa (HVVH) là những phản ứng,<br />
cách ứng xử của con người (biểu hiện qua lời<br />
nói, cử chỉ, thao tác, hành động, hoạt động,..)<br />
trong những hoàn cảnh cụ thể, bị chi phối bởi<br />
hệ thống giá trị văn hóa của dân tộc; được<br />
điều chỉnh bởi tâm lý, ý thức của chủ thể<br />
khiến cho cách ứng xử ấy mang tính đặc thù<br />
của hoàn cảnh xã hội, lịch sử. [3, tr24]<br />
Hành vi văn hóa học tập (HVVHHT) là hành<br />
vi văn hóa của con người trong hoạt động học<br />
tập. Đây là biểu hiện cụ thể của ý thức văn<br />
hóa, thái độ, tình cảm, cách ứng xử của con<br />
người trong những tình huống cụ thể của quá<br />
trình tiếp thu, lĩnh hội tri thức. Dựa trên cách<br />
tiếp cận hoạt động, chúng tôi xác định:<br />
HVVHHT là cách ứng xử có ý thức, được<br />
thúc đẩy bởi động cơ đúng đắn, thể hiện<br />
những giá trị tốt đẹp của nhân cách người học<br />
trong quá trình lĩnh hội tri thức; vừa phù hợp<br />
với chuẩn mực chi phối cá nhân trong học<br />
tập, vừa là mẫu mực có tác dụng giáo dục,<br />
thuyết phục người khác thực hiện theo.<br />
Cấu trúc HVVHHT bao gồm những thành<br />
phần cơ bản như sau: Thành phần nhận thức;<br />
*<br />
<br />
Tel: 0983 939063, Email: minhhang_vn81@yahoo.com<br />
<br />
Thành phần thái độ và xúc cảm học tập;<br />
Thành phần kỹ năng thể hiện hành vi văn hóa<br />
học tập<br />
CƠ SỞ TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC CỦA<br />
VIỆC XÁC ĐỊNH NỘI DUNG GIÁO DỤC<br />
HÀNH VI VĂN HÓA HỌC TẬP CHO SINH<br />
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
Tiếp cận hoạt động với việc giáo dục hành<br />
vi văn hóa học tập cho sinh viên: công tác<br />
giáo dục hành vi VHHT phải quan tâm giáo<br />
dục cách ứng xử của sinh viên trong hoạt<br />
động học tập. Giáo dục hành vi VHHT không<br />
phải chỉ dùng lời để thuyết phục, tác động<br />
vào ý thức của sinh viên mà phải tổ chức các<br />
hoạt động học tập thực tiễn cho sinh viên<br />
tham gia- giáo dục trong hoạt động và bằng<br />
hoạt động. [2, tr9]<br />
Đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên Sư<br />
phạm: Sinh viên(SV) Sư phạm mang đầy đủ<br />
những đặc điểm tâm lý của thanh niên sinh<br />
viên nói chung, ngoài ra ở các em có những<br />
đặc điểm tâm lý định hướng trở thành nhà<br />
giáo trong tương lai. Điểm nổi bật trong sự<br />
phát triển tâm lý của SV là sự phát triển về<br />
mặt nhận thức, sự trưởng thành về mặt tình<br />
cảm, tự ý thức và định hướng giá trị.<br />
79<br />
<br />
82Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Thị Thúy Hằng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái<br />
Nguyên với việc giáo dục HVVH học tập<br />
cho sinh viên: Trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên là trung tâm lớn đào tạo<br />
giáo viên và cán bộ khoa học có trình độ đại<br />
học và sau đại học, là cơ sở bồi dưỡng và<br />
nghiên cứu khoa học có uy tín về các lĩnh vực<br />
khoa học giáo dục, phục vụ đắc lực sự nghiệp<br />
giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc. Giáo dục<br />
hành vi văn hóa học tập cho sinh viên là nội<br />
dung giáo dục quan trọng nhằm thực hiện<br />
mục tiêu đào tạo của nhà trường đồng thời<br />
cũng là nội dung trọng tâm để xây dựng văn<br />
hóa học đường, văn hóa nhà trường Đại học<br />
Sư phạm. Trường có nhiều điều kiện thuận lợi<br />
để thực hiện công tác giáo dục này như:<br />
truyền thống dạy - học của nhà trường, nội<br />
dung học vấn và hệ thống các loại hình hoạt<br />
động đặc trưng phong cách Sư phạm, đội ngũ<br />
GV có trình độ,…<br />
Thực trạng biểu hiện hành vi văn hóa học<br />
tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm<br />
- Đại học Thái Nguyên<br />
Chúng tôi nghiên cứu việc thực hiện các hành<br />
vi: hành vi văn hóa nề nếp, hành vi văn hóa<br />
trong nhận thức nội dung học tập; hành vi văn<br />
hóa giao tiếp học tập của 350 sinh viên năm<br />
thứ 2 (sinh viên k46). Chúng tôi sử dụng các<br />
phương pháp Điều tra viết, quan sát, nghiên<br />
cứu sản phẩm hoạt động học tập nhằm đo<br />
những biểu hiện cụ thể về HVVHHT của sinh<br />
viên. Kết quả nghiên cứu như sau:<br />
<br />
103(03): 79 - 84<br />
<br />
Thực trạng thực hiện nề nếp học tập của<br />
sinh viên:<br />
Chúng tôi tìm hiểu 6 biểu hiện cụ thể của sinh<br />
viên trong việc thực hiện nề nếp học tập. Các<br />
biểu hiện này được xem xét qua tần suất thực<br />
hiện ở 5 mức độ:Rất thường xuyên (Rất tx);<br />
thường xuyên (TX); đôi khi(ĐK); hiếm<br />
khi(HK); Chưa bao giờ (CBG). Kết quả thu<br />
được ở bảng 1.<br />
Kết quả tổng hợp ở bảng 1 cho thấy: các biểu<br />
hiện văn hóa nề nếp chưa được thực hiện một<br />
cách đồng đều. Tập chung chủ yếu vào các<br />
hành vi như đi học đầy đủ, không bỏ giờ, bỏ<br />
tiết(49.4 % SV thực hiện rất TX, 39.1% SV<br />
thực hiện TX) ; chuẩn bị bài đầy đủ trước khi<br />
đến lớp (54.9% thực hiện TX, 25.1 % thực<br />
hiện rất TX).<br />
Các biểu hiện chưa được thực hiện tốt là: đi<br />
học đúng giờ, tích cực tham gia các hoạt động<br />
học tập trong giờ học . Trong đó, tổng số sinh<br />
viên TX và rất TX tích cực tham gia các hoạt<br />
động học tập trong giờ học là 44.1%, có<br />
40.8% SV đôi khi tích cực tham gia các hoạt<br />
động học tập trong giờ lên lớp, thậm chí có<br />
đến 11.1 % SV chưa bao giờ tích cực tham<br />
gia các hoạt động học tập trong giờ học. Đặc<br />
biệt, nhiều SV chưa thực hiện thường xuyên<br />
hành vi nề nếp trong học tập, còn tồn tại tình<br />
trạng SV đi học muộn; bỏ giờ, bỏ tiết; chưa<br />
chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp; thiếu<br />
nghiêm túc trong giờ kiểm tra, giờ thi,…<br />
<br />
Bảng 1: Một số biểu hiện hành vi văn hóa nề nếp trong học tập của sinh viên<br />
trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên<br />
Stt<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
Biểu hiện hành vi<br />
Lập kế hoạch học tập cho bản thân<br />
Đi học đúng giờ<br />
Đi học đầy đủ, không bỏ giờ, bỏ tiết<br />
Chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp<br />
theo yêu cầu của giáo viên<br />
Tích cực tham gia các hoạt động học tập<br />
trong giờ học<br />
Nghiêm túc trong giờ kiểm tra, giờ thi.<br />
<br />
rất TX<br />
6.3<br />
19.4<br />
49.4<br />
<br />
Tần suất thực hiện (%)<br />
TX<br />
ĐK<br />
HK<br />
35.4<br />
31.4<br />
19.5<br />
41.1<br />
28.3<br />
6.3<br />
39.1<br />
3.4<br />
4.9<br />
<br />
CBG<br />
7.4<br />
4.9<br />
3.1<br />
<br />
25.1<br />
<br />
54.9<br />
<br />
7.7<br />
<br />
9.4<br />
<br />
2.9<br />
<br />
9.4<br />
<br />
34.7<br />
<br />
40.8<br />
<br />
4.0<br />
<br />
11.1<br />
<br />
24<br />
<br />
55.4<br />
<br />
10.8<br />
<br />
6.3<br />
<br />
3.7<br />
<br />
80<br />
<br />
83Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Thị Thúy Hằng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Thực trạng biểu hiện HVVH của sinh viên<br />
khi thực hiện nhận thức nội dung học tập<br />
Chúng tôi nghiên cứu những biểu hiện HVVH<br />
khi sinh viên thực hiện hành vi tìm kiếm, khai<br />
thác, tích lũy thông tin học tập. Kết quả thu<br />
được như sau:<br />
- Hành vi tìm kiếm thông tin phục vụ học tập:<br />
đa số SV sử dụng thông tin học tập từ bài<br />
giảng của giảng viên (33.4% rất TX, 57.1%<br />
TX), đọc sách và tài liệu có liên quan đến<br />
môn học (21.1% rất TX, 50.8% TX), . Hành<br />
vi tích cực tìm kiếm thông tin học tập từ các<br />
trang Web trên mạng Internet, thu thập thông<br />
tin học tập từ kinh nghiệm của bạn cùng lớp,<br />
của các anh(chị) khóa trên, trao đổi hoặc tìm<br />
kiếm sự giúp đỡ của giảng viên còn mờ nhạt.<br />
Cụ thể, tỷ lệ sinh viên đôi khi và hiếm khi thu<br />
thập thông tin liên quan đến bài học trên các<br />
trang Web là 52.8%; đôi khi và hiếm khi thập<br />
thông tin liên quan đến học tập từ phía bạn<br />
cùng học là 53.7%; đôi khi và hiếm khi thu<br />
thập thông tin liên quan đến học tập từ sinh<br />
viên khóa trên là 51.1%,…<br />
- Hành vi khai thác, xử lý thông tin học tập:<br />
SV có thế mạnh ở hành vi tích cực và cố gắng<br />
tập trung trí tuệ để nắm được bản chất nội<br />
dung học tập(70.9% SV thường xuyên và rất<br />
thường xuyên thực hiện). Tuy nhiên các biểu<br />
hiện khác như: phân loại, sắp xếp, liên kết<br />
thông tin học tập thành bài học cho mình;<br />
phát triển nội dung học tập chưa được nhiều<br />
SV thường xuyên thực hiện. Tỷ lệ SV đôi khi<br />
và hiếm khi tiến hành phân loại, sắp xếp lại<br />
thông tin học tập thành bài học cho mình là<br />
60.6%, đôi khi và hiếm khi chủ động áp dụng<br />
thông tin học tập dưới các hinh thức khác<br />
nhau là 43.4%,… Điều đó, chứng tỏ sinh viên<br />
còn thụ động, chưa thực sự tích cực học tập.<br />
- Hành vi tích lũy thông tin học tập: Tỷ lệ SV<br />
thường xuyên và rất thường xuyên quan tâm<br />
lưu trữ thông tin học tập là 91.1%. Cách thức<br />
lưu trữ chủ yếu là: cố gắng ghi nhớ thông tin,<br />
ghi chép lại, lưu trữ nhờ các công cụ hỗ trợ<br />
như USB, máy tính,…<br />
Thực trạng biểu hiện HVVH trong giao tiếp<br />
- học tập của sinh viên<br />
Chúng tôi tìm hiểu về biểu hiện HVVH của<br />
sinh viên trong giao tiếp - học tập với giảng<br />
viên trong giờ lên lớp và các bạn cùng nhóm<br />
học tập. Thông tin thu được như sau:<br />
<br />
103(03): 79 - 84<br />
<br />
- Biểu hiện HVVH trong tương tác với giảng<br />
viên: Các biểu hiện văn hóa trong giao tiếp<br />
học tập với giảng viên được sinh viên thực<br />
hiện nhiều nhất là: lễ phép, tôn trọng GV(91.1<br />
% sinh viên thực hiện ở mức độ TX và rất<br />
TX); Trong lớp, lắng nghe GV giảng bài<br />
(84.6% SV thường xuyên thực hiện). Tuy<br />
nhiên, các biểu hiện tương tác tích cực chưa<br />
được thực hiện thường xuyên như: tích cực<br />
phát biểu ý kiến xây dựng bài khi GV phát<br />
vấn (46% sinh viên đôi khi và hiếm khi phát<br />
biểu xây dựng bài), tích cực tham gia các hoạt<br />
động học tập do giảng viên khởi xướng<br />
(48.9% SV đôi khi và hiếm khi thực hiện),<br />
mạnh dạn trao đổi với GV những suy nghĩ,<br />
nguyện vọng của bản thân trong việc học tập<br />
(64.6% SV đôi khi và hiếm khi thực hiện), …<br />
Đây là một khâu yếu trong việc thực hiện<br />
hành vi văn hóa học tập của sinh viên.<br />
- Đối với bạn cùng học, chúng tôi nghiên cứu<br />
biểu hiện hành vi của SV trong nhóm học tập<br />
với tư cách là thành viên có nhiệm vụ được<br />
phân công riêng. Kết quả cho thấy các biểu<br />
hiện văn hóa được SV thực hiện nhiều là:<br />
Nắm rõ mục tiêu hoạt động chung của nhóm,<br />
xác định đúng nhiệm vụ của bản thân trong<br />
nhóm, sử dụng lời nói, cử chỉ đúng mực, tôn<br />
trọng, chủ động chia sẻ với các bạn trong<br />
nhóm. Các biểu hiện sinh viên chưa thực hiện<br />
thường xuyên trong học tập nhóm là: tự phê<br />
bình và phê bình thẳng thắn trên cơ sở tôn<br />
trọng lẫn nhau (tỷ lệ SV đôi khi và hiếm khi<br />
thực hiện hành vi này là 62%, có 8.6% SV<br />
chưa bao giờ thực hiện hành vi này trong quá<br />
trình làm việc nhóm với các bạn cùng học);<br />
Lắng nghe và kiềm chế trong quá trình làm<br />
việc chung( 56% SV đôi khi và hiếm khi thực<br />
hiện, 8.9% SV chưa bao giờ thực hiện).<br />
Tóm lại, thực trạng các biểu hiện hành vi<br />
VHHT của sinh viên trường ĐHSP- ĐHTN<br />
cho phép chúng ta khẳng định, mức độ phát<br />
triển HVVHHT của SV chưa cao, còn rất<br />
nhiều hạn chế đòi hỏi nhà giáo dục phải quan<br />
tâm để xây dựng nội dung giáo dục phù hợp,<br />
góp phần nâng cao chất lượng hoạt động học<br />
tập cho SV.<br />
81<br />
<br />
84Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Thị Thúy Hằng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
MỘT SỐ NỘI DUNG GIÁO DỤC HÀNH VI<br />
VĂN HÓA HỌC TẬP CHO SINH VIÊN<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC<br />
THÁI NGUYÊN:<br />
* Các giá trị văn hóa học tập trung tâm cần<br />
giáo dục cho sinh viên: Động cơ học tập đúng<br />
đắn; Học nghiêm túc, có nề nếp và có kỷ luật;<br />
Học tích cực, chủ động ; Học nghiên cứu,<br />
sáng tạo; Học thân thiện, hợp tác.<br />
Giáo dục sinh viên tích cực thực hiện<br />
nhiệm vụ nhận thức nội dung học tập<br />
Giáo dục sinh viên biết chủ động, tích cực<br />
học tập; học kiên trì bền bỉ, có ý chí khắc<br />
phục khó khăn; học nghiên cứu, sáng tạo.<br />
Trong đó, tập trung vào nhóm hành vi sau:<br />
- Hành vi tích cực tìm kiếm thông tin phục vụ<br />
học tập.<br />
- Hành vi khai thác (xử lý, tổ chức, đánh giá)<br />
thông tin phục vụ học tập.<br />
- Hành vi áp dụng, biến đổi, phát triển thông<br />
tin học tập. VD: Đánh giá sự kiện khoa học<br />
và thực tiễn hàng ngày trên cơ sở áp dụng kết<br />
quả nhận thức; hành vi chuẩn bị kiểm tra, thi<br />
cử; hành vi làm bài kiểm tra, bài thi; Hành vi<br />
áp dụng kết quả nhận thức để làm thí nghiệm;<br />
thực hành; Biến đổi, áp dụng các kết quả nhận<br />
thức để hình thành tri thức và kỹ năng liên<br />
môn, tích hợp đa lĩnh vực...<br />
- Hành vi tích lũy, lưu giữ thông tin phục vụ<br />
cho nhiệm vụ học tập nhất định.<br />
Giáo dục sinh viên nghiêm túc thực hiện nề<br />
nếp học tập<br />
Trong quá trình học tập, sinh viên cần chủ<br />
động, nghiêm túc và tự giác thực hiện các<br />
hành vi nề nếp học tập như:<br />
- Thực hiện tốt nội quy học tập do nhà trường<br />
đề ra như: Thực hiện tốt về giờ giấc học tập<br />
(đi học đầy đủ, đúng giờ; không bỏ giờ, bỏ<br />
tiết); trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái<br />
phát biểu xây dựng bài; tôn trọng thầy cô,<br />
đoàn kết với bạn học; thực hiện nghiêm túc<br />
nhiệm vụ học tập gv đề ra; giữ gìn vệ sinh và<br />
bảo quản trang thiết bị trong nhà trường;<br />
nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử; …<br />
- Thực hiện tốt những quy định của học chế<br />
tín chỉ như: Lập kế hoạch học tập, lựa chọn và<br />
đăng ký môn học đúng thời hạn, phù hợp với<br />
lực học và những điều kiện cá nhân,…<br />
<br />
103(03): 79 - 84<br />
<br />
Giáo dục sinh viên thực hiện HVVH trong<br />
giao tiếp - học tập<br />
* Giáo dục sinh viên thực hiện hành vi văn<br />
hóa trong tương tác với giảng viên:<br />
- Chủ động thiết lập các mối tương tác, liên<br />
hệ với giảng viên thường xuyên<br />
- Luôn có thái độ, lời nói, cử chỉ biểu thị sự<br />
kính trọng và lễ phép, khiêm tốn học hỏi và<br />
cầu thị trong giao tiếp đối với giảng viên<br />
- Trong giờ lên lớp, sinh viên biểu thị thái độ,<br />
tư thế tác phong nghiêm túc, đúng mực như:<br />
tư thế ngồi nghiêm túc, lắng nghe GV giảng<br />
bài, tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài,<br />
tích cực tham gia các hoạt động học tập do<br />
giảng viên khởi xướng, hoàn thành có trách<br />
nhiệm các nhiệm vụ học tập mà giảng viên<br />
giao cho,…<br />
- Trong giao tiếp, sinh viên cởi mở, sẵn sàng<br />
chia sẻ với giảng viên những băn khoăn, thắc<br />
mắc, suy nghĩ của bản thân về các vấn đề học<br />
tập, Biết lắng nghe và mạnh dạn góp ý mang<br />
tính xây dựng để giảng viên có thêm kênh<br />
thông tin hoàn thiện bản thân,…<br />
* Giáo dục sinh viên thực hiện hành vi văn<br />
hóa trong tương tác với các bạn cùng học<br />
Hành vi văn hóa học tập theo hướng cộng<br />
đồng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.<br />
- Chủ động và sẵn sàng chia sẻ, cởi mở với<br />
bạn bè về những vấn đề liên quan đến học tập<br />
(cảm xúc, suy nghĩ, các điều kiện học tập,…)<br />
- Khi bạn bè gặp khó khăn, vướng mắc trong<br />
học tập, sinh viên cần: Chủ động, tự nguyện<br />
giúp bạn học tập với động cơ trong sáng; kiên<br />
trì, cố gắng tìm mọi phương thức giúp bạn<br />
học tập hiệu quả nhất; lựa chọn phương thức<br />
chia sẻ phù hợp với bạn và tình huống học tập<br />
cụ thể; sử dụng từ ngữ, cử chỉ, thái độ đúng<br />
mực, thân mật, khuyến khích, tin tưởng sự<br />
tiến bộ của bạn; biểu hiện sự tôn trọng người<br />
đang được giúp đỡ; Giúp đỡ có hiệu quả bằng<br />
cách giúp bạn mình tạo ra được sự cải thiện<br />
nhất định trong học tập.<br />
- Khi bản thân gặp những khó khăn, vướng<br />
mắc trong học tập, sinh viên cần: Chủ động<br />
tìm kiếm những người có thể giúp mình vượt<br />
qua những khó khăn, vướng mắc trong học<br />
tập mà mình đang gặp phải; cởi mở, nói rõ<br />
<br />
82<br />
<br />
85Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Thị Thúy Hằng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
những khó khăn, nguyện vọng cần sự giúp<br />
đỡ; sử dụng lời nói, biểu thị thái độ, hành vi<br />
đúng mực, vừa thể hiện sự tôn trọng người<br />
giúp mình vừa thể hiện niềm cảm kích, biết<br />
ơn người đã giúp mình; lắng nghe và cầu thị;<br />
biểu hiện sự tự chủ, không quá lệ thuộc; tự tin<br />
và nỗ lực hơn nữa để không làm người giúp<br />
mình phải thất vọng.<br />
Hành vi văn hóa hợp tác cùng làm việc với<br />
các bạn khác trong nhóm học tập:<br />
SV xác định đúng đắn mục tiêu làm việc của<br />
nhóm; Chủ động hợp tác với các thành viên<br />
khác trong nhóm học tập; Xác định được<br />
nhiệm vụ của bản thân trong nhóm học tập;<br />
Hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân trong<br />
nhóm học tập; Tôn trọng và coi trọng công<br />
việc và kết quả làm việc của các bạn khác;<br />
Xây dựng và duy trì quan hệ hợp tác tốt đẹp<br />
với các thành viên trong nhóm; Trao đổi, chia<br />
sẻ kinh nghiệm, cảm xúc học tập với bạn bè<br />
trong quá trình hợp tác; Tự phê bình và phê<br />
bình thẳng thắn, khách quan trên tinh thần<br />
xây dựng và sự tôn trọng lẫn nhau; Giải quyết<br />
hài hòa những bất đồng hay xung đột trong<br />
nhóm học tập trên tinh thần xây dựng.; Sử<br />
dụng từ ngữ, biểu thị thái độ, cử chỉ đúng<br />
mực, thể hiện sự nghiêm túc; Chân thành, ân<br />
cần, thân thiện trong quá trình làm việc<br />
chung; hợp tác thành công,…<br />
Giáo dục SV thực hiện hành vi văn hóa<br />
trong xây dựng môi trường học tập, cảnh<br />
quan sư phạm<br />
Trong học tập, SV cần phải: Sắp xếp sách vở,<br />
đồ dùng học tập cá nhân gọn gàng, ngăn nắp;<br />
Giữ gìn, bảo vệ đồ dùng, phương tiện phục vụ<br />
học tập mà nhà trường đã trang bị cho các<br />
<br />
103(03): 79 - 84<br />
<br />
phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực<br />
hành máy tính; Giữ gìn vệ sinh trường lớp<br />
sạch sẽ, vứt rác đúng nơi quy định; Không bẻ<br />
cành, hái hoa trong khuôn viên của nhà<br />
trường; Không viết hay vẽ lên tường, lên bàn<br />
ghế; Đầu tóc, trang phục nghiêm túc, gọn<br />
gàng; Thuyết phục các bạn khác cùng tham<br />
gia các hoạt động xây dựng môi trường học<br />
tập như thực hiện nghiêm túc nề nếp học tập,<br />
học tập tích cực, thi đua học tốt;Thực hiện các<br />
hoạt động chung bảo vệ môi trường, cảnh<br />
quan sư phạm; Nhắc nhở, phê bình, ngăn<br />
chặn các hành vi thiếu văn hóa, gây ảnh<br />
hưởng xấu đến môi trường học tập và cảnh<br />
quan sư phạm<br />
Tiểu kết: Giáo dục hành vi văn hóa học tập<br />
cho sinh viên có ý nghĩa thực tiễn trong xây<br />
dựng văn hóa nhà trường và nâng cao chất<br />
lượng giáo dục của trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên. Việc xây dựng nội<br />
dung giáo dục HVVHHT cho sinh viên là<br />
việc làm cần thiết để định hướng cho các nhà<br />
giáo dục lựa chọn phương pháp, hình thức tổ<br />
chức cũng như đề xuất các biện pháp cụ thể để<br />
GDHVVHHT cho sinh viên đạt kết quả cao.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Phạm Minh Hạc (1983), Hành vi và hoạt<br />
động, Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội<br />
[2]. Phạm Minh Hạc(1990), Phương pháp tiếp cận<br />
hoạt động – nhân cách và giáo dục hiện đại; Bài<br />
giảng tại hội nghị Quốc tế lần II về nghiên cứu lý<br />
thuyết hoạt động từ 21 đến 25 tháng 5-1990 tại<br />
Phần Lan, Hà Nội.<br />
[3]. Nguyễn Ánh Tuyết(2008), Giáo trình giáo<br />
dục hành vi văn hóa cho trẻ em, Nxb Đại học sư<br />
phạm, Hà Nội.<br />
<br />
83<br />
<br />
86Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />