TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 12, 2002<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẠO ẢNH FRACTAL<br />
Phạm Anh Phương, Trần Thanh Lương<br />
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế<br />
<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Hình học Fractal được chính thức biết đến vào năm 1975 qua bài báo nổi tiếng <br />
“Lý thuyết về các tập Fractal”, tiếp đó là cuốn chuyên khảo “Hình học Fractal của <br />
tự nhiên” của nhà toán học người Pháp Benoit B. Mandelbrot làm việc tại trung tâm <br />
nghiên cứu Thomas B. Waston của công ty IBM. Tuy chỉ mới ra đời nhưng hình học <br />
Fractal được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực: tạo ảnh, nén ảnh... Ngoài ra nó còn <br />
được ứng dụng trong các ngành khoa học khác như: y học, sinh học, hoá học, vật lý, <br />
dự báo thời tiết, thiên văn học, kinh tế,... Trong bài báo này chúng tôi sẽ trình bày một <br />
số nội dung chính như sau: Cơ sở toán học cho việc tạo ảnh Fractal; giới thiệu 4 <br />
thuật toán tạo ảnh Fractal: thuật toán thời gian thoát, thuật toán tất định, thuật toán <br />
lặp ngẫu nhiên và thuật toán LSystem; cuối cùng là một số kết quả được cài đặt và <br />
hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.<br />
<br />
2. CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA HÌNH HỌC FRACTAL<br />
Định nghĩa 1. Ánh xạ f : X X trên không gian mêtric (X,d) được gọi là ánh <br />
xạ co nếu tồn tại hằng số s, 0 s