intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số phương pháp chăm sóc trẻ bị bệnh

Chia sẻ: De Khi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

223
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số phương pháp chăm sóc trẻ bị bệnh: Chăm sóc trẻ tiêu chảy Virut gây tiêu chảy ở trẻ em. Con tôi được 8 tháng, bị tiêu chảy mấy hôm nay, ngày đi 3 lần, có người khuyên tôi không nên cho cháu ăn bột có nhiều đạm, vì cho rằng như thế trẻ dễ bị tiêu chảy nặng hơn, xin hỏi như vậy có đúng không? Trẻ bị tiêu chảy do nhiều lý do, có thể do virut, vi khuẩn, do ngộ độc, dị ứng thức ăn... Mặc dù vì lý do nào thì trong thời gian trẻ bị tiêu chảy, cần...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số phương pháp chăm sóc trẻ bị bệnh

  1. Một số phương pháp chăm sóc trẻ bị bệnh: Chăm sóc trẻ tiêu chảy Virut gây tiêu chảy ở trẻ em. Con tôi được 8 tháng, bị tiêu chảy mấy hôm nay, ngày đi 3 lần, có người khuyên tôi không nên cho cháu ăn bột có nhiều đạm, vì cho rằng như thế trẻ dễ bị tiêu chảy nặng hơn, xin hỏi như vậy có đúng không?
  2. Trẻ bị tiêu chảy do nhiều lý do, có thể do virut, vi khuẩn, do ngộ độc, dị ứng thức ăn... Mặc dù vì lý do nào thì trong thời gian trẻ bị tiêu chảy, cần bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, trẻ còn bú mẹ thì tiếp tục cho bú bình thường; trẻ dưới 6 tháng tuổi nuôi bằng sữa bò thì pha loãng sữa bằng một lượng nước gấp đôi bình thường trong 2 ngày, sau đó pha như thường lệ trong suốt thời gian bệnh. Những trẻ đã ăn dặm thì nấu kỹ thức ăn, nhuyễn và hơi lỏng hơn bình thường, cứ 3 - 4 giờ cho bé ăn một lần, 6 bữa trong ngày. Sau khi trẻ hết tiêu chảy, cần phải cho trẻ ăn thêm một bữa mỗi ngày trong hai tuần, nhằm phục hồi tình trạng dinh dưỡng cho trẻ. Cần tránh tập quán sai lầm như bắt trẻ nhịn ăn, nhịn uống khi tiêu chảy, chỉ được uống nước gạo rang cầm chừng. Không bắt trẻ kiêng các loại thức ăn giàu năng lượng, bổ dưỡng vì sợ không tiêu. Nếu sau 2 ngày, tiêu chảy không giảm hoặc trẻ có một trong các triệu chứng như sốt cao hơn 38oC, bé khát nước nhiều, nôn, mắt trũng, môi và da khô, ăn bú kém, hoặc bỏ bú, trong phân có máu thì phải mang đi khám ngay. Đề phòng tiêu chảy ở trẻ em, điều căn bản là sử dụng nước sạch cho sinh hoạt ăn uống, rửa tay trước khi ăn, khi chế biến thức ăn và sau khi đi tiêu. Sử dụng cầu tiêu hợp vệ sinh và xử lý phân an toàn.
  3. Chăm sóc trẻ sốt cao Con tôi được 15 tháng tuổi. Cứ mọc răng là cháu sốt 39oC. Tôi rất lo lắng. Xin hỏi bác sĩ cách chăm sóc và hạ sốt cho cháu như thế nào cho đúng? Dù bất kỳ nguyên nhân nào, khi trẻ sốt cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới sinh hoạt, sức khỏe của trẻ. Nếu bạn phát hiện sớm, hạ sốt cho trẻ đúng, kịp thời sẽ có lợi rất nhiều. Bởi vì nếu sốt trên 39oC trẻ rất dễ bị co giật, mất nước, thiếu máu não, tổn thương các tế bào thần kinh... Khi thấy cơ thể trẻ nóng hơn bình thường, trẻ bỏ chơi, bỏ ăn bạn phải đo thân nhiệt cho trẻ, sau đó tìm mọi cách hạ sốt. Lúc này, bạn phải mặc quần áo thật thoáng, giảm nhiệt độ trong phòng, đắp hoặc lau khăn ấm ở trán, khuỷu tay chân, bụng, vùng bẹn cho trẻ. Bạn cần tăng cường cho bú nhiều hơn (nếu trẻ còn bú) và uống nhiều nước (uống orezol càng tốt). Ngoài ra bạn có thể cho trẻ uống nước cam, chanh. Khi trẻ sốt cao trên 38oC phải cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt. Và tốt nhất, bạn hãy tới bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc hợp lý.
  4. Cách giúp trẻ ngừng mút ngón tay Thói quen mút ngón tay có thể gặp ở nhiều trẻ nhỏ, tuy nhiên điều này có thể gây ra các vấn đề về răng miệng nếu trẻ tiếp tục mút ngón tay tới khi chúng 4 tuổi. Thư viện Y học Quốc gia Mỹ đã đưa ra một số lời khuyên cho các bậc phu huynh giúp trẻ bỏ thói quen này, bao gồm: xin ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa nhi về cách bảo vệ ngón tay cho trẻ; có thể bôi một chất có vị đắng lên ngón tay trẻ, nhưng phải xin ý kiến thầy thuốc về chất bôi này để bảo đảm rằng nó an toàn với trẻ; đưa ra lời khuyên không mút ngón tay với trẻ. Nếu trẻ đồng ý ngừng mút ngón tay thì sẽ thưởng cho trẻ; giành sự khen ngợi và quan tâm tới trẻ khi nhận thấy trẻ thực sự không mút ngón tay; nếu răng miệng của trẻ bị ảnh hưởng bởi mút ngón tay, hãy hỏi ý kiến nha sĩ để có cách xử trí thích hợp.
  5. Sâu răng sữa và sức khỏe của trẻ Con gái tôi 4 tuổi, trên bề mặt răng của cháu tôi thấy có vết đen, ngày càng lan sâu xuống phần dưới của răng. Xin hỏi, răng của cháu có phải bị sâu không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cháu không? Theo như chị mô tả thì răng của cháu rất có khả năng đã bị sâu. Hiện nay, trẻ bị sâu răng sữa ngày càng nhiều. Chất đường, mảng bám, thói quen ăn uống và ngay cả bề mặt răng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến răng và gây sâu răng. Trẻ không có thói quen vệ sinh răng miệng trước khi đi ngủ cũng liên quan nhiều đến sâu răng. Tiến triển của sâu răng ở răng sữa có tốc độ nhanh hơn so với răng vĩnh viễn. Khởi đầu là tổn thương ở bề mặt men với vết trắng, nếu được đo độ cứng sẽ thấy giảm hơn so với men lành. Ở giai đoạn này nếu răng trẻ được bôi gel flour vào bề mặt răng thì có thể hồi phục tái khoáng và vết trắng mất đi. Nếu không được xử trí thì tổn thương sâu răng sẽ tiếp tục phá hủy lớp men, sau đó đến lớp ngà răng, lỗ sâu răng thường có hình tròn, miệng trên hẹp, dưới rộng. Sâu răng sữa nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ,
  6. khiến trẻ khó chịu và có thể dẫn tới biếng ăn. Nhổ răng cho trẻ ở lứa tuổi nhỏ rất khó khăn. Ngoài ra, sâu răng sữa còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng răng vĩnh viễn như mầm răng vĩnh viễn có thể bị phá hủy hoặc răng vĩnh viễn có thể mọc sai vị trí do răng sữa bị nhổ quá sớm. Để ngăn chặn và phòng ngừa sâu răng sữa ở trẻ, chị cần tập cho cháu cách đánh răng, sử dụng nước muối loãng súc miệng, điều chỉnh, kiểm soát chế độ và thói quen ăn uống của trẻ, không để trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, nhất là ban đêm.
  7. Sưng bìu ở trẻ sơ sinh Tôi vừa sinh một cháu trai, nhưng không hiểu lý do gì mà bìu của cháu đã bị sưng to, mọng nước, cháu không sốt, bú bình thường. Xin hỏi cháu bị bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa? Ở trẻ sơ sinh, bìu bị sưng to có thể do một số nguyên nhân sau: - Trong những trường hợp đẻ ngôi ngược (mông), khi chuyển dạ, mông sổ trước, làm cho máu tụ ở bộ phận sinh dục do tác động của cơn co tử cung đồng thời do sự đè ép của các phần mềm vào ngôi trong quá trình sổ thai. - Do hiện tượng tràn dịch màng tinh hoàn: đây là một hiện tượng sinh lý bình thường đối với trẻ sơ sinh. Vì trong thời kỳ bào thai, màng bụng và màng tinh hoàn là một. Nước từ ổ bụng đọng lại trong màng tinh hoàn sẽ gây ra hiện tượng tràn dịch ở đó. Hiện tượng này sẽ mất đi trong tuần đầu (vì nước sẽ tự tiêu đi).
  8. - Do thoát vị bẹn, nên màng bụng vẫn thông với màng tinh hoàn qua ống bẹn thì quai ruột sẽ bị lọt xuống bìu qua ống bẹn làm cho một bên bìu to lên so với bên kia. Có thể phân biệt tràn dịch màng tinh hoàn bằng cách dùng đèn pin soi bìu, nếu thấy trong suốt thì là tràn dịch, nếu nhìn lờ mờ thì đó là ruột. Nếu bìu sưng to kèm theo trẻ có sốt thì phải đưa trẻ đi khám đề phòng trường hợp thoát vị nghẹt làm ruột hoại tử.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2