intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số thủ thuật đặt hợp âm để đệm ca khúc cho sinh viên âm nhạc trường Đại học Thủ Dầu Một

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

94
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Một số thủ thuật đặt hợp âm để đệm ca khúc cho sinh viên âm nhạc trường Đại học Thủ Dầu Một" trình bày một số cách đặt hợp âm cho đệm các ca khúc ở vòng hòa thanh giọng trưởng, giọng thứ, cách sử dụng vòng lướt, và những hợp âm bắc cầu tạo cảm giác thuận tai, dễ nghe. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số thủ thuật đặt hợp âm để đệm ca khúc cho sinh viên âm nhạc trường Đại học Thủ Dầu Một

  1. MỘT SỐ THỦ THUẬT ĐẶT HỢP ÂM ĐỂ ĐỆM CA KHÚC CHO SINH VIÊN ÂM NHẠC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Ngô Phạm Toán TÓM TẮT Hòa âm cho một ca khúc hoặc gọi tắt là đệm đàn cho một bài hát, một trong những kỹ năng cơ bản và quan trọng, cần thiết đối với những người học âm nhạc hoặc những giảng viên khi giảng dạy các môn học âm nhạc. Trong âm nhạc, hòa âm nói chung hay đệm đàn nói riêng vô cùng phong phú và phức tạp, đòi hỏi nghiên cứu ở nhiều yếu tố âm nhạc, đồng thời tạo nên tính chất ứng dụng và trải nghiệm cao. Trên thực tế mỗi bài hát, bản nhạc hoặc mỗi cách tiến hành giai điệu khác nhau lại cho ta một cách thức, lối đi hòa thanh và phương pháp đệm khác nhau. Dựa trên tiền đề cơ bản từ hòa thanh cổ điển, và các hòa thanh cơ bản trong bẩy bậc cơ bản chúng ta phát triển, sắp xếp làm sao để mở rộng phần đệm một cách phong phú và hiệu quả nhất, từ đó tìm ra những hợp âm cho phù hợp với giai điệu để lựa chọn và đặt vào phần đệm cho ca khúc. Sau đây là cách đặt hợp âm cho đệm các ca khúc ở vòng hòa thanh giọng trưởng, giọng thứ, cách sử dụng vòng lướt, và những hợp âm bắc cầu tạo cảm giác thuận tai, dễ nghe. Từ khóa: Hợp âm; hòa âm, hòa thanh, ca khúc. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Để nắm vững về hợp âm ứng dụng trong đệm ca khúc cũng như việc nghiên cứu hòa âm chính là những yếu tố cơ bản và quan trọng hàng đầu, tạo nền tảng giúp người đêm đàn, đặt hợp âm đệm có cơ sở vững chắc để thực hiện biểu diễn tác phẩm âm nhạc. Trong thời Hy Lạp cổ đại, chữ hòa âm có nghĩa là sự hài hòa cân đối, họ cho rằng mọi thứ trên đời đều được tạo nên theo những quy luật của hòa âm và xây dựng lý thuyết về hòa âm của trời và đất. Lý thuyết này đã chi phối đến nhiều mặt, quan niệm về vũ trụ, sự phát triển nhân cách, hình thành kiến trúc, đạo đức học… trong đó hòa âm cũng được áp dụng vào âm nhạc. Thời kỳ này chưa có âm nhạc nhiều bè, danh từ hòa âm có nghĩa là mối tương quan nhất định giữa các âm thanh để hình thành ra giai điệu. Theo dòng chảy của thời gian, cho tới ngày nay khái niệm hòa âm, thu hẹp lại chỉ có nghĩa với riêng âm nhạc. Con đường phát triển của nghệ thuật âm nhạc cùng với việc hình thành loại hình âm nhạc nhiều bè, nhiều người hát hoặc đàn cùng một lúc với nhiều hình thức khác nhau. Tất cả đều cần phải có sự hòa hợp. Vì vậy quy luật hòa âm, và hợp âm luôn luôn là “cầu nối” quan trọng để tạo nên sự hòa hợp đó. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái quát về hợp âm, hợp âm để đệm ca khúc Hợp âm là một chồng âm có từ 3 âm trở lên, được sắp xếp chồng lên nhau theo quãng 3. Có nhiều loại hơp âm bao gồm: Hợp âm ba, hợp âm bảy hợp âm chin… và các loại hợp âm tăng giảm khác có trong cách vận hành của hòa âm. 117
  2. Khi tiến hành đặt hợp âm để đệm ta không đặt theo từng nốt của giai điệu (Cách đặt cho từng nốt chỉ thích hợp với việc phối cho hợp xướng bốn bè). Còn đối với đệm thì sẽ rườm rà và rất khó thực hiện vì tay bấm hợp âm không thể chuyển kịp. Để đệm cho ca khúc nói chung ta chỉ cần đặt hợp âm cho từng nhịp. Với những ô nhịp có tính chất giống nhau chỉ cần dùng chung một hợp âm. Hợp âm đặt ở đầu nhịp (phách mạnh). Ở những loại nhịp lớn có thể đặt thêm hợp âm ở phách mạnh vừa. Hành khúc Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, tác giả viết ở giọng F trưởng TSD là (F - Bb - C). Ví dụ 1: Con chim non giọng G dur TSD là (G-C-D) Ở hai ví dụ 1 và 2, một hợp âm S và một hợp âm T có thể nhắc lại hoặc kéo dài trong nhiều ô nhịp, những ô nhịp còn lại ở câu cuối đặt một hợp âm; và các hợp âm đều được đặt ở đầu ô nhịp. Ví dụ 2 2.2. Chọn hợp âm Khi đọc giai điệu của bài hát sẽ có 2 trường hợp để đặt hợp âm: 118
  3. Thứ nhất: toàn bộ các âm trong nhịp đều thuộc về một hợp âm, trường hợp này hoàn toàn thuận lợi cho việc chọn hợp âm. Ví dụ 3: Thứ hai: thường sẽ gặp hơn, các âm trong nhịp không thuộc về cùng một hợp âm. Trường hợp này, ta xem phần lớn các âm trong nhịp thuộc về hợp âm nào thì hợp âm đó được chọn. Ví dụ 4: Ở ví dụ trên đây, tác giả viết giọng Đô trưởng, tại nhịp thứ tư có 3 âm thuộc S một âm thuộc D, nhưng S được chọn bởi âm La thuộc âm 3 của S lại đứng ở phách mạnh. Ví dụ 5: Tương tự, Ví dụ 5 tại nhịp thứ ba có hai âm thuộc D, hai âm thuộc T nhưng D được chọn vì hai âm son đều ở thời gian mạnh. 2.3. Nguyên tắc đặt hợp âm Trước mắt ta nên chọn đặt hòa âm từ những ca khúc một đoạn đơn, 2 đoạn đơn, sau đó mới đến những ca khúc (tác phẩm) dài hơn, đặt hòa âm dựa trên vòng hòa âm (T-S-D-T) phát triển lên. 119
  4. - Trong một giọng có nhiều sự lựa chọn để đặt hợp âm, nhưng khi đặt hợp âm nên ưu tiên đặt vào 3 hợp âm chính của giọng (3 hợp âm chính là (bậc I - IV - V) là vòng cơ bản đầu tiên cho người đệm. (T- S -D) luôn có sức hút mạnh nhất và là trụ cột cần nắm vững và bám sát khi đệm ở một giọng bất kỳ nào. - Trong 3 hợp âm chính thì hợp âm được ưu tiên bám sát là hợp âm chủ T Ví dụ: Giọng Đô trưởng: C - F - G thì C với vai trò là hợp âm chủ bao giờ cũng được ưu tiên cho việc đặt hòa thanh (để người hát được bám sát vào âm chủ vững vàng khi thể hiện ca khúc). - Hợp âm thường đặt vào phách mạnh (đầu ô nhịp) hoặc phách mạnh vừa. - Ở trong một ô nhịp xuất hiện nhiều những nốt thuộc hợp âm nào thì được ưu tiên đặt hợp âm đó. - Ngoài ra khi xuất hiện những nốt của cả 2 hợp âm, chúng ta sẽ ưu tiên cho những nốt của hợp âm có độ dài lớn hơn, và rơi vào phách mạnh hơn. - Ngoài 3 hợp âm chính T S D; cần quan tâm đến các hợp âm phụ như DTIII, SII, TSVI, DVII…và những hợp âm song song, hợp âm có những âm chung, như vậy bài đệm mới phong phú, dễ nghe, vào tai hơn. - Thay đổi đặt hợp âm cho mới vì các hợp âm có những nốt giống nhau ( trong hoà âm người ta thường gọi là âm chung) Ví dụ: C và Am (có 2 âm chung: C, E); C và Em (có 2 âm chung: E, G); F và Am (có 2 âm chung: A, C); C và F (có một âm chung: C), v.v... - Mở rộng vòng hòa âm phát triển ra từ các hợp âm ở giọng họ hàng. phức tạp hơn, có hơp âm tăng, giảm, lướt, hợp âm 6, hợp âm 4, hợp âm 9 hợp âm D D… - Các hợp âm thường sẽ được nối tiếp theo 2 cách: Cách 1: theo vòng quãng 4: T-S C => F => Bb => Eb => Ab => Db (C#) => Gb (F#) => Cb (B) => Fb (E) => A => D => G => và quay về C. Cách 2: theo vòng quảng 5 T- D (ngược lại với vòng trên): C => G => D => A => E => B => F# => C# => G# (Ab) => D# (Eb) => A# (Bb) => F => và quay về C… Đây là những công thức áp dụng và vận hành thường gặp trong đệm hợp âm cho ca khúc hoặc thực hành cho đoạn rãn tấu giữa bài hát. 2.4. Một số điều cần tránh khi đặt hợp âm Chúng ta đều biết là từ lý thuyết đến thực tiễn là cả một quá trình trải nghiệm, nhiều người cứ thấy giai điệu về đâu thì đặt hợp âm ở đó nên thường sẽ vướng vào các lỗi trong hòa thanh: - Tránh đặt hợp âm từ D về S ví dụ ở giọng Đô trưởng (D là hợp âm G, S là hợp âm F) mà đặt hòa thanh G về F như vậy sẽ “ngược công năng” trong hòa thanh cổ điển. (loại trừ một số bài hát nhạc nhẹ, nhạc trẻ, nhạc nước ngoài dùng như một sự phá cách, biến đổi tạo ấn tượng…) - Những hợp âm tăng, giảm, chỉ mang tính chất thêu, lướt, bắc cầu, tuyệt đối không nên lạm dụng dùng nhiều hoặc đặt cho cả một câu nhạc, bởi lẽ hợp âm tăng, giảm là loại hợp âm nghịch, hợp âm nghịch nghe không thuận tai, chỉ phù hợp với việc đặt cho nốt nhạc ngắn, là cầu nối dẫn về các hợp âm chính trong giọng. 120
  5. - Tránh đặt hợp âm mà giai điệu trong ô nhịp không xuất hiện âm nào của hợp âm. - Tránh cùng một lúc chuyển nhiều hợp âm trong 1 ô nhịp (trong âm nhạc thường gọi ví von là tham), bởi lẽ: có người thấy giai điệu xuất hiện vai trò của hợp âm thì đặt, không tính toán xem có thể nối tiếp hợp âm được không, bắc cầu ra sao…? dẫn đến khi nghe sẽ bị nghe loạn, không thuận tai, không hòa hợp với người hát. - Hạn chế đặt một hợp âm dài cho nhiều ô nhịp hoặc cả một câu nhạc dài, trừ hợp âm bậc I (hợp âm chủ), nếu có nhiều nốt đồng âm chúng ta có thể chuyển về giọng song song hoặc giọng có âm chung nghe đỡ nhàm chán hơn. - Tránh đưa hợp âm vào phách yếu hoặc phần yếu của phách - Khi đặt hợp âm không tính các nốt hoa mĩ. 2.5. Tiến hành đặt hợp âm cho ca khúc Thứ nhất: Nghiên cứu bài hát và xác định giọng của bài đang tiến hành là giọng gì. Thứ hai: Hình thành vòng hòa thanh của giọng đó. Thứ ba: Xác định được cấu trúc của bài hát gồm có mấy đoạn, kết câu kết đoạn ra sao để sắp xếp vòng kết cho thuận tai Thứ tư: nghiên cứu giai điệu bài hát ca khúc thuộc thể loại gì, Thính phòng, nhạc nhẹ, hay dân gian hay mang âm hưởng dân gian các vùng miền để ta dễ dàng đưa vòng hòa âm cho phú hợp. Theo kinh nghiệm của bản thân tôi thấy rằng: Đối với dòng nhạc thính phòng hoặc ca khúc cách mạng thì các tác giả thường viết ở những giọng như: Trưởng tự nhiên, thứ hòa thanh; dòng nhạc mang âm hưởng dân gian hoặc đặc trưng dân ca các vùng miền thì thường được viết ở giọng thứ tự nhiên và trưởng hòa âm hay trưởng giai điệu. Vì thế chúng ta sẽ dễ dàng tìm cách đặt hợp âm đúng với tính chất của bài. + Vòng hòa thanh của các giọng như sau: Giọng trưởng : Các bậc I - II - III - IV - V - VI - VII Công năng T SII TDIII S D TSVI DVII + Ví dụ giọng Đô trưởng C dur sẽ bao gồm các hợp âm cơ bản như sau C Dm Em F G Am B Giọng thứ hòa thanh: Các bậc: I - II - III - IV - V - VI - VII Công năng t sII dtIII s D TSVI DVII + Ví dụ giọng Am (hòa thanh) bao gồm các hợp âm cơ bản như sau: Am Hm- C Dm E F G Giọng thứ tự nhiên Ở giọng La thứ tự nhiên: Am - Hm7- - C - Dm - (Em) - F - G 2.6. Cách sử dụng hợp âm dẫn trong khi đặt hòa âm. Ngoài những hợp âm ba chính I-IV-V (TSD) và các hợp âm phụ nằm trong 7 bậc của giọng 121
  6. ra, việc đưa thêm những hợp âm 2, 4, 6, 9, hơp âm lướt, thêu… nó vừa mang tính chất “bắc cầu” vừa để dẫn nhập, để kiệu, để đưa người hát vào thế giới của sự “đam mê”, nhất là tạo được sự vững tin và hứng thú cho người biểu diễn. Lưu ý: Các hợp âm này cũng vẫn nằm trong các bậc của giọng, trong vòng hòa thanh đó. Tuy nhiên, khi bắc cầu sẽ không sử dụng hợp âm ba như thường nữa mà “trong một thời gian ngắn” được thay vào đó là Hợp âm 4, hợp âm 7, hợp âm 9, hợp âm 6 treo. D D… Ví dụ: hợp âm La thứ có ba âm (A - C- E) thay âm 3 thành âm 4 thì hợp âm Am4 sẽ là (A-D-E); hay hợp âm Mi thứ (E -G- B) thay bằng (E-A-B). Hợp âm 9 được sử dụng từ hợp âm ba thêm một âm bậc II; ví dụ: C-E-G thì hợp âm 9 sẽ là C9 gồm có (C-D-E-G). Một trường hợp khác: Hợp âm D D gọi là (D của D) cũng rất hay dùng, ví dụ ở giọng Đô trưởng D bậc V là hợp âm Son trưởng thì D của Son sẽ là hợp âm Rê Trưởng. Việc thay thế để bắc cầu này chỉ được diễn ra trong nửa hoặc một ô nhịp trở lên, dài nhất là 2 - 3 ô nhịp trong bài hát. Bởi vì howpjaam DD thuộc một trong số những vòng lướt. Ngoài ra, sử dụng những thủ thuật này trong đệm ca khúc sẽ tạo được nhiều hứng thú đối với người hát và biểu diễn, có sự kịch tính, làm sức hút mạnh mẽ kích thích thính giác người nghe. 2.7. Một số bài minh họa đặt hợp âm cho ca khúc. Đặt hòa thanh cho ca khúc dùng 3 hợp âm chính (I-IV-V) T-S-D. Đặt hòa thanh cho ca khúc dùng cả 3 hợp âm chính và các hợp âm phụ. Đặt hòa thanh cho ca khúc dùng cả 2 cách trên và thêm vào đó những hợp âm lướt, bắc cầu... Khi đặt hòa âm cho phần đệm, người đêm đàn cần phải nắm vững cả cách thể hiện của hợp âm: Cách thể hiện của hợp âm được trình bày bằng nhiều cách. Có thể kết hợp với tiết tấu để tạo nên nhiều âm hình đệm khác nhau (vấn đề này tác giải sẽ giới thiệu kỹ ở bài viết sau). Ví dụ 6: Ở ví dụ trên đây bài “Chúc mừng sinh nhật” được viết ở giọng Đô Trưởng, Nếu đưa các hợp âm T- S- D bình thường thì vẫn đúng và phù hợp, tuy nhiên ta có thể đưa thêm các hợp âm bắc cầu hoặc hợp âm dẫn thì sẽ tạo được cảm giác thú vị hơn. 122
  7. Ví dụ 7: bài “Tình ca du mục”. Bài tình ca du mục nếu không chuyển về hợp âm B7 thì đoạn nhạc sẽ kém hiệu quả rất nhiều, do vậy hợp âm DD sẽ là một lựa chọn cần thiết khi đặt hợp âm để đệm. Ví dụ 8: 123
  8. Ví dụ 9: 124
  9. Tóm lại: Từ những thủ pháp và kỹ thuật trên đây có thể thấy rằng: Việc đặt hòa thanh cho đệm ca khúc đối với sinh viên nói chung và sinh viên âm nhạc trường Đại học Thủ Dầu Một nói riêng là một vấn đề hết sức quan trọng bởi lẽ: Khi thực hành đặt hòa âm cho giai điệu bài nhạc hoặc bài hát, người học âm nhạc cần phải có một nền tảng kiến thức cơ bản như ký xướng âm, hòa âm, lý thuyết âm nhạc, phân tích tác phẩm. Đặc biệt đối với phân môn nhạc cụ và môn đệm đàn. Từ đó người học có thể liên kết giữa lý thuyết với thực hành, giữa học ở trường hay thực tiễn kỹ năng đệm. Đặc biệt rèn luyện được các thủ thuật đặt hợp âm để đệm cho ca khúc; phát triển kỹ năng nghe nhạc, thẩm thấu bản nhạc, thủ thuật sáng tác và biểu diễn. Bài viết chỉ dừng lại ở việc đưa ra một số biện pháp, cách thức đặt hòa âm, đặt hợp âm để đệm cho cho ca khúc. Ngoài ra còn cách thể hiện hơp âm (hay còn gọi là cách đệm), cách tiến hành viết câu nhạc Intro, các câu nhạc nối ran tấu hoặc các vòng kết chúng tôi sẽ giới thiệu ở những bài viết lần sau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Ngọc Dung (2003). Chùm hoa nắng. Hà Nôi: Nhà xuất bản Hà Nội. 2. Đào Ngọc Dung (2001). Phân tích tác phẩm âm nhạc. Hà Nội:Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Hoàng Hoa (2007). Hòa âm ứng dụng. Hà Nôi. Nhà xuất bản Đại học sư phạm. 4. Nguyễn Thụy Kha (2017) Thế kỷ Âm nhạc Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Âm nhạc. 5. Đỗ Hải Lễ (1993). Giáo trình Hòa âm. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục 6. PATRICK MUOLOU - art Mickaelian(2007).1000 hợp âm cho đàn Organ & Piano. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Xuân Tứ (2007) Đệm đàn phím điện tử. Hà Nôi: Nhà xuất bản Đại học sư phạm. 8. Vũ Trọng Tường (2005) 55 ca khúc về biển đảo & tình yêu quê hương. Hà Nôi: Nhà xuất bản Âm nhạc. 9. Ca Lê Thuần (2001). Sách giáo khoa hòa âm Nhạc viện TP Hồ Chí Minh. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Tô Vũ (2002). Âm nhạc Việt Nam - Truyền thống và hiện đại. Hà Nôi: Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc - Viện Âm nhạc. 125
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2