1<br />
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ KHI<br />
HỌC THEO TÍN CHỈ<br />
ThS. Trần Thị Thùy Trang<br />
<br />
Học chế tín chỉ (HCTC) là một hình thức đào tạo được hầu hết các nước tiên tiến<br />
trên thế giới áp dụng vì nó phân chia kiến thức đào tạo thành những đơn vị học tập mà<br />
sinh viên (SV) có thể tự sắp xếp để tích lũy được ở những thời gian và không gian<br />
khác nhau. Tùy điều kiện của mỗi người, sinh viên có thể học nhanh hơn hay muộn<br />
hơn so với tiến độ bình thường, có thể thay đổi chuyên ngành học ngay giữa tiến trình<br />
học tập mà không phải học lại từ đầu. HCTC còn tạo ra một "ngôn ngữ chung" giữa<br />
các trường ĐH, CĐ; tạo điều kiện cho việc chuyển đổi SV giữa các trường trong nước<br />
và trên thế giới, rất thuận lợi trong các chương trình đào tạo liên kết.<br />
Theo lộ trình của Bộ GD-ĐT, từ năm 2010: Tất cả các trường ĐH-CĐ phải áp<br />
dụng chương trình đào tạo theo tín chỉ. Giai đoạn đầu Trường Cao đẳng Kinh tế Đối<br />
Ngoại mới thực hiện việc chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang tín chỉ bắt đầu áp<br />
dụng ở Khoa Tài chính kế toán đối với hệ Cao đẳng chính qui khóa 13 (NH2010 –<br />
2011) Sau 1 năm áp dụng mô hình này, kết quả ban đầu cho thấy chất lượng học của<br />
SV học theo tín chỉ lại thấp hơn SV học theo niên chế. Do đó, một câu hỏi lớn đặt ra:<br />
“Làm thế nào để dạy – học theo tín chỉ cho hiệu quả ?”.<br />
Một số sinh viên tỏ ra háo hức với mô hình dạy học mới này trong khi đó số khác<br />
lại tỏ ra tiếc nuối với mô hình cũ - dạy học theo niên chế. Không phải vì mô hình cũ<br />
có hứng thú và hiệu quả hơn với họ mà chỉ vì một lí do hết sức đơn giản: họ ngại<br />
thay đổi, họ muốn giữ thói quen học - thi - trả bài từ bao lâu nay. Bản thân nhiều<br />
giảng viên cũng chưa thích ứng ngay được với cường độ và tính chất của hình thức<br />
giảng dạy mới này. Vì vậy, trước tiên đòi hỏi cả giảng viên và sinh viên phải thực sự<br />
bứt phá, có ý thức thay đổi để thoát khỏi những thói quen cũ.<br />
Ưu điểm: trao quyền chủ động cho SV<br />
SV được tự quyết trong việc đăng kí môn học, SV có thể linh động hóa chương<br />
trình đào tạo theo đúng khả năng, sở thích và thời khóa biểu riêng, nhờ vậy mà một<br />
2<br />
SV giỏi có thể học vượt chương trình và những SV khó khăn có thêm cơ hội, thời<br />
gian để đeo đuổi con đường học tập của mình. Đào tạo theo HCTC cũng mang lại<br />
cho SV nhiều cơ hội chuyển đổi đơn vị môn học, học thêm văn bằng hai mà không<br />
lãng phí thời gian học lại những điều đã biết. Việc lượng hóa kiến thức môn học và<br />
qui đổi ra đơn vị tín chỉ cũng giúp cho SV có cái nhìn cụ thể hơn những kiến thức<br />
mình đang tiếp thu.<br />
Khuyết điểm: đòi hỏi SV phải chủ động<br />
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, giáo dục theo HCTC cũng mang những<br />
điểm yếu chết người từ chính những ưu điểm của nó. Song song với việc trao quyền<br />
chủ động cho SV, HCTC cũng đòi hỏi SV một sự chủ động và tự trách nhiệm, tự ý<br />
thức lấy việc học của bản thân mình. Đây cũng chính là điểm mà nhiều rất nhiều SV<br />
Việt Nam còn thiếu. Nhiều SV tỏ ra bị động và không hiểu rõ đường hướng học tập<br />
rèn luyện trong những năm học. Cứ đến mùa đăng kí môn học, nhiều SV chỉ biết<br />
đăng kí theo bạn bè, dẫn đến trường hợp có HK đăng kí quá nhiều môn lí thuyết, học<br />
không nổi và rớt hàng loạt, bù lại, có những HK lại đăng kí quá nhiều môn thực<br />
hành, thực tập, dẫn đến TKB trùng lắp khó mà học cho tốt.<br />
Hơn nữa, với mô hình tín chỉ, lớp học phần sẻ giải tán sau khi kết thúc môn học<br />
đó, SV không có sự gắn bó với nhau trong học tập vì phải theo học quá nhiều lớp<br />
học phần khác nhau không phải là lớp sinh hoạt. Bạn bè ít quen biết cũng là một<br />
nguyên nhân quan trọng làm nhiều SV không hứng thú khi ngồi trong giảng đường.<br />
Việc lượng hóa một khối lượng kiến thức khổng lồ từ chương trình đào tạo niên<br />
khóa sang HCTC khó tránh khỏi những thiếu xót, sai lầm cũng góp phần dẫn đến<br />
khó khăn cho việc học của SV và công tác giảng dạy của giảng viên.<br />
Trong phạm vi bài viết này, muốn đưa ra một số phương pháp học tập có hiệu<br />
quả khi học theo tín chỉ.<br />
Đối với SV, khó nhất của học theo tín chỉ là phải dành nhiều thời gian cho thảo<br />
luận, làm việc nhóm, tự học. Như vậy, vấn đề ở đây là SV phải biết cách học như thế<br />
nào trong việc học để mang lại hiệu quả trong việc học của mình. Sau đây, tôi xin<br />
3<br />
trình bày 3 phương pháp: phương pháp tự học, phương pháp đọc tài liệu, và phương<br />
pháp thảo luận.<br />
1. Phương pháp tự học<br />
Tự học là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại<br />
các trường đại học, Cao đẳng theo tín chỉ. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp<br />
lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả là trách nhiệm không chỉ ở sinh viên mà còn là<br />
sự nghiệp đào tạo của nhà trường.<br />
Trong quá trình học tập bao giờ cũng có tự học, nghĩa là tự mình lao động trí óc<br />
để chiếm lĩnh kiến thức. Trong tự học, bước đầu thường có nhiều lúng túng nhưng<br />
chính những lúng túng đó lại là động lực thúc đẩy sinh viên tư duy để thoát khỏi<br />
“lúng túng”, nhờ vậy mà thành thạo lên, và đã thành thạo thì hay đặt những dấu hỏi,<br />
phát hiện vấn đề và từ đó đi đến có đề tài nghiên cứu.<br />
Nhưng sự thực việc tự học có phương pháp phải bắt đầu từ trên lớp học. Không<br />
thể tách rời việc học ở lớp với việc học ở nhà. Trên lớp học, phải biết chú ý lắng<br />
nghe lời giảng viên giảng, tập trung tư tưởng theo dõi một cách không thụ động, biết<br />
đề xuất những thắc mắc, những chỗ chưa hiểu được rõ để giảng viên giải đáp, cùng<br />
với người giảng viên xây dựng bài giảng. Giảng viên chú ý phát huy năng lực trí tuệ<br />
của sinh viên, sinh viên biết tự phát huy để hưởng ứng.Sinh viên là chủ thể là thế,<br />
sinh viên không phải nhân vật thụ động, tiếp thu máy móc. Kinh nghiệm của các học<br />
sinh giỏi, các sinh viên thủ khoa là ở chỗ này. Nếu nói bí quyết để học giỏi cũng bắt<br />
đầu từ đây. Chúng ta thường thấy có những học sinh, sinh viên con nhà nghèo về<br />
nhà thường phải làm việc giúp đỡ gia đình nhưng vẫn học giỏi, chính là đã biết cách<br />
học như trên, họ đã hiểu bài, thuộc bài ngay tại lớp. Đã từ lâu, các giảng viên giáo<br />
giảng dạy có kinh nghiệm cũng đã đề ra phương pháp dạy và học đạt yêu cầu này.<br />
Ngoài thời gian học ở trường, ở lớp, học với giảng viên cô, những lúc còn lại khác<br />
đều có thể là thời gian để tự học kể cả khi giải trí, thư giãn, làm việc tay chân… Tự<br />
học không phải là học riêng một mình, mà có nghĩa là chúng ta có thể học mọi lúc,<br />
mọi nơi, ở tất cả mọi người và mọi sự việc. Bạn sẽ có thể học được nhiều hơn, thu<br />
4<br />
được nhiều kết quả hơn nữa bằng cách tự học hơn là chỉ thụ động dựa vào việc nghe,<br />
đọc, chép.<br />
Học tập không đơn thuần chỉ là một quá trình chuyển kiến thức vào bộ óc của ta<br />
một cách thụ động mà còn phải là tự học, biến những tri thức ấy thành hành động<br />
bằng cách tích cực suy nghĩ. Khi học ta nên đặt ra những câu hỏi, những thắc mắc<br />
rồi lại tìm cách giải đáp những vấn đề khúc mắc. Sẽ rất có tác dụng nếu bạn nêu ra<br />
được nhiều câu hỏi và tự cố gắng trả lời. Bạn sẽ càng nhớ được lâu, càng sâu sắc và<br />
càng chắc chắn hơn.<br />
Tự học là tự hỏi chính bản thân mình, tự hỏi để ôn luyện và tự hỏi để biết mình<br />
hiểu và không hiểu vấn đề gì để tiếp tục tham khảo. Tự học là tìm tài liệu đọc, hỏi<br />
han, lắng nghe và đào sâu giúp ta nắm vững vấn đề. Vì vậy, tự học là không để<br />
những điều đã học mà lại còn chưa hiểu trong óc, càng không nên cho qua một cách<br />
dễ dàng, cũng chớ để lâu những điều khó hiểu này vì có thể nó sẽ phát sinh những<br />
điều khó hiểu khác khi gặp những vấn đề có liên quan.<br />
Ngoài ra, để giúp trí nhớ phát triển tốt, ta có thể tự học bằng cách vận dụng việc<br />
học ở mọi lúc, mọi nơi và ở mọi người. Bởi vì nhiều thứ được lưu trữ một cách tự<br />
nhiên, ví dụ: Bạn có thể học ngoại ngữ khi xem truyền hình khi thì một vài từ, khi là<br />
một vài câu dần dần sẽ tích lũy trong óc bạn. Tự học là tự làm việc với chính mình,<br />
cách học này còn có thể ứng dụng vào việc học tập văn hóa xã hội, học cách làm<br />
việc, học cách thông cảm, học cách ứng xử, giao tiếp, học cách phát biểu, diễn<br />
thuyết v.v…<br />
Tự học giúp suy nghĩ có được sự chăm chú chuyên tâm, giúp năng lực suy nghĩ<br />
được rèn luyện trở nên mạnh mẽ và nhạy bén. Tự học, và chỉ nhờ tự học bạn sẽ rũ bỏ<br />
hết mọi thói quen ỷ lại, suy nghĩ độc lập hơn, tự do hơn. Sự tự học giúp bạn trở<br />
thành người nghiên cứu, có được sự tập trung suy nghĩ sâu sắc hơn và tự học cũng là<br />
điều kiện cần phải có để tư duy thăng hoa, giúp khai thác tối đa khả năng còn tiềm<br />
ẩn của bạn. Bạn sẽ được tăng cường hơn các khả năng nói, hùng biện, chia sẻ hợp<br />
tác, tổng hợp tài liệu… Sẽ không còn thấy hiện tượng ngủ gật hay ngồi im phăng<br />
phắc ghi chép trong lớp học nữa. Sinh viên - sinh viên sẽ chủ động phát biểu trao đổi<br />
5<br />
góp ý cho bài học. Hơn nữa sinh viên cũng sẽ cảm thấy thực sự phấn khích khi các ý<br />
kiến của họ được nêu lên. Họ được nói, được bộc lộ quan điểm cho dù đôi khi không<br />
tránh khỏi sự tranh luận, bảo vệ cho quan điểm của bản thân. Có điều, tự bạn phải<br />
xác định được mình ngồi trong lớp học để làm gì, bạn là chủ thể chứ không phải<br />
“người ngoài cuộc”. Vì vậy hãy tự tin và tích cực nói. Giảng viên sẽ là người tổng<br />
kết lại cuối cùng ý kiến của tất cả để giờ học diễn ra đúng hướng.<br />
Tự học có ý nghĩa to lớn đối với bản thân sinh viên để hoàn thành nhiệm vụ học<br />
tập của họ đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học - đào tạo trong nhà<br />
trường. Tự học là sự thể hiện đầy đủ nhất vai sinh viên chủ thể trong quá trình nhận<br />
thức của sinh viên. Trong quá trình đó, sinh viên hoàn toàn chủ động và độc lập, tự<br />
lực tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức dưới sự chỉ đạo, điều khiển của giảng viên.<br />
Để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình, sinh viên cần tự rèn luyện<br />
phương pháp tự học, đây không chỉ là một phương pháp nâng cao hiệu quả học tập<br />
mà là một mục tiêu quan trọng của học tập. Có như vậy thì phương pháp tự học mới<br />
thực sự là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. Phương pháp tự học sẽ trở<br />
thành cốt lõi của phương pháp học tập.<br />
2. Phương pháp đọc tài liệu<br />
Sinh viên cần phải đọc sách vì sách là nguồn cung cấp kiến thức phong phú, là<br />
người giảng viên trung thành của sinh viên. Đọc sách không chỉ thu lượm được<br />
những điều quý báu về mặt nội dung mà còn học được cách diễn đạt và trình bày<br />
từng vấn đề, đặc biệt là nâng cao phẩm chất tư duy. Puskin đã coi đọc sách là cách<br />
học tốt nhất và khi tâm sự với bạn vè Goócky đã nói: “Những điều quý giá trong<br />
người tôi, tôi đã thu lượm từ sách vở”.<br />
Trong kế hoạch học tập – nghiên cứu ở trường cao đẳng, đại học phần lớn thời<br />
gian là dành cho việc tự đọc các tài liệu tham khảo, có điều là đọc sách thì dễ nhưng<br />
đọc thế nào cho hiệu quả cao thì không phải đơn giản. Nhà bác học Vônte đã có một<br />
nhận xét: “Phần lớn người ta chưa biết cách đọc sách”. Do đó khi đọc sách không<br />
thấy hết cái hay, cái dở. Vì vậy có người đã nói sách hay chỉ có giá trị với người biết<br />
6<br />
đọc nó. Từ thực tiễn người ta có một nhận xét khái quát: “Anh nói cho tôi biết anh<br />
hay đọc những sách gì, tôi sẽ nói cho anh biết anh là người như thế nào”.<br />
Thông thường người ta phân chia hai loại đọc sách: đọc lướt và đọc chậm. Đọc<br />
luớt qua để có một cách nhìn khái quát chung nhất về nội dung tư tưởng và tính nghệ<br />
thuật của cuốn sách. Đọc chậm có suy nghĩ, nghiền ngầm, nghiên cứu từng phần,<br />
từng nội dung cụ thể. Trong khi đọc cần có sự phân biệt thế nào là nắm vững sự kiện<br />
và thế nào là việc thu thập sự kiện. Tuỳ theo mức độ yêu cầu mà sinh viên có thể lựa<br />
chọn cách đọc thích hợp. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay đặt ra cho<br />
sinh viên một vấn đề là phải biết lựa chọn sách mà đọc. Trong khi đọc cần xác định<br />
cho mình những nhiệm vụ cụ thể. Một là hiểu và nắm nội dung đã đọc. Hai là, suy<br />
nghĩ về những điều đã đọc. Ba là, ghi chép những điều cần ghi nhớ. Bốn là, cần phải<br />
tự hỏi mình xem quyển sách vừa đọc đã đem đến cho mình những điều gì mới mẻ?<br />
Khi đọc một quyển sách nào đó sinh viên có thể tiến hành các bước như sau: Đọc<br />
phần giới thiệu sách hay lời tựa của tác giả và phần mục lục để có một biểu tượng<br />
chung về quyển sách. Sau đó thực hiện việc đọc cụ thể từng phần. Đọc xong có sự<br />
trao đổi với bạn bè để rút ra những kết luận bổ ích.<br />
3. Phương pháp học nhóm<br />
Trước nay chúng ta vẫn quen với từ học nhóm, học tổ…. Trong dạy học theo tín<br />
chỉ, chúng ta sẽ được làm quen với một khái niệm khác: Làm việc nhóm. Quyền lợi<br />
cũng như nghĩa vụ của bạn trong mỗi nhóm là bình đẳng với những người khác. Bạn<br />
phải làm việc và không được ỷ lại, không thể học tốt nếu bạn có ý nghĩ kiểu “vắng<br />
cô thì chợ vẫn đông” bởi đó sẽ là thiệt thòi của chính bạn. Đã có rất nhiều trường<br />
hợp sinh viên không thích làm việc nhóm vì không thấy hiệu quả của hình thức này.<br />
Thực tế thì không phải ai cũng tích cực tham gia vào việc nêu và đóng góp ý kiến,<br />
chấp hành thời gian của cả nhóm khi làm việc chung, cũng như việc khó thống nhất<br />
ý kiến giữa các thành viên với nhau. Tình trạng này có thể khắc phục dễ dàng nếu<br />
như chúng ta biết phân chia công việc đồng đều và cụ thể. Tất nhiên ý thức tự giác<br />
và nỗ lực của các thành viên đóng vai sinh viên quyết định.<br />
7<br />
Làm việc theo nhóm là cách học cho phép tất cả các thành viên trong nhóm giải<br />
quyết một cam kết làm việc được mô tả rõ ràng, không được giảng viên dẫn dắt trực<br />
tiếp mà chỉ nhờ vào sự hợp tác chặt chẽ và sự phân công công việc trong nhóm, vì<br />
vậy mỗi thành viên trong nhóm tự ý thức được phải cố gắng hết mình không phải chỉ<br />
vì thành tích cá nhân mà còn vì thành công của cả nhóm. phương pháp làm việc theo<br />
nhóm nâng cao được tính trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm. Do mỗi<br />
thành viên trong nhóm được phân công thực hiện một vai sinh viên nhất định, một<br />
công việc và trách nhiệm cụ thể. Các thành viên trong nhóm không thể trốn tránh<br />
trách nhiệm hoặc dựa vào công việc của người khác. Trách nhiệm của mỗi thành<br />
viên là yếu tố quyết định việc thành công hay thất bại của nhóm. Hay nói cách khác,<br />
việc học theo nhóm không phải là hình thức nhằm thay thế học tập cá nhân mà là để<br />
giúp cá nhân thực hiện nhiệm vụ học tập của mình thông qua trao đổi, thảo luận với<br />
các thành viên cùng học.<br />
Để học nhóm có hiệu quả, giảng viên phải đảm bảo rằng trong nhóm có sự “phụ<br />
thuộc tích cực”, trao đổi trực tiếp, thảo luận trong nhóm và trách nhiệm của cá nhân<br />
cũng như của cả nhóm. “Phụ thuộc tích cực” nhấn mạnh tầm quan trọng và tính độc<br />
đáo sự đóng góp của mỗi thành viên trong nhóm trong khi thực hiện các hoạt động<br />
nhận thức và giao lưu giữa các cá nhân. Trong khi sinh viên giao tiếp với nhau, sẽ<br />
phải có một người làm trưởng nhóm. Người này phải có kĩ năng hòa giải xung đột, có<br />
khái niệm rõ ràng và khả năng thảo luận, có khả năng tháo gỡ những phức tạp trong<br />
quan hệ giữa mọi người. Quá trình học như thế này sẽ nâng cao hiệu quả học tập của<br />
sinh viên. Vì thế, sinh viên có thể học được nhiều hơn những gì được giảng giải.<br />
Tuy nhiên, học nhóm có thể tạo điều kiện cho những sinh viên lười – những<br />
thành viên không hoàn thành trách nhiệm mà vẫn được điểm do thành tích của cả<br />
nhóm. Để hạn chế tình trạng này, giảng viên có thể cho áp dụng hình thức đánh giá<br />
theo nhóm để đánh giá đóng góp của từng thành viên trong nhóm, hoặc tổ chức một<br />
bài kiểm tra kèm theo. Vì vậy sẽ tồn tại hai mức độ trách nhiệm: cá nhân và nhóm.<br />
8<br />
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới phương pháp học tập này không đạt hiệu quả. Cả<br />
nguyên nhân khách quan và cả từ bản thân sinh viên. Vậy làm thế nào để phương<br />
pháp học tập nhóm đạt hiệu quả cao nhất?<br />
Trước hết là sự phân công công việc hợp lí. Điều này phụ thuộc nhiều vào vai<br />
sinh viên và khả năng chỉ đạo của người nhóm trưởng. Khi công việc được phân chia<br />
rõ ràng cho từng thành viên họ sẽ ý thức được vai sinh viên của mình, có trách<br />
nhiệm hoàn thành công việc.<br />
Một điều đặc biệt quan trọng khác phải nói đến sự tự ý thức của các cá nhân<br />
trong nhóm, bản thân sinh viên nên thấy trách nhiệm của một phần trong đó, và sản<br />
phẩm hoàn thành có một phần đóng góp của bản thân. Một nhóm học chỉ hiệu quả<br />
khi các thành viên có ý thức tự giác: tự giác về thời gian, bài vở, tự giác “phát<br />
biểu”… Chỉ khi nào mỗi sinh viên phát huy cao độ tinh thần độc lập, suy nghĩ về<br />
những vấn đề cần đưa ra học tập nghiên cứu tập thể khi đó việc học nhóm, tổ mới<br />
phát huy được tác dụng.<br />
Và cuối cùng, tinh thần học hỏi, chịu khó lắng nghe, hết mình vì tập thể đó sẽ là<br />
chìa khóa giúp một bài tập nhóm thành công. Học nhóm chỉ đạt hiệu suất cao khi nó<br />
được thực hiện trên cơ sở có sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt nội dung lẫn phương<br />
pháp tổ chức của mọi thành viên.<br />
Với chiếc máy tính nối mạng, bạn có thể chat voice để thảo luận, học nhóm cùng<br />
bạn bè ở khắp nơi vừa tiết kiệm thời gian, lại thực sự hiệu quả! Hãy chuẩn bị cho<br />
mình một thái độ học tập nghiêm túc và một nhóm học hiệu quả! Hi vọng với những<br />
chia sẻ trên một phần giúp các bạn sinh viên tìm được hứng thú trong việc học tập<br />
nhóm, đặc biệt là sự hiệu quả trong học tập với phương thức này.<br />
Kết luận<br />
Phương thức đào tạo theo tín chỉ là phương thức đặt dạy - học ở bậc đại học, cao<br />
đẳng vào đúng với bản chất của nó: nó đặt sinh viên vào vị trí trung tâm của quá<br />
trình dạy - học, tạo cho họ thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, có kĩ năng giải<br />
quyết vấn đề, tự chủ động thời gian hoàn thành một môn học, một chương trình cử<br />
nhân hay thạc sĩ. Nó khắc phục được việc học lệch, học tủ, dẫn đến coi cóp trong<br />
9<br />
kiểm tra và trong các kì thi. Hơn nữa, trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, hầu<br />
như bất kì môn học nào cũng bao gồm ít nhất hai trong ba hình thức tổ chức dạy -<br />
học: giảng bài của giảng viên, thực tập, thực hành của sinh viên dưới sự hướng dẫn<br />
của giảng viên, và tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Trong các hình thức tổ chức<br />
dạy học này, nghe giảng, thực hành thực tập và tự học có mối liên hệ hữu cơ với<br />
nhau, hỗ trợ cho nhau giúp sinh viên nắm kiến thức và tạo kiến thức một cách hiệu<br />
quả hơn. Sinh viên sẽ thấy khó hiểu hoặc không hiểu bài giảng của giảng viên nếu<br />
họ không đọc trước những nội dung được giao tự học, tự nghiên cứu ở nhà. Ngược<br />
lại, sinh viên sẽ không thể sáng tạo nếu không biết được tri thức của môn học đã<br />
được nghiên cứu đến đâu, chỗ nào còn bỏ ngỏ. Như vậy, ta thấy cả 3 phương pháp<br />
này không tách rời nhau mà chúng hỗ trợ cho nhau. Do đó, để học theo tín chỉ có<br />
hiệu quả thì SV phải nắm rõ từng phương pháp và vận dụng kết hợp chúng vào việc<br />
để đạt được kết quả tốt hơn.<br />