intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số trò chơi Teambuilding ý nghĩa

Chia sẻ: Mai Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:28

604
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tự xây dựng một số trò chơi Teambuilding để tăng thêm đoàn kết giữa mọi người trong gia đình, trong công ty, tổ chức, trong nhóm

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số trò chơi Teambuilding ý nghĩa

  1. MỘt SỐ TRÒ CHƠI TEAMBUILDING Ý NGHĨA Giới thiệu với pà kon một số trò chơi team hay đã tổ chức và đạt hiệu quả HỌ LÀ AI? Trò chơi trong nhà Thời gian chơi: 10 – 15 phút Số lượng người tham gia: Không giới hạn, có thể chia thành nhóm 6 - 10 người Đạo cụ chuẩn bị: Cắt nhiều bức ảnh về người trên báo hoặc tạp chí ra. Những người trong ảnh không được nổi tiếng quá và phải đa dạng về về tuổi tác, tầng lớp xã hội, nghề nghiệp và quốc tịch. Nên chọn những bức ảnh sao cho người chơi khó đóan ra được những chi tiết này. Ảnh nên to để cho tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy rõ. Mục đích của trò chơi: Giải thích cho cách mà mọi người thường nhận xét rập khuôn về một sự việc hoặc một người nào đó.
  2. Hình thức tổ chức: 1. Trao cho mỗi nhóm 6 bức ảnh và yêu cầu họ trong vòng 5 phút phải đóan ra càng nhiều càng tốt những thông tin về người trong ảnh, dựa vào những chi tiết họ có thể quan sát được trong ảnh. Ví dụ như : màu da, quần áo, khuôn mặt… 2. Sau 5 phút, yêu cầu mỗi nhóm lên trình bày giả định của mình về những người trong ảnh. 3. Đưa ra đáp án chính xác về những người trong bức ảnh. Thảo luận về cách mọi người hay nhận xét rập khuôn về một sự việc hoặc một cá nhân nào đó chỉ dựa trên bề ngoài. NHỮNG VIÊN BI KHÔNG RƠI Trò chơi trong nhà Thời gian chơi: 5 phút Số lượng người tham gia: Không giới hạn, một nhóm từ 5-10 người Đạo cụ chuẩn bị: Mỗi nhóm 3 cái ly và 3 viên bi Mục đích của trò chơi: Minh họa cho tính hiệp lực Mọi việc đều có thể thực hiện, quan trọng là tìm giải pháp thực hiện Tạo không khí vui vẻ. Khởi động, tạo năng lượng cho nhóm Hình thức tổ chức: Chia nhóm 5 – 10 người, đưa cho mỗi nhóm 3 cái ly và 3 viên bi Yêu cầu một người trong mỗi nhóm đặt viên bi vào trong cái ly và đi từ đầu phòng tới cuối phòng sao cho viên bi không bị rớt ra ngòai ly. Sau khi mọi người dễ dàng thực hiện được việc đó, bây giờ hãy yêu cầu mọi người đi một lần nữa, nhưng với cái ly úp ngược xuống, và viên bi không được rơi ra ngòai.
  3. Người chơi không được sử dụng bất kỳ đồ vật hay chất liệu nào khác và có 2 phút để làm thử. Sau 2 phút, yêu cầu từng người trong mỗi nhóm làm. Trao phần thưởng cho nhóm nào giải quyết được vấn đề tốt nhất và thành công nhất. Giải pháp thực hiện: Đặt viên bi vào ly và bắt lầu lắc cái ly. Khi viên bi đang bị xoay với vận tốc nhanh thì úp cái ly xuống và vẫn tiếp tục lắc đều cái ly. Viên bi sẽ không bị rơi ra ngòai do sức hút của lực hấp dẫn. NHỮNG QUE DIÊM BỊ MẤT http://canhcung.com/PhotoHandler.ash...Article&Id=161 Trò chơi trong nhà Thời gian chơi: 3 phút Số lượng người tham gia: Không giới hạn Đạo cụ chuẩn bị: Mỗi đội 16 que diêm Mục đích của trò chơi: Lắp đầy khỏang thời gian trống trong khi chờ mọi người tập trung đủ Khởi động tư duy Hình thức tổ chức: Đưa cho mỗi nhóm 16 que diêm Yêu cầu mỗi nhóm sắp xếp lại những quen diêm như hình minh hoạ Yêu cầu mỗi nhóm phải lấy đi 4 que diêm sao cho các que diêm còn lại tạo thành 4 hình tam giác rời nhau. Yêu cầu không được dịch chuyển cấu trúc của hình. Chỉ được nhấc rời những que diêm ------------------------------------------ 6 TRÒ CHƠI ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ NÂNG CAO TINH THẦN LÀM VIỆC NHÓM (TEAMWORK) Thu, Dec 4, 2008
  4. Skill Kĩ năng làm việc đội nhóm (Teamwork) ai cũng biết là 1 trong những kĩ năng mềm vô cùng quan trọng và đang được các công ty và tổ chức chú tâm phát triển. Thế nhưng khi TYM search trên Google thì lại thấy không có bài viết nào trên các website Việt Nam đề cập đến các TEAMWORK GAME hay TEAMBUILIDNG GAME , trong khi phát triển tinh thần đồng đội qua các họat động vui chơi luôn là cách hiệu quả nhất. Sáng thứ 7 vừa qua (30-11-2008) TYM đã cùng nhóm NHAN SẮC gồm các bạn SV năm 4 khoa QTKD của trường HUFLIT thực hiện một buổi vui chơi và chụp hình với 6 trò chơi teambuilding trên tiêu chí đơn giản, không cần chuẩn bị nhiều dụng cụ và mang tinh thần đồng đội cao. 1. Bó đũa kì diệu
  5. a. Dụng cụ: 1 bó đũa (2 bạn/ chiếc đũa) và ghế ngồi cho từng bạn (mỗi bạn 1 cái là tốt nhất) b. Chuẩn bị: Mỗi bạn sẽ ngồi trên một ghế (do hòan cảnh ép buộc, chỉ có ghế dài nên trong hình mới phải ngồi 2 người 1 ghế) và ghế được xếp thành hình vòng tròn Mỗi bạn dùng 2 ngón trỏ của mình để giữ 2 đầu đũa (Trái và phải), sao cho không rơi xuống. Tay còn lại ôm eo bạn kế bên thật chặt (do 2 người ngồi cùng 1 ghế, nếu mỗi người 1 ghế thì không cần vì có ai đâu mà ôm )
  6. Trong nhóm sẽ chọn ra 1 người làm mốc và chọn 1 hướng di chuyển nhất định (theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều). Trong hình thì bạn Tài (áo trắng) đã được chọn làm mốc do có nhan sắc nhất nhóm c. Bắt đầu chơi: Lần lượt cả nhóm đứng dậy và xoay theo chiều đã được chọn và bắt buộc phải ngồi xuống ở mỗi ghế đi qua, cặp nào trong lúc di chuyển làm rớt đũa sẽ thua và bị phạt, dù là do lỗi của chỉ một bạn mà thôi. Xoay 3 vòng (Nhiều hay ít hơn tùy bạn). Khi bạn Tài (bạn làm mốc) trở lại vị trí cũ của mình mới được tính là 1 vòng: Vòng 1: Chuẩn bị di chuyển
  7. Cả nhóm đứng dậy, di chuyển qua ghế kế bên theo hướng ngược chiều kim đồng hồ Phew! Ngồi xuống, không rớt chiếc đũa nào, vậy là xong 1 cái ghế! Lần lượt di chuyển qua từng ghế như vậy cho đến khi người làm mốc (bạn Tài) trở lại vị trí ban đầu, kết thúc vòng 1!
  8. Ở vòng 2 và vòng 3 để tăng tính hồi hộp người quản trò có thể bắt nhóm tăng tốc độ di chuyển dần lên, vì lúc này mọi người đã dần quen với cách chơi. Vòng 2: Vẫn chưa có gì xảy ra Vòng 3: Ây da! Sao mày làm rớt đũa rồi !!Muốn chết hả
  9. d. Mẹo: Người làm mốc nên hô khẩu lệnh cho nhóm, như vậy cả nhóm sẽ di chuyền cùng nhau, tránh người trước người sau rất dễ làm rớt đũa. e. Ý nghĩa và bài học rút ra: - Mỗi cá nhân trong nhóm cần phải tôn trọng tập thể, hành động vì lợi ích tập thể. - Tiếng nói và quyết định của người trưởng nhóm (Leader) rất quan trọng, nếu không nhất quán sẽ dẫn đến việc nhầm lẫn, trì trệ trong việc hòan thành công việc đã đặt ra. 2. Tôi tin bạn a. Dụng cụ: Khẩu trang hay khăn để bịt mắt (nhớ giặt sạch) b. Chuẩn bị: - Chia nhóm làm 2 - Tốt nhất là 1 bên gồm những bạn đã ở trong nhóm từ lâu (Nhóm A) , nhóm còn lại gồm các bạn mới vào (Nhóm B)
  10. - Cho các bạn nhóm A đứng vào 1 góc, bịt mắt lại. Người quản trò kéo nhóm B sang 1 góc xa, rồi phổ biến luật chơi sao cho các bạn A không nghe thấy.: c. Bắt đầu chơi: + Các bạn nhóm B lần lượt mỗi người chọn một bạn trong nhóm A + Đến nắm tay bạn ấy và dắt đi lung tung, càng làm bạn ấy mất phương hướng càng tốt
  11. + TUYỆT ĐỐI GIỮ IM LẶNG, dù người bị dẫn đi có hỏi gì “Ai vậy ? Dắt đi đâu vậy trời ?” thì người dẫn cũng không được nói 1 lời nào + Sau 3 phút dẫn các bạn nhóm A trở lại vị trí ban đầu và cho các bạn nhóm A phát biểu cảm xúc, sau đó đóan xem ai là người đã dẫn mình đi nãy giờ. d. Ý nghĩa và bài học rút ra:
  12. - Người bị dắt đi (Nhóm A) sẽ rất sợ và lo lắng vì không ngờ đến việc này, việc duy nhất có thể làm là đặt trọn niềm tin cho người dẫn đường –> Đôi khi những bạn đã ở lâu trong 1 nhóm không hiểu được sự thiếu lòng tin, cảm giác lạc lõng của người mới gia nhập, dẫn đến việc xa cách, làm vịêc không “ăn rơ” với nhau, năng suất làm việc kém, dễ dẫn đến mâu thuẫn và mất đòan kết. - Trong suốt quá trình dẫn dắt cũng sẽ giúp bộc lộ tính cánh của người dẫn đường (Nhóm B): + Một bạn cẩn thận thì dù đi đâu cũng không làm bạn mình bị va chạm, trợt té + Một bạn lém lỉnh sẽ dẫn bạn đi lên cầu thang, vào thang máy và đến những nơi hiểm hóc. + Một bạn tính không chu đáo thì rất dễ để xảy ra tai nạn, va quẹt. +…. - Việc bạn nhóm A có đóan đúng người “dắt” mình suốt 3 phút vừa qua cũng nói lên được mức độ hiểu và thân quen với nhau giữa các bạn trong nhóm. 3. Lá bài định mệnh a. Dụng cụ: Mỗi nhóm 1 bộ bài tây, 1 cái bàn lớn hay ghế dài b. Chuẩn bị: + Phân công thành viên: - Mỗi nhóm chọn ra 1 người có trí nhớ tốt, quen với các lá bài tây (trùm bài bạc ăn tiền là 1 lợi thế) giữ nhiệm vụ chọn bài, các bạn này sẽ đứng ra 1 phía theo sự chỉ định của người quản trò, đứng ngang hàng nhau
  13. - Tiếp theo chọn ra 1 bạn giữ nhiệm vụ xếp bài - Các bạn còn lại trong nhóm đứng cách đếu từ bạn xếp bài cho đến bạn chọn bài + Xếp bài:
  14. - Số lá bài: trong trường hợp này để việc xếp bài nhanh và do không đủ diện tích xếp nên TYM quy định: Nhóm A xếp các lá bài từ 1 đến 6 và Nhóm B xếp các lá bài từ 7 đến K - Cách xếp bài: Tùy vào người xếp thích xì tai gì: tăng dần, giảm dần, theo màu, không theo… miễn sau khi xếp úp lại các lá bài vẫn nhớ thứ tự mình đặt ra là được - Tuyệt đối không cho các bạn khác nhìn thấy cách xếp bài, tốt nhất là cho các bạn quay lưng về phía bàn c. Bắt đầu chơi: - Khi các nhóm đã xếp xong bài, người quản trò bắt đầu hiệu lệnh bắt đầu - “Xếp bài viên” ngay lập tức truyền thông tin về cách xếp bài cho người đứng gần mình nhất - Kế đó bạn này sẽ tiếp tục truyền thông tin tới các bạn kia
  15. - Cuối cùng khi đến bạn cuối cùng (giữ nhiệm vụ chọn bài) thì bạn sẽ ba chân bốn cẳng chạy về bàn xếp bài - Người quản trò sẽ nói tên 1 lá bài bất kỳ và bạn phải nhớ lại cách sắp xếp mà các “trư” kia đã nói, bình tĩnh và quyết đóan bốc lên là bài ấy. Nhóm bạn Quyên đã chiến thắng, rút đúng là bài 5Rô mà TYM cần
  16. Hix hix… đội bạn Loan thua rồi, TYM cần J Cơ mà lại ra lá khác - Đúng lá bài: 2 điểm ; Đội nhanh nhất: thêm 1 điểm d.Mẹo: - Xếp bài đơn giản thôi, đừng phức tạp quá - Khi truyền thông tin rất dễ bị nhầm: “Xếp mỗi hàng từ lớn đến nhỏ, từ trái qua phải” nhưng người nói lại quên mất “trái qua phải” là theo hướng của mình hay hướng của bạn đối diện đang nghe, nói đơn giản là “bên trái của mày hay của tao!!!” e. Ý nghĩa và bài học rút ra: - Communication (giao tiếp) là 1 trong những nhân tố cực kì quan trọng trong teamwork, để công việc chạy tốt thì communication giữa các thành viên phải: + Nhanh + Chính xác + Dễ hiểu - Khi nói hay giao việc cần nhất là phải đứng ở vị trí người nghe, để tránh việc nói 1 đằng hiểu 1 nơi (xa xa lắm….) 4. Nào ta cùng đếm
  17. a. Dụng cụ: Mỗi bạn 5 que diêm hay 5 đồ ráy tai b. Chuẩn bị: - Mỗi nhóm 4 thành viên - Mỗi bạn được giữ 5 que diêm - 1 tờ giấy và 1 cây viết cho người quản trò c. Bắt đầu chơi: - Người quản trò sẽ nói lên 1 con số nào đó từ 1 đến 20 - Sau khi người quản trò đếm 1,2,3! các thành viên của nhóm phải ĐỒNG LỌAT giơ lên các que trên tay sao cho tổng số que cả nhóm cộng lại đúng bằng số ấy
  18. - Chính xác: 5 điểm, thiếu hay thừa thì mỗi số sẽ “được” trừ đi 1 điểm Đúng rồi!!!! Đã nói rồi mà còn đưa sai!! Chắc tối về không cho ăn cơm quá - Sau 1 lọat số, nhóm nào điểm cao nhất sẽ thắng
  19. d. Mẹo: Nhóm nên hội ý với nhau về cách thức đưa que. Ví dụ: khi số chẵn chia hết cho 4 thì mỗi người sẽ giơ số que đều nhau (VD: Số 16 => Mỗi bạn giơ 4 que) và 1 số luật khác thì mới dễ dàng đưa đúng Nếu không ra lụât thì rất khó hiểu ý nhau khi đưa que lên e. Ý nghĩa và bài học rút ra: - Trong nhóm luôn cần phải có những quy luật “ngầm” hay gọi là văn hóa nhóm rõ ràng: từ việc đưa ra quyết định hay phân chia công việc, đánh giá… thì mọi họat động mới có thể thành nề nếp, quy củ. - Nhắc lại tầm quan trọng của Communication: Nhanh, dễ hiểu và chính xác. 5. Qua cầu ôm ván
  20. Trò này được các bạn “úynh giá” là game vui và sôi động nhất của ngày hôm ấy. a. Dụng cụ: 2 ghế dài không có tay vịn hay đồ tựa lưng b. Chuẩn bị: - Ghế đặt thẳng hàng, cách nhau 1 ô gạch (tùy bạn canh, sao cho không quá xa không quá gần là ok) - Chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm đứng lên 1 ghế c. Bắt đầu chơi: - Mỗi bạn phải nhớ thứ tự đứng của mình, ví dụ như đứng thứ 3 tính từ khỏang cách của 2 chiếc ghế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2